Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấ
Trang 1A MỞ ĐẦU.
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng được nhà nước sử dụng để phân phối thu nhập quốc dân Chức năng phân phối của ngân sách nhà nước được thể hiện trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính để hình thành nên các khoản thu và chi của ngân sách Ngân sách nhà nước được sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ mô nền kinh tế cũng nhu điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu và chi ngân sách nhà nước Thu để định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh; chi để nâng cao chất lượng ý tế, giáo dục, nâng cao đời sống nhân dân Về nội dung, các khoản thu và chi này có quan hệ hữu cơ với nhau và dựa trên nguyên tắc hai bộ phận này phải được cân đối Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp thì việc cân đối giữa thu và chi làm sao để tránh được tình trạng thất thoát, thâm hụt ngân sách luôn là vấn đề được đặt ra
B NỘI DUNG.
I Khái quát về ngân sách nhà nước và nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước.
1 Khái niệm ngân sách nhà nước.
Khái niệm ngân sách nhà nước được hiểu theo hai phương diện:
Phương diện kinh tế: Xét từ góc độ này, ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan
có thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là một năm
Định nghĩa này có hai yếu tố:
Một là, ngân sách nhà nước là bản dự toán thu và chi tiền tệ của quốc gia
Do đó phải được quốc hội, với tư cách là người đại diện cho toàn thể nhân dân trong quốc gia đó quyết định trước khi chính phủ đem ra thi hành trên thực tế
Trang 2Hai là, ngân sách nhà nước chỉ có giá trị thực hiện trong thời hạn một năm, tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 hàng năm Khoảng thời gian này được pháp luật quy định nhằm giới hạn rõ thời gian thực hiện bản dự toán ngân sách nhà nước và được gọi là “năm ngân sách” hay “tài khóa”, thực chất là niên độ ngân sách
Phương diện pháp lý: Trong pháp luật thực định Việt Nam, khái niệm ngân sách nhà nước được đề cập tại Điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm
2002, theo đó “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Trong khoa học pháp lý, quan niệm về ngân sách nhà nước có phần khác biệt đáng kể so với định nghĩa ngân sách nhà nước về phương diện kinh tế Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ nếu các nhà kinh tế quan niệm ngân sách nhà nước
là một kế hoạch tài chính khổng lồ của quốc gia thì các nhà luật học lại quan niệm ngân sách nhà nước là một đạo luật đặc biệt Tính chất đặc biệt của đạo luật này được thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, ngân sách nhà nước là đạo luật được cơ quan lập pháp làm ra theo một trình tự riêng, không hoàn toàn giống với trình tự lập pháp thông thường
Thứ hai, hiệu lực về thời gian của đạo luật ngân sách bao giờ cũng được xác định rõ là một năm, trong khi hiệu lực của các đạo luật thông thường là vô thời hạn Thuộc tính này khiến cho ngân sách nhà nước được gọi là “đạo luật ngân sách thường niên” để phân biệt với một đạo luật khác về ngân sách, đó là Luật ngân sách nhà nước năm 2002
2 Khái niệm cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia trong đó dự trù các khoản thu và chi được thực hiện trong một năm Trên thực tế, quá trình thu, chi ngân sách nhà nước luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nó bị ảnh hưởng bởi sự vận động của nền kinh tế quốc gia, có khi những
Trang 3khoản thu dự kiến không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong năm đó hoặc có khi mức thu lại vượt xa những khoản chi Do vậy, các khoản chi tiêu và thu ngân sách nhà nước phải được tính toán chính xác và phù hợp với thực tế để đảm bảo cho ngân sách nhà nước trong trạng thái cân bằng, ổn định Thu và chi ngân sách
là hai vấn đề quan trọng để đảm bảo cho ngân sách nhà nước được cân đối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tương quan giữa tài chính và kinh tế, vì kinh tế có phát triển thì Nhà nước mới huy động được nguồn thu vào ngân sách nhà nước còn kinh tế không ổn định, kém phát triển thì nguồn thu vào ngân sách nhà nước giảm và còn phải chi nhiều để hổ trợ Điều đó dễ dẫn đến ngân sách nhà nước bị mất cân đối Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Xét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một năm ngân sách, nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước
Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về phân bố và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao Cân đối ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần
là sự cân bằng về số lượng biểu hiện qua các con số giữa tổng thu và tổng chi mà
nó còn biểu hiện qua các khía cạnh khác nhau
II Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước.
1 Nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước.
Nội dung nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật ngân sách nhà nước 2002:
“1 Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày
Trang 4càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.
2 Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước
và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
3 Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn Mức dư nợ
từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
4 Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức và đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách trong phạm vi được giao; nghiêm cấm các trường hợp vay, cho vay và sử dụng ngân sách nhà nước trái với quy định của pháp luật.”
Như vậy nội dung của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước chính là tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách Nội dung này của nguyên tắc cân đối đã phân định ranh giới giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, thể hiện sự thận trọng trong chính sách tài khóa của Việt Nam Theo đó, các khoản thu thường xuyên được sử dụng
để trang trải chi thường xuyên và một phần thu thường xuyên cùng với thu bù đắp được sử dụng để chi đầu tư phát triển, trong đó chi đầu tư phát triển được chú trọng hơn vì nó có thể làm tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân sách nhà
Trang 5nước nhưng phải đảm bảo được sự cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, bởi lẽ giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong chi tiêu công của Nhà nước Chi đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, nó tạo ra những điều kiện cở sở vật chất
kỹ thuật cần thiết cho nền kinh tế, cũng từ đó kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác và đảm bảo các vấn đề xã hội của đất nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Vì vậy, chi đầu tư phát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và nước ngoài Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề bội chi ngân sách là không thể tránh khỏi đối với một quốc gia nhưng chưa hẳn bội chi ngân sách nhà nước là biểu hiện của sự yếu kém của nền kinh tế mà nó còn là một trong các cách thức tạo ra sự cân đối của hoạt động ngân sách nhà nước trong dài hạn, đảm bảo cho nền kinh tế- xã hội phát triển và ổn định Nguyên tắc vay bù đắp bội chi nên dành cho mục đích phát triển và đảm bảo bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn là rất cần thiết để đảm bảo ngân sách nhà nước được cân đối, tận dụng được nguồn vốn vay một cách có hiệu quả Chi cho tiêu dùng là hoạt động chi không mang tính chất thu hồi vốn và không tạo ra thặng dư, do đó nguồn vay bù đắp bội chi chỉ được để dành cho mục đích phát triển Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán thì được phép huy động vốn không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh
Trang 6Nguyên tắc cân đối này đã tạo cho chính quyền địa phương có được nhiều
ưu thế hơn trong việc quyết định ngân sách cấp mình Vấn đề cho phép cấp tỉnh vay nợ là cần thiết, giúp cho chính quyền địa phương có thể chủ động hơn trong việc tạo ra những điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển kinh tế và đảm bảo các vấn đề xã hội của địa phương mình Tuy nhiên, khoản vay nợ này lại được tính vào thu trong cân đối ngân sách địa phương, do vậy nhìn một cách tổng thể thì ngân sách địa phương tôn trọng nguyên tắc phải cân bằng thu, chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 song thực chất ngân sách địa phương có bội chi và khoản bội chi này lại không tính vào trong bội chi ngân sách nhà nước Điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trong cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam Ngoài ra, việc quy định tỷ lệ tối đa chung cho mọi địa phương là 30%( trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) là chưa hợp lý vì mỗi địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau nên nhu cầu vay nợ, khả năng quản lý nợ và hoàn trả nợ là khác nhau
Đối với một nền kinh tế, do nguồn lực tài chính là có giới hạn, cho nên sau khi đã thiết lập kỷ luật tài chính tổng thể, vấn đề quan trọng là khi cân đối ngân sách nhà nước là phải phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả Muốn vậy, khi lập kế hoạch ngân sách chính phủ cần phải đánh đổi và lựa chọn giữa các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội
Trên góc độ hệ thống ngân sách nhà nước, phạm vi cân đối ngân sách nhà nước bao gồm cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương đóng vai trò rất quan trọng Bởi lẽ trong hệ thống, ngân sách trung ương thường tập trung đại bộ phận những nguồn thu lớn, qua đó đảm nhận những khoản chi gắn liền với việc thực hiện các dự án có tầm chiến lược của quốc gia Thông qua đó, ngân sách trung ương không những định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà còn định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Ngân sách trung ương đảm trách vai trò điều phối nguồn lực tài chính giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước Còn cân đối ngân sách địa phương phải gắn liền với việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý kinh tế xã hội của các cấp chính
Trang 7quyền địa phương Với vai trò thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, cân đối ngân sách địa phương sẽ tạo ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi vùng và trên cả nước Như vậy cân đối ngân sách trung ương
và cân đối ngân sách địa phương có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thu, chi ngân sách nhà nước Cả hệ thống ngân sách nhà nước được cân đối tốt vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của một nền kinh tế - xã hội ổn định Một cấp ngân sách được điều hành tốt không chỉ liên quan đến việc ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi của cấp chính quyền địa phương tương ứng quản
lý, mà còn có thể góp phần vào việc điều hành ngân sách cấp khác, địa phương khác thuận lợi hơn và ngược lại Do vậy phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng trong cân đối ngân sách nhà nước
Khi cân đối ngân sách nhà nước cần phải có cơ chế điều hòa, chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách một cách hợp lý, điều hòa nguồn thu giữa chính quyền nhà nước trung ương và chính quyền nhà nước địa phương để mỗi cấp đều có thể thực hiện nhiệm vụ được giao Bên cạnh đó cũng cần điều hòa nguồn lực tài chính giữa các vùng, các địa phương để đảm bảo tính công bằng
2 Đặc điểm của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước.
- Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước theo Luật Ngân
sách phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các khoản thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Việc cân đối trong hoạt động ngân sách không phải chỉ là thu, chi cân đối hoặc chỉ là cân đối về mặt lượng mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước, đồng thời các chỉ tiêu kinh tế- xã hội này cũng quyết định sự hình thành về thu, chi ngân sách nhà nước Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước với những đặc thù của nó được nhà nước xây dựng trong luật nhằm làm ổn định chính sách tài chính tiền tệ của đất nước, bởi lẽ nó có tác động làm thay đổi hoặc điều chỉnh một cách hợp lý các chỉ tiêu kinh tế- xã hội
- Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước tham gia điều chỉnh sự cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và các khoản chi, tham gia cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ
Trang 8thống ngân sách nhà nước, đồng thời nguyên tắc này còn có đặc điểm kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước với đòi hỏi của nó là nếu có bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển tiến tới cân bằng thu, chi trong ngân sách
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô và trong từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể thì cân đối ngân sách nhà nước không chỉ bao gồm cân đối giữa tổng thu và tổng chi, cân đối giữa các khoản thu và khoản chi ngân sách nhà nước mà còn phải đảm bảo cân đối về phân bổ chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách, đồng thời phải kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước Trong đó, bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng cần được quan tâm đặc biệt Bởi vì, nó biểu hiện cho sự thiếu hụt nguồn lực so với nhu cầu, có tác động đa chiều đối với nền kinh tế và chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại Chẳng hạn, chính sách chủ động bội chi trong phạm vi kiểm soát được có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn suy thoải Song, bội chi kéo dài
sẽ làm cho nợ công gia tăng, kết quả là tạo sức ép đối với chính sách quản lý nợ
và chèn ép đầu tư đối với khu vực tư, áp lực gia tăng lạm phát
- Mang tính định lượng và tiên liệu: Trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lí cần phải tính toán cụ thể về mặt định lượng các con số thu, chi của ngân sách nhà nước; cân đối ngân sách nhà nước là cân đối mang tính kế hoạch, có tính chỉ đạo và tiên liệu về kinh tế vĩ mô, phản ánh quan hệ cân đối phân bổ nguồn lực
- Nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn là sự bình
ổn nguồn ngân sách, làm cho số bội chi ngân sách nhà nước được cân bằng so với các nguồn thu để hoàn thiện các nhiệm vụ chi đó Điều này có nghĩa là, đặc điểm nổi bật của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước (nguyên tắc ngân sách thăng bằng) chính là sự định hướng được cho ngân sách nhà nước nếu có bội chi thì sẽ có cách giải quyết, bình ổn tối ưu, được thể hiện
rõ trong khoản 2 Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước: “Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ
Trang 9được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn”.
3 Tác đ ng c a nguyên t c cân đ i đ i v i ho t đ ng ngân sách nhà ộng của nguyên tắc cân đối đối với hoạt động ngân sách nhà ủa nguyên tắc cân đối đối với hoạt động ngân sách nhà ắc cân đối đối với hoạt động ngân sách nhà ối đối với hoạt động ngân sách nhà ối đối với hoạt động ngân sách nhà ới hoạt động ngân sách nhà ạt động ngân sách nhà ộng của nguyên tắc cân đối đối với hoạt động ngân sách nhà
n ưới hoạt động ngân sách nhà c
Trước hết, nguyên tắc cân đối trong hoạt động NSNN có tác động làm cho
hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước của các cơ quan nhà nước được ổn định
Sự tác động này thể hiện: để thực hiện nhiệm vụ thu và chi ngân sách thì các cơ quan có thẩm quyền buộc phải áp dụng sự cân đối được pháp luật quy định nhằm đảm bảo cho kế hoạch của cơ quan nhà nước cấp trên được thực hiện triệt để, do
có những ưu điểm nhất định và được thực tiễn kiểm định thông qua quá trình sử dụng lâu dài nguyên tắc cân đối khi các cơ quan khác nhau trong những giai đoạn khác nhau đã sử dụng nó cho hoạt động cụ thể của mình và dành những thắng lợi nhất định Do vậy, nguyên tắc này vẫn có tác dụng làm ổn định hoạt động thu, chi ngân sách đến giai đoạn hiện nay nên vẫn được sử dụng
Hai là, nguyên tắc cân đối cũng có tác động làm cho hoạt động thu, chi
NSNN không những ổn định mà còn phát triển bền vững Điều này có nghĩa là, khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động thu và chi NSNN
mà áp dụng đúng nguyên tắc này cho hoạt động của mình thì khả năng thu và nhiêm vụ chi ngân sách được tiến hành suôn sẻ không những đã đáp ứng yêu cầu đặt ra mà còn có khả năng vượt yêu cầu đặt ra, có nghĩa là khả năng thu và nhiệm vụ chi được tiến hành suôn sẻ không những chỉ trong một năm ngân sách nhất định mà còn có khả năng được tiến hành suôn sẻ ở những năm ngân sách tiếp theo đó nhờ áp dụng đúng nguyên tắc cân đối này
Ba là, nguyên tắc cân đối không chỉ có tác động tích cực tới hoạt động
NSNN mà nó còn có tác động tiêu cực đến hoạt động này, đó là nó có khả năng kiềm chế, làm chậm đi quá trình thu, chi NSNN của Việt Nam khi các cơ quan
có thẩm quyền tiến hành hoạt động thu, chi ngân sách mà không có sự áp dụng hoặc áp dụng sai bản chất của nguyên tắc này thì khi đó hoạt động NSNN sẽ không những bị chậm đi mà còn có khả năng mất ổn định, ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã có định hướng cụ thể của cơ
Trang 10quan nhà nước có thẩm quyền phân bổ ngân sách nhà nước từ các nguồn thu đó Hậu quả cuối cùng tất yếu xảy ra khi áp dụng sai nguyên tắc cân đối sẽ là sự mất định hướng cho việc phân bổ NSNN, các cơ quan có thẩm quyền sẽ không định
ra được kế hoạch sẽ sử dụng nguồn thu này cho những nhiệm vụ chi cụ thể nào Đây là sự tác động bất lợi cho sự giàu mạnh của một quốc gia khi nguyên tắc cân đối trong hoạt động NSNN không được quan tâm chú trọng
III Thực tiễn áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách ở Việt Nam.
Kể từ khi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 có hiệu lực thi hành thì hoạt động ngân sách nhà nước (hoạt động thu, chi ngân sách) đã có những chuyển biến theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, đặc biệt là việc áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động NSNN theo quy định của luật vào hoạt động thu, chi ngân sách bên cạnh việc đạt được những thành tựu cụ thể cũng không ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh Cụ thể:
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu, chi
ngân sách nhà nước trong hoạt động của mình đã triệt để áp dụng nguyên tắc cân đối theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để tạo ra sự cân bằng, ổn định cho NSNN nhằm phục vụ tốt nhất cho những nhiệm vụ quan trọng của đất nước
Thứ hai, để cho việc thu, chi ngân sách được cân đối cũng như bắt buộc
các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách để tập trung nguồn thu về NSNN tuân thủ triệt để nguyên tắc cân đối trong hoạt động NSNN thì từ khâu dự toán- khâu đầu tiên trước khi bắt tay trực tiếp vào hoạt động thu, chi cụ thể thì các cơ quan có thẩm quyền trong việc dự toán NSNN cũng đã tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này để đảm bảo cho nguồn ngân sách thực sự cân đối, ổn định tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt những nhiệm
vụ cụ thể về các lĩnh vực khác nhau của đất nước phải sử dụng đến ngân sách nhà nước
Thứ ba, mặc dù việc áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động NSNN
đã được tuân thủ triệt để trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu, chi và phân bổ ngân sách nhưng việc áp dụng nguyên