- Lãnh đạo cơ quan và người có trách nhiệm phải tiến hành tổ chức trong giới hạn cơquan mình, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao chất lượng trìnhđộ nghiệp vụ của c
Trang 1 Vấn đề 1:Khoa học, ngành, môn học Luật hành chính
1. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính?
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ
bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng
điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.
- Nhìn chung, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm những vấn đề sau:+ Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan
hệ công tác của các cơ quan nhà nước
+ Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hộitrên từng địa phương và từng ngành
+ Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân Đây phải được xác định
là mục tiêu hàng đầu của quản lý hành chính
+ Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân tổ chức có đóng góp và đạt được nhữngthành quả nhất định trong lĩnh vực hành chính nhà nước hoặc trong các lĩnh vực của đờisống xã hội theo luật định; xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lýhành chính nhà nước
b) Phân loại: 3 loại
b.1 Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính, bao gồmcác quan hệ sau:
- (1) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính Nhà nước cấpdưới theo hệ thống ngành dọc
Ví dụ: Giữa Chính phủ với uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Trang 2- (2) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chínhNhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
Ví dụ: Giữa Chính phủ với các Bộ
- (3) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn TW với cơ quanhành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới trực tiếp, nhằm thực hiện chứcnăng quản lý
Ví dụ: Giữa Bộ công an với uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
- (4) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp
Ví dụ: Giữa các Bộ Công An với Bộ Giáo Dục và Đào tạo
- (5) Giữa cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc đóng tạiđịa phương đó
Ví dụ: Giữa uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với Trường Đại học Luật Hà Nội
- (6) Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc
Ví dụ: Giữa Bộ tư pháp với trường Đại học Luật Hà Nội
- (7) Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh
- (8) Giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức xã hội
Ví dụ: Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- (9) Giữa cơ quan hành chính nhà với công dân, người nước ngoài, người không quốctịch
b.2 Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cơ quan Nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan, nhằm ổn định về tổ chức và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của mình.
- Mỗi loại cơ quan Nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng đócác cơ quan Nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lý hành chính Nhà nướcnhất định
Trang 3- Lãnh đạo cơ quan và người có trách nhiệm phải tiến hành tổ chức trong giới hạn cơquan mình, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao chất lượng trình
độ nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ…
b.3 Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong một
số trường hợp cụ thể do pháp luật qui định.
Thực tế, nhiều tường hợp pháp luật trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành điều hànhcho các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức hoặc cá nhân khác…trên cơ sở những lý dokhác nhau chính trị, tổ chức đảm bảo hiệu quả
2. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính?
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được hìnhthành từ quan hệ “quyền lực – phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ranhững mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phụctùng các mệnh lệnh đó
Trang 4+ Một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối vớibên kia và kiểm tra sự thực hiện chúng Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định,mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ: quan hệ giữa cấp trên – cấp dưới, thủ trưởng – nhân viên…
+ Một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải quyết
và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó
Ví dụ: Công dân có quyền yêu cầu công an cấp huyện (với những giấy tờ nhất định) giảiquyết cho di chuyển hộ khẩu Công an cấp Huyện xem xét và có thể chấp nhận yêu cầu(nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc không chấp nhận (nếu hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ)
+ Cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì, phải đượcbên kia cho phép hay phê chuẩn hoăc cùng phối hợp quyết định
Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ GD & ĐT và các Bộ khác trong việc quyết định hình thức, quy
mô đào tạo Việc các Bộ khác quyết định hình thức, quy mô đào tạo phải được BộGD&ĐT cho phép hay phê chuẩn
- Thứ hai, sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp dụng các biện phápcưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình Các trườnghợp này được pháp luật quy định cụ thể nội dung và giới hạn
Ví dụ: việc áp giá đền bù giải tỏa đất
- Thứ ba, sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ QLHCNN còn thể hiện rõnét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính
+ Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể QLHC khác, dựa vào thẩm quyềncủa mình do pháp luật quy định, trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình có quyền ranhững mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng đối tượng cụthể Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của các chủthể trong QLHCNN
Trong thực tiễn quản lý có nhiều trường hợp cơ quan hành chính ra quyết định do yêucầu của cơ quan cấp dưới, đơn vị cơ sở hay cá nhân Cũng có nhiều trường hợp, trước
Trang 5khi ra quyết định các chủ thể QLHCNN tổ chức trao đổi, thảo luận về quyết định với sựtham gia của đại diện cơ quan cấp dưới, đơn vị cơ sở hoặc những người có liên quan.Ngay cả trong trường hợp này quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn có tính chấtđơn phương vì yêu cầu của các cá nhân, tập thể, của cấp dưới hoặc ý kiến đóng góptrong các cuộc thảo luận không có tính chất quyết định mà chỉ là những ý kiến để cácchủ thể QLHCNN xem xét, tham khảo trước khi ra quyết định.
+ Những quyết định hành chính đơn phương có tính chất bắt buộc thi hành đối với cácđối tượng có liên quan Tính chất bắt buộc được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chếnhà nước
- Trong quan hệ QLHCNN luôn có sự không bình đẳng giữa các bên tham gia: một bênnhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính,còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy
- Bên nhân danh nhà nươc, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyếtđịnh trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước, của xã hội
- Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắtbuộc thi hành đối với các bên có liên quan và được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhànước
3. Nguồn của luật hành chính?
Nguồn của Luật hành chính là những văn bản QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạmpháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan vàđược đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
Như vậy, không phải bất kỳ văn bản QPPL nào cũng là nguồn của Luật hành chính mànguồn của Luật hành chính chỉ bao gồm những văn bản chứa đựng các QPPL hànhchính Tức là các văn bản có chứa dựng các QPPL để điều chỉnh những QHXH phát sinhtrong hoạt động QLHCN (ví dụ: Hiến pháp, Pháp lệnh XLVPHC…)
Trang 6b) Phân loại: 5 loại sau
- Văn bản QPPL của cơ quan quyền lực
- Văn bản QPPL của Chủ tịch nước
- Văn bản QPPL của cơ quan hành chính nhà nước
- Văn bản QPPL của Hội đồng thẩm phán TANDTC và viện trưởng VKSNDTC
- Văn bản QPPL liên tịch
c) Hệ thống nguồn của Luật hành chính
- (1)Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực:
+ Hiến pháp:
Là luật cơ bản của Nhà nước qui định chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, chínhsách đối ngoại và an ninh quốc phòng…cơ cấu tổ chức và hoạt động của máy Nhà nước.Như vậy, Hiến pháp qui định những điều có tính nguyên tắc, làm cơ sở cho toàn bộ hệthống pháp luật, trong đó có luật hành chính
+ Luật:
Luật là hình thức cao nhất của việc thực hiện quyền lực Nhà nước Do cơ quan quyềnlực Nhà nước cao nhất ban hành và có vị trí cao hơn cả các văn bản quy phạm pháp luậtkhác
Mọi văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành có nội dung phù hợp với luật và nhằm thihành luật
+ Nghị quyết của Quốc hội: được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, đốingoại, an ninh quốc phòng…
+ Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ QH, của Hội đồng nhân dân
- (2) Văn bản quy phạm pháp luật của chủ tịch nước:
Chủ tịch nước có quyền ban hành lệnh và các quyết định để thực hiện những nhiệm vụcủa chủ tịch nước do Hiến pháp, Luật qui định
Phần lớn các văn bản ban hành của chủ tịch nước là văn bản áp dụng pháp luật Nhữngvăn bản hoặc một phần văn bản có chứa đựng những quy phạm pháp luật hành chính thìđược coi là nguồn của luật hành chính Ví dụ quyết định của CTN về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Văn phòng CTN
- (3) Văn bản quy phạm pháp luật luật của cơ quan hành chính Nhà nước:
+ Nghị định của Chính phủ: (có 2 loại)
Trang 7Ø Nghị định qui định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội…qui định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của bộmáy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ…
Ø Nghị định qui định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện để xâydựng thành luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, xã hội, kinh tế, vănhoá…
+ Quyết định của thủ tướng Chính phủ: Ban hành để quyết định các chủ trương, biệnpháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từtrung ương đến cơ sở
+ Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ
+ Quyết định của Uỷ ban nhân dân: Dùng ban hành các chủ trương, biện pháp nhằmthực hiện chủ trương, chính sách của cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dâncùng cấp hoặc thành lập, bãi bỏ các cơ quan đơn vị trực thuộc, bổ nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật cán bộ
+ Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân: Dùng để truyền đạt các Nghị quyết của Hội đồng nhândân cùng cấp, các chủ trương chính sách của cấp trên, các quyết định của uỷ ban nhândân…Nếu trong chỉ thị có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì được coi lànguồn của luật hành chính
- (4) Văn bản quy phạm pháp luật của toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân tối cao:
+ Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao:
Được ban hành để hướng dẫn các toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinhnghiệm xét xử Những nghị quyết đó có chứa đựng những quy phạm pháp luật hànhchính được coi là nguồn của luật hành chính
+ Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: qui địnhnhững biện pháp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân các cấp
là nguồn của luật hành chính
- (5) Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch:
Trang 8+ Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ: Phần lớn các văn bản này được ban hành dưới dạng thông tư Thông tư liêntịch giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được ban hành để hướngdẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụquốc hội Quốc hội…
+ Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa toà án nhân dân tối cao với viện kiểm sátnhân dân tối cao; giữa toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luậttrong hoạt động tố tụng và các vấn đề khác có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan đó Phần của thông tư liên tịch có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính đượccoi là nguồn của luật hành chính
+ Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổchức chính trị xã hội (dưới hình thức nghị quyết hoặc thông tư)
Nghị quyết hoặc thông tư này được ban hành để hướng dẫn thi hành những quy định củapháp luật về việc tổ chức chính trị, xã hội đó đã tham gia quản lý Nhà nước Những nghịquyết hoặc thông tư này là nguồn của luật hành chính
4.
Vấn đề 2:Quản lý và quản lý nhà nước
1. Phân tích khái niệm quản lý?
Trang 9lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trongquản lý.
- Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy
- Quản lý xuất hiện ở bất cứ nơi nào có hoạt động chung của con người
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của conngười
2. Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý của các tổ chức xã hội?
Tiêu chí Quản lý nhà nước Quản lý của các tổ chức xã hộiChủ thể quản lý Cơ quan nhà nước Các tổ chức xã hội
Đối tượng
quản lý
Mọi thành viên trong xã hội Các thành viên trong các tổ
chức xã hộiPhương pháp
quản lý
Thuyết phục, động viên + cưỡngchế
Thuyết phục, động viên
3. Phân biệt quản lý hành chính nhà nước với quản lý nhà nước?
Tiêu chí Quản lý hành chính nhà nước Quản lý nhà nước
Khái niệm Quản lý hành chính nhà nước là
một hình thức hoạt động của nhànước, được thực hiện trước hết vàchủ yếu bởi các cơ quan hànhchính nhà nước, có nội dung làđảm bảo sự chấp hành luật, pháplệnh, nghị quyết của các cơ quanquyền lực, nhằm tổ chức và chỉđạo một cách trực tiếp, thườngxuyên công cuộc xây dựng kinh
tế, văn hoá – xã hội và hành chính,
Quản lý nhà nước là quản lý xãhội mang tính quyền lực nhànước, sử dụng quyền lực nhànước để điều chỉnh các quan hệ
xã hội chủ yếu và quan trọngcủa con người
Trang 10chính trị Nói cách khác, quản lýhành chính nhà nước là hoạt độngchấp hành và điều hành của nhànước.
quản lý
Trật tự quản lý hành chính Trật tự quản lý nhà nước
4.
Vấn đề 3:Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
1. Phân tích nguyên tắc quản lý ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương.
- Ngành là một phạm trù chỉ tổng thể đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh có cùng một
cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với cùng một mục đích giốngnhau
Ví dụ: Cùng sản xuất một loại sản phẩm (thủy sản, nông lâm sản…) Cùng thực hiện mộtdịch vụ (Bưu chính viễn thông, GTVT…) hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục )
- Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý của các đơn vị, tổ chức KT, VH, XH có cùng
cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hoặc cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho các đơn vị,
tổ chức phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và
Trang 11Theo chức năng, quyền hạn của mình các Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền ban hành vănbản pháp luật để thực hiện pháp luật thống nhất trong từng ngành.
- Quản lý theo địa phương là quản lý trên một phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phânvạch địa giới hành chính của Nhà nước Việc thực hiện quản lý ở địa phương được thựchiện ở 3 cấp:
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh)
+ Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện)
+ Xã , phường, thị trấn (cấp xã)
Ở địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cóthẩm quyền chung giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cácngành phát sinh trên địa bàn của địa phương đó
- Trong quản lý hành chính Nhà nước, quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽvới quản lý theo địa phương Sự kết hợp này mang tính cần thiết, khách quan, bởi vì:+ Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành kinh tế – văn hoá – xã hội… đều nằm trên lãnh thổmột địa phương nhất định
+ Ở một địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về tự nhiên, văn hoá, xã hội…Cho nên, yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành trên địa bàn lãnh thổ cũng mang nétđặc thù riêng Chính vì vậy, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương mớinắm bắt được tính đặc thù đó, từ đó có chính sách quản lý đúng
Ví dụ: Chính sách quản lý ở vùng trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp sẽ khác vớichính sách quản lý ở vùng phát triển về nghề biển (nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá).+ Nếu tách rời quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương để dẫn đến tình trạng cục
Trang 12+ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh trong phạm vi ở địa phương, như: điện, nước, đường giao thông vận tải…+ Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
2. Phân tích nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành
- Khái niệm: Quản lý ngành, quản lý chức năng (xem câu trên)
- Sự phát triển của một ngành cần có sự quản lý theo chức năng của các cơ quan chuyênmôn để hoạt động chuyên môn được diễn ra đồng bộ
- Sự tồn tại và phát triển của một ngành luôn nằm trong mối quan hệ hài hòa với cácngành khác Đẻ thực hiện được hoạt động của mình, cần tiến hành nhiều hoạt độngchuyên môn khác nhau (có thể liên quan tới phạm vi quản lý của ngành khác hoặc liênquan tới phạm vi theo chức năng của các cơ quan chuyên môn tổng hợp).Như vậy, đơn
vị, tổ chức thuộc một ngành phải chịu sự quản lý theo chức năng của tất cả các cơ quanchuyên môn tổng hợp và các cơ quan quản lý theo ngành trong phạm vi công việc cóliên quan
- Nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liênngành thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
+ (1) Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, mệnh lệnh
liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật, có tính bắt buộcphải thực hiện
+ (2) Các cơ quan quản lý ngành có quyền ban hành các quyết định quản lý có tính bắtbuộc phải thực hiện trong phạm vi quản lý của mình
+ (3) Các cơ quan quản lý ngành, quản lý theo chức năng có quyền phối hợp hoạt độngtrong các ngành, lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền
3.
Vấn đề 4:Quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính
1. Phân tích khái niệm quy phạm pháp luật hành chính?
a Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính
- Khái niệm quy phạm pháp luật hành chính
Trang 13Quy phạm pháp luật hành chính là các quy tắc xử sự chung do cơ quan Nhà nước, cáccán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hộiphát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước (hay còn gọi là hoạt động chấphành - điều hành của Nhà nước) có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với những đối tượng
có liên quan
Là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, nên các quy phạm pháp luật hành chính cóđầy đủ các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật như: là các quy tắc xử sự chung thểhiện ý chí của nhà nước; được nhà nước đảm bảo thực hiện; là tiêu chuẩn để xác địnhgiới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp Bên cạnh đó, quy phạmpháp luật hành chính còn có những đặc điểm sau đây:
+ Thứ nhất, các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan quản lý hànhchính nhà nước ban hành
+ Thứ hai, Các văn bản quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lựcpháp lý khác nhau
+ Thứ ba, Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở cácnguyên tác pháp lý nhất định
Mặc dù quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi những cơ quan khác nhau,
có hiệu lực pháp lý cũng như phạm vi thi hành khác nhau nhưng về cơ bản chúng hợpthành một hệ thống thống nhất Tính thống nhất của các quy phạm pháp luật hành chínhđược bảo đảm bởi các nguyên tắc sau đây:
Ø Một là: Các QPPLHC do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với nộidung và mục đích của QPPL do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành
Ø Hai là: Các QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước, chủ tịch nước, TAND,VKSND ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của QPPL do cơ quan quyênlực nhà nước cùng cấp ban hành
Ø Ba là: Các QPPLHC do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên mônban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của QPPLHC do cơ quan có thẩmquyền chung cùng cấp ban hành
Trang 14Ø Bốn là: Các QPPLHC do người có thảm quyền trong CQNN ban hành phải phù hợpvới nội dung và mục đích của QPPLHC do tập thể cơ quan dó ban hành.
Ø Năm là: bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các QPPLHC do các chủ thể có thẩmquyền ngang cấp, cùng địa vị pháp lý ban hành
Ø Sáu là: Các QPPLHC phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và dưới hìnhthức nhất định do pháp luật quy định
c Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính
Các quy phạm pháp luật hành chính có thể có những nội dung cơ bản sau:
- Quy phạm pháp luật hành chính quy định địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệquản lý hành chính nhà nước tức là xác định quyền và nghĩa vụ cũng như mối liên hệchủ yếu giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước
- Quy phạm pháp luật hành chính xác định những thủ tục, trình tự cần thiết cho việcthực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính và một
số quan hệ pháp luật khác như quan hệ pháp luật lao động, tài chính, đất đai
- Quy phạm pháp luật hành chính xác định các biện pháp khen thưởng và các biện phápcưỡng chế hành chính đối với các đối tượng quản lý
d Phân loại quy phạm pháp luật hành chính
Để phân loại các quy phạm pháp luật hành chính có thể dựa trên nhiều tiêu chí khácnhau Tuy nhiên, trong giới hạn của chương trình học ta chỉ phân loại dựa trên một sốtiêu chí chủ yếu Các tiêu chí đó là các căn cứ về nội dung pháp lý, về tính chất củanhững quan hệ được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh, về thời gian áp dụng,
cơ quan ban hành cũng như căn cứ vào phạm vi hiệu lực pháp lý của các quy phạmhành chính
- Căn cứ vào nội dung pháp lý của quy phạm pháp luật hành chính ta có ba loại quyphạm:
+ Quy phạm đặt nghĩa vụ: là quy phạm buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiệnnhững hành vi nhất định
+ Quy phạm trao quyền: là quy phạm trao quyền cho các đối tượng có liên quan quyềnthực hiện những hành vi nhất định Qui phạm trao quyền được thể hiện rõ trong quan hệpháp luật hành chính công khi cấp trên ban hành qui phạm trao quyền cho cấp dưới
Trang 15+ Quy phạm ngăn cấm: là quy phạm buộc các đối tượng có liên quan tránh thực hiệnnhững hành vi nhất định.
- Căn cứ vào tính chất của những quan hệ được điều chỉnh ta có hai loại quy phạm:
+ Quy phạm nội dung: là quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham giaquan hệ quản lý hành chính nhà nước
+ Quy phạm thủ tục: là quy phạm quy định trình tự thủ tục mà các bên phải tuân theotrong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
- Căn cứ vào cơ quan ban hành ta có các quy phạm sau:
+ Những quy phạm do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành
+ Những quy phạm do Chủ tịch nước ban hành
+ Những quy phạm do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
+ Những quy phạm do cơ quan hành chính nhà nước ban hành
+ Những quy phạm do các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội phối hợp banhành
Lưu ý rằng qui phạm pháp luật hành chính không chỉ được ban hành bởi cơ quan hànhchính nhà nước, mà cả các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan nhà nước
Ví dụ: Quốc hội (hệ thống cơ quan dân cử), Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (hệthống cơ quan tư pháp)
Tuy nhiên, tất cả các văn bản của các tổ chức xã hội với tư cách độc lập của tổ chức xãhội đó, trong mọi trường hợp, không được xem là văn bản QPPL hành chính
Ví dụ: Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt nam có tính chất chỉ đạo cho hoạt động quản
lý hành chính nhà nước, nhưng hoàn toàn không phải là văn bản QPPL hành chính
- Căn cứ vào thời gian áp dụng chúng ta có ba loại quy phạm, đó là: quy phạm áp dụnglâu dài, quy phạm áp dụng có thời hạn và những quy phạm tạm thời
+ Quy phạm áp dụng lâu dài: là quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không ghithời hạn áp dụng, do vậy, chúng chỉ hết hiệu lực khi cơ quan có thẩm quyền tuyên bốbãi bỏ hay thay thế chúng bằng những quy phạm khác
+ Quy phạm áp dụng có thời hạn: là những quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng
có ghi thời hạn áp dụng Thường là những quy phạm được ban hành để điều chỉnhnhững quan hệ xã hội phát sinh trong tình huống đặc biệt, khi tình huống này không cònthì quy phạm cũng hết hiệu lực
Trang 16Ví dụ: Quyết định về 5 biện pháp phòng chống lũ của tỉnh Cần thơ năm 2001, chỉ ápdụng cho việc phòng chống mùa lũ của năm 2001 của tỉnh Cần thơ.
+ Quy phạm tạm thời: là những quy phạm được ban hành để áp dụng thử Nếu sau thờigian áp dụng thử mà xét thấy nó phù hợp thì sẽ ban hành chính thức Có những trườnghợp được ban hành thí điểm, áp dụng giới hạn ở một số địa phương nhất định Sau mộtthời gian đánh giá hiệu quả hoạt động trên thực tế, sẽ ban hành đồng loạt
Ví dụ: Văn bản QPPL về xoá đói giảm nghèo ở TP HCM, về thí điểm thực hiện một cửamột dấu ở TP HCM
- Căn cứ vào phạm vi hiệu lực pháp lý ta có hai loại sau:
+ Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực trên phạm vi cả nước
+ Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý ở từng địa phương
e Hiệu lực và vấn đề thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
- Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính
Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực về thời gian và không gian
+ Hiệu lực về thời gian
Ø Đối với những quy phạm pháp luật hành chính được quy định trong văn bản luật,nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệulực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố (trừ trường hợp văn bản đó quy địnhngày có hiệu lực khác)
Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày06/07/1995, có qui định văn bản pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/08/1995
Ø Đối với những quy phạm pháp luật hành chính được quy định trong văn bản phápluật của Chủ tịch nước (lệnh, quyết nghị) thì có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo (trừtrường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác)
Ø Đối với quy phạm hành chính được quy định trong văn bản pháp luật của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ thì có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký
Ø Quy phạm pháp luật hành chính hết hiệu lực khi đã hết thời hạn có hiệu lực được quyđịnh trong văn bản đó hay được thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan đãban hành văn bản đó hoặc bị hủy bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền
Trang 17Ø Qui phạm pháp luật hành chính của UBND các cấp có hiệu lực kể từ ngày kí trừtrường hợp có qui định có hiệu lực về sau trong văn bản QPPL
+ Hiệu lực về không gian
Ø Đối với những quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan nhà nước ở trung ươngban hành thì có hiệu lực trong phạm vi cả nước (trừ trường hợp có quy định khác, ví dụquản lý khu vực biên giới, vùng đặc khu kinh tế)
Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội thì có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước
Ø Đối với những quy phạm pháp luật hành chính do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhândân các cấp ban hành thì có hiệu lực trong phạm vi từng địa phương nhất định
Ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Cần Thơ thì chỉ có hiệu lực pháp lý trênphạm vi tỉnh Cần Thơ
Ø Quy phạm pháp luật hành chính cũng có hiệu lực pháp lý đối với các cơ quan, tổchức và người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hay điềuước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác
2. Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính?
- Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc dùng quy phạm pháp luật hành chính
để tác động vào hành vi của các bên tham gia quan hệ quản lý nhà nước, được biểu hiệndưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng quan trọng nhất là bốn hình thức là sử dụng, tuânthủ, chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
+ Sử dụng là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan, tổ chức, các cá nhânthực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép
+ Tuân thủ là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềmchế ko thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính cấm
+ Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính: là một hình thức thực hiện quy phạm pháplật hành chính, trong đó các cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi mà phápluật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện
Chấp hành quay phạm pháp luật hành chính bao gồm: tuân thủ theo đúng những quay tắchành vi chứa trong quy phạm (không làm việc bị cấm ), thi hành (làm việc phải làm),
Trang 18hoặc sử dụng quyền chủ thể Chủ thể thi hành QPPLHC có thể là bất kỳ ai: cơ quan nhànước, tổ chức xã hội, hoặc công dân.
+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính: là việc cơ quan có thẩm quyền của nhà nướccăn cứ vào pháp luật hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quátrình quản lý hành chính nhà nước Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trựctiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể
Chúng liên quan trực tiếp tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vàoquan hệ quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là đối với tổ chức, công dân
3. Phân tích yêu cầu đối với việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính?
Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải tuân theo những yêu cầu sau:
Ø Một là, áp dụng QPPLHC phải đúng với nội dung, mục đích của QPPL được áp dụng
Ø Hai là, áp dụng QPPLHC phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền
Ø Ba là, áp dụng QPPLHC phải được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định
Ø Bốn là, áp dụng QPPLHC phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do pháp luậtquy định
Ø Năm là, Kết quả áp dụng QPPLHC phải trả lời công khai, chính thức cho các đốitượng có liên quan và phải được thể hiện bằng văn bản
Ø Sáu là, Quyết định áp dụng QPPLHC phải được các đối tượng liên quan tôn trọng vàđược đảm bảo thực hiện trên thực tế
+Mối quan hệ giữa chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có mối quan hệ hữu cơ với nhau,được tiến hành song song trong thực tiễn cuộc sống Mối quan hệ này được thể hiện:
Ø Chấp hành- áp dụng: Chấp hành là tiền đề, là cơ sở của áp dụng quy phạm pháp luậthành chính, từ việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính dẫn đến áp dụng quyphạm pháp luật hành chính; Ví dụ: công dân chấp hành các quy định về thuế của nhànước, đã nộp thuế đầy đủ dẫn đến áp dụng quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền
Trang 19Ø Không chấp hành - áp dụng: Có trường hợp không chấp hành quy phạm pháp luậthành chính dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
Ø Áp dụng - chấp hành: Trong nhiều trường hợp khác, áp dụng quy phạm pháp luật hànhchính lại là tiền đề, cơ sở của việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
Phân tích tính quyền lực nhà nước trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm phápluật hành chính?
4. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính?
a Khái niệm
Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấphành và điều hành của nhà nước được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chínhgiữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luậthành chính
Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính
Căn cứ vào những đặc trưng riêng của quan hệ pháp luật hành chính, ta thấy quan hệpháp luật hành chính có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất: QHPLHC phát sinh trên cơ sở của hoạt động chấp hành và điều hành
- Thứ hai: Một bên tham gia QHPLHC phải được sử dụng quyền lực nhà nước
- Thứ ba: QHPLHC có thể xuất hiện theo sáng kiến của bất kỳ bên nào mà sự đồng ýcủa bên thứ hai không phải là điều kiện bắt buộc
- Thứ tư: Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theoTTHC
- Thứ năm: Bên tham gia QHPLHC phải chịu TNPL trước nhà nước
Trang 20+ QH thủ tục:
- Thứ ba, Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ, các QH PLHC được phân loại thànhcác nhóm: KT, VH, TTATXH…
c Chủ thể, khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
- Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ pháp luậthành chính, có năng lực chủ thể, có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quyđịnh của pháp luật hành chính
Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của QHPLHC làcác cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với QHPLHC mà họtham gia
Năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vàoQHPLHC với tư cách là chủ thể của quan hệ đó
+ Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập vàchấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể Năng lực này được PLHC quy định phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong QLHCNN
+ Năng lực chủ thể của CB, CC phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao đảm nhiệmmột công vụ, chức vụ nhát định trong BMNN và chấm dứt khi không còn đảm nhiệmcông vụ, chức vụ đó
+ Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện tron tổng thể năng lưc pháp luật và nănglực hành vi hành chính
Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền
và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do nhà nước quy định.Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừanhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lýhành chính đồng thời phải gánh chịu nhưng hậu quả pháp lý nhất định do những hành vicủa mình mang lại
Tùy thuộc vào tính chất và nội dung của các loại QHPLHC cụ thể mà nhà nước đòi hỏi
cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độđào tạo, khả năng tài chính… khi tham gia vào các quan hệ đó
+ Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
Trang 21Là trật tự quản lý hành chính nhà nước Trật tự này được quy định trong từng lĩnh vực
cụ thể và khi tham gia vào quan hệ này, đối tượng mà các chủ thể mong muốn hướng tới
là những lợi ích về vật chất hoặc những lợi ích phi vật chất, nó đóng vai trò là yếu tốđịnh hướng cho sự hình thành và vận động của một quan hệ pháp luật hành chính ở đây
có sự khác nhau về khách thể của quan hệ pháp luật hành chính công và tư
- Cơ sở của sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ ba điềukiện:
Ø Điều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính;
Ø Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể;
Ø Các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm
Như vậy, quy phạm pháp luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bêntrong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bêntham gia quan hệ, do đó nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chínhkhông thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệpháp luật hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác nhưchủ thể, sự kiện pháp lý
+ Sự kiện pháp lý hành chính: là những sự kiện thực tế mà khi xảy ra làm phát sinhquyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính Hay nói cách khác, sự kiện pháp lý hành chính
là những sự kiện xảy ra trong thực tế phù hợp với những điều kiện mà quy phạm phápluật hành chính dự liệu trước
Sự kiện pháp lý có hai loại: sự kiện pháp lý ý chí và sự kiện pháp lý phi ý chí
*Sự kiện pháp lý ý chí là những sự kiện xảy ra tùy thuộc vào ý chí của con người
Ví dụ: cố ý chạy xe vượt tuyến, cố ý làm sai lệch hồ sơ
* Sự kiện pháp lý phi ý chí (còn gọi là sự biến) là những sự kiện xảy ra không phụthuộc vào ý chí con người, nó mang yếu tố khách quan
Ví dụ: lũ lụt, bão, cái chết tự nhiên của con người
Trang 22 Vấn đề 5:Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước
1. Hình thức quản lý nhà nước? (Khái niệm, đặc điểm và phân loại)
Hình thức quản lý nhà nước là những biểu hiện ra bên ngoài của những hoạt động quản
lý cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể lên khách thểquản lý
- (1) các hình thức quản lý nhà nước cũng là “những hoạt động”.
- (2) mỗi loại hình thức quản lý nhà nước phải có cùng nội dung, tính chất và phương thứctác động
- (3) nhiều hình thức quản lý nhà nước thể hiện chức năng, thẩm quyền của cơ quan quản
lý nên có thể nói quyền thực hiện các hình thức đó là một bộ phận cấu thành thẩmquyền
c) Phân loại:5 loại
- (1) ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- (2) ban hành văn bản áp dụng pháp luật
- (3) thực hiện các hoạt động khác mang tính chất pháp lí
- (4) áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
- (5) thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kĩ thuật
d.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cá nhân, cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định; trong đó chứa đựng các quy tắc xử
sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa
Trong QLHCNN, hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thứcQLHCNN quan trọng nhất của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiệnchức năng chấp hành và điều hành
- Đặc điểm:
+ Các VBQPPL do các cơ quan QLHCNN ban hànhnhằm mục đích cụ thể hóa, chi tiếthóa luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên
Trang 23+ Văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện quan trọng để các chủ thể QLHCNN thựchiện chức năng điều hành.
Văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện hữu hiệu để các chủ thể quản lý hành chínhnhà nước tác động tích cực lên các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc quyền quản lý củamình trong khuôn khổ những yêu cầu chung của luật
Cụ thể là thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủthể của quản lý hành chính nhà nước:
Ø Ấn định các quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính Nhà nước
Ø Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lýhành chính Nhà nước
Ø Quy định những hạn chế và những điều ngăn cấm
Ø Quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động của chủ thể quản lý…
- Yêu cầu khi ban hành VBQPPL:
d.2 Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
- Khái niệm: Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là văn bản thi hành của văn bản quyphạm pháp luật, văn bản này được ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luậtnhằm giải quyết các công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức
Trang 24( Đây là đặc trưng thể hiện sự khác biệt lớn nhất giữa văn bản áp dụng quy phạm phápluật và văn bản quy phạm pháp luật).
+ Được ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, trực tiếp làm phát sinh, thayđổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể
- Hình thức ban hành văn bản ADQPPL là hình thức hoạt động chủ yếu để các cơ quanQLHCNN sử dụng để giải quyết các công việc cụ thể, hàng ngày Do đó VBADQPPL có
số lượng rất lớn, có nội dung, tính chất và mục đích rất khác nhau Tuy nhiên, căn cứ vàomục đích áp dụng, chúng ta có thể chia chúng thành hai nhóm lớn sau đây:
+ Những văn bản chấp hành pháp luật
Trong trường hợp ban hành văn bản chấp hành pháp luật các chủ thể QLHCNN áp dụnghoặc hiện thực hóa phần quy định của quy phạm pháp luật tương ứng Đây là hoạt độngmang tính tích cực, thông qua hoạt động này quyền và nghĩa vụ của các bên tham giaquan hệ quản lý hành chính nhà nước được hiện thực hoá trong thực tế
Ví dụ: quyết định bổ nhiệm, quyết định cấp đất, quyết định chuyển mục đích sử dụngđất…
+ Những văn bản bảo vệ pháp luật
Trong trường hợp ban hành những văn bản bảo vệ pháp luật, các chủ thể QLHCNN ápdụng hoặc hiện thực hoá phần chế tài của quy phạm pháp luật tương ứng (ví dụ: quyếtđịnh xử phạt) Đây là hoạt động không thể thiếu của các chủ thể QLHCNN để đảm bảopháp chế và kỷ luật nhà nước Trên cơ sở những VBADQPPL loại này trách nhiệm hànhchính của cá nhân, tổ chức vi phạm mới được phát sinh Do đó các văn bản này có vaitrò rất quan trọng để bảo vệ trật tự quản lý
- Yêu cầu khi ban hành VBADQPPL:
+ Đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục
+ Chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản phải có kiến thức pháp lý và chuyên môncần thiết, thận trọng trong từng trường hợp, xem xét kỹ mọi mặt của vấn đề cần giảiquyết … để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý
Trang 25d.3 Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý
- Những hoạt động mang tính chất pháp lý là những hoạt động do các chủ thể quản lýhành chính nhà nước tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được quy địnhtrước trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng không cần ban hành văn bản áp dụngquy phạm pháp luật
Những hoạt động mang tính pháp lý bao gồm rất nhiều các hoạt động cụ thể khác nhau,
và được sử dụng phổ biến Có thể kể đến như các hoạt động sau đây:
+ Thứ tư: Công chứng, chứng thực
Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợpđồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quyđịnh của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu côngchứng
Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợpbên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà ángiải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giaodịch có thoả thuận khác
Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản côngchứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu
Trang 26Chứng thực là việc Uy ban nhân dân cấp Huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợpđồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện cácgiao dịch của họ.
+ Thứ năm: Lập biên bản VPHC
Biên bản vi phạm hành chính: là văn bản do người có thẩm quyền ghi lại sự việc thựchiện hành vi vi phạm hành chính của cá nhân hoặc tổ chức để làm cơ sở cho cá nhânhoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phải tiến hành xử lý.Biên bản phải được lập theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.Các hoạt động mang tính pháp lý là hình thức quản lý hành chính nhà nước quan trọng,được thực hiện một cách rộng rãi, khi thực hiện các hoạt động này, chúng ta cần chú ýcác đặc điểm sau:
- Đặc điểm của các hoạt động mang tính chất pháp lý:
+ Thứ nhất: Hoạt động này phải do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyềntiến hành
+ Thứ hai: Hoạt động này không có tác động pháp lý trực tiếp nhưng gián tiếp làm phátsinh những hậu quả pháp lý nhất định
+ Thứ ba: Hình thức này chỉ tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng đượcquy định trước trong các văn bản quy phạm pháp luật
Như vậy, thực hiện các hoạt động mang tính pháp lý là hình thức hoạt động của các chủthể QLHCNN để tổ chức thực hiện các văn bản QPPL Các hoạt động này cũng có ảnhhưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân Chính vì vậy khi thực hiện các hoạtđộng mang tính pháp lý đòi hỏi chủ thể quản lý phải thực hiện đúng yêu cầu theo củapháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền
d.4 Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
- Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp là hình thức hoạt động không mang tínhpháp lý do chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiến hành nhằm mục đích tạo điều kiệnthuận lợi để ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý
Trang 27Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết vàphổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụngnhững thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quản lý, tổ chức kiểm tra, điều phối hoạtđộng, tổ chức hội thảo, tổ chức phong trào thi đua, v.v
Ví dụ:
Tổ chức hội nghị tổng kết năm, tổ chức míttinh tuyên truyền luật giao thông…
Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp là hình thức quản lý được các chủ thể QLHCNN
sử dụng rộng rãi Khi thực hiện các hoạt động này, chúng ta cần chú ý các đặc điểm sau:
- Đặc điểm:
+ Đây là hình thức không mang tính pháp lý, nhằm mục đích trợ giúp cho các hình thứcban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật,thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý
Ví dụ: tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đóng góp dự thảo các văn bản quy phạmpháp luật
+ Các hoạt động tổ chức trực tiếp thường rất đa dạng và phong phú, thể hiện sự sáng tạocủa cơ quan quản lý hành chính nhà nước
d.5 Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kĩ thuật
- Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật: là hoạt động sử dụng kiến thứcnghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhànước
Ví dụ: Việc sử dụng máy vi tính phục vụ cho công tác tác quản lý phương tiện giaothông Sử dụng máy đo tốc độ có camera ghi hình, máy đo nồng độ cồn để làm căn cứ
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB, sử dụng CNTT để quản lý dữ liệu
cư trú…
Thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng caohiệu suất công tác của bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo công tác quản lý hànhchính nhà nước được tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác
Trang 282. Phương pháp quản lý nhà nước? (Khái niệm, đặc điểm và phân loại).
- (2) thể hiện ý chí đơn phương của nhà nước;
- (3) được áp dụng trong giới hạn của hoạt động hành chính, có tính chất nhà nước chứ kophải tính xã hội;
- (4) thể hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau;
- (5) nội dung: phản ánh thẩm quyền của các cơ quan hành chính hoặc người có chức vụ.c) Phân loại:
Theo bản chất quyền uy,:
Theo cách hiểu thông thường, thì thuyết phục là làm cho người khác thấy đúng, thấy hay
mà tin theo, làm theo.(Từ Điển TV)
Trang 29Thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sựcần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành
vi nhất định
-> Như vậy:
Thuyết phục là hoạt động do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước (chủ yếu là các cơquan hành chính nhà nước) tiến hành, thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích,hướng dẫn, nêu gương nhằm tạo ra ý thức về lối sống cộng đồng, ý thức pháp luật củamỗi công dân, tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật
Trong khái niệm này, chúng ta cần chú ý các nội dung sau:
+ Phương pháp thuyết phục do chủ thể QLHCNN sử dụng để tác động lên đối tượngquản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình
+ Bản chất của phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cầnthiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định
+ Phương pháp thuyết phục được thể hiện bằng những hoạt động như: giải thích, độngviên, hướng dẫn, chứng minh làm cho đối tượng hiểu rõ và tự giác chấp hành các yêucầu của chủ thể quản lý
- Cơ sở của phương pháp thuyết phục
Trong QLHCNN, các chủ thể quản lý được sử dụng quyền lực nhà nước, được sử dụngcác biện pháp cưỡng chế bắt buộc đối tượng quản lý phải tuân thủ những yêu cầu củamình, vậy vì sao vẫn cần phải sử dụng phương pháp thuyết phục?
Phương pháp thuyết phục rất cần thiết, và trong thực tế đó là phương pháp chủ yếu đểcác chủ thể QLHCNN thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Vì phương phápnày có những cơ sở sau đây:
+ Thứ nhất, do bản chất của nhà nước
Như chúng ta đã được nghiên cứu Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân,hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan quản lý hành chính nhànước là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, để đảm bảo sự phát triển mọi
Trang 30mặt của các tầng lớp nhân dân Do đó lợi ích của chủ thể QLHCNN và đối tượngQLHCNN không mâu thuẫn, đối lập nhau mà thống nhất với nhau Chính vì thế màphương pháp thuyết phục có cơ sở xã hội vững chắc và không riêng gì trong QLHCNN,
mà trong tất cả các hoạt động của mình, phương pháp chủ yếu được các chủ thể QLNN
Ví vụ:
Việc chấp hành quy định bắt buộc đội MBH
Ngoài ra hiệu quả do phương pháp thuyết phục mang lại còn được thể hiện ở chỗ, khingười dân đã nhận thức được sự cần thiết phải thực hiện các quy định của pháp luật thì
họ không chỉ tự giác chấp hành mà còn tham gia tích cực vào các công tác củaQLHCNN, sáng tạo ra những cách làm hay, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực
Ví dụ:
Bộ CA đã phát đông phong trào quần chúng tham gia bảo vệ ANTQ Hưởng ứng phongtrào này, ở rất nhiều địa phương, quần chúng nhân dân đã có nhiều cách làm sáng tạo,nhiều mô hình hay để cùng lực lượng CAND đấu tranh phòng chống tội phạm và cácloại TNXH…
- Yêu cầu của phương pháp thuyết phục
+ Thuyết phục là sự tác động đến nhận thức của đối tượng quản lý, do đó việc thuyếtphục phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, kiên trì nhằm hình thành trithức pháp luật, lòng tin vào pháp luật và có nhu cầu xử xự theo đúng pháp luật Muốn
Trang 31vậy phải chỉ cho đối tượng quản lý thấy rõ lợi ích thiết thân của họ khi thực hiện theocác yêu cầu của chủ thể quản lý.
+ Phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội Thông qua hoạt động của các Tổ chức xãhội để phát huy sự nhiệt tình, sự sáng tạo và tính chủ động của các đối tượng quản lýtrong việc tham gia giải quyết các yêu cầu đặt ra cho quản lý hành chính nhà nước
+ Thuyết phục phải được tiến hành bằng nhiều hình thức với các phương tiện đa dạng,phong phú, sinh động
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về phương pháp cưỡng chế như sau:
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có thẩmquyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quyđịnh buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhấtđịnh hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể
Khái niệm này có các nội dung sau đây:
+ Chủ thể áp dụng phương pháp cưỡng chế phải là cơ quan nhà nước, người có thẩmquyền theo quy định của pháp luật chẳng hạn như: cơ quan CA, UBND…
+ Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cá nhân, tổ chức nhất định trongnhững trường hợp pháp luật quy định Chẳng hạn như: cá nhân, tổ chức vi phạm hànhchính
Thông thường các biện pháp cưỡng chế được áp dụng khi quyết định của các chủ thểQLHCNN không được tự giác chấp hành
+ Biểu hiện của phương pháp cưỡng chế là buộc cá nhân, tổ chức phải chấp hành cácquyết định đơn phương của chủ thể quản lý Cụ thể là buộc cá nhân, tổ chức phải thực
Trang 32hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chếnhất định về mặt tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân.
Câu hỏi đặt ra là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế có trái với nguyên tắc nhân đạo
và dân chủ của nhà nước ta hay không?
Chúng ta thấy rằng cưỡng chế nhà nước có vai trò rất quan trọng để đảm bảo pháp chế
và kỷ luật nhà nước Bởi vì đất nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn còn tội phạm và viphạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá trật tự QLHCNN củanước ta, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kémvẫn không tự giác chấp hành các quy định của pháp luật Chính vì vậy, bên cạnh phươngpháp thuyết phục, để đảm bảo thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ của mình thìđòi hỏi chủ thể QLHCNN phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
- Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, khoa học pháp lý chia cưỡng chế nhànước thành 4 loại: Cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế kỷ luật và cưỡngchế hành chính
+ Cưỡng chế hình sự: là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đốivới những người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tội
+ Cưỡng chế dân sư: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền
áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm dân sự, gây thiệt hại cho nhànước, tập thể hoặc công dân
+ Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người cóthẩm quyền áp dụng đối với những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật nhànước
+ Cường chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người cóthẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hànhchính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòngngừa các VPPL, vì lý do an ninh, quốc phòng hoặc vì lợi ích quốc gia
Trang 33Trong đó cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự, các đ/c sẽ được nghiên cứu ở các mônluật khác, cưỡng chế kỷ luật các đ/c đã được nghiên cứu ở phần cán bộ công chức Ơđây, chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu cưỡng chế hành chính.
- Cưỡng chế hành chính có những đặc điểm sau đây:
+ Cưỡng chế hành chính do các chủ thể QLHCNN có thẩm quyền áp dụng
Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan quản lý hành chính nhà nước áp dụng (công
an, kiểm lâm, thuế…) Tòa án chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nướctrong những trường hợp nhất định như xử phạt người có hành vi gây rối trật tự phiêntòa…
+ Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cá nhân, tổchức bị áp dụng cưỡng chế không nằm trong quan hê trực thuộc trên dưới về tổ chức, màchỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát
Ví dụ: giữa CSGT và người vi phạm các quy định TTATGT
+ Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục do pháp luật hành chính quy định.Cưỡng chế hành chính nằm ngoài trình tự xét xử của Tòa án, nó được áp dụng theonhững trình tự được quy định ở những quy phạm thủ tục hành chính
Như vậy, cưỡng chế hành chính được các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng theotrình tự, thủ tục được quy định tại các quy phạm thủ tục hành chính Thông thường, thủtục áp dụng cưỡng chế hành chính thường đơn giản và năng động hơn so với trình tự ápdụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế kỷ luật
+ Cưỡng chế hành chính được áp dụng nhằm mục đích: phòng ngừa và ngăn chặn những
vi phạm pháp luật; trừng phạt người vi phạm theo trình tự xử lý hành chính; đảm bảo trật
tự trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa xảy ra vi phạm pháp luật
Căn cứ vào mục đích áp dụng có thể phân loại các biện pháp cưỡng chế hành chínhthành bốn nhóm:
Ø Phòng ngừa hành chính
Trang 34Phòng ngừa hành chính là biện pháp do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người cóthẩm quyền áp dụng nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra hoặc hạn chếnhững thiệt hại do thiên tai, dịch họa gây ra.
Tính chất cưỡng chế của các các biện pháp phòng ngừa thể hiện ở chỗ, việc áp dụng cácbiện pháp phòng ngừa không cần sự đồng ý của đối tượng bị áp dụng và quyết địnhphòng ngừa phải được chấp hành
Chú ý: các biện pháp PNHC không liên quan đến vi phạm pháp luật
Ví dụ: tiêu hủy gia cầm khi có dịch
Ø Ngăn chặn hành chính
Ngăn chặn hành chính là các biện pháp được các cơ quan hành chính và người có thẩmquyền áp dụng trong các trường hợp cần thiết để chặn lại hành vi vi phạm pháp luật đangdiễn ra hay ngăn chặn hậu quả, thiệt hại do chúng gây ra Ngoài ra các biện pháp này cònđược áp dụng để phát hiện vi phạm hành chính
Các biện pháp ngăn chặn hành chính rất bao gồm:
v Đình chỉ những hành vi vi phạm pháp luật do các cơ quan và người có thẩm quyền ápdụng
v Sử dụng vũ lực, vũ khí khi có hành vi chống đối việc thi hành công vụ hoặc trốn tránhtrách nhiệm
v Tạm giữ người, tang vật theo thủ tục hành chính
Trang 35v Khám người, tang vật, phương tiện vận tải, nơi cất giấu tang vật, phương tiện theo thủtục hành chính.
Ø Các biện pháp được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lí do an ninh quốcphòng và vì lợi ích quốc gia
Đó là các biện pháp như: di dân, giải phóng mặt bằng, trưng dụng, trưng mua tài sản…
- Đặc điểm của phương pháp hành chính
+ Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động củađối tượng quản lý
Chủ thể quản lý có quyền đưa ra nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản
lý, có quyền kiểm tra việc thực hiện các mệnh lệnh của mình và có quyền áp dụng cáchình thức kỷ luật nếu mệnh lệnh của mình không được chấp hành
+ Phương pháp này được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật
Phương pháp hành chính được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật, có nghĩa là cácquyết định hành chính được ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củachủ thể quản lý do pháp luật quy định
Trang 36Ví dụ: Chủ tịch UBND các cấp chỉ được ra chỉ thị, kiểm tra hoạt động của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong khuôn khổ, chức năng, quyền hạn của mình do pháp luật quyđịnh
Tóm lại, phương pháp hành chính là phương thức tác động đến cá nhân, tổ chức thuộcđối tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ, qua những mệnh lệnh và
sự phục tùng
Sử dụng phương pháp rất cần thiết trong hoạt động quản lý bởi vì cơ quan quản lý hànhchính nhà nước nào cũng phải dùng quyền lực nhà nước để quản lý Tuy nhiên phươngpháp hành chính phải được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và đặc biệt là phươngpháp hành chính cần phải kết hợp với phương pháp kinh tế
d.4 Phương pháp kinh tế
- Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượngquản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của conngười
- Đặc điểm của phương pháp kinh tế
+ Đây là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế.Khác với phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đối vớiđối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính, phương pháp kinh tế tác động mộtcách gián tiếp đến đối tượng quản lý bằng các lợi ích kinh tế
Ví dụ: Việc quy định chế độ thưởng, người lao động nào cũng muốn được thưởng mứccao nhất Muốn vậy họ phải cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
+ Phương pháp kinh tế được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: quyền tựchủ trong sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng… nhằm tạođiều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý phát huynăng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ
Trang 37- (1) Các phương pháp quản lý phải có khả năng quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu củaquản lý hành chính nhà nước.
- (2) Phương pháp quản lý phải đa dạng, thích hợp để tác động lên những đối tượng khácnhau
- (3) Phương pháp quản lý phải có tính hiện thực
- (4) Phương pháp quản lý phải có khả năng đem lại hiệu quả cao
- (5) Phương pháp quản lý phải mềm dẻo và linh hoạt
- (6) Phương pháp quản lý phải có tính sáng tạo
- (7) Phương pháp quản lý phải hoàn toàn phù hợp với đường lối chính trị quy địnhchương trình quản lý trong từng giai đoạn cụ thể
3. So sánh hình thức ban hành văn bản QPPLHC với hình thức ban hành văn bản áp dụng văn bản QPPL trong QLHCNN?
Giống nhau:
- Đều là hình thức quản lý hành chính nhà nước
- Mục đích: thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước
- Đều được ban hành theo những trình tự, thủ tục được pháp luật quy định
Khác nhau: (7 tiêu chí)
Tiêu chí Hình thức ban hành văn bản
QPPLHC
Hình thức ban hành văn bản ápdụng văn bản QPPLHC
Khái niệm
Nội dung Chứa đựng các quy tắc xử sự chung Chứa đựng các mệnh lệnh hành
chính cụ thểPhạm vi Áp dụng nhiều lần, nhiều đối tượng
trên phạm vi cả nước hoặc từng địaphương
Áp dụng một lần cho một hoặcmột số đối tượng nhất định
Nhiều chủ thể khác nhau, sốlượng nhiều hơn so với các chủthể ban hành văn bản quy phạm
Trang 38pháp luậtMục đích
ban hành
Xây dựng chủ trương chính sách,đường lối lãnh đạo, quản lý
Giải quyết các vụ việc cụ thểTính chất Thể hiện tính điều hành Thể hiện tính chấp hành
Nội dung của khái niệm:
+ Thủ tục hành chính do pháp luật quy định
Thủ tục hành chính do pháp luật quy định, chính vì thế nó có tính bắt buộc thi hành đốivới các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành thủ tục hành chính và mọicông dân, tổ chức tham gia vào thủ tục hành chính
Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính tạo thành chế định quan trọng củaluật hành chính nó cho biết các quy phạm nội dung của luật hành chính được thực hiệnbằng cách nào
Chẳng hạn như, bằng cách nào để có thể đăng ký được hộ khẩu? Cần những giấy tờ gì để
có được giấy phép hành nghề hợp pháp? Hoặc bằng cách nào để vay vốn sản xuất…Quy phạm thủ tục hành chính còn có tên gọi là quy phạm hình thức Thiếu bộ phận này,luật pháp sẽ không có đủ điều kiện để đi vào đời sống Vì vậy, trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật, sau các quy định về nội dung là những quy phạm thủ tục để thực hiệnnội dung đó
- Thủ tục hành chính diễn ra trong lĩnh vực chấp hành và điều hành
Trang 39Nếu có sự thừa nhận hoạt động của nhà nước có sự phân công và phối hợp chặt chẽ trêncác lĩnh vực lập pháp, tư pháp và hành pháp thì tương ứng chúng ta có thủ tục lập pháp,thủ tục tư pháp và thủ tục hành chính Thủ tục lập pháp là thủ tục xây dựng Hiến pháp,luật, các văn bản mang tính luật Thủ tục tư pháp là thủ tục xét xử các vụ án hình sự, dân
sự, hành chính do TA, VKS tiến hành Còn thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết cáccông việc mang tính chấp hành và điều hành Đó chủ yếu là các thủ tục tiến hành cáchoạt động công vụ nhằm hỗ trợ, tổ chức hay tạo điều kiện để các hoạt động của đời sống
xã hội, hoạt động kinh tế được thực hiện thuận lợi
+ Chỉ có các hoạt động quản lý hành chính được quy phạm thủ tục hành chính điềuchỉnh mới tạo thành thủ tục hành chính, còn các hoạt động tổ chức – tác nghiệp cụ thểnào đó trong hoạt động quản lý hành chính không mang nội dung quyền lực nhà nước,không được các quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh thì không được thực hiện theothủ tục hành chính
Ví dụ: thủ tục tiến hành hội nghị, tổ chức cuộc họp, thủ tục mượn sách thư viện… đềukhông phải là thủ tục hành chính
- Thứ hai, đối tượng công việc cần thực hiện rất phức tạp
Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc nội bộ nhà nước và giải quyết cáccông việc liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân
Trang 40Do vậy đối tượng công việc cần thực hiện rất phức tạp Có việc cần phải thực hiệnnhanh, gọn qua ít khâu, cấp, nhưng nhiều trường hợp đòi hỏi phải thận trọng, qua nhiềukhâu và yêu cầu các loại giấy tờ xác minh tỷ mỷ.
- Thứ ba, thủ tục hành chính phải kết hợp những khuôn mẫu ổn định tương đối với cácbiện pháp thích hợp, được việc và tuỳ từng trường hợp cụ thể
- Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động cho phép, ra mệnh lệnh có tính chấtđơn phương và thi hành ngay nhằm giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả mọi công việcbiến động hàng ngày của xã hội Do đó thủ tục hành chính mang tính khuôn mẫu, ổnđịnh tương đối
Tuy nhiên quản lý hành chính nhà nước cũng diễn ra nhiều hoạt động phong phú và đadạng khác nhau vì vậy thủ tục hành chính phải kết hợp những khuôn mẫu ổn định tươngđối với các biện pháp thích hợp khi giải quyết từng trường hợp cụ thể
- Thứ tư, thủ tục hành chính rất đa dạng và phong phú
Xuất phát từ đặc điểm quản lý hành chính nhà nước là diễn ra trên nhiều lĩnh vực, đốitượng quản lý đa dạng, nội dung công việc phong phú vì vậy mà thủ tục hành chính cũngrất đa dạng và phong phú Chẳng hạn trong mỗi lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhauchúng ta đều có thủ tục để giải quyết công việc trong lĩnh vực ấy Ví dụ: thủ tục hànhchính trong lĩnh vực thuế, hải quan, nhà đất, TTATGT và trong từng lĩnh vực, chúng talại có các thủ tục khác nhau để giải quyết các công việc cụ thể khác nhau Ví dụ: thủ tụcban hành VBQPPL, thủ tục ban hành VBADQPPL, thủ tục xử phạt vi phạm hànhchính…
+ Thứ năm, các thủ tục hành chính do nhà nước được thực hiện chủ yếu tại văn phòngcủa công sở nhà nước và phương tiện truyền đạt quyết định cũng như các thông tin quản
lý phần lớn là văn bản (công văn, giấy tờ) Vì thế, nó gắn chặt với công tác văn thư
2 Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính:
- Chỉ có cơ quan Nhà nước người có thẩm quyền do pháp luật qui định mới được thựchiện các thủ tục hành chính