Bóng đêm và “nghi lễ” của sáng tạo

Một phần của tài liệu biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 28 - 33)

Bóng đêm, xét trong quan hệ với nhân vật Kiên – nhà văn, thể hiện sự cô đơn và dằng xé của người nghệ sĩ. Đồng thời, bóng đêm là

cõi vô thức của sáng tạo. “Từng đêm lần hồi, cần mẫn và do dự, bản thảo tiểu thuyết của Kiên đầy dần lên và dần đến đoạn kết, song đồng thời cũng như thể mỗi ngày một thêm dang dở”. Suốt đêm, Kiên mò mẫm lăn lộn lần tìm, tìm lại không gian, thời gian quá khứ, nơi in hằn những vết thương chiến tranh, tìm lại gương mặt đồng đội, và của chính bản thõn Kiờn. Kiờn lần tìm trong đêm để viết tiểu thuyết. Viết cho những người đã chết. Với Kiên, họ xứng đáng được nhắc đến. Ở phương diện này, phải chăng viết là một sự trả nợ, là một hành vi đòi công bằng? “Những đêm âm u buồn thảm, đầu óc tối sầm tuyệt vọng, như đêm nay, như nhiều đêm. Phải viết thụi… Đời anh từ bấy lâu nay cũn gỡ hơn là viết, mặc dù là viết khổ viết sở, như đập đầu vào đá, như là sự tự tay tước vụn trái tim mình, như là tự lộn trái con tim mỡnh…”. Cũng có khi nhận thấy sự vô nghĩa, Kiên lang thang trong đêm khuya, nhấm nháp vị buồn của đêm đen thành phố. Kiên vô cảm thấy thoáng qua tâm tư “những cảnh tượng của mê cung thành phố, như những con tính rời rạc, chắp nối nhau thành chuỗi số vô tận”. Bóng đêm gắn với sự cô đơn của người sáng tạo. Người nghệ sĩ thu mình trong bóng tối: “Ở chặng cuối này đời Kiên hầu như thu hết về đêm. Ngọn đèn trên bàn viết chong từ đầu tối tới hừng đông. So với cỏi búng của anh trên tường, anh cũng bất động và lầm lì như thế, anh cũng chỉ là một cái bóng. Một cái bóng đã mất hết năng lực tồn tại thực tế nhưng chai rắn và ương ngạnh vẫn sống, dựa vào sức lì dữ dội, dai dẳng của năng lượng kí ức”. Trong đêm, Kiên nhớ lại tất cả những nếm trải và muốn vựng thoỏt. Hình ảnh Kiên cô đơn

mỏi mệt, gục đầu trên những trang bản thảo ám gợi sự cô đơn dai dẳng của người cầm bút.

Kiên vẫn viết. Bóng đêm thức dậy những trải nghiệm thầm kín giải thoát Kiờn. Kiờn mải mê bên ngọn đèn, âm thầm và dai dẳng. Kiên lần tìm quá khứ như một sự thanh thản. Với ý nghĩa “sự thanh tẩy” của

đêm trong môi trường văn hoá nhân loại, nhà văn Bảo Ninh thể hiện sự cởi thoát tâm hồn của Kiên trong đêm tối. Dịch chuyển biểu tượng văn hoá vào tác phẩm, Bảo Ninh vừa kế thừa vừa gia công lại. Bởi vì ở Kiên, sự thanh thản chỉ là một cảm giác trong vô số sự rối bời và hỗn loạn, thạm chí, nó chỉ là một khúc đoạn tâm lí, không điển hình trong đời sống tâm tư của Kiên. Nhìn từ góc độ sáng tạo, Kiên là người nghệ sĩ chân thực, sẵn sàng cởi phóng những ám ảnh bằng trang viết. Kiên viết như những gì anh đã trải nghiệm, viết về cuộc chiến của riêng anh: Có những nỗi đau, những tai họa khủng khiếp. Rõ ràng, việc lựa chọn cách viết này gây hấn với truyền thống. Bảo Ninh đưa đến thông điệp về sáng tạo, đưa đến một cách viết mới.

Viết đồng thời là quá trình tự xóa bỏ. Bóng tối cũng bao hàm sự hủy hoại. Trong căn phòng lặng câm, im phắc, Kiên đốt bản thảo: “một nghi lễ cuồng tín, man dại, dấy loạn”. Trước đây, cha anh, một họa sĩ có tài còng đã từng “đốt sạch không còn bức nào trong cỏi đờm ụng cảm thấy thần chết giục gió”. Đốt như một cuộc tự hành xác, “một hình thức sám hối quyết liệt dưới ánh lửa nhưng rầu rĩ, im lìm, nửa lộn lỳt”. Tại sao Kiên lại làm điều đó? Trước hết, Kiên muốn xóa sạch những nỗi

đau, như một nghi lễ dâng lên những linh hồn chết, một sự thấu hiểu và cảm thông. Hơn nữa, hành động đốt bản thảo của Kiên, tức là sự tự ý thức số mệnh cô đơn của mình. Sự cô đơn của Kiên cũng là sự cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình tím liếm lối đi riêng. Giữa cha Kiên và Kiên là sự tương đồng về số phận những người sáng tạo. “Cỏi lối văn chương mất ngủ, văn chương như thể tự thiêu của anh nú cú nột bẩm sinh, dường như nó là một thứ dị căn, một thể biến tướng của chứng mộng du và bệnh hão huyền di truyền theo dòng nội đã nhập vào anh từ trước lúc lọt lòng. Như là cha của Kiên chẳng hạn, ụng đó suốt đời hão huyền và mộng du”.

Nguyễn Thị Từ Huy trong bài viết “Xoá bỏ trong tác phẩm Robble – Grillet: Cơ chế tạo sinh và tái tạo sinh văn bản” đã chỉ ra rằng: “Tính năng sản văn bản ở Robble – Grillet xác lập như là tự huỷ diệt và triệt tiêu. Ông biến sự xoá bỏ thành lời kêu gọi việc tái tạo, tái lập và lấp đầy những gì đã bị bỏ mất nhưng đồng thời mang chức năng kép: tạo sinh và tái tạo sinh văn bản”. Sự xoá bỏ trong tác phẩm của Robble – Grillet là sự triệt tiêu yếu tố thời gian gây hiệu quả không phân biệt nội tâm và ngoại giới, mọi xác tín đều trở nên đáng ngờ và nhân vật lao vào tìm kiếm chính mình. Thêm nữa, sự đa bội của chủ thể và sự biến hoá các vai của người kể chuyện tạo nên những cách hiểu mở, khêu gợi người đọc tham gia tái tạo văn bản… Nếu hiểu như vậy thì trong “Nỗi buồn chiến tranh”, nhà văn Bảo Ninh đã thực hiện sự xoá bỏ. Bảo Ninh cắt dán thời gian, xoay chiều điểm nhìn một cách cơ động, khoan xoáy

vào tầng nội tâm nhân vật thông qua sự dồn nén của không gian bóng đêm. Bóng đêm như một mê lộ mà nhân vật phải trở trăn, dày xé khi bước chân vào đó. Bóng đêm đưa Kiên trở về quá khứ mỏi mệt, đồng thời khiến Kiên bơ vơ trong hiện tại. Cảm giác huyền bí và âm hưởng nhọc nhằn nổi rõ qua cách viết của Bảo Ninh. Bảo Ninh viết như một sự xoá bỏ, theo nghĩa khai mở cho truyền thống bằng lối văn mới mẻ và hiện đại. Mặt khác, viết như một sự xoá bỏ, trong quan hệ với hành động xoá bản thảo của Kiên, là một hình thức khẳng định. Kiên viết ra và tự xoá đi những gì mình đã thực hiện. Ở đây, Kiên có thể được hiểu là sự hoá thân của nhà văn Bảo Ninh. Nhà văn đưa ra một cách viết mới và ý thức được sự gây hấn với truyền thống. Sự xoá bỏ ở đây như là sự tiên nghiệm, sự thấy trước số phận những tác phẩm của mình. Nhìn thấy trước nhưng vẫn mạnh bạo viết ra. Chính vì thế, ý nghĩa khẳng định và thức tỉnh của tác phẩm đã lộ diện, và người đọc ghi nhận thông điệp của nhà văn một cách thấm thía.

Mặt khác, không phải ngẫu nhiên, Bảo Ninh xây dựng Phương chứng kiến người cha của Kiên đốt tranh và người đàn bà câm hằng đêm âm thầm chứng kiến sự mỏi mệt của Kiờn trờn những trang bản thảo và chứng kiến “nghi lễ” đốt bản thảo của Kiên. Trong khi những người khác cho rằng Kiên là kẻ "vừa điên điên vừa dị hợm vừa buồn thảm như là đèn đuốc của tà ma" thì người đàn bà câm vẫn lặng lẽ theo dõi những việc làm của Kiên và thấu hiểu những băn khoăn dằn vặt của Kiên trong đêm khuya. Người đàn bà câm "có thể đọc thấy không biết

bao nhiêu trang ám bụi mang nặng âm bóng của thời gian ngưng đọng, mê mê, tỏ tỏ, tranh tối tranh sáng, lẫn lộn các thời đại, các thế hệ, lú lẫn các sự kiện, xóa nhoà bờ cõi của người sống, người chết, của hoà bình và chiến tranh. Cuộc chiến trong tâm thức của Kiên dù im tiếng súng cũng không chịu kết thúc, các nhân vật của nó, còn sống hay đã chết, vẫn tồn tại một cách không thể nào lại là có thật trên đời này, làm chỗ náu cho những tính cách đã tàn lụi, những tình cảm đã mai mét, đã hết thời, đã trở thành vô chủ". Tại sao nhà văn Bảo Ninh lại để hai nhận vật đặc biệt "đứng phía sau" hai người nghệ sĩ? Sự sáng tạo chỉ gây hiệu ứng đồng cảm với những người có chung quan niệm, chung số phận và lí tưởng. Trong trường hợp của "Nỗi buồn chiến tranh", những người này thuộc về số Ýt. Bên cạnh thông điệp sự cô đơn của người nghệ sĩ, Bảo Ninh còn khẳng định giá trị của lao động nghệ thuật. Câu chuyện người cha đốt tranh vẽ trong đêm sau này vẫn được Phương kể lại. Câu chuyện Kiên thủ tiêu những bản thảo vẫn được người đàn bà câm gom nhặt lại. Đâu đó ta thấy được niềm tin của Bảo ninh dành cho số phận của những người khai mở hướng đi mới trong nghệ thuật. Tuy còn Ýt ỏi và chưa rõ ràng, song, ý hướng này, bên cạnh nỗi buồn sáng tạo đã làm cho trang văn của Bảo Ninh rộng thêm những ý nghĩa và sâu xa hơn những thông điệp đắt giá.

Một phần của tài liệu biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w