1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH ĐA DẠNG PHONG PHÚ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

29 2,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 236,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUViệt Nam đã được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học, mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tíchrừng trong một thời kỳ kéo dài tron

Trang 1

3 Các yếu tố tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ thực vật Việt Nam.

11

PHẦN II: QUẢN LÝ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT TẠI MỘT VƯỜN

1 Điều tra, khảo sát đánh giá tình hình cơ bản khu bảo tồn. 16

2 Đánh giá, xác định các mối đe dọa đến khu bảo tồn: 16

3 Xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý khu bảo tồn: 17

2.1 Nâng cao đời sống cộng đồng trong vùng đệm khu rừng đặc dụng 17 2.2 Tăng cường bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng 19

2.5 Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vế bảo

2.6 Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào

2.7 Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật. 26

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam

Á giàu về đa dạng sinh học, mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tíchrừng trong một thời kỳ kéo dài trong nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Namvẫn còn rất đa dạng và phong phú và có mức độ đặc hữu cao Theo báo cáoquốc tế trong năm 2012 cho biết, Việt Nam có hệ thực vật vào loại đa dạngbậc nhất thế giới (thứ 20 thế giới)

Tuy nhiên, nằm trong xu thế chung của thế giới, đa dạng sinh học nóichung, đa dạng về hệ thực vật nói riêng của Việt Nam cũng đã và đang bị suythoái, đặc biệt sự suy thoái này diễn ra với tốc độ rất nhanh trong những nămgần đây Độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đếm mức báo động,chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính phủ và các tổchức Quốc tế, Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong công tác bảo tồn

đa dạng sinh học ở Việt Nam Hiện hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam sởhữu 164 khu bao tồn (30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khubảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) với diện tíchtrên 2,26 triệu ha, đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn,đất ngập nước và trên biển

Tuy nhiên hiện nay các vườn quốc gia và khu bảo tồn cũng vẫn đang tiếptục đối mặt với các nguy cơ xâm hại dẫn đến suy giảm về diện tích, số lượng

và chất lượng các loài thực vật, nhất là các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm.Nghiên cứu môn học Khu hệ và quản lý tài nguyên thực vật rừng đã giúpcho Tôi có một lượng kiến thức nhất định về khu hệ thực vật nói chung vàkhu hệ thực vật Việt Nam nói riêng để có những hành động nhỏ bé của mìnhgóp phần bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn thực vật Việt Nam nóiriêng

Trước khi kết thúc môn học, Tôi xin làm tiểu luận với 2 nội dung:

- Đặc điểm khu hệ thực vật Việt Nam, các yếu tố tạo nên tính đa dạngphong phú của hệ thực vật Việt Nam

- Quản lý hiệu quả tài nguyên thực vật tại một vườn quốc gia/khu bảotồn thiên nhiên

Mặc dù đã rất cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế nên không thểtránh khỏi các thiếu sót Tôi mong được các Thầy, Cô giáo và các bạn góp đểbài tiểu luận này được bổ sung hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

Phần I ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH ĐA DẠNG PHONG PHÚ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

1 Khái niệm hệ thực vật.

Hệ thực vật là tập hợp có tính chất lịch sử các loài cây mọc trong mộtphần đất nhất định Kích thước có thể khác nhau, ví dụ hệ thực vật của tráiđất, hệ thực vật của một châu lục, một nước, một hòn đảo, một thành phố,cũng có thể nói hệ thực vật một hồ, một ao…Nói cách khác hệ thực vật baogồm các bậc taxon và tổ hợp các loài thực vật trên một diện tích nào đó

2 Đặc điểm khu hệ thực vật Việt Nam.

Việt Nam được coi là 1 trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao nhấttrên thế giới (WCMC,1992) Là 1 trong những trung tâm đa dạng sinh họcquan trọng của Đông Nam Á Trong đó có đa dạng về hệ thực vật thể hiện baogồm đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái và đa dạng các vùng địa lý sinh học

2.1 Đa dạng loài thực vật:

Đa dạng về loài cây là đặc điểm nổi bật của hệ thực vật rừng Việt Nam,

là một trong những nhân tố quyết định tính đa dạng về hệ sinh thái rừng tựnhiên của Việt Nam Về khu hệ thực vật, ngoài những yếu tố bản địa đặc hữu,Việt Nam còn là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ Trung Quốc, Ân Độ -Himalaya, Malaixia - Inđônêxia và các vùng khác kể cả ôn đới

Mặc dù chịu những tổn thất rất lớn về diện tích rừng trong một thời kỳchiến tranh ác liệt kéo dài nhiều thế kỷ nhưng hệ thực vật rừng Việt Nam vẫncòn rất phong phú Tuy đến nay chưa có một tài liệu nào thống kê mô tả mộtcách chi tiết thành phần loài thực vật nhưng theo số liệu của PGS TS.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật thuộc2.524 chi và 378 họ Các nhà thực vật học dự đoán con số loài thực vật ởnước ta còn có thể lên đến 15.000 loài Trong các loài cây nói trên có khoảng7.000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt Nam chiếmkhoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng sốloài thực vật trên toàn quốc (Lê Trần Chấn, 1997), có ít nhất 1.000 loài câyđạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm Cácloài tre nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giátrị thương mại Sự phong phú về loài cây đã mang lại cho rừng Việt Namnhững giá trị to lớn về kinh tế và khoa học Theo thống kê của Viện Dược liệu(2003), hiện nay đã phát hiện được 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữabệnh, trong đó chữa được cả những bệnh nan y hiểm nghèo Theo thống kêban đầu, đã phát hiện được 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loài cây cho

Trang 4

tananh, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo.

Số loài, chi và họ của các ngành thực vật bậc cao

Một số họ giàu loài trong hệ thực vật Việt Nam là:

- Họ Lan (Orchidaceae) 800 - Họ Cói (Cyperaceae) 300

họ giữ vai trò quan trọng trong thành phần loài cây của thảm thực vật như họ

Dầu (Dipterocarpaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), họ

Bồ hòn (Sapindaceae),

Tính đa dạng sinh học của thực vật nhiệt đới Việt Nam còn thể hiện qua

sự phong phú về các loài dây leo và thực vật nửa phụ sinh (khoảng 750 loài),thực vật phụ sinh (khoảng 600 loài) và thực vật ký sinh (khoảng 50 loài).Ngoài đặc điểm đa dạng loài, hệ thực vật ở Việt Nam có mức độ đặc hữucao Tuy không có họ đặc hữu nhưng có khoảng 27,7% số loài và 3% số chi

là đặc hữu Các loài và chi đặc hữu phân bố tập trung chủ yếu ở các vùng núicao Hoàng Liên Sơn, vùng rừng ẩm Bắc Trung Bộ, núi cao Ngọc Linh và caonguyên Lâm Viên

Đánh giá khía cạnh đa dạng về yếu tố địa lý, Gagnepain (1924, 1944) đãthống kê và sắp xếp các loài thực vật Đông Dương vào các yếu tố sau:

 Yếu tố đặc hữu địa phương : 11,9%

Trang 5

 Yếu tố Trung Quốc : 33,8%

 Yếu tố India - Himalaya : 11,5%

 Yếu tố Malaysia : 15,0%

 Yếu tố phân bố rộng và nhiệt đới : 20,8%

Pocs Tamas (1965) cũng đã đưa ra các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thựcvật miền Bắc Việt Nam là:

* Yếu tố đặc hữu bản địa : 33,90%

- Đặc hữu Việt Nam : 32,55%

- Đặc hữu Đông Dương : 7,35%

* Yếu tố di cư từ các vùng nhiệt đới : 55,27%

Nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gặp trong một vùng hẹp với số lượng

cá thể ít và hiện chúng vẫn đang bị khai thác như Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia

bariensis), Mắc niễng (Ebehartia tonkinensis), Chò đãi (Anamocarya tonkinensis)

Thực vật rừng nước ta còn có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Gõ đỏ

(Afzelia xylocarpa), Gụ mật (Sindora cochinchinensis), Trắc và Cẩm lai

(Dalbergia spp.), Hoàng đàn Chi Lăng (Cupressus torulosa), Pơ mu

(Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Lát hoa

(Chukrasia tabularis), Lim xanh (Erythrophleum fordii), các loài cây họ Dầu (Sao đen, Dầu nước, Vên vên), Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), Ba kích (Morinda officinalis) v.v.

2.2 Đa dạng hệ sinh thái:

Tính đa dạng về hệ thực vật của Việt Nam còn bao gồm đa dạng về hệsinh thái Do sự đa dạng về địa hình, đa dạng về khí hậu đã tạo thuận lợi choviệc hình thành các hệ sinh thái khác nhau ở Việt Nam trong đó quan trọngnhất là các hệ sinh thái rừng Theo Thái Văn Trừng (1978), có thể phân các hệsinh thái rừng Việt Nam thành 14 kiểu:

1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Trang 6

2 Kiểu rừng rụng lá ẩm nhiệt đới.

3 Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới

4 Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới

5 Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới

6 Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới

7 Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới

8 Kiểu truông bụi cây gai hạn nhiệt đới

9 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

10 Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp

11 Kiểu rừng kín cây lá kim mưa ẩm ôn đới

12 Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp

13 Kiểu rừng khô vùng cao

14 Kiểu rừng lạnh vùng cao

Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụthuộc vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhưỡng (phụ thuộc vào điều kiệnđất), kiểu phụ nhân tác (phụ thuộc vào tác động của con người) và trong mỗikiểu phụ đó tuỳ theo độ ưu thế của loài cây mà hình thành nên những phứchợp, ưu hợp và quần hợp tự nhiên khác nhau Như vậy, bức tranh hệ sinh tháirừng nước ta rất đa dạng và phong phú

Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) đã giới thiệu 9 kiểu rừng chính

ở Việt Nam và được tóm tắt như sau:

1 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới: Kiểu này có diện tích

lớn, phân bố rộng khắp toàn quốc ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới1.000m ở miền Nam Thực vật rừng ở đây > 75% là cây thường xanh, tính đadạng loài cao Rừng có cấu trúc 3-5 tầng (tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầngdưới tán, tầng cây bụi và tầng thảm tươi)

2 Kiểu rừng lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới: Kiểu rừng lá rộng nửa rụng

lá nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1.000m ở miềnNam và gặp ở Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.Rừng có cấu trúc nhiều tầng, nhiều cây cao, có từ 25-75% cây rụng lá trong tổthành

3 Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới: Kiểu này hình thành ở vùng

có lượng mưa thấp, từ 1.200-2.500 mm, mùa khô kéo dài Kiểu này phân bố ở

độ cao dưới 700 m ở miền Bắc và dưới 1.000 m ở miền Nam, gặp ở một số

Trang 7

nơi như Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Đồng Nai Rừng cócấu trúc nhiều tầng, có trên 75% cây rụng lá trong tổ thành.

4 Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới: Rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới

hay còn gọi là rừng khộp phân bố ở độ cao dưới 700 m ở miền Bắc và dưới1.000 m ở miền Nam, tập trung ở Tây Nguyên và một số tỉnh Đông Nam Bộ,nơi có khí hậu khô nóng, một mùa khô kéo dài Cấu trúc rừng đơn giản, câycao to, mật độ cây thấp, tán thưa, tổ thành loài cây không phức tạp

5 Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới: Rừng kín thường xanh ẩm

nhiệt đới hay còn gọi là là rừng hỗn giao lá rộng, lá kim, phân bố ở độ caotrên 700m ở miền Bắc và trên 1.000m ở miền Nam, nơi có lượng mưa 1.200-2.500mm/năm, nhiệt độ trung bình năm: 15-200C Kiểu rừng này gặp nhiều ởLai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Kon Tum, Rừng có cấu trúcnhiều tầng, có từ 30-35% cây lá kim trong tổ thành Thường tập trung nhiềuloài thực vật đặc hữu

6 Kiểu rừng ngập mặn hình thành trên đất mới bồi tụ vùng ven biển,

cửa sông: Kiểu này phân bố tập trung ở Nam Bộ và một ít ở Bắc Bộ Rừng

một tầng, tổ thành loài cây đơn giản (Đước, Bần, Mắm, Sú, Vẹt, )

7 Kiểu rừng núi đá vôi: Rừng đá vôi bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu

rừng kín thường xanh và nửa rụng lá phân bố ở vành đai nhiệt đới và á nhiệtđới trên đất đá vôi ở các tỉnh phía Bắc Rừng đá vôi rộng nhất là khu PhongNha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) Rừng thường có 2 tầng, loài cây ưu thế thường

là Nghiến, Trai lý, Mạy tèo, Ô rô

8 Kiểu rừng lá kim: Rừng lá kim phân bố tập trung ở Tây Nguyên và

một số tỉnh miền Bắc nơi có khí hậu tương đối khô (lượng mưa 600-1200mm/năm), đất xấu Rừng có cấu trúc 2-3 tầng, ưu hợp chủ yếu là Thông nhựa,Thông ba lá, Thông dầu

9 Kiểu rừng tre nứa: Đây là kiểu rừng đặc thù thường được hình thành

trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc sau nương rẫy và phân bố trên toànquốc

Ngoài ra, ở Việt Nam còn có kiểu rừng Tràm Hệ sinh thái rừng Tràmđược hình thành trên đất chua phèn ngập úng thường xuyên hoặc định kỳ với

loài Tràm (Melaleuca cajuputi Powel) là loài cây chủ yếu Loại hệ sinh thái

này chỉ còn tập trung ở U Minh, vùng đất phèn Đồng Tháp Mười và Tứ GiácLong Xuyên (Vũ Văn Chuyên, 1995)

2.3 Đa dạng các vùng địa lý sinh học:

Việt Nam cũng được coi là một trong những nước có sự đa dạng cao vềvùng địa lý sinh học Căn cứ vào các yếu tố trên, các nhà sinh vật Việt Nam

Trang 8

(Thái Văn Trừng, Đào Văn Tiến, Võ Quí, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên,Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Trần Kiên, Phan Kế Lộc ) đã chia ViệtNam thành 5 vùng địa lý sinh học như sau:

1 Vùng địa lý sinh học Đông Bắc,

2 Vùng địa lý sinh học Tây Bắc,

3 Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ,

4 Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và

5 Vùng địa lý sinh học Đông Nam Bộ

Khi nghiên cứu về các vùng địa lý sinh học Việt Nam, năm 1995, tiến sĩJohn Mackinnon đã chia vùng lãnh thổ đất liền của nước ta thành các đơn vịsinh học nhỏ hơn và gồm:

1 Vùng địa lý sinh học Đông Bắc,

2 Vùng địa lý sinh học Hoàng Liên Sơn,

3 Vùng địa lý sinh học Bắc Trung tâm Đông Dương,

4 Vùng địa lý sinh học Châu thổ Sông Hồng,

5 Vùng địa lý sinh học Nam Trung tâm Đông Dương,

6 Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ,

7 Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ,

8 Vùng địa lý sinh học Tây Nguyên và

9 Vùng địa lý sinh học cao nguyên Đà Lạt

Tuy nhiên, việc phân chia các vùng địa lý sinh học chỉ mang tính tươngđối bởi vì các loài sinh vật luôn có khả năng phát tán và di cư, nhất là trongnhững năm gần đây, khi môi trường sống bị tác động và có sự thay đổi lớn,tính chất chỉ thị của các loài đôi lúc đã trở nên mờ nhạt Dưới đây là một số ví

dụ về tính chỉ thị của các loài sinh vật ở các vùng địa lý sinh học Việt Nam.2.3.1 Vùng địa lý sinh học Đông Bắc

Vùng Đông Bắc có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen nhiều thung lũng

và đồng bằng Trong thời kỳ vận động tạo sơn sau cùng, vùng này được nângcao lên thêm song không có ngọn núi nào đạt 2.000m (khoảng 1.000-1.500m)

và có cấu trúc tương đối đồng nhất Điều đặc biệt đáng lưu ý ở đây là hướngnúi vùng Đông Bắc có hình nan quạt mở rộng ở phần phía Bắc, đầu qui tụ vàonúi Tam Đảo Các nan quạt đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, BắcSơn và cánh cung Đông Triều Cấu tạo địa hình núi này đã phần nào cản trở

sự thâm nhập của gió mùa Đông Nam nhưng lại tạo thuận lợi cho sự xâm

Trang 9

nhập của gió mùa Đông Bắc Chính vì vậy, mùa lạnh ở vùng này kéo dài,vành đai á nhiệt đới hạ xuống thấp (khoảng 500-600m)

Vùng địa lý sinh học Đông Bắc nổi tiếng bởi nhiều cảnh quan đẹp vớicác vườn quốc gia Bái Tử Long, Cát Bà, Tam Đảo, Ba Bể, Xuân Thuỷ Vùngnày trước đây cũng là nơi giàu tài nguyên rừng với các loài thực vật quí như

Lim xanh (Erythrophleum fordii), Nghiến (Excentrodendon tonkinense), Trai

lý (Garcinia fagraeoides), Hoàng đàn Chi Lăng (Cupressus torulosa), Táu mật (Vatica odorata ssp brevipetiolata).

2.3.2 Vùng địa lý sinh học Hoàng Liên Sơn

Địa hình vùng này có nhiều điểm khác với vùng Đông Bắc và gồm cảvùng núi cao và vùng núi thấp Vùng núi cao gồm phần kéo dài của khối nềnVân Nam-Tứ Xuyên Trung Quốc như dãy Hoàng Liên với đỉnh Fansipan3.142m Vùng núi thấp là các dãy núi và cao nguyên thuộc các tỉnh Hà Giang,Tuyên Quang, Yên Bái, phần đất phía Đông Bắc của Hoà Bình Vùng địa lýsinh học Hoàng Liên Sơn là nơi có đặc điểm khí hậu mang tính hỗn hợp giữavùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc Đặc trưng cho vùng này là các đặc sản vàcây thuốc như Nấm hương, Mộc nhĩ, Thảo quả, Quế

2.3.3 Vùng địa lý sinh học Tây Bắc

Theo cách chia của Mackinon thì vùng địa lý sinh học Tây Bắc ViệtNam nằm trong vùng Bắc Trung tâm Đông Dương Các nhà sinh học ViệtNam gọi đó là vùng địa lý sinh học Tây Bắc và bao gồm chủ yếu lãnh thổ củacác tỉnh Lai Châu, Sơn La cùng phần phía Tây Nam tỉnh Hoà Bình, phía Tâytỉnh Ninh Bình và phía Tây tỉnh Thanh Hoá Địa hình vùng địa lý sinh họcnày khá phức tạp, nhiều núi cao, cao nguyên và nhiều thung lũng hiểm trở.Các dãy núi cao chạy vòng quanh tạo nên vùng này như một lòng chảo Đặcđiểm của địa hình đã có ảnh hưởng nhiều và làm phức tạp thêm tính chất khíhậu của vùng Tây Bắc

Tài nguyên sinh vật vùng Tây Bắc xưa rất nổi tiếng bởi những khu rừng

rộng bạt ngàn và ưu thế là những quần thể Thông lông gà (Podocarpus

imbricatus), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana), Tô hạp Điện Biên

(Altingia siamensis), nay vẫn còn một số loài quý hiếm như Thông đỏ Pà Cò (Taxus chinensis), Thông năm lá Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Bách xanh (Calocedrus macrolepis).

2.3.4 Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ

Việc chia vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, ngay cả các nhà khoa họcViệt Nam cũng rất khác nhau Giáo sư Đào Văn Tiến (1973) dựa trên số liệu

về các loài Gặm nhấm, Phạm Nhật (1993) dựa trên sự phân bố các loài Linh

Trang 10

trưởng và Nguyễn Thái Tự (1994) dựa trên sự phân bố các loài cá nước ngọtcho rằng sông Cả (sông Lam) là ranh giới tận cùng phía Bắc của vùng này.Các nhà nghiên cứu về chim cho rằng sông Chu là ranh giới tận cùng phíaBắc của vùng Bắc Trung Bộ Trong phân chia các vùng kinh tế lâm nghiệp,phần phía Nam sông Cả đến Thừa Thiên Huế được coi là miền Bắc TrườngSơn Như vậy, dù ý kiến còn phân tán ít nhiều nhưng cái chung nhất vẫn coisông Cả là một ranh giới tự nhiên đáng quan tâm và vùng đất từ Nam sông Cảđến Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm rất riêng Ta chấp nhận đó là vùng địa

lý sinh học Bắc Trung Bộ

Sự vận động của địa máng Trường Sơn hình thành nên dãy Trường Sơnchạy song song với biển đã không tạo thuận lợi cho việc hình thành các châuthổ rộng lớn như vùng đồng bằng sông Hồng ở vùng Đông Bắc Phần lớn diệntích vùng này là núi thấp Núi cao có các đỉnh Pu Lai Leng (2.711m), Rào Cỏ(2.286m) nằm trên đường biên giới Việt-Lào Do có sự phân cắt mạnh, dotính không đối xứng của dãy Trường Sơn, địa hình vùng này có độ dốc lớn,nhiều đèo cao Khí hậu vùng Bắc Trung Bộ cũng có nhiều nét đặc trưng vớilượng mưa hàng năm lớn, nhiệt độ bình quân hàng năm cao và mùa hè có gióTây (gió Lào) khô nóng

Tuy có bề ngang hẹp nhưng những đặc điểm địa hình, khí hậu của vùngBắc Trung Bộ đã tạo nên tính đa dạng và phong phú của tài nguyên thực vật

và nơi có nhiều yếu tố đặc hữu nhất Việt Nam

2.3.5 Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Đèo Hải Vân nổi lên như một chiếc barie tự nhiên phân cách đơn vị địa

lý sinh học vùng Bắc Trung Bộ - nơi có khí hậu cận nhiệt đới và Nam Trung

Bộ - nơi có khí hậu nhiệt đới Vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên được hìnhthành do sự vận động của địa khối Kon Tum, một bộ phận của địa khốiIndonesia bao gồm cả đất đai của vùng Hạ Lào, Cambodia và Thailand

Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nằm trên cả haisườn Đông và Tây của dãy Trường Sơn Vùng phía Đông của dãy TrườngSơn chủ yếu là núi và đồi với vài đỉnh cao nằm ở phía Tây (Ngọc Linh2.598m) Khí hậu của vùng mang tính nhiệt đới điển hình Vùng phía Tây dãyTrường Sơn tuy thuộc khối cổ Kon Tum nhưng được trẻ hoá trong quá trìnhtân kiến tạo và tương đối bằng phẳng nhờ sự phun trào của nham thạch núilửa Khí hậu được chia thành 2 mùa; mùa mưa (từ tháng 5 đến cuối tháng 10)

Trang 11

2.3.6 Vùng địa lý sinh học Đông Nam Bộ (Nam Trung tâm ĐôngDương)

Thực chất, đây là vùng cực Nam của vùng Tây Nguyên và được hìnhthành trên cơ sở vận động tạo sơn của khối nền Kon Tum cùng với sự xuấthiện của lớp phù sa cổ Vùng có địa hình ít dốc nhưng được nâng cao ở phầnphía Bắc do sự phun trào của các núi lửa và tạo nên các cao nguyên Di Linh,

Đà Lạt, Langbian và nghiêng dần về phía Đông Nam hình thành khu đồngbằng cao điển hình

Do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới (gồm 2 mùa mưa vàkhô) nên tài nguyên sinh vật ở đây tuy không đa dạng về loài nhưng trữ lượngquần thể các loài lại rất cao Hệ thực vật ở đây có nhiều loài quí như Cẩm lai

(Dalbergia bariensis), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Gõ đỏ (Afzelia

xylocarpa), Gụ (Sindora sp), Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Sao đen

(Hopea odorata).

2.3.7 Vùng địa lý sinh học Tây Nam Bộ

Vùng này được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông MêKông trong suốt một quá trình địa chất lâu dài Tuy nằm trong vành đai khíhậu nhiệt đới trên một địa hình bằng phẳng nhưng tính đa dạng sinh học thấp

vì con người đã sinh sống ở đây từ lâu Rừng chủ yếu là rừng ngập mặn với

sự đơn điệu về loài, đáng quan tâm hơn cả là Đước, Vẹt, Mắm

3 Các yếu tố tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ thực vật Việt Nam.

Hệ thực vật Việt Nam đa dạng và phong phú là do các yếu tố sau:

“vùng nhiệt đới, đặc biệt là rừng nhiệt đới và biển nhiệt đới là nơi có tính đadạng sinh học cao” (McNeely et al, 1990)

Trang 12

Việt Nam thuộc mỏm chóp Đông Nam của lục địa Âu Á, là nơi “dừngchân” của nhiều loài sinh vật di cư từ phía Tây sang Đông, Phía Bắc xuống,

và từ Nam lên Do đó có ảnh hưởng đến khu hệ động - thực vật Việt Nam.Việt Nam có đa dạng các yếu tố sinh vật như:

- Yếu tố đặc hữu

- Yếu tố Việt Nam- Nam Trung Hoa

- Yếu tố Việt Nam- Hymalaya

- Yếu tố Việt Nam- Ấn Độ

- Yếu tố Việt Nam- Malêzi,

3.2 Địa hình:

Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên Khối núi cao nhất làdãy Hoàng Liên Sơn phân chia bắc bộ thành 2 phần tây bắc và đông bắc cóđiều kiện sinh thái khác biệt vùng đông bắc với các dãy núi hình vòng cungtheo hướng đông bắc tây nam với độ cao trung bình 1.000m chỉ ở đầu nguồncác con sông: Lô, Gâm, Chảy Vùng Tây Bắc có những đỉnh cao nhất nước độcao trung bình 2.000m, cao nhất là đỉnh Phansipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơncao 3.143m, hướng núi chính là Tây Bắc - Đông Nam giống như 1 mái nhàkhổng lồ dốc xuống đồng bằng sông Hồng

Dãy Trường sơn kéo dài từ trung bộ đến cực nam tiếp nối với đồng bằngNam bộ

Vùng núi Bắc Trung bộ có những dãy núi đá vôi với nhiều hang độngkhoảng giữa dãy trường sơn là vùng núi trung bình, có độ cao từ 800-1.000m.vùng cao nguyên trung phần có nhiều cao nguyên bậc thang đất đỏ bazan liền

kề với cao nguyên trung phần là vùng đồi đất xám đông nam bộ gờ phía đôngcủa hệ cao nguyên rất phức tạp về địa hình và dốc đứng về phía biển

1/4 diện tích còn lại là đồng bằng với 2 đồng bằng lớn là châu thổ sônghồng và châu thổ sông cửu long ở giữa là giải đồng bằng hẹp ven biển duyênhải miền trung

=> Việt Nam có tính đa dạng cao về các dạng đồi núi, cao nguyên vàđồng bằng từ đó tạo ra tính đa dạng về hệ sinh thái như: HST biển và đạidương, HST thềm lục địa, HST hải đảo, HST ven biển, HST nông nghiêp,HST rừng đặc biệt là HST rừng với rất nhiều kiểu rừng khác nhau (14 kiểutheo Thái văn Trừng hoặc 9 kiểu theo Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng)

3.3 Vĩ độ và đai cao:

Đất nước kéo dài gần 16 vĩ tuyến (8030' - 23022' độ vĩ Bắc) nên khí hậuViệt nam không đồng nhất Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc đến

Trang 13

Nam, miền Bắc có mùa đông lạnh tạo điều kiện cho sinh vật ôn đới phát triển

đó là các yếu tố của vùng á nhiệt đới và ôn đới miền nam có khí hậu củavùng nhiệt đới điển hình chia ra làm 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt sự pháttriển của động thực vật nhiệt Ví dụ; nhiệt độ trung bình ở miền Nam- ViệtNam là 270C trong khi đó ở miền Bắc là 210C

30% tổng diện tích có độ cao trên 500m, đỉnh cao nhất là Phansipan(3.143m) VN có nhiều đai cao khác nhau theo quy luật Cứ lên cao 100m thìnhiệt độ lại giảm 0,50C do có sự chênh lệch nhiệt độ theo chiều thẳng đứng sẽtạo ra sự khác biệt về phân bố của loài theo đai cao điều này làm tăng đa dạngsinh học của Việt Nam

Chế độ nhiệt ở vùng núi thay đổi theo độ cao Càng lên cao nhiệt độcàng giảm Chính vì vậy, ở vùng núi cao cũng xuất hiện những loài, chi, họthực vật ở vùng á nhiệt đới và ôn đới Yếu tố độ cao trong địa hình có ảnhhưởng đến phân bố các loài thực vật rừng như sau:

Vành đai cao từ 700m - 1.600m (ở miền Bắc) và từ 1.000m - 1.800m (ở

miền Nam) là vành đai độ cao á nhiệt đới núi thấp tầng dưới Nhiệt độ trung

bình hàng năm từ 15 – 200C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có khi xuống đến 00C,xuất hiện sương muối

Tổ thành thực vật ở vùng núi phía bắc có những họ thực vật á nhiệt đớichiếm ưu thế rõ rệt như họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Chè(Theaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Óc chó(Juglandaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae) v.v Trong vành đai này ít thấynhững loài cây của khí hậu nhiệt đới vùng thấp và vùng có độ cao trung bình

như họ Dầu (Dipterocarpaceae), cây săng lẻ hoặc bằng lăng (Lagerstroemia

calyculata Kurz) v.v Ngoài ra còn thấy xuất hiện loài du sam (Keteleeria davidiana)

Tổ thành thực vật vành đai cao này ở miền Nam có loài thông ba lá

(Pinus kesiya)

Vành đai cao từ 1.600 m - 2.400 m (ở miền Bắc) và từ 1.800 m - 2.600

m (ở miền Nam) là vành đai ôn đới ấm núi thấp tầng trên Nhiệt độ trung

bình hàng năm từ 100C – 150C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới 10oC,nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống dưới 00C Thực vật ở đây có những loài câycủa vùng ôn đới ấm thuộc các chi như: Alnus, Betula, Acer, Carpinusv.v.Những loài cây này hỗn giao với nhiều loài cây lá kim thuộc các chi nhưDacrydium, Libocedrus, Cephalotaxus, Fokienia v.v Ở miền Nam, đây là

vành đai độ cao xuất hiện loài thông năm lá Đà Lạt (Pinus dalatensis) và đặc biệt là loài thông lá dẹt (Ducampopinus krempfii), một loài cổ đặc hữu ở Việt

Nam phát hiện được ở phía nam dãy Trường Sơn

Trang 14

Vành đai độ cao trên 2.400 m (ở miền Bắc) và trên 2.600 m (ở miền

Nam) là vành đai ôn đới lạnh núi vừa tầng dưới Vành đai này đã có tuyết phủ

trong mùa đông Những kết quả nghiên cứu về vành đai độ cao này còn rất ít.Nhóm nhân tố khí hậu thuỷ văn có ảnh hưởng quyết định đến việc hìnhthành các kiểu thảm thực vật khí hậu nguyên sinh ở Việt Nam

3.4 Địa mạo và hệ thống hoàn lưu:

Hệ thống sônng ngòi Việt Nam dày đặc chỉ tính những con sông dàihơn10km đã có trên 2.500 con sông Với đường bờ biển dài 3.260km, trungbình cách 20km lại có 1 con sông đổ ra biển Hầu hết các sông ở nước ta đều

đổ ra biển 1 vài con song phía bắc đổ về Trung Quốc ( sông Na rì và sông Kỳcùng) và 1 số con sông ở cao nguyên miền trung đổ ra phía tây vào lưu vựcsông Mê kông phần lớn các sông đều chảy xiết với nhiều ghềnh thác

Lượng mưa trung bình năm 1.700-1.800mm/ năm nhưng không đều nhưmột vài địa phương vùng Bắc Trung Bộ nhận được lượng mưa cao hơn,khoảng 3.000mm nhưng 1 số vùng chỉ có 500mm Độ ẩm không khí tươngđối lớn khoảng 80% số ngày mưa nhiều trung bình trên 150 ngày/năm doảnh hưởng của hệ thống gió mùa nên lượng mưa phân bố không đều hìnhthành 2 mùa là mùa mưa(T6-T7) và mùa khô lượng mưa tập trung chủ yếuvào mùa mưa khoảng 80-85%

Hệ thống gió mùa (hoàn lưu khí quyển) ở Việt Nam rất phong phú, cùngvới đặc điểm địa mạo đã hình thành nên chế độ thời tiết ở Việt Nam

Thứ nhất là gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc đi vào Việt Namtrong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có đặc điểm: khô và lạnh Vàvùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ loại gió này là vùng Đông Bắc, lý dongoài việc gần phía Đông Nam Trung Quốc thì vùng này có hệ thống núi hìnhnan quạt mở rộng ở phần phía Bắc Đặc điểm địa mạo này đã tạo thuận lợicho sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc Chính vì vậy, mùa lạnh ở vùng nàykéo dài, vành đai á nhiệt đới hạ xuống thấp (khoảng 600m, trong khi đó toànMiền Bắc là 700 m)

Thứ hai cũng là gió mùa Đông Bắc, nhưng thổi từ tháng 12 đến tháng 1năm sau và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ Đặc điểm loại giónày là lạnh và ẩm do thổi qua Vịnh Bắc Bộ; thời tiết lạnh, kèm theo mưa phùn

sẽ biểu hiện khi loại gió này ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ.Thứ ba là gió mùa Đông Nam và Tây Nam thổi từ biển vào trong thờigian từ tháng 4 đến tháng 10 Loại gió này mang theo nhiều hơi nước, gâymưa cục bộ trên nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam Riêng vùng Bắc Trung Bộ,

Ngày đăng: 21/11/2015, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & đối tác (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Hà Nội Khác
2. Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Đắc Mạnh (2009), Đa dạng sinh học (Giáo trình Đại học lâm nghiệp). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
3. Richard B. Primack (1995). Cơ sở Sinh học Bảo tồn (Bản tiếng Việt do Võ Quí, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội dịch).Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
4. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam - IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên:Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế, Hà Nội Khác
5. Trường đại học Lâm nghiệp (2009), Giáo trình quản lý rừng đặc dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w