Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH ĐA DẠNG PHONG PHÚ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM (Trang 26)

3. Xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý khu bảo tồn:

2.6.Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực

đào tạo nguồn nhân lực.

a). Nghiên cứu khoa học :

Đối với Ban quản lý rừng dặc dụng cần tập trung tiến hành các chương trình nghiên cứu định hướng quản lý như:

Điều tra kiểm kê các loài thực vật; xác định các sinh cảnh và các loài quan trọng cần ưu tiên bảo tồn.

Lập bản đồ phân bố của các quần thể quan trọng của các loài ưu tiên bảo tồn và các sinh cảnh phù hợp cho chúng.

Nghiên cứu thực nghiệm quản lý sinh cảnh (khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ, trồng rừng,...)

Nghiên cứu giám sát thảm thực vật, diễn thế thảm thực vật. Nghiên cứu cải thiện sinh cảnh.

Nghiên cứu tác động của khách du lịch,...

Đối với các nhà khoa học đến nghiên cứu, các khu rừng đặc dụng cũng cần có qui chế quản lý thích hợp. Ví dụ, chỉ ra những khu vực và chủ đề không được phép nghiên cứu nhằm ngăn chặn các nhà khoa học thu thập quá nhiều tiêu bản mang ra khỏi rừng đặc dụng. Quyết định 08/2001/QĐ-TTg qui định: “Việc sưu tầm mẫu vật trong các khu rừng đặc dụng phải được phép của Bộ NN và PTNT và phải thanh toán các chi phí cho Ban quản lý rừng đặc dụng”.

b). Hợp tác quốc tế:

Để góp phần phản lý hiệu quả tái nguyên thực vật nói riêng bảo vệ và phát triển rừng nói chung hiện nay Việt Nam đã tham gia công ước CITES, công ước đa dạng sinh học.

Trong lĩnh vực bảo tồn hiên nay đã có rất nhiều các dự án quốc tế đầu tư vào Việt Nam.

Đào tạo nguồn nhân lực:

Các khu bảo tồn cần phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng để đào tạo nguồn nhận lực để thực hiện công tác bảo tồn.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN TÍNH ĐA DẠNG PHONG PHÚ CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM (Trang 26)