PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 35 - 37)

Sử dụng biểu tượng nghệ thuật là một thủ pháp đắc lực trong việc tăng cường giá trị hàm nghĩa cho ngôn ngữ nghệ thuật, từ đó, gia tăng chiều sâu ý nghĩa và khả năng chuyển tải thông tin của tác phẩm. Khi biểu tượng lưu chuyển vào tác phẩm văn học, sự sắp xếp, gia công hoặc tái tạo biểu tượng trong nhiều mối liên hệ đánh dấu quan niệm , suy nghĩ và lối viết của nhà văn. Trên đây, người viết đã trình bày biểu tượng bóng đêm trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Thông qua tín hiệu nghệ thuật đặc sắc này, chúng ta có thể giải mã những nội dung Èn chìm của tác phẩm, lí giải cách nhìn của nhà văn Bảo Ninh, và cắt nghĩa được tính chất đa chiều của hình tượng nghệ thuật.

Điểm nhấn của chuyên đề là trình bày ý nghĩa của biểu tượng bóng đêm trong mối quan hệ với các biểu tượng khác và hình tượng nhân vật chủ đạo. Trong đó, đóng góp đáng kể nhất là tìm hiểu biểu tượng bóng đêm gắn với những giấc mơ, từ đó thấy được cách viết và cách khám phá nội tâm nhân vật rất mới mẻ và “cao tay” của nhà văn Bảo Ninh.

Với chuyên đề này, người viết không tham vọng tìm hiểu một cách toàn diện những khía cạnh nội dung và nghệ thuật trong “Nỗi buồn chiến tranh”. Người viết đi từ những chi tiết có chiều sâu trong tác phẩm, lấy ra những tín hiệu đắt giá, qua đó làm nổi bật cái hay và cái mới của tác phẩm. Thiết nghĩ, con đường giải mã tác phẩm từ biểu tượng là rất thú vị và có nhiều đóng góp.

Một phần của tài liệu biểu tượng bóng đêm trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh (Trang 35 - 37)