ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
6.2. CÁCH THỨC HÌNH THÀNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC
BỘ, CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC
6.2.1.Cách thức hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam được hình thành thông qua các hình thức lựa chọn nhất định như: bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm tuỳ theo vị trí công tác, tính chất công việc mà cán bộ, công chức đảm nhiệm.
Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
6.2.1.1. Bầu cử
Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà
Bầu cử là hình thức tuyển chọn một số cán bộ, công chức có vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Những cán bộ, công chức được tuyển chọn bằng hình thức bầu cử thường có vị trí lãnh đạo, hoạt động của họ vừa mang tính chính trị vừa mang tính công vụ.
6.2.1.2.Tuyển dụng
Theo quy định tại Điều 37, việc tuyển dụng công chức thông qua thi tuyển hoặc trong trường hợp người đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Theo quy định tại Điều 35- Luật cán bộ, công chức thì việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế
Theo Điều 21 Luật Viên chức năm 2010 thì nguyên tắc tuyển dụng viên chức được quy định như sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật. - Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
* Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức (Điều 36 – Luật cán bộ, công chức):
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; - Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; - Có phẩm chất chính trị; đạo đức tốt;
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
- Các yêu cầu khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
* Điều kiện đăng ký dự tuyển đối với viên chức: (Điều 22 Luật Viên chức)
Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
- Có đơn đăng ký dự tuyển; - Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
6.2.1.3.Bổ nhiệm
Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật như: Quyết định xếp ngạch công chức chính thức cho người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự; công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch và công chức chuyển sang ngạch tương đương.
6.2.2.Sử dụng cán bộ, công chức, viên chức
Sử dụng cán bộ, công chức được hiểu là sử dụng lực lượng lao động sau khi đã được bầu, tuyển dụng, bổ nhiệm. Trong việc sử dụng cán bộ, công chức cần kết hợp hai yếu tố, đó là các tiêu chuẩn do nhà nước quy định và phẩm chất, năng lực, sở trường của cán bộ, công chức. Ngoài ra sử dụng cán bộ, công chức cũng cần đảm bảo cân đối giữa các vị trí trong một cơ quan, giữa đội ngũ công chức và đội ngũ cán bộ Đảng, đoàn thể.
Sử dụng cán bộ, công chức cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa sự đóng góp sức lực của công chức và chế độ vật chất mà họ được hưởng. Sử dụng cán bộ, công chức bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
6.2.2.1.Nâng ngạch, chuyển ngạch
Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà
Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển
Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu về công chức đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch dự thi thì công chức của cơ quan, tổ chức của đơn vị đó được đang ký dự thi.
Công chức đăng ký dự thi nâng ngạch phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi
Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì được chuyển ngạch cho phù hợp.
Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.