Những việc viên chức không được làm (Điều 19 Luật Viên chức)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 65)

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

6.3.3.4. Những việc viên chức không được làm (Điều 19 Luật Viên chức)

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6.4.KHEN THƯỞNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Khen thưởng là một trong những hình thức ghi nhận công lao, những đóng góp, cống hiến của cán bộ, công chức. Khen thưởng cũng là biện pháp quản lý nhằm khích lệ, động viên tinh thần cán bộ, công chức.

Các hình thức khen thưởng: - Giấy khen;

- Bằng khen;

- Danh hiệu vinh dự nhà nước; - Huy chương;

- Huân chương.

Cán bộ, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

Tuỳ theo tính chất nghề nghiệp mà nhà nước còn quy định những hình thức khen thưởng riêng như huy chương “vì an ninh tổ quốc” đối với ngành công an nhân dân, danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân đối với ngành giáo dục, huy chương “bảo vệ pháp chế” đối với ngành kiểm sát...

Đối với viên chức:

- Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ.

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

6.5.TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Cán bộ, công chức, viên chức nếu vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định.

6.5.1.Trách nhiệm hình sự

Cơ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, công chức, viên chức là hành vi tội phạm quy định trong luật hình sự.

Cán bộ, công chức, viên chức là chủ thể đặc thù của nhóm tội chức vụ như tội tham ô, tội nhận hối lộ, tội cố ý làm trái...trong đó yêu tố “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phạm các tội khác không liên quan đến chức vụ, công vụ thì cán bộ, công chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như mọi công dân khác.

6.5.2.Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính của cán bộ, công chức, viên chức phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính.

Cũng như trách nhiệm hình sự, những vi phạm hành chính có yếu tố lợi dung chức vụ, quyền hạn được coi là những vi phạm hành chính đặc thù của cán bộ, công chức, viên chức và được xem là “tình tiết tăng nặng” khi xử lý vi phạm hành chính.

6.5.3.Trách nhiệm kỷ luật

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu trách nhiệm kỷ luật

Đối với cán bộ thì có các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ), bãi nhiệm.

Đối với công chức thì có các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Việc giáng chức và cách chức đối với công chức được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

- Khiển trách; - Cảnh cáo; - Cách chức; - Buộc thôi việc.

Việc cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w