Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
148,5 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ do chọn đÒ tài Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) ngay từ khi ra đời đã trở thành "điểm sáng, vùng tranh cãi" (Hoàng Ngọc Hiến). Những luồng dư luận trái chiều liên tục được tung ra. Và cho đến nay, cuốn tiểu thuyết này vẫn trở thành "mắt bão" trong nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Trước một hiện tượng văn học mang tính bứt phá, người viết hứng thú đào sâu tìm cái mới, cái cách tân trong ngòi bút Bảo Ninh. Nỗi buồn chiến tranh có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ. Trong đó, nghiên cứu từ biểu tượng là một hướng đi thú vị. Biểu tượng là cơ sở giải mã hình tượng, lí giải tính hàm súc của ngôn ngữ nghệ thuật. Biểu tượng có sức chứa đựng và nảy sinh các quan niệm, dồn nén các tầng nghĩa. Khám phá tác phẩm từ góc độ biểu tượng, trên cơ sở kết hợp những kiến thức liên ngành: ngôn ngữ học, văn hoá học và văn học, người viết có cơ hội nhận diện vấn đề một cách toàn diện và tổng hợp. Theo đó, vừa giải mã cái hay, cái mới của Nỗi buồn chiến tranh, võa khẳng định một h- ướng nghiên cứu có nhiều triển vọng. 2. Lịch sử vấn đề Nỗi buồn chiến tranh giành giải Nhất Hội nhà văn năm 1991 cùng với "Mảnh đất lắm ngời nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường và "Bến không chồng" của Dương Hướng. Nhà văn Nguyên Ngọc, với sự tinh nhạy của nhãn quan phê bình văn học, sớm nhận ra những cựa quậy chuyển mình của nền văn xuôi dân tộc, đã phát biểu: "Trước đây, tác phẩm hay là để được công nhận ngay, khẳng định ngay. Ở đây không có vấn đề con ngời khó nhọc đi kiếm tìm chân lí sống, ở đây con người hành động quả quyết vì một chân lí đã biết rõ. Ngày nay, tác phẩm hay là để tranh cãi, tác giả kiếm tìm, đề nghị người đọc cũng vật vã kiếm tìm" ( Tạp chí Văn học, số 4/ 1990). Báo Văn nghệ năm 1991 liên tục đăng tải các ý kiến đánh giá Nỗi buồn chiến tranh. GS.Trần Đình Sử cho rằng cuốn tiểu thuyết là "một đóng góp đáng kể nhiều mặt cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại" (văn nghệ số 37). Trần Thị Mai Nhi đánh giá "cuốn truyện như một dòng ý thức, như một trò chơi lỏng của ngôn từ chảy dài không ngừng Dòng trôi của tiểu thuyết là dòng trôi của những kỉ niệm". Bên cạnh đó, có những ý kiến phủ nhận Nỗi buồn chiến tranh một cách gay gắt, tiêu biểu là ý kiến của Đỗ Văn Khang trên báo Văn nghệ số 43/1991. Tác giả này cho rằng những cảnh tàn khốc của hiện thực chiến tranh gợi lại trong kí ức Kiên mang đặc điểm Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học. Tác giả nhấn mạnh thêm: xu hướng chính của cuốn tiểu thuyết là xu hướng lố bịch hoá… Nhưng nhìn chung, các ý kiến đề cao tác phẩm của Bảo Ninh vẫ chiếm ưu thế hơn và được số đông bạn đọc đón nhận. GS Đỗ Đức Hiểu trong chuyên luận "Thân phận tình yêu của Bảo Ninh" đã đề cập đến vấn đề biểu tượng. Tác giả cho rằng, những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh, những hình tượng gây sốc la liệt trong tác phẩm tạo ra một vũ trụ mới của cuộc chiến tranh - vũ trụ chìm trong ma, ma và đêm là biểu tượng khủng khiếp của chiến tranh. Tác giả Đỗ Đức Hiểu có đề cập đến tính biểu tượng của ngôn ngữ tác phẩm. Tiếp nối ý kiến của GS Đỗ Đức Hiểu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp trong khi tìm hiểu kĩ thuật dòng ý thức của "Nỗi buồn chiến tranh" đã chỉ ra tính biểu tượng của ngôn ngữ tiểu thuyết: "Văn của Bảo Ninh thường đa nghĩa, mang tính biểu tượng chồng lên nhau trùng điệp, vì thế nó có khả năng đánh thức nhiều chiều văn hoá khác nhau về cái Đẹp". Tác giả khẳng định dòng sông là một biểu tượng kép, vừa là dòng đời, dòng số phận, vừa là dòng suy nghĩ của nhân vật Kiên. Gần đây nhất, trên Tạp chí nghiên cứu văn học số 2/ 2007, với bài viết "Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát", PGS.TS Nguyễn Thị Bình đưa ý kiến: "Thân phận tình yêu của Bảo Ninh ra đời năm 1990, làm xôn xao dư luận, phân lập ng- ười đọc rất mạnh bởi những đột phá cả về nội dung và hình thức tiểu thuyết. Hiện thực chiến tranh qua hồi ức của một ngời lính bị "chấn thương" là một góc nhìn cá biệt. Nỗi buồn chiến tranh cũng là nỗi buồn sáng tạo. Tác phẩm là dòng chảy "rối bời, bấn loạn" của nhân vật chính về thân phận, chức phận và danh phận của một nhà văn hiện đại". Tác giả bài viết phân tích thêm không gian, thời gian trong truyện và nhận định: "nhịp điệu vừa gấp gáp vừa lê thê luẩn quẩn, vừa day xé vừa dịu dàng". Trong khoá luận tốt nghiệp "Tính biểu trưng của ngôn ngữ Thân phận tình yêu của Bảo Ninh", Phạm Thị Vân Anh khảo sát và nhận xét về hệ thống biểu tượng trong cuốn tiểu thuyết. Theo tác giả, Bảo Ninh đã tạo ra một hệ biểu tượng khắc hoạ vẻ đẹp dữ dội, khủng khiếp của chiến tranh. Hệ thống biểu tượng này là sự chuyển dịch biểu tượng văn hoá vào ngữ cảnh cụ thể và có hệ thống. Nguyễn Nga Mi trong Báo cáo khoa học "Giá trị biểu trưng của biểu tượng nước, trăng trong tiểu thuyết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh" đã phân tích khá chặt chẽ và khoa học ý nghĩa biểu trưng của các biểu tượng được chọn khảo sát và qua đó, nhận diện phong cách tự sự của nhà văn Bảo Ninh. Người viết nhận thấy rằng, chưa có công trình nào nghiên cứu biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến tranh một cách hệ thống và chỉ ra các lớp nghĩa phong phú của nó. Tiếp bút những người đi trước, người viết tiến hành tìm hiểu Biểu tượng “bóng đêm” trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. 3. Mục đích nghiên cứu Người viết tiến hành nghiên cứu Biểu tượng “bóng đêm” trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” nhằm mục đích sau: - Vận dụng lí thuyết về biểu tượng để khám phá tác phẩm văn học, khẳng định một hướng nghiên cứu. - Tìm hiểu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh về phương diện nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật, điểm nhấn là những cách tân về ngôn ngữ; từ đó khám phá phong cách tự sự của tác giả Bảo Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài đề cập đến những biểu tượng trong phạm vi tác phẩm văn học. - Đối tượng khảo sát trực tiếp là biểu tượng bóng đêm. - Tư liệu văn học khảo sát là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại 5.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa 5.3. Phương pháp hệ thống 5.4. Phương pháp so sánh 6. Cấu trúc chuyên đề: I.Biểu tượng II. Biểu tượng bóng đêm III. Nhận diện biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh 1. Khảo sát, phân loại 2. Ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng bóng đêm 2.1 Bóng đêm mờ tối của hiện thực chiến tranh tàn khốc 2.2 Bóng đêm với sự trỗi dậy của Èn ức và sự ám ảnh những giấc mơ 2.3 Bóng đêm và “nghi lễ” của sáng tạo 3. Phong cách tự sự của Bảo Ninh qua việc xử lí biểu tượng bóng đêm PHẦN NỘI DUNG I. Biểu tượng Theo nghĩa rộng nhất, biểu tượng (tiếng Anh: symbol, tiếng Pháp: sybole) là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tớnh cú lớ do, tính tất yếu. Mối quan hệ giữa hai mặt của biểu tượng, nói như Tz. Todozov (7; VXVII, Đỗ Hữu Châu, Những vấn đề về Tiếng Việt và làm văn; T1; T5; ĐH Sư phạm Hà Nội, 1990) là “sự ứ tràn của nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nú”. Sự chuyển hóa giữa các tầng nghĩa biểu trưng và sự xếp chồng của các lớp biểu trưng là hiện tượng tất yếu trong quá trình biến đổi ý nghĩa của biểu tượng. Lưu chuyển vào phạm vi đời sống văn hóa, nghệ thuật, biểu tượng tăng thêm và lược bỏ những ý nghĩa của nó. Xét trong lĩnh vực văn học, biểu tượng được mã hóa thông qua tín hiệu ngôn từ: “Cỏc biểu tượng nghệ thuật được cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học. Trong phạm vi ngôn ngữ văn học, các biểu tượng tâm lý, biểu tượng văn hóa đều được chuyển hoá thành các từ - biểu tượng (word - symbols)” (Nguyễn Thị Ngân Hoa). Khởi nguyên, biểu tượng chỉ được xột trờn bình diện văn hóa và bản thân biểu tượng là một kí hiệu đa nghĩa, vượt lên chính nó. J.Chevalier cho rằng ý nghĩa của biểu tượng không phải là một cấu trúc khép kín mà là một khả năng gợi ra các chiều liên tưởng trong thực tại tinh thần của con người, những chiều hướng này, có thể rất khác nhau. Dưới tác động của tác nhân tâm lý, văn hóa, văn học, biểu tượng có quá trình sản sinh và biến đổi cỏc nét ý nghĩa. Cú thể nói, quá trình chuyển thành biểu tượng nghệ thuật là sự vận động từ mẫu gốc (gắn với “vụ thức tập thể”, có thể tìm thấy trong các thần thoại, nghi lễ, truyền thuyết…), qua mỗi loại hình nghệ thuật sẽ cú cỏc biến thể loại hình, đến loại hình nghệ thuật ngôn từ (văn học), biểu tượng chuyển hoá thành các hình tượng trong tác phẩm và hình tượng này được biểu hiện thông qua những hình ảnh, tín hiệu thẫm mỹ. Con đường hình thành biểu tượng nghệ thuật, có thể do sự lặp lại đầy ý nghĩa của các hình tượng, do sự sáng tạo một thế giới đậm chất huyền thoại hoặc tạo nên sự trùng phức trong một hình ảnh, gia tăng tính đa nghĩa và kích thích sự liên tưởng vô cùng. Giải mã biểu tượng ngôn từ nghệ thuật, xuất phát từ các thủ pháp nghệ thuật, xuất phát từ chính cấu trúc ngôn từ của văn bản để tìm ra những ý nghĩa ẩn chìm đằng sau những biểu tượng. Theo đó, hiển nhiên, là quá trình giải mã những sáng tạo của cá nhân nhà văn trong quá trình qua hệ với văn hóa, ý thức và vô thức của cộng đồng. Thêm nữa, quá trình chuyển hóa từ phạm vi tâm lý xã hội sang phạm vi tâm lý cá nhân, từ cái vô thức sang ý thức sáng tạo, từ bình diện văn hóa mang tính cộng đồng sang bình diện chủ thể, từ chất liệu vật thể đến chất liệu phi vật thể đựơc hiện thực hóa thông qua chính thao tác ngôn từ: lựa chọn các biến thể trong vốn từ - biểu tượng trong phạm vi ngôn ngữ văn hóa và tạo ra các biến thể mới bằng các kết hợp trong ngữ đoạn. Theo đó, dấu ấn phong cách của tác giả được xác định. Bằng năng lực nghệ thuật và nhãn quan hiện thực, nhân sinh, tác giả nhào nặn lại các biểu tượng, phù hợp với mục đích phản ánh và biểu hiện. Cách thức sáng tạo lại của người nghệ sĩ mã hóa sắc thái riêng biệt về nội dung cũng như hình thức. Nói cách khác, thông qua từ - biểu tượng trong văn bản nghệ thuật ngôn từ, ta có thể tìm thấy đóng gớp mới mẻ của tác giả, cả về phương diện nội dung và thi pháp. Bởi vì, gắn với những kí hiệu biểu tượng luôn là những ý nghĩa mà nó gợi mở, xét trong những kết hợp ngôn ngữ. Xét trong phạm vi văn học, biểu tượng lại được “phõn luồng” ở lĩnh vực thơ ca và văn xuôi, tuy rằng, tính chất “phõn luồng” chỉ là tương đối. Từ góc độ bản chất, thơ ca yêu cầu biểu hiện thế giới nội tâm, thế giới tinh thần theo xu hướng nội cảm hóa, chủ quan húa. “Tớnh song điệu (đa nghĩa) của biểu tượng trong thơ ca luôn tù thỏa mãn với một tiếng nói và một hệ thống điệu thức. Tính đa nghĩa của biểu tượng thơ ca đòi hỏi phải có một tiếng nói thống nhất và đồng nhất với bản thõn mình, và tiếng nói ấy đơn độc hoàn toàn trong lời nói của mình. Chỉ cần để cho tiếng nói của người khác, một quan điểm nào khác xâm nhập vào trong hoạt động của biểu tượng, tức thì bình diện thơ ca bị phá vỡ và biểu tượng bị thuyên chuyển sang bình diện văn xuụi” (M.Bahktin). Với văn xuôi tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết, vấn đề lại khác. Ngôn từ song điệu của tiểu thuyết được “đối thoại hóa từ bên trong với tất cả các kiểu và dạng thức phong phú của nú”. Trong tác phẩm tự sự, đặc điểm ngôn ngữ của tất cả các phong cách chức năng thuộc phạm vi lời nói phi nghệ thuật đều có thể được mô phỏng và tổ chức lại dể thực hiện chức năng thẩm mỹ. Sự mô phỏng ngôn từ của các phong cách lời nói phi nghệ thuật đã xóa đi cái khoảng cách tương đối mang tính sử thi và tạo nên sự tổng hũa cỏc đặc trưng phong cách ngôn từ của lời nói tự nhiên trong sự tương tác và biến đổi chức năng của chúng. Do đó, cấu trúc từ - biểu tượng trong văn xuôi biểu hiện phức tạp hơn trong thơ ca. Biểu tượng trong văn xuôi gắn với yếu tố không gian, thời gian mang tính biểu tượng, hình tượng nhân vật có tính biểu tượng tạo ra những giá trị biểu nghĩa phong phú, mới mẻ. Vì thế, chức năng thẩm mỹ của tác phẩm được nâng lên rõ rệt. Cũng do khả năng dung hợp và phá vỡ cơ cấu chức năng của các yếu tố ngôn từ thuộc phạm vi phong cách chức năng của lời nói phi nghệ thuật để tăng cường giá trị và hiệu quả tu từ theo những hướng nhất định, các biểu tượng văn xuôi có khả năng tạo nên tính trữ tình, chất thơ và khả năng biểu cảm vô tận cho tác phẩm văn xuôi nghệ thuật. II. Biểu tượng bóng đêm Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới đưa ra các ý nghĩa của biểu tượng bóng đêm như sau: Đối với người Hy Lạp, đêm (nyx) là con gái của Hỗn mang và là mẹ của Trời (Ouranos) và Đất (Gaia). Đêm còn sinh ra giấc ngủ và sự chết, những giấc mơ và những mối lo âu, tình âu yếm và sự lừa dối. Đêm hay bị kéo dài thêm theo ý các thần, họ bắt mặt trời và mặt trăng dừng lại để thực hiện tốt hơn các kì tích của mình. Đêm đi khắp trời, đ- ợc che phủ một tấm màn tối trên một cỗ xe đóng 4 ngựa đen, với đoàn thiếu nữ hộ tống, đó là các nữ thần Thịnh nộ (Furies), các nữ thần Số mệnh (Parque). Người Hy Lạp tế thần âm ti này một con cừu cái lông đen. Ở người Maya, cùng một hình khắc chìm có nghĩa là đêm, lòng đất và cái chết. [...]... mơ Có thể nói, trong toàn trang văn của Bảo Ninh, mỗi hình ảnh đều có chiều sâu và khả năng liên tưởng mạnh Tính đa tầng của hình ảnh là năng lượng diệu kì, là hấp lực của Nỗi buồn chiến tranh Người viết sẽ trở lại ván đề này khi phân tích ý nghĩa của biểu tượng bóng đêm 2 Ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng bóng đêm 2.1 Bóng đêm mờ tối của hiện thực chiến tranh tàn khốc “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không... buồn chiến tranh của Bảo Ninh, bóng đêm trở thành một tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng nhiều thông điệp quý giá III Nhận diện biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh 1 Khảo sát, phân loại Khảo sát cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, biểu tượng bóng đêm xuất hiện 299 lần dưới các tên gọi và các biến thể khác nhau: - Tên gọi định danh trực tiếp (đêm) xuất hiện lần, chiếm %... nghĩa biểu vật chỉ hiện tượng: tối đen, tối, bóng tối, bóng đêm, tối khuya, canh khuya *Biến thể dựa trên nét nghĩa biểu niệm chỉ thời gian: đêm đêm, suốt đêm, từng đêm, hằng đêm + Biến thể kết hợp có sắc thái miêu tả: đêm tối đen, đêm tối nặng nề, đêm mưa, đêm tàn, đêm tăm tối, đêm tối như cái hố mêng mông đen ngòm, đêm tối như bưng, đêm dài mộng du, bóng đêm lay động, đêm xuân giá rét, đêm lạnh giá, đêm. .. cùng trong đêm tối của chiến tranh Nỗi đau đặc quánh, đóng váng trong đêm đen Thân phận con người nhỏ bé và tàn lụi như chính màn đêm tăm tối Cũng từ hôm Êy, tại sân ga, Kiên và Phương trượt theo hai ngả Bóng tối của lầm lạc, của loạn li đẩy con người ra hai hướng Khắc hoạ không gian đêm tối, Bảo Ninh chuyển đến người đọc thông điệp về sự tàn phá của chiến tranh Tại sao Bảo Ninh lựa chọn bóng đêm làm... của nó trở đi trở lại trong dòng suy nghĩ của Kiên Bóng đêm không chỉ là một khách thể, bóng đêm trở thành bóng tối của chiến tranh, trở thành bản chất của chiến tranh và biểu tượng cho sự tăm tối trong tâm hồn Kiên, một tâm hồn bị chiến tranh bào mòn, trở nên xơ cứng và điên loạn Nhưng, thoát ra khỏi giấc mơ, khỏi chiến tranh, Kiên vẫn không ngừng lại những cô đơn trong tâm hồn Trong bầu không khí... lại Đâu đó ta thấy được niềm tin của Bảo ninh dành cho số phận của những người khai mở hướng đi mới trong nghệ thuật Tuy còn Ýt ỏi và chưa rõ ràng, song, ý hướng này, bên cạnh nỗi buồn sáng tạo đã làm cho trang văn của Bảo Ninh rộng thêm những ý nghĩa và sâu xa hơn những thông điệp đắt giá 3 Phong cách tự sự của Bảo Ninh qua việc xử lí biểu tượng bóng đêm Biểu tượng bóng đêm chuyển dịch từ tâm thức cộng... nhìn của nhà văn Bảo Ninh, và cắt nghĩa được tính chất đa chiều của hình tượng nghệ thuật Điểm nhấn của chuyên đề là trình bày ý nghĩa của biểu tượng bóng đêm trong mối quan hệ với các biểu tượng khác và hình tượng nhân vật chủ đạo Trong đó, đóng góp đáng kể nhất là tìm hiểu biểu tượng bóng đêm gắn với những giấc mơ, từ đó thấy được cách viết và cách khám phá nội tâm nhân vật rất mới mẻ và “cao tay” của. .. chuyển tải thông tin của tác phẩm Khi biểu tượng lưu chuyển vào tác phẩm văn học, sự sắp xếp, gia công hoặc tái tạo biểu tượng trong nhiều mối liên hệ đánh dấu quan niệm , suy nghĩ và lối viết của nhà văn Trên đây, người viết đã trình bày biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Thông qua tín hiệu nghệ thuật đặc sắc này, chúng ta có thể giải mã những nội dung Èn chìm của tác phẩm, lí... không gian huyền thoại của "Nỗi buồn chiến tranh" , nhưng chóng ta đã thấy được công lực của ngòi bút Bảo Ninh Tất cả phục vụ cho diễn tiến dòng ý thức của nhân vật Bóng đêm là biểu tượng nghệ thuật độc đáo, song điệu, bao hàm cả nội dung hiện thực và nghệ thuật xây dựng chi tiết của Bảo Ninh Một hiện thực tàn khốc và sầu thảm bao bọc trong tác phẩm 2.2 Bóng đêm với sự trỗi dậy của Èn ức và sự ám ảnh... dụng biểu tượng bóng đêm gắn với giấc mơ, trước hết, Bảo Ninh đã xếp lớp các tầng biểu tượng, tạo nên tính đa nghĩa cho hình tượng nghệ thuật Bản thân giấc mơ là một biểu tượng giàu ý nghĩa Và mỗi nhân vật trong tác phẩm lại mang nhiều tầng biểu hiện khác nhau Đặt cạnh nhau các biểu tượng và đan dệt mối quan hệ, Bảo Ninh tạo nên sự đa dạng cho tác phẩm và tăng chiều sâu tiếp nhận Nhà văn dùng bóng đêm . đề: I .Biểu tượng II. Biểu tượng bóng đêm III. Nhận diện biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh 1. Khảo sát, phân loại 2. Ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng bóng đêm 2.1 Bóng đêm. hiểu Biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. 3. Mục đích nghiên cứu Người viết tiến hành nghiên cứu Biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh . Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, bóng đêm trở thành một tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng nhiều thông điệp quý giá. III. Nhận diện biểu tượng bóng đêm trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh 1. Khảo