3.Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 35)

QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

4.2. 3.Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những biện pháp để cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay.

Thực trạng của thủ tục hành chính cho thấy đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển của nền hành chính. Đặc biệt nó đã làm hạn chế việc thực hiện các quyền của các nhân, tổ chức, tạo ra nền hành chính quan liêu, trì trệ, tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức. Nhiều thủ tục không hợp lý bị lợi dụng để, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Đặc biệt, thủ tục hành chính đang là trở ngại lớn cho các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi lẽ:

- Thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo.

- Thủ tục hành chính đặt ra không dựa vào quy luật khách quan, nhiều khi dựa vào yếu tố chủ quan.

- Các thủ tục hành chính không đồng bộ, không thống nhất do đó dẫn đến việc thực hiện pháp luật không nghiêm.

- Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực quy định thiếu chặt chẽ, tạo điều kiện cho các chủ thể dễ dàng vi phạm pháp luật.

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

Thể chế hóa đường lối cải cách của Đảng, Nhà nước ta đã ban hảnh nhiều văn bản quy định trực tiếp về nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính như: Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, Quyết định số 136/2001/QĐ- TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020.

*Kết quả cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2001- 2010:

Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính là một trong những lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, trọng tâm là thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Kết quả đã có 5.421 thủ tục hành chính được rà soát, trong đó có 480 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ; 4.146 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung; 192 thủ tục hành chính được kiến nghị thay thế, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 88%.

Kết quả sau 10 năm triển khai cải cách thủ tục hành chính đã thu được một số kết quả tích cực: Thủ tục hành chính về đăng ký kết hôn, khai sinh, hộ khẩu, lãnh sự, đăng ký doanh nghiệp đã đơn giản hóa và được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao. Thủ tục hành chính về thuế, hải quan, xuất nhập khẩu cũng được cải cách theo hướng đơn giản, tự in hóa đơn thuế và áp dụng tờ khai hải quan điện tử, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm…tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Trật tự, kỷ cương mới trong quản lý thu phí và lệ phí đã được xác lập, công khai, minh bạch nguyên tắc thu, mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng đối với các loại phí, lệ phí; đã bãi bỏ được 340 loại phí, lệ phí không còn phù hợp.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm và tích cực chỉ đạo thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã có 88,3% cơ quan cấp tỉnh, 98,5% cấp huyện, 96,7% cấp xã triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

thông. Bộ phận một cửa đã công khai, niêm yết danh mục thủ tục hành chính, hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng. Ở nhiều tỉnh, thành phố, bộ phận một cửa, một cửa liên thông cấp huyện đã được hiện đại hóa với việc ứng dụng công nghệ thông tin nên công việc của người dân được giải quyết nhanh chóng, minh bạch, người dân, cán bộ có thể kiểm tra được quá trình giải quyết thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thuận tiện, đơn giản qua hệ thống máy tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước; đã hình thành kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Mặt khác, cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã điều chỉnh mối quan hệ giữa người dân và công chức, tạo cơ chế giám sát, quản lý của người dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền, giảm bớt phiền hà, tiêu cực, thể hiện rõ bản chất và mục tiêu của công tác cải cách thủ tục hành chính.

*Phương hướng cải cách thủ tục hành chính từ năm 2011 – 2020:

- Rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

- Các bộ, ngành trung ương và địa phương tích cực triển khai giai đoạn 3 của Đề án 30 theo các Nghị quyết của Chính phủ, thực hiện sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các thủ tục không còn phù hợp;

- Trong giai đoạn 2011- 2015, thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững. Một số lĩnh vực cần tập trung đơn giản hóa là: Thủ tục về đầu tư, thủ tục về đất đai, thủ tục về xây dựng, thủ tục về giấy phép xây dựng nhà ở, thủ tục về thuế, hải quan, thủ tục hành chính trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo hiểm và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng năm;

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Công khai minh bạch tất cả thủ tục hành chính bằng mọi hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính các cấp…

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm và đặc điểm của quyết định quản lý hnàh chính nhà nước? 2. Trình bày trình tự hình thành quyết định?

3. Vì sao phải cải cách thủ tục hành chính? Nêu các biện pháp để cải cách thủ tục hành chính?

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w