Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực: Trong hệ thống tòa án, tòa án nhân dân cấp huyện đóng vai trò là một mắt xích vô cùng quan trọng đã góp phần cùng vớ
Trang 1A MỞ ĐẦU.
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được tiến hành sau khi tòa án nhận được cáo trạng quyết định truy tố bị can và hồ sơ vụ án do viện kiểm sát chuyển đến Do vậy, mọi chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án chỉ là tài liệu để tòa án xem xét, kiểm tra nhằm đưa ra những phán quyết khách quan phù hợp với quy định của pháp luật Tất cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi và tranh luận Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu nên trong giai đoạn này tòa
án phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án trên cơ sở cáo trạng mà viện kiểm sát truy tố Xét xử sơ thẩm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, góp phần đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm Việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự phải dựa trên thẩm quyền của các cấp tòa án, không phải bất kì cấp nào cũng có thể xét xử một vụ
án cụ thể Việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án trong các giai đoạn tiếp theo
B NỘI DUNG.
I Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Thẩm quyền của tòa án theo nghĩa chung nhất được hiểu là quyền xem xét
và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật Khi xét xử, tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bản án của tòa cụ thể hóa đường lối, chính sách, quan điểm của Nhà nước đối với việc xử lí người có hành
vi phạm tội
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm là quyền mà pháp luật quy định cho phép tòa
án được xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm
Trang 2của hành vi phạm tội; đối tượng phạm tội; nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật
II Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
1 Thẩm quyền xét xử theo sự việc.
Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa các toà án các cấp với nhau căn cứ vào tính chất của tội phạm Việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc các vụ án hình sự là rất quan trọng vì nó gắn liền với sự trưởng thành và hoàn thiện của tòa án các cấp
Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực: Trong hệ thống tòa án, tòa án nhân dân cấp huyện đóng vai trò là một mắt xích vô cùng quan trọng đã góp phần cùng với các cấp tòa án hoàn thành nhiệm
vụ xét xử Khi xác định thẩm quyền xét xử cho các cấp tòa án bao giờ cũng phải xác định trước tiên thẩm quyền xét xử theo sự việc cho tòa án nhân dân cấp huyện vì đây là cấp xét xử thấp nhất Đồng thời thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự còn gắn liền với thẩm quyền điều tra, truy tố của cơ quan điều tra và viện kiểm sát Do vậy việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện có ý nghĩa vô cùng lớn
Nếu thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực được quy định hợp lý, chặt chẽ thì phần lớn tội phạm xảy ra sẽ được xử lý kịp thời, phát huy được tác dụng giáo dục, răn đe và góp phần bảo vệ trật tự xã hội Việc phân định thẩm quyền xét xử cho tòa án cấp huyện không thể không tính đến trình độ chuyên môn của thẩm phán, đồng thời cũng cần tính đến điều kiện
về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của tòa án Nếu phân định thẩm quyền cho tòa án cấp huyện giải quyết những vụ án mà tính chất của những vụ án đó vượt quá khả năng trình độ của thẩm phán thì sẽ không đảm bảo tính khách quan, đúng đắn của hoạt động xét xử Tuy nhiên nếu phân định thẩm quyền một
Trang 3cách dè dặt, đánh giá thấp khả năng trình độ của thẩm phán thì sẽ dẫn đến tình trạng tòa án cấp trên phải xét xử quá nhiều, án tồn đọng với số lượng lớn
Thực tiễn xét xử ở nước ta cho thấy, hiện nay trình độ của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân ngày càng được nâng cao và có khả năng xét xử được những vụ án mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là mười lăm năm tù trở xuống, bên cạnh đó số lượng biên chế của tòa án cấp huyện và cơ sở vật chất đã tương đối ổn định Vì vậy thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện ngày càng được mở rộng hơn so với trước đây, cụ thể:
Khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực: Tòa án nhân dân cấp huyện và toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219,
222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của
Bộ luật hình sự năm 1999
Như vậy Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã xác định thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực rộng hơn và quy định một cách
cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
Việc tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực sẽ giải quyết được tồn đọng án ở cấp tỉnh, dành thời gian cho tòa án cấp tỉnh tập trung xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm Ngoài ra việc xét xử ở tòa án cấp huyện có hiệu quả kinh tế hơn vì người làm chứng nơi
Trang 4xảy ra vụ án sẽ không phải đi xa, tòa án không phải thanh toàn tiền phương tiện
đi lại, tiền lưu trí, tiền ở trong trường hợp vụ án phải được xét xử nhiều ngày
Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hai loại việc sau:
- Những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực
- Những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử
Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể những vụ án nào thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện nhưng tòa án cấp tỉnh lấy lên để xét xử Do đó, chánh án tòa án, viện trưởng viện kiểm sát và thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh cần căn cứ vào khả năng thực tế của các thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên ở cấp huyện mà xác định những loại vụ án nào cần lấy lên để điều tra, truy tố và xét xử ở cấp tỉnh Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án cấp tỉnh cần lấy lên để điều tra, truy tố và xét xử các vụ án sau:
- Vụ án phức tạp (có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính chất
vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành)
- Vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, sĩ quan Công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người
2 Thẩm quyền xét xử theo đối tượng.
Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa tòa án nhân dân và tòa án quân sự căn cứ vào đối tượng phạm tội
Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự năm 2002 quy định các tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự như sau:
Trang 5“Các tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1 Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự
bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lí;
2 Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này
mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội”.
Bí mật quân sự là bí mật của quân đội, bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Gây thiệt hại cho quân đội mà cụ thể là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người được quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự hoặc tài sản của những người này được quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự thì
đó là gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của quân đội Tài sản của quân đội
là tài sản do quân đội quản lí, sử dụng, kể cả trường hợp quân đội giao tài sản cho dân quân, tự vệ hoặc bất kì người nào khác quản lí, sử dụng để chiến đấu hoặc phục vụ quân đội Các trường hợp phạm tội trong khu vực có bảo vệ của quân đội, trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ các công trình quan trọng về an ninh quốc phòng do quân đội quản lí cũng được coi là gây thiệt hại cho quân đội
Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự quy định: Quân nhân tại ngũ phạm tội trong quân đội và ngoài xã hội đều thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự Trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa
án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân thì toàn án quân sự xét xử toàn bộ vụ án Nếu có thể tách ra để xét xử
Trang 6riêng thì tòa án quân sự và tòa án nhân dân xét xử những bị cáo thuộc thẩm quyền của mình Những người không còn phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ quân đội; hoặc những người bị phát hiện là phạm tội trước khi nhập ngũ thì thuộc thẩm quyền xét xử của toàn án quân sự về những tội phạm liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội Những tội phạm khác do tòa án nhân dân xét xử
Thẩm quyền xét xử đối với thường dân phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội được xác định tùy từng trường hợp cụ thể Nếu vụ án có những tình tiết cần điều tra liên quan đến bí mật quốc phòng như địa điểm, thiết bị, kế hoạch quân sự… thì tòa án quân sự xét xử Những việc phạm tội khác, tòa án quân sự có thể chuyển vụ án cho tòa án nhân dân Nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa tòa án nhân dân và tòa án quân sự thì chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét và quyết định
3 Thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thẩm quyền theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền xét xử căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện và nơi kết thúc điều tra
Thông thường, vụ án hình sự được xét xử ở tòa án nơi tội phạm thực hiện Trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi kết thúc việc điều tra
Trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài thì thẩm quyền xét xử của tòa
án nhân dân được xác định như sau: Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo xét xử Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự thì do tòa
Trang 7án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của chánh án Tòa án quân sự trung ương
Đối với những vụ án xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài thì tòa án nhân dân ở Việt Nam nơi có sân bay, bến cảng mà tàu bay, tàu biển đó trở về đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng kí có thẩm quyền xét xử
4 Thẩm quyền chuyển vụ án.
Tòa án có quyền chuyển vụ án cho tòa án có thẩm quyền xét xử, nếu nhận thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình Việc chuyển vụ án cho tòa
án trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc trong phạm vi quân khu do tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự cấp khu vực quyết định Việc chuyển vụ án cho tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân
sự cấp quân khu quyết định
Tòa án chỉ được quyền chuyển vụ án cho tòa án có thẩm quyền khi vụ án chưa được xét xử Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do chánh án tòa án quyết định Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án quân sự hoặc tòa án cấp trên thì vụ án dù đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho tòa án có thẩm quyền Trường hợp này, việc chuyển vụ án do hội đồng xét xử quyết định
Thời hạn chuyển vụ án phải tuân thủ quy định tại Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
III Một số bất cập, hạn chế về vấn đề thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà
án cấp huyện, nhưng lại do Cơ quan điều tra cấp tỉnh khởi tố, điều tra, kết luận
và Viện kiểm sát cấp tỉnh cũng truy tố ra Toà án cấp tỉnh, Toà án cấp tỉnh cũng
Trang 8thụ lý và đưa ra xét xử Tình trạng này tương đối phổ biến, nhưng lại được giải thích rằng, Cơ quan điều tra cấp huyện khởi tố điều tra, kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp huyện đã truy tố, Toà án cấp tỉnh còn lấy lên để xét xử được huống chi vụ án đã do Cơ quan điều tra cáp tỉnh khởi tố điều tra, Viện kiểm sát cấp tỉnh
đã truy tố thì không có lý gì Toà án cấp tỉnh lại không xét xử sơ thẩm
Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định phân biệt thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự Việc quy định này chỉ quy định trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự, là văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn Bộ luật tố tụng hình sự Như vậy, rõ ràng đây là điều chưa phù hợp của pháp luật tố tụng hình sự
Pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ ràng về việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử sơ thẩm Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định, việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa
án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định
Bộ luật tố tụng hình sự có quy định “Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết” Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự chỉ mới quy định chung chung như vậy mà không quy định thủ tục chuyển vụ án Chính vì quy định như trên mà trên thực tế, gặp rất nhiều trường hợp Tòa án chuyển trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát chuyển cho cấp có thẩm quyền truy tố; có Tòa lại chuyển cho Tòa án cấp có thẩm quyền để cho Viện kiểm sát cùng cấp truy tố lại… việc này làm mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí xét xử và còn làm chậm cho tiến độ xét xử vụ án
Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo đối tượng cũng đang còn gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn, bởi theo lẽ thông thường Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định lấy các vụ án mà người phạm tội là cán bộ
Trang 9chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, cấp trung ương, người người có chức sắc tôn giáo, địa vị lớn trong xã hội…lên để xét xử Chính điều này, không có một văn bản nào quy định cụ thể, đã gây hoang mang trong quần chúng nhân dân Việc quy định như thế này còn dễ dẫn đến tùy tiện trong áp dụng và trong thực tế sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án do khi chuyển vụ án từ cấp dưới lên sẽ phải làm lại cáo trạng truy tố vì Viện kiểm sát cấp dưới không thể ủy nhiệm cho Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử được, do đó hồ sơ
vụ án sẽ phải chuyển qua lại nhiều lần giữa Tòa án và Viện kiểm sát , mất nhiều thời gian không cần thiết Mặt khác do không có quy định cụ thể và cũng không quy định cụ thể và cũng chưa có sự giải thích , hướng dẫ về vấn đề này nên cũng khiến cho việc nhận thức và áp dụng trong thực tiễn sẽ không có sự thống nhất
và không thể chánh khỏi tình trạng mỗi nơi sẽ có cách vận dụng riêng của mình ,
có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết nhanh chóng và vụ án
Thực tiễn xét xử, thường xảy ra tranh chấp giữa Toà án quân sự với Toà
án nhân dân trong trường hợp dân thường phạm tội mà hành vi của họ có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội Bí mật quân sự đã có quy định nhưng “gây thiệt hại cho quân đội” bao gồm những thiệt hại nào thì chưa có quy định
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, chỉ do Chánh án Toà án quyết định Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vấn
đề tranh chấp về thẩm quyền không chỉ xảy ra giữa các Toà án với nhau mà còn xảy ra giữa Toà án với Viện kiểm sát nhưng Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định ai chịu trách nhiệm giải quyết
Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự nhưng bản án không chỉ có các quyết định về hình sự mà còn có cả các quyết định về dân sự Nếu phần dân sự trong vụ án hình sự bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc Toà án cấp giám đốc thẩm huỷ để giải quyết lại, nếu đúng theo quy định của pháp luật thì
Trang 10Toà án quân sự không có thẩm quyền xét xử lại phần dân sự trong vụ án hình sự
đó nữa mà phải thuộc Toà án nhân dân Tuy nhiên, nếu giao cho Toà án nhân dân giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự mà vụ án hình sự đó lại do Toà
án quân sự đã xét xử thì không phù hợp, việc chuyển giao hồ sơ vụ án cũng rất phức tạp Để khắc phục tình trạng này, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại hướng dẫn, nếu phần dân sự trong vụ án hình sự bị huỷ để giải quyết lại thì dù vụ án đó do Toà án nhân dân xét xử hay Toà án quân sự xét xử thì bản án
xét xử lại phần dân sự trong vụ án hình sự vẫn là “bản án hình sự”, trong khi đó
những người tham gia tố tụng tố tụng được ghi trong bản án không phải là bị cáo, người bị hại, mà là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự dân sự
Theo quy định của pháp luật thì Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án hình
sự là Toà án nơi tội phạm được thực hiện Trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi kết thúc việc điều tra Hiện nay có nhiều trường hợp tội phạm được thực hiện ở một nơi hoặc nhiều nơi nhưng không do Cơ quan điều tra địa phương khởi tố, kết thúc điều tra, mà do Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, kết thúc điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra bản cáo trạng và uỷ quyền cho Viện kiểm sát địa phương nơi Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án tham gia phiên toà sơ thẩm để bảo vệ bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Đây cũng là vấn đề thực tiễn xét xử gặp nhiều vướng mắc, nhất là đối với Kiểm sát viên tham gia phiên toà; nhiều trường hợp không bảo vệ được cáo trạng vì không có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 3 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong thời hạn ba ngày,
kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ
và bản cáo trạng đến Toà án Nếu bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì chỉ có 3 ngày, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án đó, Kiểm sát viên được uỷ quyền tham gia phiên toà