BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 BÙI ĐỨC HIẾN NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA SVETLANA
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÙI ĐỨC HIẾN
NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG
CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA SVETLANA
ALEXIEVICH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÙI ĐỨC HIẾN
NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG
CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA SVETLANA
ALEXIEVICH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã s ố: 8 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS PHÙNG GIA THẾ
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phùng Gia Thế - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốtquá trình học tập, luôn động viên và giúp đỡ để tôi thực hiện luận văn này Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo - những người đã cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong khóa học vừa qua Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới BanGiám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữvăn, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận văn học đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này
Luận văn được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếusót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo
và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Đức Hiến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn này là kếtquả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Phùng Gia Thế Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứucủa các tác giả khác
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Đức Hiến
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Bố cục của luận văn 8
NỘI DUNG 10
Chương 1 SÁNG TÁC CỦA SVETLANA ALEXIEVICH VÀ BẢO NINH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VỀ CHIẾN TRANH 10
1.1 Về hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich và Bảo Ninh 10
1.1.1 Hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich 10
1.1.2 Hành trình sáng tác của Bảo Ninh 12
1.2 Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ trong dòng chảy văn học về chiến tranh 13
1.2.1 Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam và vị trí của Nỗi buồn chiến tranh 13
1.2.2 Đề tài chiến tranh trong văn học Xô-viết và vị trí của “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” trong dòng chảy văn học 18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 23
Chương 2 NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ NHÌN TỪ NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG 24
2.1 Người phụ nữ phải đối diện với hoàn cảnh khắc nghiệt 24
2.2 Người phụ nữ với những chấn thương 36
Trang 6TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 46
Chương 3 NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ 47
3.1 Nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh 47
3.1.1 Nỗi cô đơn cam chịu 47
3.1.2 Những bi kịch thân phận 52
3.1.3 Tình yêu và bản năng tính dục 58
3.1.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 65
3.2 Nhân vật nữ trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ 76
3.2.1 Phụ nữ là nạn nhân bi kịch của chiến tranh 76
3.2.2 Niềm tự hào về bản thể giới nữ 85
3.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 92
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 101
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
Trang 7M Ở ĐẦU
1 Lí do ch ọn đề tài
1.1 Trong cấu trúc của tác phẩm tự sự, nhân vật có vai trò đặc biệt quan
trọng Nhân vật có chức năng giống như chiếc chìa khoá giúp độc giả khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm và tư tưởng của nhà văn Xây dựng nhân
vật, do đó luôn được xem là yếu tố then chốt cho thấy tài năng và sự sáng tạo
của nhà văn Tên tuổi của những nhà văn lớn thường gắn liền với những nhân
vật mà họ đã sáng tạo ra
1.2 Trong các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới, đặc biệt là những tác phẩm được viết trong thời kì chiến tranh và viết về đề tài chiến tranh thì hình tượng phổ biến nhất là hình tượng người lính Bên cạnh đó, hình tượng nhân vật người phụ nữ cũng được đặc biệt chú ý trong quá trình kiến tạo tác
phẩm, phản ánh cuộc sống gian khổ và những khắc nghiệt của con người do chiến tranh gây ra, nhất là những người trực tiếp tham gia chiến trận Nhân
vật người phụ nữ đã truyền tải những thông điệp, cái nhìn, quan niệm của nhà văn về cuộc chiến cũng như cuộc đời, đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc truyền tải những giá trị tư tưởng - thẩm mĩ đặc thù cho tác phẩm văn học
1.3 N ỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Chiến tranh không có một
khuôn m ặt phụ nữ của Svetlana Alexievich là hai tác phẩm viết về chiến tranh
rất tiêu biểu của nền văn học Nga và Việt Nam Trước nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết với những hướng tiếp cận phong phú về hai tác
phẩm này Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chủ yếu mới xem xét chúng trong
phạm vi tách biệt, riêng lẻ, thực tế chưa có công trình nào tìm hiểu về hình tượng nhân vật nữ trong hai tác phẩm dưới góc nhìn của văn học so sánh 1.4 Trong chương trình Ngữ văn ở bậc học trung học phổ thông, học sinh được tiếp xúc các tác phẩm với hệ thống nhân vật mang nhiều đặc trưng
Trang 8gắn với phong cách sáng tác của từng nhà văn Đặc biệt, trong công tác giảng
dạy và đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực như hiện nay, việc khai thác tác phẩm theo hướng văn học so sánh đang được chú ý Thiết nghĩ,
việc nghiên cứu về nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh
không có m ột khuôn mặt phụ nữ là một cách gợi mở hướng tiếp cận mới cho
học sinh, đồng thời cung cấp những tư liệu phục vụ cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình tìm hiểu, lý giải, phân tích những tác phẩm văn học viết về chiến tranh trong văn học thế giới nói chung
Với những lí do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Nhân vật nữ
trong N ỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một
khuôn m ặt phụ nữ của Svetlana Alexievich” nhằm mục đích chỉ rõ những
điểm tương đồng và khác biệt về thế giới nhân vật nữ trong hai tác phẩm Đồng thời, với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần sức lực của mình vào việc khẳng định vị trí của bộ môn Văn học so sánh cũng như việc ứng dụng hướng đi này trong thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy văn học ở nước
ta hiện nay
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề
N ỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là
hai tác phẩm nổi tiếng Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa cócông trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu vào việc so sánh về nhân vật nữ
trong N ỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một
khuôn m ặt phụ nữ của Svetlana Alexievich Rải rác đâu đó ở các công trình
nghiên cứu cũng như trong một số bài viết riêng lẻ từng tác phẩm của từng nhà văn, một số nhà phê bình đã gặp gỡ nhau trong cách đánh giá sơ bộ về nội dung tư tưởng được thể hiện trong hai tác phẩm, trong đó có thể kể tới một số bài viết tiêu biểu như sau:
Trang 9Là một trong những nhà văn lão thành của văn học Việt Nam, người chođến nay vẫn gắn bó với đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn Nguyên Ngọctrong bài viết về tác phẩm Thân phận của tình yêu (Báo Văn nghệ số 37 năm1991) đã chỉ rõ “Cuốn sách Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là sự nghiềnngẫm về chiến thắng, ý nghĩa và giá trị to lớn và dữ dội của chiến thắng Nó chỉ
cho chúng ta biết rằng, chúng ta đã làm nên chiến công vĩ đại thắng Mĩ với cái
giá ghê gớm đến chừng nào Một đặc sắc nữa của cuốn sách này là tác giả viếtvới tư cách hoàn toàn của người trong cuộc, không đứng ngoài, đứng trên nhìnngắm mà đứng trong, thậm chí ở tận đáy của cuộc chiến tranh Anh viết về cuộcchiến tranh “của anh” gần như bằng tất cả máu của anh Về nghệ thuật, đó làthành tựu cao nhất của văn học đổi mới” [29]
Trong bài giới thiệu về Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Nam Dao viết: “Tác
phẩm không hậu hiện đại qua những hình thức thời thượng Tác phẩm cổ điển từ
cấu trúc đến văn phong Tác phẩm nói về chiến tranh qua thân phận thời hậu chiến, với cái đau đằng đẵng của con người cứ tưởng chiến tranh chấm dứt Không, không như tiếng bom đạn thôi nổ trên đầu, nó nổ trong đầu Máu
không chảy ra ngoài, nó chảy vào trong Đã xảy ra, chiến tranh không bao giờthực sự kết thúc với những người sống sót sau cuộc chiến Nó chỉ kết thúc trênnhững trang sử biên niên, với ngày tháng trơ lỳ Nhưng trong văn chương đíchthực, nó còn đó như những vết trầy trụa đớn đau chẳng bao giờ lành, cảnh báo
để những thế hệ mai hậu biết trân quí hòa bình…”[30]
Thực tế khi mới ra đời đã có không ít nhà phê bình coi cuốn tiểu thuyết của
Bảo Ninh là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hóa hiện thực”, “bôi nhọ quân đội”
(chẳng hạn như bài viết của Đỗ Văn Khang trên tuần báo Văn nghệ số 43, ra ngày 26/10/1991), song nhìn chung tác phẩm này được đánh giá rất cao từ phía các nhà phê bình, nghiên cứu và cả người đọc Đây cũng là xu hướng đánh giáchung của các nhà phê bình, nghiên cứu về tác phẩm ở hiện thời
Trang 10Trong bài viết “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh” (in trong Thi pháp
hi ện đại), học giả Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn
chi ến tranh là một hiện tượng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính đối
tho ại , là một cuộc phiêu lưu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới” [20;
tr.271] Tuy vậy, nhận xét của nhà nghiên cứu ở đây mới dừng ở mức khái quát, chưa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố ngôn từ của tác
phẩm
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi
bu ồn chiến tranh của Bảo Ninh” (in trong sách Tự sự học - một số vấn đề lí
lu ận và lịch sử) khi nghiên cứu về đặc sắc của cuốn tiểu thuyết này đó là kĩ
thuật dòng ý thức đã khẳng định: “Ở Việt Nam, cũng từng có một số nhà miêu
t ả dòng ý thức nhân vật nhưng phải đến “Nỗi buồn chiến tranh” thì kĩ thuật
dòng ý th ức được vận dụng triệt để trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối
cách t ổ chức của tác phẩm” [8; tr.121]
Quan tâm đến thi pháp nghệ thuật của tác phẩm, Phạm Xuân Thạch
trong bài N ỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp khẳng định: “Riêng Bảo Ninh,
anh đã đẩy những khuynh hướng nghệ thuật của những nhà văn đi trước đếnmột chiều kích mới Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền
thống (theo kiểu tiểu thuyết - ký sự như Đất trắng) để theo đuổi tiểu thuyết
tâm lý” [39; tr.34]
Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, đúng như nhận xét của nhà văn Nguyễn
Quang Thiều “Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chinh phục được bạn đọc
nhi ều nước trên thế giới trước hết vì nó đã chạm vào mẫu số chung của nhân
loại” Trên thực tế, tiểu thuyết của Bảo Ninh đã được dịch, giới thiệu ở nhiều
nước trên thế giới và được chào đón nồng nhiệt Tờ Independent, một trong
những nhật báo có uy tín của nước Anh đã nhận xét về tác phẩm của Bảo
Trang 11Ninh: “Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, “Nỗi buồn chiến tranh” đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu
thuy ết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, “Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh” của Erich Maria Remarque (…) Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao động tuyệt đẹp”
Bên cạnh đó, trên một số tạp chí về văn học trong và ngoài nước, trên
những trang mạng cũng xuất hiện hàng loạt bài viết về cuốn tiểu thuyết này Nhìn chung, có thể thấy, đã có nhiều ý kiến bình luận khác nhau, thậm chí trái chiều về Nỗi buồn chiến tranh, song về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên cứu
đều khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm trong đời sống tiểu thuyết đương đại
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là một trong những tácphẩm nổi tiếng nhất của Svetlana Alexievich Xuất bản lần đầu tại Nga năm
1983, đến những năm cuối thập niên 80, cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam qua bản dịch của nhà văn Nguyên Ngọc Mới đây tác phẩm được Tao Đàn mua bản quyền và được nhà văn Nguyên Ngọc dịch mới hoàn toàn so với
bản trước đó
Ngay từ trước khi cuốn sách được dịch sang tiếng Việt nó đã được chú ý
ở Việt Nam Trên tạp chí Sông Hương - số 20 (tháng 8 - 1986) có đăng bài:
“Xet - la - na và tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” do Vương Kiều dịch theo bản tiếng Pháp đã ghi lại cuộc trả lời phỏng vấn của bà
về một số vấn đề xoay quanh tác phẩm, đặc biệt là những người phụ nữ từngtham gia cuộc chiến: "Tôi đã tiếp xúc với những mẫu người phụ nữ thật hếtsức khác nhau, có người thái độ của họ quả quyết trong chiến tranh, có người
bị chiến tranh đè bẹp, có người giữ được bản chất thanh khiết, lại có người bịtước mất tinh thần mơ mộng, có người e dè khép kín, có người lại cởi mở Đó
Trang 12là những phụ nữ với sức mạnh tinh thần của họ, cộng với khả năng to lớn củatâm hồn nhân bản, họ đã tạo nên chủ đề cuốn sách của tôi” [22]
Lê Hồng Lân cũng đã đề cập một vài nét về tác phẩm trên tạp chí Vănnghệ quân đội: "Còn hàng trăm câu chuyện khủng khiếp khác về gương mặt
bị bầm nát của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh Hơn 20 triệungười Nga Xô Viết chết trong chiến tranh thế giới thứ hai có bao nhiêu gươngmặt phụ nữ? Khó ai biết chính xác, nhưng đọc cuốn sách này ta biết hàngnghìn thân phận, hàng nghìn gương mặt người phụ nữ không còn nguyêndạng cả bên trong lẫn bên ngoài Họ là ai? Là phụ nữ từ nông dân đến tríthức, từ nông thôn ra thành thị Họ là binh nhất, binh nhì, du kích, y tá, cứuthương, bác sĩ phẫu thuật Họ là cơ trưởng, trung sĩ lái máy đầu kéo, chiến
sĩ súng máy, xạ thủ bắn tỉa, chiến xa hạng nặng… Họ là những cô gái trẻchưa một lần yêu không may rơi vào tay bọn Đức Thường các cô có một viênđạn để tự kết liễu nếu không may rơi vào tay giặc, nhưng cô không kịp trởtay Sáng hôm sau đồng đội thấy cô bị cắt vú, moi mắt, cắt bộ phận sinh dục
và đóng cọc xuyên qua người Trên gương mặt dù thảng thốt và đau đớn vẫnkhông giấu được vẻ đẹp của tuổi 19” [23]
Trong bài viết “Một cuốn sách viết về chiến tranh, mà lại toàn về phụ
nữ”, Trang Nguyen đã khẳng định “Quan trọng hơn, tác phẩm của bà đã kêu
gọi loài người cùng đứng lên để chống lại một cuộc chiến có thể xảy ra trongtương lai, bởi không thể để những trang sử đen tối lặp lại với hàng triệu
người bị tước quyền sống yên ổn Tương lai, nhất định phải được kiến tạotrên nền tảng hòa bình”
Có thể nói, những nghiên cứu, phê bình về tiểu thuyết Chiến tranh không
có một khuôn mặt phụ nữ mới chủ yếu đƣợc in trên các tạp chí, các trang báomạng và trên các diễn đàn, chƣa phong phú về số lƣợng và chƣa sâu sắc vềmức độ nghiên cứu Nhìn chung, các bài viết mới mang tính chất giới thiệu
Trang 13cuốn sách đến với độc giả Việt Nam, có một số bài nghiên cứu, nhận diện mộtcách khái quát tác phẩm và tác giả mà chưa có công trình nào đi sâu nghiêncứu cụ thể các bình diện của tác phẩm hay tiếp cận tác phẩm ở một góc độ lýthuyết nào đó Đồng thời cũng chưa có công trình nào nghiên cứu tác phẩmtrên tinh thần so sánh, đối chiếu với các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài
Dựa trên đặc điểm của hai cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana
Alexievich, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Nhân vật nữ trong Nỗi buồn
chi ến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ
n ữ của Svetlana Alexievich” với mục đích làm rõ điểm tương đồng và khác
biệt, những tương tác văn hóa, văn học thông qua thế giới nhân vật nữ của haitác phẩm
3 M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.1 Đối sánh hệ thống nhân vật người phụ nữ trong hai tác phẩm để
nhận biết những tương đồng, ảnh hưởng, khác biệt đồng thời thấy được nỗ lực sáng tạo riêng của mỗi nhà văn
3.1.2 Góp phần vào việc khẳng định sự thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong hai tác phẩm của hai nhà văn nổi tiếng Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần vào việc khẳng định vị trí, tầm quan
trọng của bộ môn Văn học so sánh trong bối cảnh nghiên cứu, giảng dạy văn
học hiện nay
3.2.1 Tập hợp và trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
3.2.2 Nghiên cứu so sánh nhân vật nữ trong hai tác phẩm nói trên ở cả trên hai bình diện tư tưởng và thi pháp nghệ thuật
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật nữ trong hai tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chi ến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich
Phạm vi khảo sát và phân tích của luận văn chủ yếu tập trung vào hai tác
phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich,
Nhà xuất bản Hà Nội, 2017 và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Nhà xuất
bản Trẻ, 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, người viết sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,
tổng hợp, phương pháp hệ thống, trong đó, so sánh được xem là phương pháp
chủ yếu
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Về mặt lí luận, luận văn nhằm góp phần làm rõ đặc trưng của văn
học so sánh với tư cách là một bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa nền văn
học dân tộc và văn học thế giới
6.2 Trên cơ sở so sánh thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana
Alexievich, luận văn chỉ ra những nét tương đồng cũng như điểm khác biệt về đặc điểm và cách xây dựng nhân vật nữ của hai tác giả
7 B ố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Sáng tác của Svetlana Alexievich, Bảo Ninh trong dòng chảy văn học về chiến tranh
Trang 15Chương 2: Nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh
không có m ột khuôn mặt phụ nữ - Nhìn từ những điểm tương đồng
Chương 3: Những điểm khác biệt về nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến
tranh và Chi ến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
Trang 16N ỘI DUNG
Chương 1 SÁNG TÁC CỦA SVETLANA ALEXIEVICH
VÀ BẢO NINH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VỀ CHIẾN TRANH
1.1 V ề hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich và Bảo Ninh
1.1.1.1 Tiểu sử
Svetlana Alexievich sinh năm 1948 tại thị trấn phía tây Ukraina song Alexievich lớn lên ở Belarus Svetlana Alexievich là một nhà báo điều tra và nhà văn chủ yếu viết thể loại văn xuôi hiện thực Bà đã giành được nhiều giải thưởng danh giá: giải thưởng Leninsky Komsomol ở Liên Xô (1986), giải Book Circle ở Hoa Kì và đặc biệt là giải thưởng Nobel Văn học năm 2015 “vì
l ối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm
trong th ời đại của chúng ta” Bà là nhà văn đầu tiên của Belarus nhận giải
Những mẩu chuyện vụn vỡ ban đầu ấy gây cho bà những ấn tượng sâu sắc Bà
bắt đầu hành trình của mình, đã gửi hàng trăm bức thư, điện tín tới những
Trang 17người đã từng là nữ chiến binh 20 năm trước, mong có sự phản hồi Alexievich đã dành ra bảy năm, đi qua hơn 100 thành phố, thị trấn và các khu dân cư làng mạc, chuyện trò với hàng nghìn phụ nữ Liên Xô - những người đãtham gia thế chiến thứ hai Những câu chuyện của họ được Alexievich xâu chuỗi, sắp đặt lại và tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ đã
ra đời vào năm 1983 Cuốn tiểu thuyết là lời tự bạch của những người phụ nữ
từng đi qua chiến tranh thế giới thứ hai ở nhiều hoàn cảnh khác nhau Qua đó,
một bức tranh sống động nhưng cũng đầy đau thương, mở màn cho nhiều tác
phẩm quan trọng khác sau này của bà được hé mở
Tác phẩm quan trọng khác là Quan tài kẽm, xuất bản năm 1989 viết về
cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan trong những năm 1979 - 1989 với
những thân phận bị lãng quên Vừa ra đời, tác phẩm gây nên nhiều tranh luậntại Liên Xô vì bị cho là “vu khống” và “tưởng tượng” Svetlana Alexievich đã
phải trải qua nhiều năm để hoàn thành cuốn sách này, trên 500 lần gặp gỡ,
phỏng vấn những cựu binh trở về từ cuộc chiến và những người mẹ của
những binh sĩ đã bỏ mạng ở chiến trường Qua Quan tài kẽm, nhà báo Svetlana Alexievich đã phơi bày lịch sử bi thảm của cuộc chiến, câu chuyện này có điểm giống với cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam - theo lời miêu tả xúcđộng của Larry Heinemann trong lời giới thiệu cuốn sách
Trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn, được thế giới tôn vinh phải kể
đến Tiếng vọng từ Chernobyl xuất bản 1997 Tác phẩm đã phơi bày nỗi kinh
hoàng của những người làm công việc dọn dẹp phóng xạ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine ngày 26/4/1986 Vụ việc này được coi là vụ tainạn hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân thế giới Vìkhông có tường chắn nên đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng
ra nhiều vùng phía tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, vàđông Hoa Kỳ Ngoài ra nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị
Trang 18ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000người Khoảng 60-70 bụi phóng xạ đã rơi xuống Belarus - quê hương củanhà văn Svetlana Alexievich Cuốn sách này trở thành bài học cho mọi người trên thế giới về cách đối xử với những hậu quả của một thảm họa hạt nhân Trong sự nghiệp làm báo, bà từng phỏng vấn hàng nghìn nhân chứng trải qua những sự kiện chấn động nhất Liên Xô gồm Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan, sự sụp đổ của Liên Xô (1991) và thảm họa hạt nhân Chernobyl (1985) Hầu hết tác phẩm của Alexievich đã được xuất bản ở nhiều quốc gia, được ghi nhận như những biên niên sử bằng văn chương về đất nước, con người Xô-viết và hậu Xô-viết [23]
1.1.2.1 Tiểu sử
Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 tạihuyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Ông quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện QuảngNinh, tỉnh Quảng Bình Ông vào bộ đội năm từ 1969, từng chiến đấu ở mặttrận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10 Năm 1975, ông giải ngũ Từ năm 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, ra trường làm việc
ở Viện Khoa học Việt Nam Từ năm 1984-1986 Bảo Ninh học khoá 2 Trườngviết văn Nguyễn Du sau đó có thời gian dài làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ
1.1.2.2 S ự nghiệp sáng tác
Bảo Ninh được độc giả biết đến khi cho ra đời truyện ngắn Trại bảy chú
lùn năm 1987 Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (inlần đầu năm 1987 với tên gọi Thân phận của tình yêu) được tặng Giải thưởngHội Nhà văn Việt Nam và được đón chào nồng nhiệt Tác phẩm kể về cuộcđời của người lính tên Kiên, đan xen hai dòng hồi ức giữa hiện tại và quá khứ
về chiến tranh và mối tình với cô bạn học tên Phương Vừa mới ra đời tácphẩm đã gây một tiếng vang lớn đúng như nhà văn Nguyên Ngọc đã ca ngợi:
Trang 19"Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới" Tuy nhiên, có lẽ vì tác phẩm đề cập đến những vấn đề quá nhạy cảm mà trong hơn
10 năm sau đó nó không được in lại Mặc dù vậy, dưới ánh sáng của côngcuộc đổi mới văn học, tác phẩm này vẫn được yêu thích
Nỗi buồn chiến tranh được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos vàPhan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War", được
ca tụng rộng rãi và được nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá là một trongnhững tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh Cuốn tiểu thuyết này đượcphổ biến rộng rãi ở phương Tây và là một trong số ít cuốn sách viết về chiếntranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây Thông qua tiểuthuyết này, điều mà người đọc khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quanđiểm về chiến tranh và hậu chiến mà không hề lên án phía bên kia
Đến năm 2005, tiểu thuyết này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân
phận của tình yêu và năm 2006 khi tái bản nó được trở về với nhan đề thànhnổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh
Ngoài ra, Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh,như truyện ngắn Bội phản trong tập Văn Mới do Nhà xuất bản Văn họcxuất bản, được ông gửi gắm nhiều tình cảm và suy nghĩ vào trong các nhânvật Bên cạnh đó là truyện “Khắc dấu mạn thuyền” hiện đã được dựngthành phim
1.2 N ỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
trong dòng ch ảy văn học về chiến tranh
1.2.1 Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam và vị trí của Nỗi buồn chi ến tranh
1.2.1.1 Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam
Thế kỷ XX, nước ta bước qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, di chứng để
lại ngổn ngang trên mảnh đất quê hương, trên cơ thể con người Văn chương
Trang 20là sản phẩm của tinh thần, nó đồng hành cùng con người và cùng chung vấn
nạn của đất nước Chính vì vậy, có thể xem chiến tranh cách mạng là đề tài chính của các tác phẩm văn học cách mạng Trong lịch sử hàng nghìn năm
chống ngoại xâm có thể nói, ba mươi năm gồng mình chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là quãng thời gian toàn quân, toàn dân ta tiến hành
một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất Chiến tranh là đảo lộn mọi gốc
rễ của xã hội, làm thay đổi mọi giá trị của dân tộc và thay đổi tâm hồn của cả
một thế hệ
Văn học Việt Nam có một truyền thống lâu đời là luôn đề cao người phụ
nữ Bản chất người phụ nữ dù thuộc dân tộc nào, thời đại nào cũng đều là
những con người yêu hòa bình Họ là những con người với sứ mệnh thiêng liêng và cao cả nhất, đó chính là “nguồn sống” nuôi dưỡng con người của các
thế hệ nối tiếp nhau Cho dù là đất nước nào, dân tộc nào, chiến tranh cũngđều đem đến cho người phụ nữ sự đau khổ, mất mát, hi sinh
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 phát triển trong hoàn cảnh cả nước chống chọi với bọn đến quốc xâm lăng Nó trở thành vũ khí tư tưởng
chống xâm lược Nhân vật được xây dựng trở thành nhân vật lý tưởng, họ là con người cộng đồng, con người tập thể với khát vọng được phục vụ cho Tổ
quốc Đó là những con người bình thường nhưng rất vĩ đại như anh Nhẫn
trong C ỏ non, anh Trỗi trong Sống như anh, Nguyễn Gia Định trong Sống mãi
v ới thủ đô (1961) hay những trinh sát ở Hạ Lào là Lương và Khiêm trong Trước giờ nổ súng (1960), anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên… Nhà văn
muốn thông qua con người để thể hiện lịch sử, mọi vấn đề của con người đều liên quan đến lịch sử, đến quá trình đấu tranh cho dân tộc
Bên cạnh những người lính anh hùng, các nhân vật nữ cũng trở thành
hình tượng anh hùng bất khuất Đó là chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng
(Nguyễn Thi), chị Tư Hậu trong Một chuyện chép ở bệnh viện, Kan Lịch
Trang 21trong tác phẩm cùng tên của Hồ Phương, chị Sứ trong Hòn Đất của Anh
Đức… Hầu hết các nhân vật trong văn xuôi trước 1975 đều là những con người lý tưởng, con người có ý thức chính trị cao, con người biết quên cái tôi
cá nhân để sống cho cái chung của đất nước
Sau 1975, đất nước bước sang thời kì mới, chuyển từ chiến tranh sang hòa bình Văn học tập trung đi sâu vào đời tư - thế sự, nhìn nhận con người dưới nhiều góc độ Tiêu biểu là Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên
chuy ến tàu tốc hành, Cỏ lau; Lê Lựu với Thời xa vắng; Dương Hướng với
B ến không chồng; Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng,… đã thể hiện những sự đổi
mới đó Đặc biệt, với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã thể hiện một cách
rất mới về hình người phụ nữ Họ không còn được miêu tả bằng cảm hứng sử thi với cái nhìn có phần giản đơn như trước nữa Hình ảnh người phụ nữ ở đây được tiếp cận ở phương diện tàn khốc của chiến tranh, ở những góc khuất
của tâm hồn mà trước đây chưa được hoặc chưa được phép được nói tới
1.2.1.2 V ị trí của “Nỗi buồn chiến tranh” trong dòng chảy văn học viết
v ề chiến tranh
Như một luồng gió mới về đề tài chiến tranh cách mạng, Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh đã nhanh chóng chinh phục độc giả, được độc giả đặc
biệt quan tâm từ người hâm mộ lẫn những người phản đối tác phẩm Khác với
những tác phẩm theo khuynh hướng sử thi trước đó, thường khắc họa chiến tranh từ góc độ cộng đồng, miêu tả hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã thể hiện cái nhìn chiến tranh từ một góc độ khác đó là con người cá nhân, những thân phận con người, đi sâu vàokhám phá nỗi niềm cá nhân của họ
Đến năm 1991, Nỗi buồn chiến tranh trở thành một trong ba tác phẩm
được giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam Nhà văn Nguyên Ngọc
- người lãnh đạo Hội nhà văn thời kì ấy đánh giá cao thành quả sáng tạo của
Trang 22Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh Ông nhận xét: “Đây là cuốn tiểu thuyết
v ề một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay Bằng cách
chi ến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình Cuốn sách này không mô tả chiến
tranh Nó mô t ả một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay Hiện thực ở đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm,
qu ằn quại vì đầy trách nhiệm Trách nhiệm lương tâm Cuốn sách nặng nề
này không bi quan V ẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẽ chữ của nó một âm hưởng hy vọng tiềm tàng, chính là vì thế Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy
v ọng… Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”
[30] Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến cho “cách tiếp cận đề tài của Bảo Ninh
gi ống như một sự liều lĩnh Có thể tác giả sẽ bị trả giá nhưng trong khi không
ít người viết còn thiên viết về cách nghĩ bằng những “thuận lí”, “một nghĩa”,
“bảo đảm an toàn”, thì cuốn tiểu thuyết khác thường của Bảo Ninh là “cái được” của văn chương” [20]
Và chỉ sau một thời gian ngắn, tiểu thuyết này đã được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước yêu thích Trên báo Văn nghệ, khi thảo luận về tác phẩm người ta dành cho nó nhiều lời khen ngợi Chưa đầy một năm sau khi tiểu thuyết ra đời, tác phẩm đã được nhiều người ngỏ ý muốn được dịch ra tiếng
nước ngoài Và bản dịch Anh ngữ The Sorrow of War (của Phan Thanh Hảo,
Frank Palmos hiệu đính) được xuất bản tại Úc năm 1993 có lẽ là bản dịch đầu tiên của Nỗi buồn chiến tranh, cũng từ đó, cuốn sách bắt đầu hành trình chu
du khắp thế giới, đến nay nó đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ
Bên cạnh những lời khen ngợi, tác phẩm cũng nhận được sự phê phán gay gắt Một số người cho tiểu thuyết của Bảo Ninh là tiêu cực, có cái nhìn sai lệch về cuộc kháng chiến của dân tộc Nhiều tác giả cũng như nhà phêbình đã lên tiếng phản đối và công kích tác phẩm Tiêu biểu trong số đó là ý
kiến của TSKH Đỗ Văn Khang Một số nhà văn trong ban giám khảo của Hội
Trang 23nhà văn đã lên tiếng phủ nhận giải thưởng cũng như những phát ngôn của
mình trước đó Nhà phê bình Vương Trí Nhàn khái quát: “Nếu thời trước thì
c ứ thế cuốn sách sẽ chìm dần trong bóng tối và chỉ cần bị ném ra khỏi các thư
vi ện nữa thôi là có thể coi như bị xóa sổ hoàn toàn” nhưng may mắn, nó
được ra đời đúng vào thời kì đổi mới [30]
Đến năm 2003, tác phẩm được tiếp tục in lại ở Việt Nam với nhan đề
Thân ph ận của tình yêu, sau mới chính thức đổi thành Nỗi buồn chiến tranh
Gần đây, cuốn sách này đã được lọt vào tốp 50 tác phẩm văn học nước ngoài
dịch sang tiếng Anh hay nhất trong nửa thế kỷ qua Đứng ở vị trí thứ 37, tác
phẩm được xếp chung với những kiệt tác văn chương thế giới như Cái trống
thi ếc (Gunter Grass), Nghệ nhân và Margarita (Mikhail Bulgakov), Chiến
tranh và hòa bình (Lev Tolstoy), Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia
Marquez)… Và gần đây nhất, Nỗi buồn chiến tranh đã được dịch và giới thiệu
ở Iran và là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên được dịch ra tiếng Ba Tư
N ỗi buồn chiến tranh, tính đến thời điểm hiện tại, đã đoạt nhiều giải
thưởng lớn, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới Những giải thưởng được trao gần đây nhất là giải thưởng Châu Á (Nikkei Asia Prizes) lần
thứ 16 của báo kinh tế Nhật Bản và giải sách hay (được 100% số phiếu đồng thuận của hội đồng bình chọn) trong nước năm 2011 Dịp này, do có việc riêng, Bảo Ninh không vào Thành phố Hồ Chí Minh để nhận giải thưởng
được Nhà văn đã gửi Diễn từ đến Ban tổ chức, trong đó có đoạn viết “Tôi hàm ơn các thầy của tôi ở trường viết văn Nguyễn Du là giáo sư Hoàng Ngọc
Hiến, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Nguyễn Minh Châu, giáo sư Phạm Vĩnh
Cư Đối với riêng bản thân tôi, các thầy chính là hiện thân của sự khai sáng
và th ức tỉnh trong đổi mới, nhờ các thầy mà tôi có được cho riêng mình tinh
th ần nhân văn tự do trong sáng tạo văn học, một cách cụ thể là nhờ các thầy
mà tôi đã có thể viết cuốn Nỗi buồn chiến tranh” [31]
Trang 24Và kể từ tháng 5 năm 2011, Nxb Trẻ đã chính thức mua và độc quyền tái bản tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
N ỗi buồn chiến tranh cũng đã lọt vào tầm ngắm của các nhà làm phim
trong nước như Hải Ninh, Khánh Dư Nhưng vì vấp phải nhiều trở ngại khác nhau, họ buộc phải tạm gác việc chuyển thể tiểu thuyết này thành phim Đến
2008, sau hơn 10 năm qua lại, đàm phán giữa Việt Nam và Mĩ, đạo diễn Nicolas Simon đã nhận được sự đồng ý của nhà văn Bảo Ninh và giấy phép
của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cho kịch bản phim Nỗi buồn
chi ến tranh Nhưng đến nay bộ phim được chuyển tải từ tiểu thuyết này vẫn
chưa được bấm máy Nhiều ý kiến cho rằng có sự trở ngại từ phía tác giả vì ông không đồng ý kịch bản cũng như việc lựa chọn nhân vật để xây dựng linh
hồn của bộ phim Tuy nhiên, theo tác giả bản quyền ông đã bán cho nhà sản
xuất phim, ông chỉ không đồng ý với kịch bản, việc bộ phim ra đời được hay không là do nhà sản xuất
Việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn Bảo Ninh, trong đó có Nỗi buồn
chi ến tranh trong nhà trường cũng diễn ra khá sôi động trong nhiều năm trở
lại đây, nhất là ở các trường đại học qua một số luận án, luận văn, khóa luận
và một phần trong sự khảo cứu của các đề tài về văn học Việt Nam đương đại
1.2.2 Đề tài chiến tranh trong văn học Xô-viết và vị trí của “Chiến tranh
1.2.2.1 Đề tài chiến tranh trong văn học Xô-viết
Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (1941 - 1945) chống lại phát xít Đức là cuộc chiến tranh có sự tham gia của tất cả các dântộc thuộc Liên bang Xô-viết (Liên Xô) Dựng nên những tượng đài văn họcghi dấu những chiến công và cả những mất mát, hi sinh trong cuộc chiếntranh này không chỉ có những tác phẩm văn học của các nhà văn Nga, mà còn
là những sáng tác của các nhà văn từ các nước cộng hòa anh em, họ đã làmnên một hiện tượng văn học lớn trong thế kỉ XX - văn học Xô-viết
Trang 25Theo tiếng gọi hùng tráng của bài ca Cuộc chiến tranh thần thánh dựatheo lời thơ của Lebedeev, những bài thánh ca, ca ngợi lòng quả cảm củanhững con người Xô-viết bình thường trong thơ Akhmatova đã có hàng triệungười lính xung phong ra mặt trận Từ những ngày đầu của cuộc chiến, tháng
6 năm 1941, thi phẩm Ðợi anh về của Simonov đã được các chiến sĩ ngoàimặt trận và những người vợ, người yêu của họ ở hậu phương thuộc lòng, đãtrở thành biểu tượng cho niềm tin, niềm hi vọng của họ Trong đạn bomkhủng khiếp, với cái chết cận kề, những tác phẩm của các nhà văn - chiến sĩkhông chỉ là hàng nghìn bài báo, phóng sự, kí sự chiến trường, những bàichính luận, mà còn là những tập thơ, truyện ngắn, truyện vừa và cả tiểu thuyết(vở kịch Những người Nga, tiểu thuyết Ngày và đêm của K Simonov; Cầuvồng của Vaciliev, Những người không khuất phục của Gorbatov, Ðội thanhniên cận vệ của Fadeev )
Tuy nổi bật nhất trong các tác phẩm thời kì là chất chính luận hào hùng,
là cảm xúc trữ tình, đầy tính tư liệu, các sự kiện chiến tranh dồn dập nhưngtrong khối lượng đồ sộ những tác phẩm ấy đã thấy lấp lánh những giá trị nghệthuật đích thực Cuộc chiến tranh kết thúc thắng lợi năm 1945 nhưng nó đãlấy đi sinh mạng của hơn hai mươi triệu người Xô-viết Ðây là cuộc chiếntranh khốc liệt, đẫm máu nhất trong lịch sử nước Nga
Sau chiến tranh, tác phẩm Con đường Volokam của A Bek, Vacil
Terkin, Ngôi nhà ven đường của A Tvardovski, Stalingrad của V Nekrasov
và một số trích đoạn tiểu thuyết Họ chiến đấu vì tổ quốc của M Solokhov
đã ra đời và được công chúng đón nhận như những hiện tượng văn học vì nó
có tính khái quát rộng về nghệ thuật, bởi những giá trị mới mẻ trong việcmiêu tả tâm lí, lịch sử, xã hội Những sáng tác này đã đặt nền móng cho dòngvăn học viết về chiến tranh nổi tiếng trong suốt nhiều thập kỉ qua Tiếp nối
mạch nguồn viết về cuộc chiến tranh đó nhưng Svetlana Alexievich đã nhìn,
Trang 26đã cảm nhận về nó theo một cách riêng, cách của người phụ nữ Nếu như chiến tranh mang bản chất của sự hủy diệt con người và cuộc sống thì người
phụ nữ lại sinh ta sự sống, sinh ra con người Svetlana bằng sức lực, cách nhìn, cách khám phá của mình thông qua tác phẩm thì lần đầu tiên trong văn
học thế giới, bà đã buộc chiến tranh đối mặt với cái đối nghịch tuyệt đối của
nó, để vạch trần tất cả tính chất phi lý, phi nhân tính của nó, đó là một khám phá, một sáng tạo, một cống hiến cực kì to lớn
Góp phần vào chiến thắng vĩ đại của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức có sự tham gia của 800.000 phụ nữ Xô-viết, họ tham gia trong hầu hết các quân binh chủng, từ y tá, bác sĩ, cứu thương, chiến sĩ thông tin liên lạc…, cho đến chiến sĩ trinh sát, xạ thủ bắn tỉa, công binh, phi công, lái xe tăng …
Có những binh chủng khó ai ngờ tới nhưng lại cực kì cần thiết trong chiến tranh như binh chủng chuyên nấu ăn, làm bánh mỳ, giặt hàng núi quần áo đẫm máu hàng ngày cho các chiến sĩ… Họ đã có mặt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà lịch sử đã giao phó
1.2.2.2 V ị trí của “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” trong
dòng ch ảy văn học
Trong thập niên 70 của thế kỉ XX, khi còn là phóng viên địa phương,Svetlana Alexievich dành thời gian 7 năm để gặp gỡ, trò chuyện, ghi âm với hàng nghìn phụ nữ Liên Xô từng tham gia chiến tranh Những câu chuyện đó
được xâu chuỗi, sắp xếp lại và năm 1983 tác phẩm Chiến tranh không có một
khuôn m ặt phụ nữ đã ra đời Tuy nhiên, vì lí do chính trị nên tác phẩm không
được xuất bản ở quê hương bà Belarus Tại Liên Xô, cuốn sách này được xuất
bản năm 1985, riêng ở Nga đã bán được trên 2 triệu bản, cuốn sách được trao
giải thưởng Leninsky Komsomol 1986 và hiện nay đã được dịch ra 20 thứ
tiếng trên thế giới Sau 20 năm bà quyết định viết lại cuốn sách và bà lại dành
10 năm tiếp theo của cuộc đời mình để tiếp tục nghe những câu chuyện, để
Trang 27viết tiếp những câu chuyện còn dang dở Năm 2003 cuốn sách được bà làm
mới mang tên Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ Cuốn sách này đã
được mang hơi thở mới hơn so với bản năm 1983 Chính sự làm mới này đã đưa bà đến với vinh quang của giải Nobel văn học năm 2015
Nhà văn Uông Triều (Tạp chí Văn nghệ quân đội), trong một cuộc tròchuyện về cuốn sách này nhận xét: Cuốn sách này khác biệt không phải vì nó
là cuốn tụng ca Không phải tụng ca chiến tranh mà nó đi sâu vào đời sốngtinh thần và những thân phận, nỗi đau đặc biệt với phụ nữ Cho nên nó đã tạo
ra ấn tượng rất đặc biệt, cho ta một cái nhìn ở bề rộng về chiến tranh, thứ hai
là có độ chân thực Bà không phỏng vấn chỗ đông người mà khi tâm tình chỉ
hai người với nhau, có thể nói với nhau những câu chuyện rất thật Bà cũng
cố gắng bóc tách, ghi chép lại hoàn toàn sự thật, không có phóng đại Tôinghĩ đó là sự chọn lựa hoàn toàn chính xác"
Ngày 08 tháng 10 năm 2015, Ủy ban Nobel đã công bố sẽ trao giải
Nobel văn học 2015 cho Svetlana Alexievich, trong khi tại quê hươngBelarus, các sách của bà vẫn bị kiểm duyệt Trong cuộc trả lời báo chí cùng ngày tại một văn phòng tòa soạn báo chí địa phương ở Minsk, bà chia sẻ “Đây
không ph ải là một phần thưởng cho tôi mà là cho nền văn hóa, một quốc gia
nh ỏ bé của chúng tôi, mà đã bị rơi vào một cối xay trong suốt lịch sử”
Ở Việt Nam, năm 1987 lần đầu tiên nhà văn Nguyên Ngọc đã được đọc tác phẩm này trên tạp chí Văn học Xô viết - một xuất bản phẩm của Hội Nhà văn Liên Xô chuyên giới thiệu văn học Xô-viết ra nước ngoài, bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha… Nguyên Ngọc đã dịch tác phẩm qua bản tiếng Pháp và in ở nhà xuất bản Đà Nẵng Bắt đầu thời điểm Svetlana Alexievich
lọt vào danh sách những cái tên có khả năng giành giải Nobel 2015, giới xuất
bản Việt Nam đã xúc tiến việc mua bản quyền Sau đó tác phẩm được Nguyên
Ngọc dịch mới hoàn toàn so với bản trước đó Có thể nói, đọc Chiến tranh
Trang 28không có m ột khuôn mặt phụ nữ, độc giả sẽ thấy gần gũi với những câu
chuyện cũng từng được nghe, được kể về rất nhiều sự hy sinh trong thời chiến
và nỗi đau thời hậu chiến mà những người phụ nữ ở Việt Nam đi qua các
cuộc chiến tranh phải gánh chịu
Như vậy, xuất phát từ hai cuộc chiến với tính chất giống nhau, tuy nhiên
mỗi tác phẩm đều được xây dựng dựa trên cái nhìn khác nhau của chủ thể sáng tạo và chính bởi lẽ đó nên nhân vật phụ nữ của mỗi tác phẩm bên cạnh
những nét chung cũng có nhiều điểm khác biệt
Thế chiến thứ hai cũng như cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã qua đinhưng cho đến nay hai cuốn tiểu thuyết của hai tác giả tiếp tục tồn tại những
vấn đề tranh cãi, gây xôn xao dư luận suốt mấy chục năm qua Có nhiều lời
ngợi ca dành cho tác phẩm, nhưng cũng không ít bạn đọc công kích, phản đối
nội dung của câu chuyện Nhờ những phân tích mổ xẻ trái chiều này, tiểu thuyết của Bảo Ninh và Svetlana Alexievich ngày càng được quảng bá rộng rãi hơn Việc tạo ra sự thay đổi ở tầm đón đợi từ phía công chúng trong bản thân nội dung câu chuyện đã góp phần kiến tạo giá trị cho tác phẩm Sáng tác
chỉ mới là quá trình vận động tư tưởng Phải kinh qua người đọc, giá trị, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản mới trở thành hiện thực
Nhìn chung, N ỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn
m ặt phụ nữ là hai tác phẩm thuộc loại “hiện tượng văn học”, trở thành những
cuốn sách rất nổi tiếng về đề tài chiến tranh Nỗi buồn chiến tranh và Chiến
tranh không có m ột khuôn mặt phụ nữ không chỉ viết về bom đạn cùng những
mất mát, hi sinh mà còn viết về trái tim con người Sáng tác của Bảo Ninh và Svetlana Alexievich không chỉ có giá trị về nội dung tư tưởng mà còn có giá
trị mĩ cảm, góp phần quan trọng vào việc mở rộng chân trời đón nhận từ phía độc giả của ngày hôm qua, hôm nay và cả độc giả tương lai
Trang 29TI ỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua trình bày nội dung ở chương 1, chúng ta có thể thấy việc dẫn dắt về
tiểu sử, hành trình sáng tạo nghệ thuật của Bảo Ninh và Svetlana Alexievich trong dòng chảy văn học về đề tài chiến tranh là quá trình giúp người đọc có
thể tiếp cận có hệ thống và lí giải rõ hơn cảm quan của hai nhà văn khi cùng
viết về đề tài chiến tranh cách mạng, tiêu biểu nhất là hai tác phẩm Nỗi buồn
chi ến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
Bảo Ninh và Svetlana Alexievich là hai nhà văn lớn với những thành công nổi bật khi cùng viết những tiểu thuyết về đề tài chiến tranh bằng cảm quan mới mẻ và sâu sắc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là cuốn tiểu
thuyết viết về chiến tranh ở thời hậu chiến Trên tất cả, tác phẩm gắn với từng
số phận, từng mảnh đời riêng Nỗi buồn chiến tranh thực sự đã bướcqua lối
mòn của văn học giai đoạn trước để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính
chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người Trong khi đó, Chiến tranh
không có m ột khuôn mặt phụ nữ lại là một tiểu thuyết phi hư cấu Tác phẩm
đã khắc họa thành công những mảnh đời, những số phận phụ nữ đã từng điqua chiến tranh Với họ, chiến tranh không phải là những chiến công, chiến
thắng mà là tiếng nói của chủ nghĩa nhân bản, tinh thần nhân văn đã thực sự được cất lên một cách mạnh mẽ, quyết liệt
Với nội dung của chương 1, người viết đã bao quát hành trình sáng tác
của Bảo Ninh và Svetlana Alexievich cũng như vị trí của Nỗi buồn chiến
tranh và Chi ến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ nhằm để khẳng định về
vị trí của mỗi tác giả cũng như giá trị của mỗi tác phẩm đem lại không chỉ cho
nền văn học của hai quốc gia và còn có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới
Trang 30Chương 2 NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
VÀ TRONG CHI ẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ
NHÌN T Ừ NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
2.1 Người phụ nữ phải đối diện với hoàn cảnh khắc nghiệt
Chiến tranh là điều đáng sợ nhất đối với nhân loại Với dân tộc Việt Nam, hai cuộc kháng chiến kéo dài suốt 30 năm ở thế kỉ XX là những nămtháng đầy vinh quang nhưng cũng nhiều mất mát, thương tổn Khi viết về chiến tranh, Bảo Ninh không đứng ở tư thế của người chiến thắng với những tình cảm lớn lao, thiêng liêng hay tự hào, vui sướng mà với tư cách là con
người bình thường với những nỗi niềm, nỗi đau của họ Tiểu thuyết Nỗi buồn
chi ến tranh của Bảo Ninh đã khắc họa chân thực những mất mát, đau thương
của những người phụ nữ mà bình thường người ta cũng không bao giờ tưởng tượng hết mức độ nghiệt ngã của nó Trong tác phẩm của mình, Bảo Ninh đã
đưa ra một định nghĩa hoang mang và khốc liệt về chiến tranh “Chiến tranh là
cõi không nhà, không c ửa, lang thanh khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng
khi ếp nhất của dòng giống con người” [32; tr.39-40]
Còn hòa bình dưới cái nhìn của Bảo Ninh, cũng không phải cái gì vinh
dự lắm: “Hừ! Hòa bình! Mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ
máu th ịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương Mà những người được
phân công n ằm lại góc rừng le là những người đáng sống nhất”[32; tr.52] Trong N ỗi buồn chiến tranh, hình tượng những người phụ nữ ít nhiều
đều có quan hệ với Kiên và những đồng đội đã chết của anh Họ không chỉ là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời con người mà còn là nạn nhân của sự hủy diệt Điều này được biểu thị tập trung ở nhân vật Phương Trong miền kí ức của Kiên, Phương là mối tình tuyệt đẹp nhưng đầy oan trái Hai người là hàng
Trang 31xóm từ thuở ấu thơ Lúc bắt đầu chiến tranh, họ đang ở tuổi mười bảy, hai tâm hồn trẻ trung yêu nhau đắm đuối, hồn nhiên Phương có “vẻ đẹp trời ban” nhưng có phần kì quái “đẹp mê dại và bất kham, hấp dẫn đến lịm người, đẹp
m ột sắc đẹp kì ảo và khôn lường, đẹp một cách đau lòng, đẹp như thể một sắc đẹp bị chấn thương, như thể một sắc đẹp lâm nguy, mấp mé bên bờ vực” [32,
tr.251] Khi chiến tranh nổ ra, số phận, tình yêu của họ cũng bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của nó, có nguy cơ bị đẩy tới bờ vực của sự hủy diệt Cảnh Phương bị làm nhục trên chuyến tàu vào Nam đã cho thấy bộ mặt hủy diệt ghê gớm của chiến tranh Từ đây, mối tình của họ bị đứt đoạn và mãi mãi không thành, với những vết thương mãi không thể chữa lành trong thời bình Cần phải lưu ý, tình yêu của họ bị tan vỡ bởi chính cuộc chiến mà Kiên
đã say mê theo đuổi, đã dành cả tuổi thanh xuân cho nó vậy mà bao năm trờianh mê muội không nhận ra Trong khi đó, Phương lại dự cảm trước về sựhủy hoại này ngay trong buổi chiều tháng tư họ trốn trường trốn bạn để được
ở bên nhau: “Anh say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên Anhkhông yêu mẹ, không yêu cha, không yêu tình yêu của em” và kết cục của nó
không gì khác “Em nhìn thấy tương lai, - Phương nói - Đấy là sự đổ nát Sự
thiêu hủy” Khi quyết định chọn tham gia cuộc chiến này cũng là lúc Kiênnhận lại được sự hủy hoại tình yêu - là tất cả niềm vui sống của cuộc đời anh:
“Chính là từ đấy, từ lúc bị giằng bật ra khỏi Phương, đời Kiên bắt đầu thực
sự đẫm trong máu, trong thương đau, trong thất bại” Không phải ngẫu nhiênnhà văn Bảo Ninh lại chọn Kiên là nhân vật chính cho tác phẩm của mình bởi
“trong Kiên rõ ràng là có mầm bẩm sinh của độc ác, của thói nhẫn tâm, khôrắn, lạnh lùng Một sự trống rỗng bất hạnh và tệ mạt Một lương tri khônglành Có lẽ anh lớn lên chỉ với nhiều nhất là một phần hai nhân cách” Conngười được coi là anh hùng trong chiến trận, say mê sự giết chóc, thì sauchiến tranh lại đi thu nhặt hài cốt của đồng đội, luôn day dứt trong lặng thầm
Trang 32như một sự tự đày đọa bản thân với những linh hồn mình từng hủy hoại CònPhương, người phụ nữ bị chiến tranh đày đọa ngay từ giây phút đầu tiên lại
“bất chấp chiến tranh kinh khủng, bất chấp bạo tàn và ô nhục, bất chấp sựrơm rác của những định kiến và những giáo điều gò khuôn cuộc sống của conngười Phương của anh vĩnh viễn trẻ trung, vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnhviên bên ngoài mọi thời buổi Vĩnh viễn nàng tuyệt đẹp” Qua mối tình ngangtrái của Kiên và Phương, Bảo Ninh muốn ngợi ca tình yêu, cuộc sống và gópthêm tiếng nói phản chiến mạnh mẽ
Không chỉ Phương, hầu hết các nhân vật nữ trong tác phẩm Nỗi buồnchiến tranh đều có số phận bất hạnh Từ cô hàng xóm của Kiên là Hạnh, côgiao liên tên Hòa người Hải Hậu, cô thương binh người Nam Định tên Hiền,Lan - em gái đồi mơ, người đàn bà câm trên tầng ba… đến những người phụ
nữ cả đời khóc thương con như mẹ của Can, mẹ Lan, mẹ Vĩnh Dù ở nhữngvùng quê khác nhau, hoàn cảnh khác nhau thì những người mẹ ấy cũng cómột điểm chung là sự đói nghèo thê thảm và sự mất mát đau đớn khôn cùng:
“Cái xóm nhỏ ven thành phố nhưng mà đói nghèo thảm hại nổi lên giữa một
vùng dở đầm lầy dở bãi rác Lũ trẻ ốm o rách rưới Đàn chó bẩn thỉu chạy
rông Ruồi muỗi chuột bọ, mùi hôi thối kinh hồn và những ngọn gió cực kỳ
tanh tưởi Dân xóm nửa phần đi ăn mày, nửa phần chuyên nghiệp bới rác nhặt giấy vụn và chạy đồ ăn cắp Nhà của gia đình Vĩnh cũng như mọi nhà
khác trong xóm, nhếch nhác, tối tăm, chằng đụp, vá víu, nhớt nhát Cô bé này
khi đó mới chừng mười lăm tuổi nước mắt lưng tròng, thút thít, sụt sịt dỡ các thứ trong chiếc ba lô cóc bẹp dúm của Vĩnh ra cho bà mẹ mù lòa rờ rẫm vuốt
ve Một bộ quần áo lính tàng nát Chiếc mũ tai bèo Con dao xếp Cái bát sắt
Cây sáo trúc đã nứt toác Cuốn sổ tay” [ 32; tr.88-89] Những người phụ nữ
trong tác phẩm chính là hình ảnh đông đảo của nhân dân lao động, những con người lặng thầm, cam chịu bất hạnh, đói nghèo bởi binh lửa chiến tranh
Trang 33Bên cạnh đó, chiến tranh còn mang đến bao nhiêu mất mát cho con người Ngay ở phần đầu tác phẩm, Bảo Ninh đã tái hiện lại trận đánh khủng khiếp vào cuối mùa khô năm 69, “mùa khô cực kì khốn cùng của toàn cõi B3,
ti ểu đoàn 27 độc lập, cái tiểu đoàn bất hạnh mà anh là một trong mười người
may m ắn được sống”, “một trận đánh ghê rợ, độc ác, tàn bạo.” “Các đại đội tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác Tất cả bị napan tróc khỏi công
s ự, hóa cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa Trên đầu trực thăng rà rạp các
ng ọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người mà bắn Máu
tung x ối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét….” “Những ngày sau đó diều quạ rợp
tr ời…bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm nổi váng
đỏ lòm Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị pháo
băm…” [32; tr.11-14].Cũng từ đó không còn thấy nhắc đến tiểu đoàn 27 nữa Không chỉ có cái chết mà cái đói, bệnh tật luôn rình rập như kẻ thù thứ hai sẵn sàng làm tiêu hao sinh lực, lấy mạng người lính: “Khẩu phần lương
th ực đang sụt xuống nhanh như thể nước trong bình bị đập vỡ đáy Khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì quần áo mục nát tả tơi và vì
nh ững lở loét cùng người như phong hủi, cả trung đội chẳng còn ai trông ra
h ồn thằng trinh sát” Còn đâu hình ảnh những người anh hùng nông dân áo
vải “Áo anh rách vai - Quần tôi có vài mảnh vá - Miệng cười buốt giá- Chân
không giày- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Trước thực tại đói khổ, bệnh tật, cái chết rình rập, những người lính đã tìmđến hồng ma, một loại tiền ma túy, nhờ khói nó người ta chế ra các loại ảo giác tùy sở thích “có thể nhờ khói hồng ma mà quên đi mọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai” Mỗi không gian tưởng tượng, mỗi
giấc mơ đều bình dị, giản đơn nhưng nó chỉ có thể xuất hiện trong giấc mộng
Trang 34Trong khung cảnh nghiệt ngã đó, xuất hiện ba cô gái của Huyện đội 67
bị chiến tranh giam hãm giữa đại ngàn Họ đang được hưởng niềm hạnh phúc
ngọt ngào cùng các chiến sĩ trinh sát trong tiểu đội của Kiên thì cũng lúc bọn lính viễn thám xuất hiện Chúng bắt, hãm hiếp rồi giết chết các cô vào trước
bữa cơm trưa Và cô giao liên xinh tươi tên Hòa người Hải Hậu cũng cóchung số phận “gục ngã giữa trảng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xông tới, vây xúm
l ại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, thở phì phò,
gi ằng giật, nặng nề hộc rống lên…” Ngay cả phía bên kia chiến tuyến,
những người phụ nữ là cảnh sát chế độ Sài Gòn - người giết chết đồng đội Kiên và bị Kiên giết chết cũng chung số phận bi thảm Trung đoàn đánh vào
ty cảnh sát Buôn Ma Thuật, bọn cảnh sát chống cự hăng không kém bọn lính chiến; ở cuối hành lang tầng 3: “Ba người đàn bà vận váy áo cảnh sát khuỵu
xu ống hành lang trải thảm xanh Những búng máu màu mận chín vọt lên như vòi phun Nhưng chỉ hai người dính đạn chết tươi” [32; tr.129] Cô gái được
tha chết với “khẩu p38 trong tay cô gái đã bắn hết kẹp đạn… Lưng của Oanh
đã đã hứng trọn cả mấy viên đạn mà kẻ bắn lén kia đã kịp bắn Cô ta cầm
súng b ằng cả hai bàn tay, đứng khom khom chĩa nòng vào thẳng mặt Kiên
Kho ảng cách mười thước, khoảng cách chắc chắn Kiên phải chết Cô ta bóp
cò H ọng súng chiếu tướng Kiên rồi không ngờ lại nín thinh Kiên bắn Nhưng điều kinh khủng là anh ta đã tiến tới rất gần rồi mới bắn Mặt đối mặt Bắn
tr ả thù Và kinh khủng hơn thế là khi bị cả chừng nửa băng đạn xô vật ra, cô
ta v ẫn còn thúc cùi tay xuống sàn và ngóc đầu lên, như toan ngồi dậy Kiên
b ắn bồi luôn Không phải một phát mà là trọn nửa băng nữa” [32; tr.130] Đó
cũng là nỗi đau thương của cuộc chiến tranh này khi những phụ nữ phải tham
dự trực tiếp và trở thành nạn nhân của nó
Ngay ở phần đầu của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có một cảnh kinh
dị, ghê rợn và đầy ám ảnh Đó là năm 1974, giữa hoang tàn đổ nát của một
Trang 35ngôi làng ở Tây Nguyên, Thịnh “con” - người lính cùng tiểu đoàn với Kiên, săn đuổi và bắn chết được một con vượn Trong khi họ đang chuẩn bị nồi niêu dao thớt cho một buổi liên hoan tưng bừng, thì “khi ngả ra, cạo sạch được bộ
lông thì ôi gi ờ đất ôi, con vật hiện nguyên hình một mụ đàn bà béo xệ, da sùi
l ở, nửa xám nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược… Cả lũ bọn Kiên thất kinh,
rú lên, ù té, qu ẳng tiệt nồi niêu, dao thớt…” [32; tr.14] Cái hình hài quái gở
này chính là sản phẩm ghê tởm của chiến tranh Qua đó, nhà văn muốn gửi tới người đọc thông điệp: chiến tranh chỉ có thể là sự hủy hoại, là sự tước đoạt tàn ác khủng khiếp nhất với hình hài và phẩm giá của con người
Hậu quả để lại trong mỗi con người: mất đi nhân hình lẫn nhân tính, trở nên vô cảm, chai lì trước cái chết của đồng loại Chiến tranh chỉ là làm sao
“không bị ngỏm trong mùa khô” Chiến tranh chẳng khác nào một trận chiến
sinh tồn mà nếu không ra tay thì ta sẽ là một cô hồn vất vưởng, xác thịt bị giòi, quạ rỉa dần Chính vì vậy, việc cầm súng, giết người đã trở thành một
bản năng, đã đánh cắp lương tâm con người để sẵn sàng bắn chết, hành hạ đồng loại của mình Những người lính hay chính là những công cụ, những cỗ máy giết người Khi Oanh - đồng đội của Kiên bị một nữ cảnh sát ngụy bắn
lén, anh đã bắn trả thù “Kiên bắn Nhưng điều kinh khủng là anh tiến tới thật
g ần rồi mới bắn Mặt đối mặt Bắn trả thù Và kinh khủng hơn thế nữa là khi
b ị chừng nửa băng đạn xô vật ra, cô ta vẫn còn thúc cùi tay xuống sàn và ngóc đầu lên, như toan ngồi dậy Kiên bắn bồi luôn, không phải một phát mà
tr ọn nửa băng đạn nữa Những đầu đạn cớ 7,6 ly quật đôm đốp trên nền đá hoa dưới tấm thân vận bộ đồ trắng đã đỏ lòm” [32; tr.130] Sự tiếp xúc với
xác chết thường xuyên đến mức Kiên đã ngủ ngay cạnh xác một cô gái ngon lành ở sân bay Tân Sơn Nhất Đáng giận hơn đó là một người lính “lôi xác cô
gái xu ống bậc tam cấp Tóc tai xõa tung, gáy và xác chết nảy bình bình như
trái banh Th ằng chó má dã man kéo sền sệt cái xác khốn khổ qua mặt bê
Trang 36tông… hắn choãi chân, vặn lưng lấy đà, quăng mạnh, liệng bổng người ta
lên ” Một hồi chuông “Hãy coi chừng mà xem lại nhân tính” Chiến tranh có
sức hủy diệt khủng khiếp, những chàng thanh niên chân chất, những sinh viên, công nhân khoác trên vai màu áo lính, chiếc súng, ba lô… một là biến thành những linh hồn phiêu bạt, hai là còn sống trở về - nguyên vẹn hoặc thương tật, biến thành những con thú khát máu hay những kẻ khuyết tật về tâm hồn, không thể trở về bình thường được nữa
Không chỉ ngoài chiến trận mới thể hiện rõ sự tàn khốc của chiến tranh
mà ở nơi hậu phương, chiến tranh cũng có tác động không nhỏ Những nạn nhân của chiến tranh như Phương, em gái Vĩnh trở thành ca kĩ, gái điếm
Những đau đớn trong lòng kẻ ở lại: mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, gia đình li tán, âm dương cách biệt Không chỉ có những mất mát, mà còn có
những nghịch lí, bất công Đó là nạn đào ngũ đang phổ biến mà Can là một điển hình tiêu biểu Không phải vì họ sợ chết, nhát gan mà vì muốn gặp người
mẹ nghèo một lần dù chết cũng cam Hiện tượng hưởng lộc chiến tranh “chỉ
con cái nông dân là ph ải dứt lòng ra đi bỏ lại đằng sau cảnh mẹ già màn trời
chi ếu đất”, “anh tôi đã đi, đáng lẽ tôi được miễn coi như con độc” Sự thật
chiến tranh đến tàn nhẫn, khốc liệt
Nếu như các tiểu thuyết trước đây chỉ đề cập đến một số mất mát, hi sinh trong chiến tranh, thì đến Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã cho người đọc
thấy được đầy đủ mặt trái của chiến tranh Chiến tranh không những làm cho bao gia đình tan nát, mất người thân, tang tóc đau thương mà nó còn ám ảnh con người ta ngay cả trong thời bình Bảo Ninh cũng từng trải qua cuộc chiến
và những kí ức nhức nhối đó đã thôi thúc ông viết Nỗi buồn chiến tranh - một
tiểu thuyết không chỉ dành cho những lớp người đã qua mà còn dành cho thế
hệ trẻ sau này
Trong Chi ến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, Svetlana Alexievich
cũng khắc họa đậm nét chân dung những người phụ nữ khi phải đối diện với
Trang 37hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh Có thể khẳng định rằng, nhắc đếnchiến tranh, chúng ta luôn nghĩ tới những trận đánh ác liệt mà người tham giatrực tiếp là nam giới Và trong mắt những người đàn ông ấy, chiến tranh hiệnlên qua các sự kiện hào hùng của lịch sử dân tộc Chiến tranh và chiến thắngchính là vinh quang là sự hi sinh cao cả cho đất nước, cho lý tưởng mà họ tônthờ chứ chiến tranh không phải những sự hi sinh đẫm máu vô nghĩa Đó là cáinhìn của nam giới về chiến tranh còn nữ giới họ lại có một cái nhìn hoàn toànkhác về chiến tranh Với họ, chiến tranh không phải là chiến công, chiếnthuật, anh hùng hay sự tôn vinh… mà nó được vẽ lên bởi những câu chuyệnriêng tư một cách chân thực bằng cảm xúc của mỗi cá nhân Cũng chính vìthế, cuộc chiến tranh dưới cái nhìn nữ giới có ngôn ngữ riêng của nó: đàn ôngnáu mình đằng sau các sự kiện, chiến tranh thu hút họ, cũng như hành động
và sự đối kháng trong tâm tưởng, trong khi phụ nữ cảm nhận qua cảm xúc.Khi nói tới chiến tranh thì ắt hẳn sẽ có sự đau thương, mất mát thế nên vớinhững người phụ nữ chiến tranh luôn đinh ninh một tư tưởng: “chiến tranh
trước hết là một cuộc giết người, sau đó là một lao động mệt nhoài Rồi cuối
cùng thì đơn giản là cuộc đời thường: người ta hát, người ta phải lòng nhau,người ta đặt những lô cuộn tóc” [1; tr.20] Bản thân người phụ nữ từ khi sinh
ra và lớn lên đã luôn mang trong mình một sứ mệnh là người ban tặng sự sốngthế nên với họ chiến tranh sẽ luôn là phi nghĩa
Khi tham gia vào cuộc chiến tranh, những người phụ nữ phải đối mặt với
vô vàn những khó khăn Đó không chỉ là việc các cô bị cắt đi mái tóc dài yêuthích mà họ còn thiếu thốn đủ thứ như không có đồ lót, quần áo, quân tư trangđều quá khổ vì người ta chỉ thiết kế cho nam giới Dù chân yếu tay mềmnhưng họ lại đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn chẳng kém gì nam giớithậm chí họ còn làm rất tốt khi là những xạ thủ bắn tỉa, phi công lái máy bay,
y tá, cứu thương… Họ đã hy sinh sức khỏe, tuổi xuân, gia đình, tình cảm và
cả thiên nữ tính cho cuộc chiến
Trang 38Ngay trong phần đầu của cuốn sách, Alexievich đã viết: “Phải viết mộtcuốn sách về chiến tranh sao cho người đọc đến buồn nôn sâu sắc vì nó, cho
họ thấy chỉ ý tưởng chiến tranh thôi đã là bỉ ổi Tâm thần” Khi miêu tả cuộcchiến, Alexievich đã khiến độc giả có những khoảnh khắc lợm giọng Một cô
y tá bị giết, móc mắt cắt vú đóng cọc, một cậu trai trẻ bị cưa xẻ đôi người,một cô quân y nơi mặt trận nguy cấp không có dụng cụ buộc phải dùng răngnhai xé phần thịt hỏng của thương binh để cứu anh, hay những cảnh tả thảmsát, tả máu, tả thịt người trắng nhởn như thịt gà, rõ ràng tất thảy đều có thểkhiến người đọc buồn nôn Nhưng có lẽ người ta buồn nôn nhất là khi chứngkiến cảnh những cựu binh ấy kể lại những điều trên khi họ đã rời cuộc chiếnhàng chục năm trường Họ vừa kể vừa khóc, thi thoảng ngừng lại để làm dịucơn đau nhói trong tim Họ để lộ ra những khoảng vỡ trong tâm hồn vàokhoảnh khắc cuối cùng đã có ai đó lắng nghe họ nói
Trong tiểu thuyết Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, Svetlana không chỉ xây dựng những hình tượng anh hùng trong chiến đấu, mà cònthông qua các mối quan hệ đời thường, quan hệ đời tư cá thể Có thể nói vớicái nhìn “phi sử thi”, nhân vật người anh hùng trong tiểu thuyết mà nhà vănkiến tạo nên với những nét riêng biệt, họ hiện lên với tất cả những gì trần trụi,
cả phần ánh sáng và bóng tối, giữa cái tốt và cái xấu, bản năng và ý thức tất cảđều được miêu tả một cách chân thực Một lần nữa ta cần nhấn mạnh, nếu conngười trong văn học chính thống họ hiện lên với vẻ đẹp gần như hoàn mĩ thìcon người trong cuốn tiểu thuyết này hiện lên qua cả những góc khuất vềchiến tranh Nói tới chiến tranh nhất là một cuộc chiến tranh ác liệt giữa Nga
và phát xít Đức những người tham gia chiến tranh họ dám đối mặt với tất cảthậm chí là cái chết vì thế họ đã từng nói: “chúng tôi bị bao vây… Chúng tôi
quyết định: rạng sáng, sẽ cố chọc thủng trận tuyến địch Đằng nào chúng tôi
cũng chết, thà chết trong chiến đấu [1; tr.24] Bên cạnh ý chí quyết tâm không
Trang 39sợ cái chết, nhưng đã là con người thì những người lính ấy họ còn hiện lênvới bản năng tính dục mà trong nền văn học chính thống không được phép
nhắc tới: “Phản công tiến bước… Những ngôi làng Đức đầu tiên… Chúng tôi
trẻ trung Cường tráng Bốn năm không đàn bà Trong các hầm: là rượuvang Và nhắm với gì? Chúng tôi tóm bọn con gái và… chúng tôi mười đứahiếp một cô Không có đủ đàn bà, nhân dân chạy trốn quân đội Xô Viết.Chúng tôi tóm các cô còn non choẹt… Nếu con bé khóc, chúng tôi đánh,chúng tôi nhét giẻ vào mồm Nó đau, còn chúng tôi, cái đó khiến chúng tôicười” [1; tr.28] Cũng bởi chiến tranh mà đôi khi con người ta từng nghĩ sẽ ănthịt đồng đội vì cái đói, cái thiếu thốn khó khăn triền miên khiến những ngườilính ăn lá cây, ăn vỏ cây, rễ cây và tất cả những gì có thể ăn và thậm chí trongđầu nảy sinh một ý định ghê tởm mất hết tính người: “Chúng tôi có nămngười, một đứa còn rất trẻ con Mới được động viên Một đêm cậu bên cạnh
rỉ tai vào tôi: Thằng bé chỉ còn thoi thóp kiểu nào rồi nó cũng toi Cậu hiểu
tớ… Cậu định nói gì? - thịt người, cũng có thể ăn Nếu không tất cả cũng sẽ
bị thế tất” [1; tr.28] Cũng một lần nữa vì chiến tranh, vì đói khổ do nó gây ra
mà người mẹ buộc trở nên tàn nhẫn khi con nhỏ đói đòi ăn bà Nastia đã nhấnđứa trẻ vào nước vì chẳng còn cách nào khác để đứa trẻ thôi đói khóc Để rồihôm sau người ta chứng kiến bà treo cổ trên một cây táo đen… còn các con
bà đứng cạnh bà và đòi ăn
Như vậy, cuốn tiểu thuyết này đã xây dựng hình tượng những người phụ
nữ trong chiến tranh với muôn màu sắc và bản năng con người Qua nhữnghình ảnh đó chiến tranh hiện lên thật đớn đau và tàn khốc nó đã khiến một sốngười trở nên ích kỉ và đôi khi tàn nhẫn, ghê tởm mặc dù họ xuất thân tronggia đình có văn hoá Không chỉ vậy, cuốn tiểu thuyết còn cho ta thấy sự thiếuthốn của chiến tranh đôi khi khiến những cô gái ấy hiện lên thật nhếch nhác:
“chúng tôi hành quân… Chúng tôi là gần hai trăm cô gái, theo sau là hai
Trang 40trăm đàn ông Đang hè Oi nóng Đi từng chặng, mỗi ngày hai mươi cây số…
Và chúng tôi để lại đằng sau những vết đỏ, to bằng ngần này, trên mặt cát…Chuyện đàn bà… Làm sao giấu được hoàn cảnh đó?” [1; tr.23]
Chiến tranh đã quất vào mọi giai đoạn cuộc đời của phụ nữ Xô-viết Lúc nào nó cũng hiển hiện, có thể hủy hoại, cũng có thể không, nhưng sau khibước qua chiến tranh, chẳng ai còn như họ đã từng Tựa như sau buổi tuyển quân, họ bước vào với bím tóc có đuôi, áo dài, giày ban, rồi bước ra với tóc
cắt lởm chởm kiểu đàn ông, áo varơi và ủng lính lớn hơn chân họ 5 số Hết
phụ nữ, chỉ còn lính Khi người phụ nữ xung quân ra chiến trường, họ không
chỉ hiến dâng tuổi trẻ, sức khoẻ, sinh mạng, gia đình như bất cứ người đànông nào, nghiệt ngã hơn, họ còn hi sinh cả thiên tính nữ Bởi như đã nói, trênchiến trường không có chỗ cho phụ nữ Không quân phục riêng, không nhu
yếu phẩm riêng, không chế độ riêng Đó là thế giới của đàn ông và nếu phụ
nữ nhập cuộc, họ phải theo luật như đàn ông Như vậy, trong cuộc chiến lớn
với quân Đức, các nữ chiến binh Xô-viết còn phải đấu tranh trong một cuộc chiến nhỏ hơn song không kém phần khốc liệt: chiến đấu với bản thể nữ của chính mình Một số cô triệt tiêu hẳn nó đi trong thời gian tại ngũ, thậm chí họ
chẳng còn kinh nguyệt Một số khác lại bao bọc trái tim ấm áp của mình bằng
sự bền bỉ đầy cố chấp kiểu phụ nữ: họ tìm cách duy trì hoạt động thêu thùa,
giấu riêng một chiếc khăn hoa, được đội mũ đẹp thì sẵn sàng ngủ ngồi để thời gian đội mũ ấy lâu thêm một chút… Những thứ này có thể rất phù phiếm với đàn ông nhưng lại rất cần với người phụ nữ Phụ nữ tinh tế và giàu tình cảm,
họ sinh ra để yêu, để cho đi sự sống Vì thế, chiến tranh từ góc nhìn phụ nữ cũng mang những góc cạnh hoàn toàn khác Bản thân phụ nữ ra chiến trường nhưng họ ra đi sau những người đàn ông Phụ nữ không chỉ nhìn thấy cuộc chiến, kẻ thù tàn bạo, Tổ quốc lâm nguy, họ còn nhìn thấy trọn vẹn thế giới bao trùm lên tất cả những điều này Họ thấy đàn sếu bay ngang bầu trời, thấy