Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
56,85 KB
Nội dung
Người kể chuyện tự ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Cao Kim Lan Danh mục các tiểu luận và công trình viết về Nỗi buồn chiến tranh (1991) của Bảo Ninh (xuất bản lần đầu tiên 1987 với tên Thân phận của tình yêu) dù đã dài nhưng chắc chắn vẫn sẽ là một đối tượng tạo ra nhiều nguồn cảm hứng và sáng tạo cho những nỗ lực tìm tòi không mệt mỏi nhằm đến gần hơn với tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Đó có thể chỉ là quá trình tìm kiếm những trải nghiệm, là sự khẳng định sức sống mãnh liệt của cái Đẹp, của nhân tính; cũng có thể là sức hấp dẫn của một bút pháp, hay con đường tìm đến dòng văn hóa tâm linh của những linh hồn Việt… Nhưng hơn hết, bức tranh trung thực và tàn nhẫn trong tiểu thuyết ấy chất chứa chiều sâu tâm hồn và chạm đến trái tim con người. 1. Vấn đề người kể chuyện như một mảnh đất đã bị cày xới đến cạn kiệt, tuy nhiên, mọi sự lí giải dường như chưa bao giờ làm thỏa mãn các nhà lí thuyết và phê bình. Các bình diện và mối quan hệ giữa người kể chuyện với các yếu tố khác, từ nhiều cấp độ khác nhau trong truyện kể vẫn là cơ sở để lí giải và xây dựng mô hình cấu trúc tác phẩm, bộc lộ quan điểm của nhà văn và hé lộ các chiều kích về tư tưởng và văn hóa. Ở đây, quá trình hình thành mô hình cấu trúc tác phẩm không chỉ khép kín trong văn bản mà đó là mạch chảy ngầm của mối quan hệ tác giả – văn bản – độc giả. Theo lí thuyết tu từ học tiểu thuyết, hạt nhân của mối quan hệ này chính là chủ thể tác giả với mục tiêu hàng đầu là sự thuyết phục và việc xác lập giá trị biểu cảm của mỗi nhân tố trong tác phẩm. Từ việc xem xét mọi yếu tố của tác phẩm nghệ thuật ở khả năng thuyết phục của văn bản, tu từ học tiểu thuyết không chỉ đề cập đến sự hồi đáp của độc giả căn cứ vào những kinh nghiệm cá nhân mà còn xem xét tất cả các phát ngôn của con người trong tư cách đối thoại theo một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời (perlocutionary act)[1], tồn tại trong những ngữ cảnh nhất định, làm thay đổi tư cách pháp nhân của người nói và người nghe. Việc quan tâm tới lý thuyết hành vi ngôn ngữ (speech – act theory) với tất cả các yếu tố mà hợp thể của chúng hình thành nên hiệu lực của một hành vi ở lời sẽ là nền tảng cho bất cứ việc sử dụng ngôn ngữ nào và có tác động không nhỏ đến sự hình thành phương pháp tiếp cận tu từ học tiểu thuyết. Những nhân tố này được xem xét trong quan hệ tương tác và giao tiếp tạo ra một trường nhìn mới, rõ ràng và cụ thể hơn trong việc đánh giá tác động của từng lời. Ở đây, bất cứ một văn bản nào xuất hiện trước độc giả đều đòi hỏi sự am hiểu kĩ lưỡng, phân tích chính xác những tác động mang tính chủ ý (intentional), quy ước (conventional) và thiết chế (institutional) của chính bản thân ngôn ngữ. 2. Tu từ học tiểu thuyết thừa nhận tất cả những cách tiếp cận nội quan của phương pháp cấu trúc luận và những lí giải về người kể chuyện dựa trên các cấp độ giao tiếp mà tự sự học đã đề ra. Tuy nhiên, mọi diễn giải theo quy luật vận động nội tại hay những phân tích xuất phát từ các tầng bậc giao tiếp của văn bản phải được xem xét như một nhân tố mang giá trị biểu cảm. Tùy thuộc vào từng văn bản nghệ thuật cụ thể, sự hiện diện của người kể chuyện với những sắc thái riêng biệt gắn với ngữ cảnh nhất định sẽ xác lập những giá trị biểu đạt khác nhau. Trong tu từ học tiểu thuyết, một trong những nguyên tắc chi phối đến việc xây dựng hình tượng người kể chuyện gắn liền với thủ pháp tạo dựng khoảng cách giữa người kể chuyện với các tác nhân khác trong hành động kể. Ở đây, khoảng cách thẩm mĩ là điều kiện cần để xác định quyền năng của từng nhân tố trong cấu trúc truyện kể. Theo W. Booth[2], sức hấp dẫn của truyện được tạo nên do những khoảng cách được xác lập giữa người kể chuyện với tác giả hàm ẩn, nhân vật và những chuẩn tắc cá nhân của độc giả. Tuy nhiên, khoảng cách này luôn biến đổi. Vì vậy, để xác định được khoảng cách giữa người kể chuyện với các yếu tố khác của truyện kể thì vấn đề quan trọng chính là điểm nhìn (gắn liền với phương thức kể (phối cảnh) và kiểu người kể chuyện). Sự phân biệt người kể chuyện tin cậy và không tin cậy căn cứ vào những hành động hợp hay không phù hợp với những quy chuẩn của tác phẩm trở thành một trong những cách thức khả thi nhất nhằm tiếp cận với các mối quan hệ, đi tìm những sự lựa chọn của nhà viết tiểu thuyết và xác lập các hiệu năng khác nhau của sự lựa chọn ấy. Bên cạnh đó, việc quan tâm đến phẩm chất đạo đức và trí tuệ của người kể chuyện cũng đòi hỏi nhiều hơn nữa sự sáng suốt của độc giả. Tóm lại, việc phân loại như thế này không chỉ tạo ra quyền năng khác nhau cho người kể chuyện, mà khoảng cách thẩm mĩ và những kiểu người kể chuyện được lựa chọn cùng với phối cảnh điểm nhìn sẽ tạo ra những khác biệt rõ rệt và khả năng thuyết phục khác nhau ở mỗi truyện kể. Như thế, người kể chuyện không chỉ là nhân tố xác lập nên cấu trúc của văn bản tự sự, mà điều quan trọng, hiện diện như một nhân tố mang giá trị biểu cảm, nó thực thi mọi mục tiêu của nhà văn và hướng tới thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó. Việc xác lập mối quan hệ giữa người kể chuyện với các yếu tố khác trong cấu trúc văn bản tự sự và quá trình đi tìm những “khoảng cách thẩm mĩ” trong các mối quan hệ này sẽ cho chúng ta những gợi ý hữu ích để tiếp cận với tư tưởng và phong cách của nhà văn[3]. 3. Đọc Nỗi buồn chiến tranh hay bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào khác từ cái nhìn tu từ học, điều cốt yếu là phải chỉ ra được nhân tố tạo ra sức hấp dẫn cho truyện kể. Trong vô số những chi tiết đan dệt nên mô hình kết cấu và thế giới truyện kể, dù là nhân tố trung tâm hay ngoại biên thì chúng luôn nằm trong tầm kiểm soát của tác giả và chịu sự chi phối trực tiếp của nhà văn. Theo tu từ học tiểu thuyết, người kể chuyện chính là “công cụ” thiết yếu của tác giả hàm ẩn, người thực thi những “chiến lược” nghệ thuật và chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của anh ta. Các bình diện và mối quan hệ giữa người kể chuyện với các yếu tố khác, từ nhiều cấp độ khác nhau trong truyện kể không chỉ là cơ sở để lí giải và xây dựng mô hình cấu trúc tác phẩm, mà còn xây dựng lên một hình ảnh tác giả hàm ẩn. Ở đây, người kể chuyện sẽ tồn tại như một “mã” quan trọng trong quy trình “lập mã” của tác giả hàm ẩn đối với văn bản nghệ thuật. Việc tác giả lựa chọn kiểu người kể chuyện như thế nào sẽ là điểm mấu chốt để thiết lập cấu trúc truyện kể (tất nhiên, sự lựa chọn này phải tuân theo nguyên tắc của nghệ thuật và bản chất của ngôn từ) và cũng chính sự lựa chọn này sẽ định hướng việc giải mã văn bản nghệ thuật. Vì vậy, việc xem xét tính thuyết phục của một văn bản nghệ thuật được xác lập trên cơ sở phân tích cấu trúc tác phẩm trong mối quan hệ tác giả – văn bản – độc giả sẽ xác lập một khả năng khác trong quá trình diễn giải ý nghĩa của văn bản.Đọc một văn bản, nghĩa là chúng ta đang tiến hành giải mã một hệ thống những kí hiệu được mã hóa theo những nguyên tắc nhất định của sáng tạo nghệ thuật và trong sự liên hệ với những yếu tố ngoài văn bản khác. Chính trong quá trình giải mã ấy, chúng ta sẽ nhận ra chân dung của một tác giả, sự chi phối của anh ta in dấu trong từng chi tiết của tác phẩm. Và chỉ như thế, chúng ta mới có thể mô tả quy trình mã hóa và nhận ra sự chỉ dẫn “ngầm” của chính tác giả hàm ẩn – kẻ đứng sau tất cả “mọi chuyện” diễn ra trong thế giới nghệ thuật tác phẩm văn chương. 4. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, nếu xem xét theo lôgic trật tự thời gian, hay môtip điều kiện hoặc nhân quả thì thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh có thể được xem là một thế giới hỗn loạn, nhiều yếu tố và nguyên tắc xây dựng hình thức không dung hợp nhau. Người đọc rất dễ rơi vào cảm giác hoang mang bởi những sự kiện bị cắt vụn, bởi sự thiếu lôgic của các tình tiết và sự hoảng loạn của ý thức dưới nhiều vai kể khác nhau. Cấu trúc tự sự hai lần hư cấu (truyện trong truyện), khả năng sử dụng ngôn ngữ độc đáo và phương thức kể nương theo dòng tâm thức đã tạo nên sự riêng biệt kì diệu cho một phong cách. Nhà văn có khả năng xóa nhòa ranh giới nhiều thủ pháp kể chuyện, mờ hóa và làm mới nhiều nét nghĩa diễn ngôn trên nền tảng của một mô hình cấu trúc đặc thù. Xếp chồng các lớp cấu trúc con theo một lôgic nghệ thuật riêng nhằm tìm đến một cách thể hiện mới, Bảo Ninh không chỉ đem đến một cái nhìn khác về hiện thực chiến tranh, mà điều quan trọng, nhà văn đã xác lập một tư tưởng. Tư tưởng đó không phải chỉ được định hình từ việc tái hiện hiện thực từ một góc nhìn mới mà còn nằm trong tầng ý thức của mỗi cá thể trong thế giới nghệ thuật ấy. Chính sự tự ý thức của từng cá thể theo quan điểm riêng có thể dung hòa hoặc vĩnh viễn đối lập đã tạo ra nền tảng tư tưởng của tác phẩm. Trong thiên truyện, lớp cấu trúc tự sự thứ nhất chính là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cựu chiến binh Kiên, viết về tuổi thơ, gia đình, tình yêu, những trải nghiệm trong chiến tranh và hành trình sáng tạo của chính anh. Đó là cuốn tiểu thuyết được viết trong sự dằn vặt khủng khiếp của tâm hồn, trong những ẩn ức kinh hoàng và khốc liệt về chiến tranh, trong sự mê đắm tuyệt vọng, đau đớn của tình yêu và trong sự ý thức của chính tác giả – nhân vật của Nỗi buồn chiến tranh. Nhưng đó lại là cuốn tiểu thuyết mãi mãi không được hoàn thành. Người kể chuyện của lớp cấu trúc thứ hai trong tiểu thuyết (lộ diện xưng “tôi” ở cuối tác phẩm) đã tiếp nhận, sắp xếp, và định dạng nó theo một cấu trúc lạ lùng của một phương thức đọc tùy tiện nhưng có hiệu quả nhất đối với nhận thức của anh: “Tôi đã chép lại hầu như toàn bộ theo đúng cái trình tự tôi có được ấy, chỉ lược đi những trang không thể đọc nổi vì mực bị phai, vì viết quá tháu, những trang rõ ràng là trùng lặp, những mẩu thư nói những chuyện người thứ ba không thể hiểu nổi hoặc những mẩu ghi chép linh tinh tối nghĩa. Không hề có một chữ nào là của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như người chơi Rubic vậy thôi” [4] . Lớp cấu trúc thứ hai có tính chất bao trùm toàn bộ tác phẩm là câu chuyện về Kiên – một cựu chiến binh, hiện diện với hai vai trò: người tìm kiếm hài cốt tử sĩ và nhà văn sau chiến tranh. Tình huống hư cấu này đã khiến cho tiểu thuyết trở nên cực kì phức tạp. Không giống kiểu cấu trúc truyện lồng trong truyện với các tuyến nhân vật được phân tách một cách rõ ràng như mô hình nhân vật nàng Sheherazade trongNgàn lẻ một đêm. Nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh được tái hiện hết sức tùy tiện theo dòng tâm tưởng với những kí ức và cảm xúc không bình thường, thậm chí còn được coi là điên loạn của nhân vật chính. Hơn nữa, sự trùng lặp hoặc đúng hơn là sự tương ứng đầy ám ảnh giữa hai tầng kí hiệu cấu trúc này khiến cho thiên truyện như tiếng vọng của những kí ức lặp đi lặp lại, dai dẳng và đau đớn. Mặt khác, việc tái hiện những kí ức của tác giả, cuộc đời và con người trong chính tiểu thuyết của anh (lớp cấu trúc thứ nhất) ở tình huống một lần hư cấu nữa khiến cho tác phẩm cũng không thuộc vào những tác phẩm tự truyện điển hình kiểu như Sám hối của Thánh Augustin (354-430), và sau này cũng với nhan đề đó của nhà văn Pháp J. Rousseau (1712-1778), cho đến Un Barrage Contre le Pacifique của Marguerite Duras,Orlando A Biography (Tiểu sử tự thuật) của nữ văn sĩ Virgina Woolf, hay A Portrait of the Artist as a Young Man (Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ) của James Joyce… Mặc dù, người kể chuyện của Nỗi buồn chiến tranh đã thừa nhận rằng Kiên đang viết về chiến tranh một cách tùy ý, “như thể đó là cuộc chiến tranh chưa từng được biết tới, như thể đó là cuộc chiến của riêng anh” [5] , song nó vẫn trượt ra khỏi dòng chảy của tự truyện truyền thống với những tiêu chí về sự thật và những cách diễn giải của cá nhân. Cấu trúc này thực sự luôn là một thách thức đối với kiểu kể chuyện truyền thống. Để có thể chuyển tải được tư tưởng của người nghệ sĩ thông qua mô hình cấu trúc này, tác giả đã sáng tạo ra một hình tượng người kể chuyện đặc thù: Người kể chuyện tự ý thức. Không chỉ xuất hiện như một người có vai trò “chỉ dẫn về hoàn cảnh và diễn hóa hoàn cảnh”: giới thiệu, miêu tả, trần thuật sự việc, con người (bao gồm cả lời dẫn thoại và bình luận hay còn gọi là trữ tình ngoại đề), người kể chuyện trong Nỗi buồn chiến tranh còn bộc lộ ở khả năng thâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân vật, suy ngẫm và đối thoại với nhiều tiếng nói khác trong thế giới nghệ thuật văn bản tác phẩm. Tiếng nói tự ý thức về bản thân mình, về nhân vật và hiện thực chiến tranh với những góc nhìn khủng khiếp, về tình yêu với đủ các cung bậc huyền ảo và mê muội đến mức hoang đường của tiểu thuyết tạo ra một kênh giao tiếp riêng trong thế giới nghệ thuật của Bảo Ninh. Ở đây, sự tự ý thức về bản thân và thế giới là phẩm chất cần thiết giúp người kể chuyện có thể xác lập vị trí tối ưu để quan sát, lựa chọn và kể về một sự thật khốc liệt và đau đớn của quá khứ. Tái hiện hiện thực chiến tranh thông qua dòng hồi tưởng thấm đẫm những kí ức kinh hoàng và đau đớn buộc người kể chuyện phải xuất hiện ở những vị trí và vai trò đặc biệt. Và ở trong Nỗi buồn chiến tranh, trước hết người kể chuyện ý thức được rằng, chỉ trong những khoảng không gian và thời gian đặc biệt, và chỉ được sống cùng với những tín điều đặc biệt, những kí ức ấy mới thức dậy. Tìm kiếm sức hấp dẫn của truyện kể từ quan điểm của tu từ học tiểu thuyết, chúng tôi muốn xác định rằng tác giả Bảo Ninh được nói đến ở đây là một Bảo Ninh hàm ẩn của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Tất cả những thủ pháp, cách thức kĩ thuật, những sự lựa chọn, sắp đặt, lược bỏ hay rút ngắn… một tình tiết, sự kiện hay hình ảnh nào đó trong truyện kể đều nằm dưới sự sắp đặt của một “Bảo Ninh” của quá trình sáng tạo này. Việc lựa chọn kiểu người kể chuyện tự ý thức và thiết lập cấu trúc hai lần hư cấu trong Nỗi buồn chiến tranh trước hết sẽ là sự lựa chọn của chính tác giả hàm ẩn trong quá trình mã hóa văn bản. Tuy nhiên, do cấu trúc của tiểu thuyết được thiết lập hết sức đặc biệt, lớp kết cấu ở cấp độ thứ hai của tiểu thuyết rất dễ khiến được liên tưởng như một phiên bản copy của lớp kết cấu thứ nhất. Nhân vật Kiên – nhà văn – người lính với những tín niệm văn chương và cuộc đời thực nhiều giằng xé và hoảng loạn như là một phiên bản về tác giả Bảo Ninh hàm ẩn trong Nỗi buồn chiến tranh, một Bảo Ninh – nhà văn đã từng khoác áo lính ở ngoài đời thường. Cuốn tiểu thuyết mãi không thể hoàn thành của nhân vật Kiên và những kí ức khủng khiếp về chiến tranh cùng những tín điều sáng tạo văn chương của anh hiện diện như một minh chứng cho sự tồn tại của một tác giả hàm ẩn, người đang chỉ đạo và chi phối từng chi tiết nhỏ nhất trong tác phẩm nghệ thuật. Và có lẽ không thể nói khác được, chính Bảo Ninh với những đặc điểm về tâm hồn, khí chất và tấm lòng ấy mới sáng tạo nên một thế giới của Nỗi buồn chiến tranh. Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn như một thứ ma lực thần bí, day dứt, đau đớn với những giằng xé nội tâm ghê gớm trong nỗi đau triền miên, dai dẳng. Điểm “đen” nhạy cảm hay sợi dây nối kết tất cả những sự kiện bị cắt vụn, những tình tiết có vẻ thiếu lôgic trong sự hoảng loạn của ý thức ấy chỉ có thể hiểu là một dạng hội chứng hậu chấn thương tâm lí (post traumatic stress disorder). Nghĩa là bức tường bảo vệ sự bình an của tâm thức đã bị phá vỡ, những ám ảnh quá sâu đậm trong kí ức về chiến trận đã tác động dữ dội lên những người lính. Chiến tranh với những biến cố khủng khiếp của nó lẩn khuất đâu đó và thường đột ngột trở về, hành hạ tinh thần và thể xác những người đã từng chứng kiến những cảnh tượng thảm khốc. (Điều này lí giải vì sao tác giả của cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhân vật Kiên – người cựu chiến binh, cứ luôn trượt khỏi mọi dự định và sắp xếp của anh, phá tan mọi tín niệm văn chương và cuốn theo một dòng chảy khác). Và thiên truyện được cấu trúc theo mạch tâm thức ấy. Những sự kiện vỡ vụn, đứt đoạn, những hồi tưởng xa vắng, nỗi đau cồn cào, bỏng rát, tình yêu mê muội, mù quáng và tội lỗi… tất cả, bám rễ trong tiềm thức, từ một miền kí ức xa xôi, nương theo một dòng chảy kì lạ. Và người kể chuyện của Nỗi buồn chiến tranh, với vai trò kết nối tất cả những sự kiện, những biến cố trong dòng chảy của tâm thức ấy, đã hiện diện như một nhân tố có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong việc tái hiện thế giới nghệ thuật đặc thù của tiểu thuyết. Việc người kể chuyện cũng là một người lính bước ra từ chiến trận (được tiết lộ ở cuối tác phẩm), một mặt, cho phép anh ta thâm nhập vào thế giới hồi ức của nhân vật dễ dàng hơn, có thể lí giải và thấu hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. (Nghĩa là những chấn thương tâm lí kia là một sự đồng điệu của tâm hồn). Song, mặt khác, sự lựa chọn này cũng là một thách thức bởi người viết sẽ phải chấp nhận từ bỏ cái nhìn khách quan như là một tiêu chí kích thích khả năng tìm tòi và sáng tạo của người đọc. Việc xác lập hình tượng người kể chuyện, đánh giá quyền uy của anh ta trong những mối quan hệ với thế giới truyện kể và với tác giả sẽ giúp chúng ta nhận ra quy trình “mã hóa” một sáng tạo nghệ thuật dưới “bàn tay” của tác giả và nhận chân vẻ đẹp đầy sức thuyết phục của nó. Chân dung của tác giả ẩn dấu đằng sau bất cứ mỗi ngôn từ được sử dụng trong tác phẩm. Tuy nhiên, trong phạm vi của chuyên luận, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát hình tượng người kể chuyện như một “công cụ” thiết yếu của tác giả hàm ẩn. Và cũng chính từ nhân tố này, chúng tôi muốn chỉ ra “uy quyền” của tác giả cũng như vai trò và ý nghĩa to lớn mà mỗi nhà văn có thể đem đến cho độc giả. 5. Mối quan hệ giữa người kể chuyện và nhân vật: tiếng vọng đồng cảm, xót thương. Nhìn chiến tranh bằng “con mắt” nghiệt ngã và chân thực từ một góc độ khác, như đã nói ở trên, tác giả đã lựa chọn kiểu người kể chuyện trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là kiểu người kể chuyện tự ý thức. Ở đây, tiếng nói tự ý thức trước hết bộc lộ ở những lời ý thức về chính bản thân mình và về người khác. Kiểu tiếng nói nàycó vai trò rất quan trọng trong cấu trúc kĩ thuật của truyện, bộc lộ đặc điểm cá tính, phẩm chất của người kể và là sợi dây liên kết các yếu tố kết cấu văn bản nhằm “nêu bật tính cách nhân vật, làm nổi bật tư tưởng và chủ đề của tác phẩm”. Đặc điểm lời kể chuyện trong Nỗi buồn chiến tranh là tiếng nói tự ý thức nhưng không phải tự ý thức theo kiểu đa thanh, các tiếng nói ngang hàng, xung đột với những tiếng nói khác, mà là tiếng nói mang tính lưỡng phân: đồng cảm, chia sẻ song luôn đối thoại và chứa đựng những mâu thuẫn gay gắt. Tính lưỡng phân nằm trong chính nguyên tắc kết cấu ngôn từ nghệ thuật trong văn bản mà tác giả đã lựa chọn. Đồng cảm, bởi ý thức được sự nghiệt ngã, khốc liệt và đau đớn mà những người lính đã trải qua nên giọng người kể chuyện khi tái hiện cuộc sống và tâm trạng của nhân vật bao giờ cũng là giọng trầm, lắng lại trong sự trìu mến, xót thương. Đối thoại, bởi trong lời kể luôn có xu hướng đối đáp với một tiếng nói khác, tiếng nói khác ấy như đang chất vấn hoặc phản bác về những sự thực được tái hiện trong tác phẩm. Tương ứng với kiểu người kể chuyện này, tác giả đã lựa chọn phương thức kể theo điểm nhìn bên trong. Từ điểm nhìn này, người kể chuyện có khả năng thâm nhập vào thế giới nội tâm, khai thác những biến chuyển trong tâm lí nhân vật. Chúng ta sẽ xem xét giọng người kể ở đoạn văn dưới đây sau sự kiện đồng đội của Kiên dấu anh sa vào những mối cuồng si bí ẩn và đầy tội lỗi với ba người con gái trong khu trại tăng gia của huyện đội 67: “Giấc mơ lay thức tâm hồn Kiên. Thì ra, anh, Kiên cũng có một thời trẻ trung cái thời mà giờ đây khó lòng mường tượng lại được nữa, cái thời mà toàn bộ con người anh, nhân tính và nhân dạng, còn chưa bị bạo lực tàn bạo của chiến tranh hủy hoại, cái thời anh cũng ngập lòng ham muốn, cũng biết say sưa, si mê, cũng trải những cơn bồng bột, cũng từng tan nát cả cõi lòng vì tình yêu thương đau khổ, vì ghen tuông tủi hờn và cũng đáng được ưu ái như các bạn anh bây giờ. Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người! Anh đã hoàn toàn không có cơ may thoát khỏi sự hư hại của tâm hồn thì đồng đội trẻ tuổi của anh phải thoát, phải vượt khỏi sự ràng buộc và câu thúc của thói thường mà hưởng lấy những giọt cuối cùng còn sót lại của tình người. Để đến ngày mai thì chẳng còn gì.” [6] Lời kể của đoạn văn này, trước hết, là tiếng nói đồng tình, cảm thông với hành động và suy nghĩ của nhân vật. Trong sự cảm thông ấy người kể nhận thức, đánh giá hành động nhân vật của mình, lí giải nguyên do của những hành vi đó, xót xa và nuối tiếc vì những gì đã mất đi, những điều không thể nào thay đổi bởi sức hủy hoại khủng khiếp của chiến tranh. Như thế, lời kể còn là sự tiếp tục và phát triển trực tiếp tiếng nói nội tâm sâu kín của nhân vật. Ở đây hoàn toàn không có sự tranh cãi và xung đột trong nhận thức giữa người kể chuyện và nhân vật. Tuy nhiên, xét từ một góc nhìn khác, lấy xuất phát điểm của các quan hệ hội thoại ngôn ngữ (theo lí thuyết hội thoại, linguistic interaction theory) và từ các cấp độ giao tiếp của cấu trúc văn bản tự sự thì lời người kể chuyện dù xuất hiện ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba thì nó luôn là lời đối thoại với độc giả hàm ẩn, với người nghe chuyện (narratee). Nếu như lời người kể chuyện (người phát thông tin) có đặc điểm gần như tương đồng, không có khoảng cách với nhân vật, thì đó là sự đồng cảm, nối dài của những cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhân vật. Những lời này lại cùng hướng tới một nhân tố khác như là một “đối tác” hiển nhiên tồn tại với tư cách là một nhân tố bắt buộc tham gia vào quá trình giao tiếp – người nghe chuyện (người nhận thông tin). Trong Nỗi buồn chiến tranh, mô hình giao tiếp này luôn bị biến đổi về tính chất. Cấu trúc câu không đơn thuần là kiểu câu trần thuật (câu kể), kể lại một cách cụ thể những biến đổi trong tâm hồn hay tâm lí nhân vật ở tại thời điểm xảy ra một sự kiện. Tất cả lời kể đều mang dáng vẻ của sự chiêm nghiệm, ý thức về thực tế với những nỗi đau bất tận. Sự thức nhận trong tâm hồn trở thành dòng chảy mạnh mẽ chuyển lời kể vào vòng xoáy vô tận với những đối thoại ngầm về một thực tế day dứt: chiến tranh và sức phá hủy kinh hoàng của nó. Cũng có thể hình dung một cách thô thiển về những tiền giả định trong những lời kể trên, chẳng hạn: Tại sao hành động của Kiên lại như vậy? Tại sao khi đã biết những hành động của động đội chứa đầy sự phi lí và tội lỗi, anh kinh hãi và lo sợ, nhưng tại sao anh lại im lặng? Rất khó chỉ ra một cách rạch ròi sự kết hợp của các từ ngữ, sự vận dụng linh hoạt các kiểu cấu trúc câu, sự thay đổi điểm nhìn và việc kết hợp hai giọng một cách chi tiết, bởi nó sẽ phá hỏng sự tinh tế của ngôn từ. Tuy nhiên, một ý thức luôn hiển lộ trong cấu trúc giao tiếp của lời kể chính là tiếng nói đối thoại mạnh mẽ với người nghe. Lời đối thoại này là tiếng nói xung đột gay gắt và đau đớn. Việc chuyển đổi mô hình cấu trúc câu từ câu kể sang câu cảm thán là dấu hiệu rõ nét [...]... thiết lập cấu trúc tự sự hai lần hư cấu cho phép người kể chuyện của Nỗi buồn chiến tranh có cơ hội hiện diện ở cả hai vai: người kể chuyện kể về cuộc sống của người lính sau chiến tranh và nhân chứng của cuộc chiến – khi người lính này viết tiểu thuyết Tái hiện sự thật khốc liệt của một cuộc chiến như là một giả thiết, một cái cớ nhằm tìm đến một sự thật khác trong sự tồn tại... dập tắt trong tâm thức của tình người Đọc Nỗi buồn chiến tranh như là tu từ học buộc chúng ta phải tìm ra những nhân tố tạo ra sức hấp dẫn cho truyện kể Từ việc lựa chọn kiểu người kể chuyện tự ý thức gắn với những tình huống đặc thù của bối cảnh truyện kể cho phép tác giả xác lập một nguyên tắc “mã hóa” riêng chất chứa tình cảm, tâm hồn và trái tim của Bảo Ninh Không thấu hiểu và ý thức một cách... Ở đây khi người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba gắn liền với tiếng nói uy quyền của anh ta Việc người kể xuất hiện như một chứng nhân hay như một người đồng cảm sẽ tạo ra những hiệu ứng thẩm mĩ khác nhau, buộc người đọc phải dừng lại và suy ngẫm Không phải ngẫu nhiên Bảo Ninh phải để cho những kí ức kinh hoàng về chiến tranh được kể lại bằng giọng của người trong cuộc một người lính... dây liên hệ giữa tác giả – người sắp đặt và điều khiển truyện kể, với người kể chuyện – người thực thi những dự định và chủ trương của tác giả – sẽ được biểu hiện rất phong phú Tác giả có ý định bộc lộ trực tiếp tư tưởng của mình qua người kể chuyện hay không? Mức độ và cách thức tiến hành, ý định và năng lực hiện thực hóa tư tưởng qua một hệ thống các hình thức trung gian của một thế giới khác? Ở đây... mục đích và hiệu quả của các phương thức biểu hiện Tác giả cố gắng tạo nên một thế giới mà ở đó người kể chuyện có vai trò trần thuật và điều khiển truyện kể Tuy nhiên, mối quan hệ này trở nên phức tạp hơn khi người kể chuyện được coi là một trong những nhân tố quan trọng biểu đạt tư tưởng của tác giả Song có thể thấy, trong mối quan hệ này, vấn đề phẩm chất của người kể chuyện đã được ý thức... ngữ văn, H 2012 [4 ]Bảo Ninh, Thân phận của tình yêu (tái bản), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2005, tr 293 [5 ]Bảo Ninh, Sđd, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2005, tr 54 [6 ]Bảo Ninh, Sđd, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2005, tr 33-34 [7 ]Bảo Ninh, Sđd, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2005, tr 60-61 [8 ]Bảo Ninh, Sđd, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2005, tr 90 [9 ]Bảo Ninh, Sđd, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2005, tr 90 [10 ]Bảo Ninh, Sđd, Nxb Hội... Bảo Ninh, không lẫn với bất cứ ai, và không thể chỉ nói bằng một từ Xuất hiện trong tác phẩm với tư cách kể lại cuộc sống của một người lính – nhà văn sau chiến tranh, người kể chuyện xuất hiện ở một khoảng cách rất nhỏ so với tác giả hàm ẩn Đặc biệt khi nhân vật rơi vào tình thế bế tắc (anh nhà văn phường bỏ đi) sự chỉ dẫn của tác giả trở nên rất lộ liễu, nhà văn phải để người kể chuyện. .. và đánh giá của mình Như thế, trong Nỗi buồn chiến tranh, quá trình “mã hóa” hiện thực cuộc chiến khốc liệt được thực hiện bằng một “kênh giao tiếp” thấm đẫm sự chiêm nghiệm và đồng cảm của tác giả Tiếng nói tri âm của tác giả đã đẩy những miêu tả khốc liệt về chiến tranh lên đến đỉnh điểm và cũng chính tiếng nói ấy đã hóa giải và lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất về con người và tình người Đối với... mang tính “bốc đồng” của tác giả mà hoàn toàn mang tính quan niệm Những giới hạn hay sự phóng túng của người kể chuyện sẽ chịu sự quy định của nhà văn trong ý thức hoặc tiềm thức Tất cả những cảm giác mà chúng ta cảm nhận được, dù bao giờ cũng chất chứa những trải nghiệm riêng tư nhưng đều bị quy định bởi hệ thống ngôn từ mà nhà văn tạo ra, mang tư tưởng của nhà văn Nếu coi chủ ý của tác giả như là một... những tiếng nói khác, những số phận khác trước cái nhìn về chiến tranh, người kể chuyện của Bảo Ninh trở thành nhân tố hội tụ nhiều nhất tư tưởng, tâm hồn và tình cảm cũng như tài năng của nhà văn Từng chi tiết nhỏ nhất trong tác phẩm đều mang dấu ấn sáng tạo và cả uy quyền của nhà văn Lời người kể chuyện, lời nhân vật, cách chất vấn, cách gọi tên, cách sắp xếp cấu trúc câu, cách dùng động . Người kể chuyện tự ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Cao Kim Lan Danh mục các tiểu luận và công trình viết về Nỗi buồn chiến tranh (1991) của Bảo Ninh (xuất. tố trong cấu trúc tự sự. Ở đây, việc thiết lập cấu trúc tự sự hai lần hư cấu cho phép người kể chuyện của Nỗi buồn chiến tranh có cơ hội hiện diện ở cả hai vai: người kể chuyện kể về. này. Việc lựa chọn kiểu người kể chuyện tự ý thức và thiết lập cấu trúc hai lần hư cấu trong Nỗi buồn chiến tranh trước hết sẽ là sự lựa chọn của chính tác giả hàm ẩn trong quá trình mã hóa