Căn cứ vào tính chất pháp lý:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 26)

QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

4.1.2.1. Căn cứ vào tính chất pháp lý:

Căn cứ vào tính chất pháp lý thì quyết định hành chính được chia làm 3 loại:

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

+ Quyết định chủ đạo là loại quyết định được các chủ thể quản lý hành chính ban hành nhằm mục đích đưa ra các chủ trương, giải pháp lớn mang tính định hướng đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định. Vì vậy, thẩm quyền ra các quyết định chủ đạo này thường thuộc về những chủ thể có vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính. Nó là cơ sở cho việc ban hành ra các quyết định quy phạm cũng như các quyết định cá biệt. Về hình thức thì những quyết định thuộc loại này thường là các nghị quyết. Ví dụ: Nghị quyết 30c/2011/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020.

+ Quyết định quy phạm: Ban hành quyết định quy phạm là hoạt động mang tính đặc trương của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp, bới lẽ một trong những biểu hiện của quyền hành pháp đó là hoạt động lập quy. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể trong hệ thống hành chính nhà nước sẽ ban hành những quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực, vì vậy quyết định quy phạm có ý nghĩa và vai trò rất đặc biệt trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, văn bản hành chính nói riêng. Với nội dung là những quy tắc xử sự, xác định các quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lý, trong đó các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Quyết định quy phạm được nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành với những hình thức, nội dung và mục đích khác nhau.

Theo quy định của pháp luật thì Chính phủ ra các quyết định quy phạm dưới hình thức là những nghị định; Thủ tướng Chính phủ ra quyết định quy phạm với hình thức là những quyết định, chỉ thị; Bộ trưởng ra quyết định, chỉ thị; UBND các cấp ra quyết định, chỉ thị…

+ Quyết định cá biệt: Trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định các biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vây, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định này mà pháp luật

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

được thi hành. Quyết định cá biệt là loại quyết định để áp dụng pháp luật, nhằm giải quyết một công việc cụ thể đối với một đối tượng nhất định.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w