1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập học kì môn Luật Hành Chính Việt Nam

12 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

Xử phạt vi phạm hành chính: là hoạt động của các chủ thể thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các b

Trang 1

MỤC LỤC

B Giải quyết vấn đề……… 1

I) Các khái niệm liên quan……… 1

II) Thẩm quyên xử phạt vi phạm hành chính và tính hợp lí của thẩm

quyền xử phạt vi phạm hành

chính………

2

1) Thẩm quyền xử lí vi phạt vi phạm hành chính………… 2

2) Đánh giá tính hợp lý của thẩm quyền xử phạt vi phạm hành

chính………

3

III) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và tính hợp lí của thủ tục

xử phạt vi phạm hành chính………

5

1) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính……… 5

1.1) Thủ tục đơn giản……… 6

1.2) Thủ tục lập biên bản……… 6

2) Đánh giá tính hợp lí của thủ tục xử phạt vi phạm hành

chính………

IV) Hướng hoàn thiện……… 9

7

C) Kết thúc vấn đề……… 10

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn tội phạm nhưng vi phạm hành chính

Trang 2

là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, tập thể, cá nhân

và cộng đồng Chính vì vậy khi cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì Nhà nước buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định cụ thể là áp dụng các biện pháp xử lí vi phạm hành chính nhằm mục đích khôi phục trật tự pháp luật

bị xâm hại Để áp dụng các biện pháp đó một cách nhanh chóng, kịp thời có tính giáo dục pháp luật đã quy định thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính Trong bài tập học kỳ lần này em đã chọn đề tài " Đánh giá về tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính"

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I) Khái niệm.

Vi phạm hành chính: là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc

vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính

Như vậy, khi đã vi phạm hành chính thì phải chịu trách nhiệm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử phạt vi phạm hành chính Vậy xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Xử phạt vi phạm hành chính: là hoạt động của các chủ thể thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác ( trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính Như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền và tuân theo thủ tục nhất định Tuy nhiên hiện nay trong văn bản quy phạm pháp luật hành chính chưa có một văn bản định nghĩa thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là gì? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là gì? Mà chỉ liệt kê những chủ thể nào có thẩm quyền xử phạt và có những thủ tục xử phạt nào

Để đánh giá tính hợp lí của thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính chúng

ta cần đề cập đến xem vấn đề đó có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội không? Phù hợp với tình hình quản lí hành chính nhà nước hiện nay không? Và đặc biệt

là có khả năng áp dụng vào thực tế hay không là vấn đề rất quan trọng

II) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tính hợp lí của thẩm quyền xử phạt

vi phạm hành chính.

1) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Trang 3

Theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002( Đã được sử đổi, bổ sung năm 2007,2008) thì thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính được quy định tại các Điều từ 28 đến 40 trong Pháp lệnh bao gồm các chức danh có thẩm quyền xử phạt

Thứ nhất: các chức danh có thẩm quyền chung, theo quy định của Pháp lệnh xử

lí vi phạm hành chính thì các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong các lĩnh vực quản lí Nhà nước ở địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân nhân( UBND) có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính xảy ra trên mọi lĩnh vực trong phạm

vi một địa phương mình quản lí, Pháp lệnh cũng quy định mức xử phạt ở mỗi cấp là khác nhau

VD: Đối với phạt tiền, theo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung 2008 thì Chủ tịch UBND cấp xã

có thẩm quyền phạt tiền đến 2.000.000 đồng, Chủ tịch UBND cấp huyện là 30.000.000 đồng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh phạt tối đa là 500.000.000 đồng

Thứ hai: các chức danh có thẩm quyền chuyên môn các hành vi vi phạm xảy ra

trên các lĩnh vực của các cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành thì sẽ do các chức danh có thẩm quyền của từng cơ quan đó xử lí

Thẩm quyền trong xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan, bao gồm các chức danh như: Đội trưởng đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Cục trưởng cục Hải quan, Cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung 2008 quy định thêm Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan của Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi

vi phạm trong lĩnh vực Hải quan

Trong lĩnh vực kiểm lâm bao gồm các kiểm lâm viên, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm

thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt đối với những hành vi phạm trong lĩnh vực kiểm lâm

Trong lĩnh vực thuế, bao gồm nhân viên thuế vụ đang thi hành công vụ, Trạm

trưởng trạm thuế , Đội trưởng đội thuế, Chi cục trưởng chi cục thuế Cục trưởng cục thuế có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thuế

Các chức danh kiểm soát thị trường, Đội trưởng đội quản lí thị trường, Chi cục

trưởng cục quản lí thị trường, Cục trưởng cục quản lí thị trường có thẩm quỳên ban hành quyết định xử phạt đối với các hành vi phạm trong lĩnh vực quản lí thị trường

Như vậy, thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực chuyên môn tương đối rộng Với mỗi chức danh thể hiện quyền hạn của mỗi

Trang 4

chức năng đó trong quản lí nhà nước đánh giá thêm, rút ra nhận xét về tác dụng của việc quy định cụ thể, chi tiết

Thứ ba: Các chức danh khác được trao quyền xử phạt hành chính, theo quy định

của Pháp lệnh thì bao gồm các chức danh như: Bộ đội biên phòng, Giám đốc cảng vụ hàng không, Giám đốc cảng vụ thuỷ nội địa, Giám đốc cảng hàng hải, Thẩm phán chủ toạ phiên toà, chấp hành viên thi hành án, Đội trưởng đội thi hành án dân sự

Có thể nói các chức danh có thẩm quyền xử phạt đã bao quát tương đối đầy đủ trong các lĩnh vực quản lí từ cấp xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đảm bảo nguyên tắc không một hành vi vi phạm nào xảy ra mà không bị xử phạt, từ đó nâng cao trong công tác quản lí ( sửa phần nhận xét này cho sâu hơn tí nữa)

2) Đánh giá tính hợp lí về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính rất rộng, việc quy định này mang lại một sự hợp lý nhất định được thể hiện như sau:

Thứ nhất: Dựa trên sự phát triển kinh tế- xã hội ngày càng nhanh chóng, Pháp

lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002( đã được sửa đổi, bổ sung 2007, 2008) được ban

hành là hết sức kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong lĩnh vực

này đã từng bước tạo ra một khung pháp lí tương đối hoàn chỉnh về xử phạt vi phạm hành chính, góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lí hành chính nhà nước nói chung và trên các lĩnh vực cụ thể nói riêng

Trong đó việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã có sự mở rộng thêm cho nhiều cơ quan, thủ trưởng các cơ quan và tăng mức phạt nên tạo nên tính hợp lí trong thẩm quyền xử phạt

Thứ hai: quy định thẩm quyền phù hợp với yêu cầu của quản lí hành chính:

-Việc quy định như trên đã tránh việc chuyển hồ sơ lên các cấp trên, giảm được

sự phức tạp của thủ tục và thời gian xem xét, tránh được sự lãng phí thời gian của cá nhân và xã hội Phù hợp với điều kiện xã hội phát triển mạnh mẽ ngày nay, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước và sự hội nhập với các nước trên thế giới thì đây là một bước tiến quan trọng

Ví dụ: trước đây trong pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 1995 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân( UBND) xã, phường, thị trấn có thẩm quyền phạt tiền đến

Trang 5

200.000 đồng và tịch thu tang vật đến 500.000 đồng,nên nhiều vụ việc phải chuyển lên cấp trên mặc dù chỉ là 300.000 đồng làm mất nhiều thời gian, hiện nay Chủ tịch UBND

xã có thẩm quyền phạt 2.000.000 đồng

-Vi phạm hành chính xảy ra nhiều ở mọi lúc, mọi nơi với số lượng lớn, do vậy là

sẽ quá tải nếu chỉ trao quyền xử phạt cho một vài cơ quan, nên việc trao thẩm quyền xử phạt rộng hơn là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, sẽ giảm bớt được gánh nặng cho các

cơ quan có thẩm quyền chung như UBND các cấp

Ví dụ: Việc quy định Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt là rất phù hợp với tình hình buôn lậu hiện nay ngày càng gia tăng và mức xử phạt đã tăng lên

-Thẩm quyền rộng và được chia ra theo ngành và theo lãnh thổ nhằm đảm bảo những mục tiêu nhất định đề ra tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong việc xử phạt vi phạm hành chính

Việc quản lí theo lãnh thổ, cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo tính toàn diện trong xử phạt vi phạm hành chính, có thể ngăn chặn được tất cả các hành vi phạm hành chính xảy ra trong phạm vi địa giới hành chính của mình

Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm theo ngành hướng tới mục đích đấu tranh chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực mình quản lí

Sự phân định thẩm quyền chính là cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền xử phạt hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể để các cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi của mình Việc phân định thẩm quyền như trên xuất phát từ yêu cầu " phân cấp" trong quản lí hành chính nhà nước, chính sự chuyển giao quyền lực từ cơ quan quản lí cấp trên xuống cấp dưới, từ trung ương xuống địa phương Đây là sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan hành chính nhà nước, tránh sự chồng chéo, lẫn lộn trong xử phạt hành chính

Thứ ba phù hợp với tình hình phát triển khách quan của xã hội: mức phạt tiền

của một số chủ thể cũng đã tăng lên đáng kể Ví dụ: Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là 30.000.000 đồng, của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 500.000.000 đồng, đã thể hiện mức độ răn đe và sự nghiêm minh của pháp luật hiện hành,phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay,nhằm hạn chê vi phạm hành chính xảy ra

Trang 6

Chính vì vậy việc pháp luật quy định thẩm quyền như trên là hoàn toàn có thể

áp dụng được vào thực tế của quản lí hành chính nhà nước, đây là một điều rất khả quan đáp ứng trong tình hình đất nước phát triển và cải cách bộ máy hành chính hiện nay.

Tuy nhiên hiện nay trong việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

như vậy vẫn có những điểm chưa hợp lí như sau:

Thứ nhất: Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi bổ sung 2007, 2008 đã liệt kê cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng đây là một điểm không hợp lí vì khi các cơ quan chuyên ngành mới được thành lập, xuất hiện nhu cầu bổ sung chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Tuy nhiên Pháp lệnh thì không thường xuyên sửa đổi bổ sung được

Thứ hai: các quy định hiện hành về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chưa thực sự gắn với hành vi hoặc nhóm hành vi nhất định Hạn chế này khiến các chức danh

có thẩm quyền xử phạt trong ngành có phạm vi quản lí bao gồm nhiều lĩnh vực rất lúng túng trong xác định thẩm quyền vụ việc cụ thể

Thẩm quyền xử phạt của các chức danh cơ sở được quy định khá thấp và phần lớn họ không được áp dụng các hình thức phạt bổ sung cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả, và phải chuyển lên cấp trên gây ra tình trạng quá tải của cơ quan cấp trên

III) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và tính hợp lí của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1)Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính cũng là hoạt động của Nhà nước nên hoạt động này cũng phải tuân theo thủ tục do pháp luật quy định Hơn nữa, xử phạt vi phạm hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể nhất định nên thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không chỉ đảm bảo cho hoạt động quản lí nhà nước mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể Xuất phát từ nguyên tắc :" Mọi

vi phạm hành chính phải được phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay Việc xử

lí vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để " và " Việc xử lí vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp" Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm2002 đã sửa đổi, bổ sung

Trang 7

năm 2007, 2008 quy định hai thủ tục xử lí vi phạm hành chính là thủ tục đơn giản và thủ tục lập biên bản như sau:

Đầu tiên đối với cả hai thủ tục xử phạt thì đều phải đình chỉ hành vi phạm hành chính

1.1) Thủ tục đơn giản.

Gọi là thủ tục đơn giản vì theo thủ tục này,khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính,người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt ngay Điều kiện để áp dụng thủ tục này là:

- Hành vi vi phạm hành chính bi xử phạt cảnh cáo

- Phạt tiền từ 10.000- 200.000 đồng

- Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thức xử phạt đối với hành vi này đều phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000- 200.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức bi xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền

1.2) Thủ tục lập biên bản.

Trường hợp xử phạt theo thủ tục có lập biên bản khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực của mình quản lí thì người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ kịp thời lập biên bản theo quy định tại Điều 55- Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 sửa đổ bổ sung 2008 Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một biên bản Nếu mức phạt vượt quá thẩm quyền xử phạt thì người lập biên bản phải gửi lên người có thẩm quyền xử phạt

Thủ tục này khác thủ tục đơn giản ở chỗ, khi phát hiện hành vi vi phạm người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt ngay mà lập một biên bản vi phạm hành chính, sở dĩ phải lập biên bản vì;

- Hành vi vi phạm phức tạp nên trong thời gian ngắn( ngay khi phát hiện vi phạm) và với những biểu hiện bên ngoài của hành vi được nhận biết một cách trực tiếp thường không đủ để đánh giá chính xác các loại vi phạm, tính chất, mức độ của vi phạm không thể ra quyết định xử phạt ngay Trong khi đó xử phạt vi phạm hành chính phải đúng người, đúng vi phạm nên việc ghi lại các sự kiện,hiện tượng, tình tiết, số liệu liên quan đến vi phạm làm căn cứ để sau đó xử phạt là cần thiết

Hành vi vi phạm hành chính được phát hiện nhưng người phát hiện không đủ thẩm quyền xử phạt lại không có mặt tại hiện trường chứng kiến hành vi vi phạm xảy ra

Trang 8

nên cần lập biên bản để cung cấp thông tin cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt

2) Đánh giá tính hợp lí của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

Việc quy định hai thủ tục xử phạt hành chính tạo nên sự linh hoạt trong hoạt động xử phạt vừa nhanh chóng, vừa chính xác trong những khả năng và điều kiện cho phép Các thủ tục hành chính hiện nay được rút gọn để phù hợp với tình hình vụ việc cụ thể mà ở đây là sự kịp thời

-Phù hợp với thực tế quản lí hành chính nhà nước rất phong phú đa dạng kịp

thời trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể các tình huống bất thường, khẩn cấp phát sinh trong quản lí Các ván đề cụ thể xảy ra đối với các đối tượng cụ thể, trong điều kiện, hoàn cảnh xác định vấn đề, giải quyết vấn đề đó thường phải dựa trên những căn

cứ xác đáng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức Nếu không kịp thời thì việc giải quyết thiếu chính xác, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đối tượng liên quan, ý nghĩa kinh tế- xã hôi, tư tưởng và sự nghiêm minh của pháp luật bị suy giảm

- Phù hợp với thẩm quyền của từng cá nhân, tổ chức nhất định:Việc quy định

hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người thi hành công vụ, cá nhân, tổ chức vi phạm

Ví dụ: đối với hành vi điều khiển xe môtô vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, không đội

mũ bảo hiểm thì người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định ngay, cá nhân có thể nộp phạt tại chỗ, vụ việc giải quyết nhanh chóng, đơn giản

Như vậy việc quy định hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính mang lại những thuận lợi to lớn trong việc giả quyết vi phạm hành chính, giảm bớt sự phiền hà trong thủ tục hành chính nói chung và thủ tục xử phạt nói riêng, tiết kiệm thời gian của xã hội

Như vậy các thủ tục xử phạt hành chính trên được pháp luật quy định cụ thể và có khả năng áp dụng trên thực tế khá cao, bởi vì phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của

xã hội và nhu cầu quản lí xã hội của Nhà nước ta.

Tuy nhiên một vấn đề thì không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, vấn đề

thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cũng không nằm ngoài quy luật Những vấn đề chưa hợp lí cụ thể là:

Thứ nhất: Về việc áp dụng thủ tục đơn giản, chúng ta đều biết điều kiện để áp

dụng thủ tục đơn giản là vi phạm phải đơn giản, rõ ràng ngay khi phát hiện vi phạm,

Trang 9

người có thẩm quyền có thể ra quyết định xxử phạt ngayvà hình thức,mức phạtphải thuộc thẩm quyền của người phát hiện vi phạm thì mới được ra quyết định tại chỗ, không cần phải biên bản, lưu giữ thông tin chi tiết về vụ vi phạm

Điều kiện mức phạt thuộc thẩm quyền của người phát hiện vi phạm hành chính, mức phạt được xác định để áp dụng thủ tục đơn giản là mức phạt cụ thể áp dụng với từng hành vi, trong khi đó mức phạt để xác định thẩm quyền xử phạt là mức cao nhất của khung tiền phạt Như vậy, sẽ có trường hợp mức phạt nằm trong giới hạn phạt theo thủ tục đơn giản nhưng người phát hiện hành vi vi phạm lại không có thẩm quyền xử phạt

Ví dụ: Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ phát hiện hành vi nào đó bị phạt hành chính( khung phạt từ 150.000- 250.000 đồng) nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì bị phạt 200.000 đồng, phạt theo thủ tục đơn giản nhưng mức cao nhất của khung tiền phạt là 250.000 đồng nên không thuộc thẩm quyền của chiến sĩ công an nhân dân

Các hành vi vi phạm hành chính phải thuộc lĩnh vực quản lý của người xử phạt mới được áp dụng thủ tục đơn giản, nên sẽ có trường hợp phát hiện ra mà không có thẩm quyền xử phạt theo thủ tục đơn giản, mà chỉ có quyền đình chỉ theo Điều 53- Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi bổ sung 2007,2008 như vậy sẽ làm bở lọt vi phạm, điều này là rất vô lý

Thứ hai: Về người có thẩm quyền lập biên bản Căn cứ Điều 55 của pháp lệnh thì

phải thoả mãn những điều kiện thì người có thẩm quyền mới được lập biên bản: có thẩm quyền xử phạt, đang thi hành công vụ, hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực quản lí của người lập biên bản

Những người có thẩm quyền là những người đựơc quy định từ Điều 29- 41 của pháp lệnh này,phần lớn những người có thẩm quyền xử phạt thường không có mặt tại hiện trường nên không có điều kiện lập biên bản và trên thực tế có những bất cập như: một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực quản lí khác nhau

Ví dụ:một người săn bắt động vật rừng vào thời vụ cấm săn bắt, rồi đưa lên xe tải chở

đi tiêu thụ Trên đường đi tiêu thụ vận chuyển chạy quá tốc độ nên bi cảnh sát giao thông giữ lại,khi đó hành vi săn bắt động vạt rừng mới bị phát hiện Tuy nhiên, Canhr sát giao thông chỉ có thẩm quyền lập biên bản với hành vi điều khiển xe ôtô chạy quá

Trang 10

tốc độ còn việc săn bắt động vật rừng trái phép không thuộc thẩm quyền,nếu muốn lập biên bản thì phải goi cơ quan Kiểm lâm hoặc chủ tịch UBND tới mới đúng thẩm quyền Như vậy, trường hợp này chỉ thêm phức tạp trong thủ tục xử phạt, không đem lại hiệu quả cao

Ví dụ: Hiện nay Bộ đội biên phòng phát hiện hành vi mang hàng hoá cấm xuất,nhập khẩu qua biên giới nếu không lập biên bản ngay mà đợi cơ quan Hải quan đến thì sẽ gây tẩu tán, tiêu huỷ phương tiện

Thứ ba: Hiện nay chỉ quy định hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là theo

thủ tục đơn giản và thủ tục lập biên bản, dẫn đến trong thực tế có những hành vi mà không biết làm theo thủ tục nào

Ví dụ: hành vi vi phạm hành chính có mức phạt trên 100.000 đồngnhưng xảy ra quá lâu trong thực tế,không phải mọi hành vi hành chính đều được phát hiện kịp thời,

có những trường hợp đã vi phạm quá lâu mới phát hiện ra được, nếu chưa hết thời hiễuử phạt thì vẫn phải phạt theo thủ tục có lập biên bản Tuy nhiên biên bản là loại văn bản dùng để ghi chép ngay tại chỗ sự việc đang diễn ra hoặc vừa mới xảy ra nhằm cung cấp thông tin về sự việc được ghi chép là cơ sở tiến hành hay kiểm tra hoạt động của

cơ quan nhà nước Trong trường hợp này, việc lập biên bản hầu như không còn ý nghĩa

vì sự việc xảy ra quá lâu

IV) Hướng hoàn thiện.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Cần phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt cấp

cơ sở bởi đó là lực lượng chủ yếu kiêm tra, phát hiện vi phạm Việc tăng cường về mức phạt cho các chức danh này nhằm hai mục đích là nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của họ và giảm tải cho các chức danh có thẩm quyền cao hơn

Thẩm quyền xử phạt cần gắn liền với thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả Xác định rõ biện pháp khắc phục gắn với hành vi vi phạm trong các Nghị định của Chính phủ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định thẩm quyền xử phạt cần giảm bớt

số lượng các chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi nhất định

Quy định về các chức danh có thâm quyền xử phạt thể hiện rõ ràng, cụ thể bên cạnh đó trong những trường hợp có thể cần áp dụng các quy định theo hướng mở trong

Ngày đăng: 30/01/2016, 03:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w