ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
5.2.3. Ủy ban nhân dân các cấp
5.2.3.1.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
* Vị trí pháp lý:
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh. UBND tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh.
* Về cơ cấu tổ chức:
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do HĐND tỉnh bầu gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên. Trừ Chủ tịch, các thành viên của UBND tỉnh không nhất thiết là đại biểu HĐND tỉnh.Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Kết quả bầu các thành viên của UBND tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Số lượng thành viên của UBND tỉnh từ 9 đến 11 thành viên; riêng TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh số lượng thành viên không quá 13 người.
Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổ chức phù hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên (Bộ, cơ quan ngang bộ).
* Chức năng của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung nên thẩm quyền của UBND tỉnh được xác lập trên cơ sở quyền hạn của tập thể UBND tỉnh và quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
- Ban hành quyết định, chỉ thị để chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương và Nghị quyết của HĐND tỉnh;
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật;
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật; - Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
- Sắp xếp, quản lý về tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; - Báo cáo công tác trước Chính phủ;
- Tuân thủ triệt để văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; - Chịu sự kiểm tra, giánm sát của Chính phủ.