1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh

107 830 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 673,18 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ……………………. NGUYỄN THỊ GẤM HỘI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60. 22. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hùng Việt Thái Nguyên – 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Gấm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vào năm 1987, “Nỗi buồn chiến tranh” xuất hiện trong đời sống văn học Việt Nam như một viên ngọc với hình thù và màu sắc khác lạ. Vẻ đẹp dị biệt của nó đã khiến nhiều người lầm tưởng trong nó hàm chứa cả những chất độc, để rồi, khi nhìn nhận lại, người ta phải thừa nhận nó thực sự quý giá. Đọc “Nỗi buồn chiến tranh”, nhà văn Nguyên Ngọc đã ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". [46] “Nỗi buồn chiến tranh” cũng đã được Frank Palmos và Phan Thanh Hảo dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1994 với tựa để "The Sorrow of War". Tác phẩm nhận được sự ca tụng rộng rãi từ các độc giả nước ngoài, và được một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Để góp phần làm nên những thành công ấy, không thể không nhắc đến sự đóng góp của ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó hội thoại chiếm một vị trí đáng kể. 1.2. Với Ngôn ngữ học Việt Nam, Ngữ dụng học đã không còn xa lạ. Trong các nội dung nghiên cứu của ngữ dụng học, các vấn đề về hội thoại có vị trí rất quan trọng vì nó chính là nội dung phản ánh vai trò của ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp. Ở nước ta, trong thời gian qua, một số tác giả đã vận dụng lí thuyết ngữ dụng học vào việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học. Mặc dù vậy, đây vẫn là vùng đất màu mỡ cần được khai phá nhiều hơn nữa, đặc biệt với những khoảng còn ẩn chứa bao điều thú vị như “Hội thoại trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh””. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1.3. Bản thân người viết có niềm yêu thích với ngôn ngữ học nói chung và Ngữ dụng học nói riêng, luôn có mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn nữa về lĩnh vực này để phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy. Vì tất cả những lý do trên, chúng tôi đã chọn “Hội thoại trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm văn học Có thể nói, hội thoại trong các tác phẩm văn học là đề tài được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau: “Hội thoại trong truyện ngắn của Nam Cao” (Luận án tiến sĩ của Mai Thị Hảo Yến, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006). Ở luận án này, tác giả đã làm sáng tỏ lý thuyết về hội thoại trong dụng học bằng việc miêu tả cấu trúc các hình thức thoại dẫn trong truyện ngắn Nam Cao. “Hội thoại trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám (đặc điểm sử dụng từ ngữ trong quan hệ với nhân vật)” (luận văn thạc sĩ của Phạm Văn Khanh,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006). Tại công trình này, tác giả chủ yếu tìm hiểu đặc điểm sử dụng từ ngữ trong hội thoại của các nhân vật, qua đó thấy được sự phù hợp giữa ngôn ngữ hội thoại và hình tượng nhân vật trong tác phẩm Nam Cao. “Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng” (luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Quỳnh Ngân, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2008). Trong luận văn này, tác giả chủ yếu đi vào tìm hiểu đặc điểm của lời thoại, qua đó thấy được những nét đặc sắc trong sáng tác của nhà văn miền núi Vi Hồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 “Hội thoại trong “Dế mèn phiêu lưu kí”” (luận văn thạc sĩ của Giáp Thị Thuỷ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2009). Ở luận văn này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu về cấu trúc hội thoại và sự thể hiện các quan hệ liên nhân – phép lịch sự trong “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Ngoài ra, còn có thể kể tới một số bài viết như: “Các kiểu thoại dẫn trực tiếp, tự do trong truyện ngắn Nam Cao” (Mai Thị Hảo Yến); “Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” (Đinh Trí Dũng); “Hiệu quả nghệ thuật của lời thoại nhân vật trong truyện ngắn “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp” (Nguyễn Thị Hương); “Chất quê kiểng trong lời thoại của bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân” (Lương Thị Bình); “Hành vi nhận xét đánh giá qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Chu Lai” (Cao Xuân Hải); “Từ hô gọi trong lời đối thoại và độc thoại của nhân vật qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (Lê Thị Sao Chi); “Ngôn ngữ đối thoại nhân vật trong sáng tác của Frank Kafka” (Đỗ Thị Thu Hằng); “Nghệ thuật tổ chức đối thoại trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng” (Châu Minh Hùng). Trong các bài viết vừa nêu, các tác giả đã bàn tới một số khía cạnh cụ thể liên quan đến hội thoại trong một số tác phẩm văn chương được nhắc tới. 2.2 Nghiên cứu về “Nỗi buồn chiến tranh” Đã có một số công trình nghiên cứu về “Nỗi buồn chiến tranh” dưới cái nhìn của văn học như: “Cách xử lý đề tài chiến tranh qua hai tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” và “Ăn mày dĩ vãng”” (luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008);“Dòng hồi ức trong “Nỗi buồn chiến tranh”” (luận văn thạc sĩ của Hoàng Bích Hậu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008); “Nhịp điệu kể trong “Nỗi buồn chiến tranh”” (luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Huyền, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Từ góc độ ngôn ngữ học, công trình “Ngôn ngữ nghệ thuật trong “Nỗi buồn chiến tranh” (luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008) đã tìm hiểu về một số đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm. Tuy nhiên, hội thoại lại chưa được tác giả lưu tâm tới. Công trình “Trường nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học trong “Nỗi buồn chiến tranh””(luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Lê Mĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006) đã tìm hiểu đặc điểm của trường nghĩa chiến tranh, vai trò của trường nghĩa này với việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm và mối quan hệ giữa trường nghĩa với phân tích tác phẩm văn học. Điểm qua những công trình như trên, có thể khẳng định rằng, từ trước tới nay, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về hội thoại trong tiểu thuyết này như một đối tượng nghiên cứu riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh” ở một số khía cạnh, luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm và vai trò của hội thoại trong tiểu thuyết này dưới góc nhìn của ngữ dụng học, từ đó góp phần khẳng định những đặc sắc về ngôn ngữ của tác phẩm. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý thuyết về ngữ dụng học, đặc biệt là về hội thoại như khái niệm hội thoại, cấu trúc hội thoại, quy tắc hội thoại, .v.v. làm điểm tựa cho việc tìm hiểu hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh” - Trên cơ sở lý thuyết, tập hợp và xử lý tư liệu về hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 - Miêu tả những đặc điểm cơ bản của hội thoại (như hình thức, cấu trúc cuộc thoại, tính chất đoạn thoại, ), vai trò của hội thoại với việc thể hiện nội dung tác phẩm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”. Tác phẩm đã được xuất bản nhiều lần dưới cả hai tên gọi: “Nỗi buồn chiến tranh” và “Thân phận tình yêu”. Trong luận văn này, chúng tôi lấy bản in “Nỗi buồn chiến tranh” của Nhà xuất bản Phụ nữ, xuất bản năm 2005 làm văn bản để nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Có thể nghiên cứu “Nỗi buồn chiến tranh” ở nhiều góc độ khác nhau, song trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về đặc điểm hội thoại được thể hiện trong tác phẩm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp miêu tả (với hai thủ pháp chính là phân tích và tổng hợp) Phương pháp này được sử dụng để miêu tả các cấu trúc hội thoại, hình thức hội thoại, vai trò của hội thoại với việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm - Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp này được áp dụng để tính đếm tần số xuất hiện và phân loại các cấu trúc hội thoại, các kiểu quan hệ, làm cơ sở phân tích, nhận xét các đặc điểm của hội thoại, đánh giá vai trò của hội thoại trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về lý luận Luận văn cho thấy khả năng áp dụng các tri thức về ngữ dụng học nói chung, về hội thoại nói riêng để nghiên cứu ngôn ngữ trong một tác phẩm cụ thể. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm cơ sở cho việc phân tích ngôn từ nghệ thuật trong tu từ học hay làm sáng tỏ phong cách ngôn ngữ tác giả qua tác phẩm của họ. 6.2. Về thực tiễn Trước hết, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp độc giả có cái nhìn cụ thể hơn về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của “Nỗi buồn chiến tranh”- cuốn tiểu thuyết đã từng gây nhiều ý kiến trái chiều trên văn đàn Việt Nam. Đồng thời, luận văn còn là những gợi ý bổ ích, phục vụ cho việc dạy và học ngôn ngữ văn học nói chung và ngữ dụng học nói riêng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết và thực tế liên quan đến đề tài Chương 2: Đặc điểm hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh” Chương 3: Vai trò của hội thoại trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Lý thuyết hội thoại 1.1.1. Khái niệm hội thoại Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy quan trọng nhất của con người. Nhờ có giao tiếp bằng ngôn ngữ mà con người có thể thuận lợi trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm, cảm xúc, thiết lập hoặc gỡ bỏ những sợi dây liên hệ tình cảm. Trong thực tiễn, giao tiếp ngôn ngữ được thể hiện dưới hai dạng cơ bản là hội thoại và độc thoại. Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, “hội” có nghĩa là họp lại với nhau, gặp nhau, “thoại” là lời nói, nói chuyện. Như vậy, theo cách hiểu thông thường, giản đơn thì hội thoại nghĩa là hai hay nhiều người nói chuyện với nhau, tác động đến nhau bằng lời. Hội thoại, từ khi trở thành đối tượng của Ngữ dụng học, đã được nhiều tác giả như C.K. Orecchioni, H.P.Goice, G.Leach, D. Wilson, …quan tâm tìm hiểu, và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo GS. Đỗ Hữu Châu, “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”. [3, 201] Chức năng làm môi trường sống của ngôn ngữ của hội thoại đã được nhà lý luận ngôn ngữ Xô Viết M. Bakhtin nhấn mạnh: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người Sống tức là tham gia và đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý Con người tham gia vào cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc đời mình, bằng mắt, tay, tâm hồn, tinh thần và hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới Bản ngã không chết, cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc thoại không bao giờ kết thúc Đối thoại là một phương diện của tồn tại con người, nó cho thấy có cả một bộ mặt tự nhiên sinh động của hiện thực”. [32, 11] Một cuộc hội thoại sẽ chịu sự chi phối của các yếu tố sau: - Thoại trường: Thoại trường chính là hoàn cảnh không gian, thời gian nơi diễn ra cuộc thoại. Thoại trường có thể mang tính công cộng, ví dụ như trong cuộc họp, buổi hội thảo, trên giảng đường, trong lớp học Thoại trường cũng có thể mang tính riêng tư, ví dụ như trong nhà bếp, phòng ngủ Không chỉ có không gian, thời gian mà khả năng có mặt của những người mới tham gia vào cuộc thoại đang diễn ra cũng được xem là đặc điểm của thoại trường. Một cuộc đối thoại mang tính riêng tư, ví dụ như của đôi trai gái đang yêu nhau, sẽ thay đổi ít nhiều về nội dung, cách thức khi có mặt thêm người thứ ba, dù sự xuất hiện đó là khách quan và người thứ ba kia không hề xen vào cuộc thoại. [3] - Thoại nhân: Thoại nhân là những người tham gia vào cuộc thoại. Trước hết, các cuộc thoại khác nhau ở số lượng người tham gia. Căn cứ theo tiêu chí này, các nhà nghiên cứu đã chia hội thoại thành các dạng: song thoại (cuộc thoại gồm hai thoại nhân), tam thoại (cuộc thoại gồm ba thoại nhân) và đa thoại (cuộc thoại gồm ba thoại nhân trở lên), trong đó, song thoại là dạng cơ bản, phổ biến nhất. Không chỉ số lượng mà cương vị và tư cách của thoại nhân, ví dụ như tính chủ động hay bị động của các đối tác (đối ngôn), cũng ảnh hưởng rất lớn đến các cuộc thoại.[3] - Đích giao tiếp: Đích giao tiếp là mục tiêu cần đạt đến trong mỗi cuộc thoại. Có cuộc thoại có đích rõ ràng, được xác định từ trước khi diễn ra hội thoại (ví dụ như hội thảo khoa học, thương thuyết ngoại giao ). Ngược lại, [...]... buồn chiến tranh (1987), Lan man trong lúc kẹt xe (2003), Ngoài ra, Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh, trong đó truyện “Khắc dấu mạn thuyền” đã được dựng thành phim Truyện ngắn "Bội phản" trong tập truyện "Văn Mới" do Nhà xuất bản Văn học xuất bản, cũng đã được ông gửi gắm nhiều tình cảm và suy nghĩ vào trong các nhân vật 1.3.2 Đôi nét về tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh được... thoại sang đa thoại và ngược lại 2.1.2 Hoàn cảnh giao tiếp trong các cuộc thoại Trong “Nỗi buồn chiến tranh các thoại nhân giao tiếp với nhau trong cả ba hoàn cảnh: riêng tư, công cộng và vừa công cộng, vừa riêng tư Trong đó, hoàn cảnh giao tiếp mang tính công cộng chiếm đa số (62,1%) Xét về mặt nghi thức, các cuộc thoại trong tác phẩm đều diễn ra trong hoàn cảnh không nghi thức, mang tính chất tâm sự,... trải qua bao sóng gió, thăng trầm, “Nỗi buồn chiến tranh đã khẳng định được giá trị đích thực của mình trong lòng độc giả “Nỗi buồn chiến tranh là một câu trả lời cho những trăn trở của Nguyễn Minh Châu gần chục năm vè trước: “Bao giờ chúng ta mới thực sự có những cuốn tiểu thuyết về đề tài chiến tranh? Bao giờ những cây bút đã từng lăn lộn trong chiến tranh sẽ đem lên trang giấy những điều sở đắc nhất,... Thái Nguyên 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM HỘI THOẠI TRONG “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH 2.1 Đặc điểm cuộc thoại 2.1.1 Hình thức hội thoại Theo thống kê của chúng tôi, trong “Nỗi buồn chiến tranh có tất cả 66 cuộc thoại Chúng tôi tạm đặt tên các cuộc thoại đó theo số thứ tự như sau: Bảng 1: Bảng thống kê các cuộc thoại trong tác phẩm STT Từ lời thoại đến lời thoại Trang 1 “Thà chết không... thoại nhân Thoại nhân chủ động, tích cực trong cuộc giao tiếp khiến dung lượng cuộc thoại được đảm bảo, dù chỉ là song thoại Ngược lại, trong một số đa thoại, nhiều thoại nhân thụ động trong vai nghe khiến cho cuộc thoại có dung lượng ngắn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình thức các cuộc thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh cũng thay đổi rất linh hoạt Có... được ca tụng rộng rãi Trên các trang web, độc giả nước ngoài đánh giá đây là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh, nhân vật trong tác phẩm được tái hiện một cách chân thực, nhân bản, mang những cảm xúc rất con người “Vượt ra khỏi sức tưởng tượng của người Mĩ, “Nỗi buồn chiến tranh đã đi ra từ chiến tranh Việt Nam, đã đứng ngang hàng với những cuốn tiểu thuyết vĩ đại của thế kỉ ... 61, 62 Vừa công cộng, vừa riêng tư 33 2.1.3 Vai giao tiếp trong các cuộc thoại Quan hệ vai giao tiếp trong “Nỗi buồn chiến tranh bao gồm cả hai loại vai cao- thấp và ngang bằng Quan hệ vai giao tiếp cao - thấp là quan hệ giữa những người có tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội không bình đẳng với nhau, ví dụ như quan hệ giữa Kiên và cha mình trong cuộc thoại 31: “ - Ai đấy? – Nghe tiếng chân, ông... hoạt động trao- đáp trong hội thoại Qua hoạt động này, thoại nhân thông qua diễn ngôn và các biểu hiện phi ngôn ngữ của mình để tác động qua lại lẫn nhau, làm thay đổi nhau Hoạt động tác động qua lại lẫn nhau của các nhân vật trong giao tiếp chính là sự tương tác trong hội thoại Chính nhờ sự tương tác mà hội thoại trở thành hoạt động giao tiếp đặc biệt thú vị và hấp dẫn của con người, trong đó “mỗi nhân... tính mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm – âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó.” [59, 107] Người đầu tiên phát hiện ra bản chất của hoạt động trong lời nói là Austin trong công trình “Từ Số hóa bởi Trung... sống con người vậy Hội thoại là hoạt động hành chức của ngôn ngữ Trong tác phẩm văn học, hội thoại là kết quả sự sáng tạo của nhà văn dựa trên sự mô phỏng hội thoại trong đời sống Tuy không phải là sao chép nguyên xi, nhưng hội thoại trong văn học càng gần gũi với đời sống bao nhiêu thì càng chân thực và sinh động bấy nhiêu Mặc dù vậy, trong tác phẩm văn học, tác giả có quyền sắp đặt để nhân vật hội . chọn “Hội thoại trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh ” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu hội thoại trong các tác phẩm văn học Có thể nói, hội thoại trong các tác phẩm. chiến tranh qua hai tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh và “Ăn mày dĩ vãng”” (luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008);“Dòng hồi ức trong “Nỗi buồn chiến tranh ”. điểm tựa cho việc tìm hiểu hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh - Trên cơ sở lý thuyết, tập hợp và xử lý tư liệu về hội thoại trong “Nỗi buồn chiến tranh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Ngày đăng: 16/09/2014, 22:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán - Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán - Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2003
2. Lương Thị Bình (2002), Chất quê kiểng trong lời thoại của bà cụ Tứ (trong Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân), Ngữ học trẻ 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất quê kiểng trong lời thoại của bà cụ Tứ (trong Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân)
Tác giả: Lương Thị Bình
Năm: 2002
3. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập 2
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2007
4. Lê Thị Sao Chi (2005), Từ hô gọi trong lời đối thoại và độc thoại của nhân vật qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Ngữ học trẻ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ hô gọi trong lời đối thoại và độc thoại của nhân vật qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả: Lê Thị Sao Chi
Năm: 2005
5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2001
7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1998
8. Đinh Trí Dũng (1999), Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Ngữ học trẻ 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Năm: 1999
9. Nguyễn Thị Đan (1994), Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại
Tác giả: Nguyễn Thị Đan
Năm: 1994
10. George Yule (2003), Dụng học, Nxb Đại học Quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học
Tác giả: George Yule
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2003
11. Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (1999), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1999
12. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2000
13. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Phân tích hội thoại, Viện thông tin KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hội thoại
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Năm: 2000
14. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2006
15. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb ĐH Quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia
Năm: 2008
16. Cao Xuân Hải (2005), Hành vi nhận xét, đánh giá qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Chu Lai, Ngữ học trẻ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi nhận xét, đánh giá qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Chu Lai
Tác giả: Cao Xuân Hải
Năm: 2005
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2006
18. Dương Tuyết Hạnh (1999), Cấu trúc của tham thoại, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc của tham thoại
Tác giả: Dương Tuyết Hạnh
Năm: 1999
19. Dương Tuyết Hạnh (2007), Tham thoại dẫn nhập trong sự kiện lời nói nhờ, Tạp chí Ngôn ngữ số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham thoại dẫn nhập trong sự kiện lời nóinhờ
Tác giả: Dương Tuyết Hạnh
Năm: 2007
20. Dương Thu Hằng (2005), Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ học trẻ 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
Tác giả: Dương Thu Hằng
Năm: 2005
21. Hoàng Bích Hậu (2008), Dòng hồi ức trong “Nỗi buồn chiến tranh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dòng hồi ức trong “Nỗi buồn chiến tranh”
Tác giả: Hoàng Bích Hậu
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.1. Hình thức hội thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
2.1.1. Hình thức hội thoại (Trang 29)
Bảng 2: Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 2 Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại (Trang 33)
Bảng 3: Hoàn cảnh giao tiếp trong các cuộc thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 3 Hoàn cảnh giao tiếp trong các cuộc thoại (Trang 35)
Bảng 4: Quan hệ vai giao tiếp trong các cuộc thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 4 Quan hệ vai giao tiếp trong các cuộc thoại (Trang 37)
Bảng 5: Sự phù hợp với các nguyên tắc hội thoại của cuộc thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 5 Sự phù hợp với các nguyên tắc hội thoại của cuộc thoại (Trang 38)
Bảng 6: Cấu trúc các cuộc thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 6 Cấu trúc các cuộc thoại (Trang 44)
2.2.1. Hình thức hội thoại trong các đoạn thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
2.2.1. Hình thức hội thoại trong các đoạn thoại (Trang 45)
Bảng 8: Hình thức hội thoại trong các đoạn thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 8 Hình thức hội thoại trong các đoạn thoại (Trang 51)
Bảng 9: Hoàn cảnh giao tiếp trong các đoạn thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 9 Hoàn cảnh giao tiếp trong các đoạn thoại (Trang 53)
Bảng 10: Quan hệ vai giao tiếp trong các đoạn thoại - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 10 Quan hệ vai giao tiếp trong các đoạn thoại (Trang 54)
Bảng 11: Cấu trúc các đoạn thoại  Cấu trúc - hội thoại trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh
Bảng 11 Cấu trúc các đoạn thoại Cấu trúc (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w