QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 74)

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘ

7.3. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘ

7.3.1.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước

Giữa tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước có mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. Các tổ chức xã hội khác nhau thì có các quyền và nghĩa vụ khác nhau trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đường lối lãnh đạo của Đảng được thể chế hoá thành pháp luật. Các tổ chức xã hội khác như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoà TNCS Hồ Chí Minh cũng có quyền giới thiệu thành viên của mình ra ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước; những cán bộ chủ chốt của tổ chức xã hội có thể được nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ trong cơ quan nhà nước.

Đặc biệt đối với tổ chức Công đoàn, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động. Công đoàn được quyền phối hợp với cơ quan nhà nước để quản lý bảo hiểm xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được Nhà nước giao quyền quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan nhà nước liên quan nghiên cứu và kiến nghị với Nhà nước chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động.

7.3.2.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật

Điều 87 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội”.

Điều 5 Luật Công đoàn quy định: “Công đoàn tham gia với nhà nước xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động và các chính

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động”.

7.3.3.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật

Tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và công dân. Thông qua hoạt động này, tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với các thành viên trong tổ chức mình và đối với nhân dân lao động nói chung thông qua việc phát động các phong trào quần chúng, những buổi sinh hoạt tập thể, trao đổi về khoa học kỹ thuật, đường lối chính sách của Đảng...

Tổ chức Công đoàn có quyền kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo hộ lao động, trong việc xử lý cán bộ, công chức, trong việc phân phối quỹ phúc lợi...

Tổ hoà giải ở khu phố, thôn xóm, các cụm dân cư có trách nhiệm hoà giải các mâu thuẩn nhỏ trong nội bộ cộng đồng dân cư, giúp nhân dân xây dựng nếp sống văn hoá, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật...

Tổ chức thanh tra nhân dân thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phòng chống vi phạm pháp luật.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khái niệm và đặc điểm của Tổ chức xã hội?

2. Phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay?

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w