Phong cách tự sự của Bảo Ninh qua việc xử lí biểu tượng

Một phần của tài liệu biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 33 - 35)

bóng đêm

thức cá nhân, song hành với quá trình chuyển dịch từ phạm trù văn hoá sang phạm trù tác phẩm văn học - sản phẩm của cá nhân nghệ sĩ. Quá trình này mang dấu Ên sáng tạo biểu thị qua sự nhào nặn, xáo trộn, lật lại những ý nghĩa biểu tượng, đưa biểu tượng trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo, mã hoá quan niệm và tư tưởng còng như phong cách nhà văn.

Biểu tượng bóng đêm, trước hết, được Bảo Ninh lắp ghép trong không gian cắt dán: trên rừng, thành phố, căn phòng... ám gợi những mảng tối có sức đè nén, phong toả mạnh. Thêm nữa, biểu tượng bóng đêm liên tục đặt cạnh các biểu tượng khác như trăng, mưa, nước... nhằm bổ sung ý nghĩa, tạo nên những thông điệp đắt giá.

Đáng nói hơn cả, để phục vụ kĩ thuật dòng ý thức, Bảo Ninh xây dựng biểu tượng bóng đêm đứt gãy, phân mảnh, rời rạc theo dòng hồi ức của nhân vật. Cuộc đời Kiên như một dòng sông dạt trôi và những suy nghĩ, những tâm tư của Kiên cũng miên man, trải dài như một dòng sông vậy. "Trong một đêm chìm đắm vào những thất vọng khô cằn, Kiên mơ thấy đời mình hoá thân thành một dòng sông trôi chảy trớc mặt để đa anh về vùng chết". Bảo Ninh xây dựng tiểu thuyết dòng ý thức, làm thức dậy những Èn ức và những ám ảnh của nhân vật. Trong Tạp chí văn học số 2/1994, GS Đặng Anh Đào nhận xét: "Tiểu thuyết dòng tâm tư giống như một cuốn băng ghi lại trực tiếp những gì đang trôi qua đầu óc cá nhân dưới sự tác động của thời gian. Nói rộng ra, qua loại tiểu thuyết này, người ta cảm nhận đợc "sự vận động của các nhân vật trong dòng

thời gian". William James cho rằng, ý thức là một dòng chảy, dòng sông trong đó các ý nghĩa cảm giác, các liên tởng bất chợt, thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, phi lôgic. Để tạo nên cuốn tiểu thuyết dòng tâm tư, Bảo Ninh tước bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện, đưa vào tác phẩm những biểu tượng dày đặc, tạo dựng tình tiết liên tưởng tù do và nhảy cóc. Với những kĩ thuật này, Bảo Ninh tăng cường khám phá đời sống tâm hồn con người, đào sâu những vùng mờ vô thức bí Èn của con người.

Nhà văn Bảo Ninh khơi mở mảng nội dung mới mẻ, sâu sắc: mặt tối của chiến tranh. Với biểu tượng bóng đêm, nhà văn Bảo Ninh có lợi thế khai thác những vùng mờ tối của hiện thực, và sâu hơn là những vùng mờ tối của tâm hồn, những "bóng đêm" dai dẳng và dày xé trong tâm hồn người lính trong và sau khi bước ra khỏi chiến tranh. Có thể nói Bảo Ninh là cây bút xuất sắc nhất của thế kỉ XX với cách xử lí đề tài chiến tranh.

Không dừng lại ở đó, Bảo Ninh đưa ra một cách viết mới và những nhận định bề sâu về số phận những người nghệ sĩ. Đọc "Nỗi buồn chiến tranh", chất thơ bàng bạc qua những câu văn dài chảy theo dòng hồi ức của nhân vật, qua những hình ảnh miêu tả giàu sức ám gợi. Gắn với những chi tiết, sự kiện, hình ảnh và nhân vật, biểu tượng bóng đêm

khi hãi hùng nhưng còng có khi đầy chất thơ, thấm đượm tính trữ tình.

Một phần của tài liệu biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w