Nghĩa của thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 34)

QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

4.2.1.3. nghĩa của thủ tục hành chính

- Thủ tục hành chính nhằm để đảm bảo cho các chủ thể thực hiện được các quy định của quy phạm vật chất.

- Thủ tục hành chính góp phần vào việc hoàn thiện các thể chế hành chính. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang tiếp tục công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia và xây dựng nhà nước pháp quyền thì thủ tục hành chính lại càng có vai trò quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đang đề ra nhiều biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính để thủ tục hành chính không cản đường mà trái lại sẽ góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Thủ tục hành chính tạo ra các mối quan hệ giữa các chủ thể pháp luật hành chính, đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, công dân. Nhìn một cách tổng quát, thủ tục hành chính có ý nghĩa như một chiếc cầu nối quan trọng giưaqx cơ quan nhà nước với dân và các tổ chức khác. Chiếc cầu này có thể tạo ra khả năng làm bền chặt các mối quan hệ, làm cho Nhà nước ta thực sự của dân, do dân và vì dân. Nếu thủ tục hành chính được xây dựng thiếu tính khoa học, áp dụng tùy tiện vào đời sống thì thủ tục hành chính sẽ làm xa cách dân với Nhà nước.

4.2.2.Các loại thủ tục hành chính

4.2.2.1.Thủ tục hành chính nội bộ

- Giải quyết các công việc giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới.

- Để giải quyết công việc giữa cơ quan trung ương với cơ quan ở địa phương. Ngoài ra thủ tục hành chính nội bộ còn được thể hiện ở các thủ tục như thủ tục ra quyết định,. thủ tục khen thương, kỷ luật...

4.2.2.2.Thủ tục hành chính liên hệ

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

Để thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước các chủ thể quản lý thực hiện quyền lực nhàn nước dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó có những hoạt động áp dụng. Hoạt động áp dụng liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật hành chính. Do vậy thủ tục liên hệ là những thủ tục rất đa dạng nhằm vào nhiều mục đích khác nhau như:

- Thủ tục giải quyết các yêu cầu hợp pháp của các chủ thể.

- Thủ tục tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.

- Thủ tục nhằm vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật khiếu nại tố cáo.

4.2.2.3.Thủ tục văn thư

Thủ tục văn thư là những thủ tục để thực hiện các hoạt động như nhận tin, xử lý tin, lưu trữ...hoặc các hoạt động có liên quan đến việc ra các quyết định hành chính...

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w