ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
6.5.4. Trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, viên chức có bản chất là trách nhiệm dân sự tức là trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại, song nó cũng xuất phát từ đặc tính nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thể hiện ở mức bồi thường, trình tự, thủ tục xét bồi thường.
Cán bộ, công chức, viên chức làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc xem xét quyết định bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, tính chất hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế và cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân của cán bộ, công chức gây thiệt hại.
Trường hợp gây thiệt hại dưới 5 triệu đồng về nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng cách trừ dần vào lương; nếu do vô ý thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng lương và được trừ dần vào lương nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập tiền lương và phụ cấp (nếu có). Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thành lập hội đồng để xem xét giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các cách hình thành đội ngũ cán bộ, công chức? Theo các em trong các cách này, cách nào hiện nay phổ biên nhất?
Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà
2. Phân biệt điều động và biệt phái cán bộ, công chức? Hiện nay các cơ quan sử dụng, quản lý cán bộ công chức sử dụng biệt phái để thực hiện chủ trương nào của Đảng và nhà nước ta?
3. Trình bày các hình thức trách nhiệm của cán bộ, công chức?
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1.Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức.
2.Hãy cho ý kiến về việc hoạt động tác nghiệp của nhà báo là hoạt động công vụ?
Chương 7.