Nhân vật người anh hùng được xây dựng trong tác phẩm văn học là hình ảnh khá phổ biến trong các tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm văn học thời chiến.. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu
Trang 1NGUYEN THI HUONG
CAM QUAN VE HINH TUONG
NGUOI ANH HUNG TRONG HAI TAC PHAM THOI XA VANG CUA LE LUU
VA NOI BUON CHIEN TRANH
CUA BAO NINH
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Lí luận van học
Người hướng dẫn khoa học
ThS MAI THI HONG TUYET
HÀ NỘI - 2015
Trang 2Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
Tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn để đề tài
nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hoàn thiện
Tôi xin trần trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Trang 3LOI CAM DOAN
Khóa luận này được hoàn thành bằng sự có gắng của bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của Th§ Mai Thị Hồng Tuyết Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi
- Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào từng được công bố
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Hương
Trang 4MỤC LỤC
/09857.00000077 1
1 Lí do chọn để tài - -G 2s 1123 95930 81061 11196 11 1539183 15 51 831 9 1 101 1 ca 1
2 Lich stv ngQhién CU 0 — 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU ¿- G6 se S13 3 6 3.1 3 1g re 7
“Nga 00) )3 040i 0ài 0n ~ 7 h(ì nai, 2 1.1 7
6 Câu trúc của khóa luận - ¿ 6+2 t+t9311191113212112121141112111111111121 00 8
1.2.2 Hình tượng người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam 12
1.2.3 Hình tượng người anh hùng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-
TU 7Í C00010 10010101000 000040000010100100 10 10 10 0 0 0 0 8188899954 14 1.3 Cảm quan về hình tượng người anh hùng trong văn học Việt Nam sau 1975 15
1.3.1 Nguyên nhân dẫn đến cảm quan về hình tượng người anh hùng 15 1.3.2 Những biểu hiện của cảm quan về hình tượng người anh hùng 17
CHƯƠNG 2 CẢM QUAN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG
HAI TÁC PHẨM “THOI XA VANG” CUA LE LUU VA “NOI BUÔN
CHIEN TRANH” CUA BAO NINH ccc eeecccsesccccsssceessccusscccessscesssssenssceeesscennccs 20
2.1 Người anh hùng như là nạn nhân của xã hội - 2 << < <5 + 11 55 355593 20
2.1.1 Người anh hùng như là nạn nhán của xã hội đáy định kiến 20
Nguyễn Thị Hương K37B - Sự phạm Ngữ văn
Trang 52.1.2 Người anh hùng như là nạn nhân của xã hội Í/ chưa có điều kiện quan tâm đến quyên lợi cá 'hÂN: SG <1 91 0 E1 1T HH nga 23
2.2 Người anh hùng như là nạn nhân của chính mình - < 5< + «+ s+++2 25
2.2.1 Người anh hùng như là nạn nhân của những sự lựa chọn « 25 2.2.2 Người anh hùng như là nạn nhân của lỊCH Sứ «Ă «<< << << Ssss%5 29
2.3 Người anh hùng với những bi kịch trong tâm hồn .- 5-2 5 55 2 2<: 31
2.3.1 Người anh hùng là con người đây những mâu thuẫn . - 31
2.3.2 Người anh hùng với những tự vẫn lương tÂm -5-<ccccscskeecsrsed 33
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT GOP PHAN CAM
QUAN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG .- 5 - << ksk+sE2s 2s E4 40
3.1 Người kể chuyện và giọng điệu kỂ - ¿<4 cư v vg c rrrec 40 In 1 nốốốee 40 3.1.2 Giọng điệu ÌLẾ - kg TH HT HH TH TT HC ng HH nung họ 44
3.2 Xây dựng điểm nhìn (đa điểm nhìn), - 2 + +5 sex xxx cv xe cec 47
3.3 Ngôn ngữ và kết cấu << k SH ng HT HT HH ng HH gu 50
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tác phâm văn học chân chính luôn hướng con người đến các giá trị CHÂN-
THIỆN- MỸ Chính vì vậy Gorkl đã xem “văn học là nhán học ” Để làm nên sự thành công của một tác phẩm văn học thì nhân vật là một yếu tố có vai trò rất quan trọng Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
mà còn là nơi thể hiện tải năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn, sự thành công của tác phẩm phụ thuộc rất lớn vào nhân vật trong tác phẩm
Nhân vật người anh hùng được xây dựng trong tác phẩm văn học là hình ảnh
khá phổ biến trong các tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm văn học thời
chiến Kiểu nhân vật này khắc họa đời sống khó khăn, gian khổ khắc nghiệt của do chiến tranh gây ra cho con người nhất là những con người trực tiếp chiến đấu trên
chiến trường Vì vậy mà văn học trước 1975 nhìn nhận hình tượng người anh hùng
với cái nhìn sử thi đầy vẻ ngưỡng mộ Người anh hùng là bức tượng đài đại diện cho toàn thể dân tộc đứng lên chống giặc ngoại xâm Họ là những viên ngọc đẹp
không tì vết với những đặc điểm: anh đũng, kiên cường, quyết tử cho tô quốc quyết sinh
Thời xa vắng của Lê Lựu và Nổi buôn chiến tranh của Bảo Ninh là hai tác
phẩm lớn viết về đề tài chiến tranh Đồng thời là hai tác phẩm có cái nhìn khác về
người anh hùng trong thời chiến Trong chương trình ngữ văn trung học phố thông,
học sinh được tiếp xúc với nhiều tác phẩm viết về người lính với cái nhìn sử thi chứ chưa được nhìn nhận ở một phương diện khác Thiết nghĩ, việc nghiên cứu cảm
quan về hình tượng người anh hùng trong hai tác phẩm Nổi buôn chiến tranh của
Bao Ninh va Thoi xa vang của Lê Lựu là cách gợi mở hướng tiếp cận mới cho học sinh, đồng thời cung cấp những tư liệu phục vụ cho giáo viên và học sinh trong quá
trình tìm hiểu, lí giải và phân tích các tác phẩm văn học viết về chiến tranh
Trang 7(in năm trước), 7hởi xa văng được xem là sự khởi sắc của tiểu thuyết, bổ sung vào mảng văn học gia đình vốn ít được văn học 1945- 1975 chú ý Quan trọng hơn nó
mở đầu cho một khuynh hướng phát triển rằm rộ những năm sau đó: khuynh hướng
nhận thức và đánh giá lại những vấn dé trong quá khứ Tác phẩm như một lời tự
thú, kết quả của cuộc hành trình vất vả của con người tự xác lập giá trị cá nhân Tác giả tự bạch: trước đây tôi viết lối “văn học công việc”, “văn học sự vụ”: Tôi nhận ra
rằng những tác phẩm trước đó của tôi chưa chú ý nghiên cứu tính cách, tâm lí và quy luật phát triển của con người- nhân vật Tôi tự bảo không thể viết như cũ được
Và thế là Thời xa vắng ra đời (trả lời phỏng vấn báo Quân đội nhân dân ngày 24/4/1998)
Dư luận về cuốn sách rất sôi nỗi Các buổi nói chuyện, tọa đàm đều đông người tham dự Trên sách báo có một loạt bài tham gia đối thoại về “một Thời xa văng” chưa xa Hai năm 1987, 1988 tập trung nhiều bài phê bình trực tiếp về tác phẩm: Nghĩ về một “Thời xa văng” chưa xa (Thiếu Mai, Văn nghệ Quân đội, số 4/1987), Đọc “Thời xa vắng” của Lê Lựu (Hoàng Ngọc Hiến, Văn nghệ Quân đội
số 4/1987), Hôn nhân, gia đình, xã hội qua một cuốn tiểu thuyết (Mai Huy Bích,
Văn nghệ, 21/11/1987), Suy fz từ Thời xa vắng (Nguyễn Hòa, Văn nghệ,
5/12/1987), Nhu cầu nhận thức thực tại qua một “Thời xa vắng” (Nguyễn Văn Lưu, tạp chí văn học, số 5/1987), Thời xa vắng, một tâm sự nóng bỏng (Lê Thành Nghị,
Văn nghệ quân đội, số 8/1998) Không kế khá nhiều ý kiến phê bình xen kẽ trong
các phát biểu chung về văn xuôi, về lí luận rải rác kéo dài về sau Năm 1990 trên
Tạp chí Sông Hương số 3, Phong Lê dành riêng một bài nói về Thời xa vắng (Đọc
lại “Thời xa văng” của Lê Lựu) Lúc đầu, ý kiến khen chê khá dè dặt, càng về sau chiều hướng “chê” càng giảm đi, sự khẳng định mạnh mẽ hơn Có người xếp Thời
xa vắng cùng Tướng về hưu và một sô tác phẩm khác vào khuynh hướng văn học
“Bước qua lời nguyễn” (Hoàng Ngọc Hiến, Thời kì văn học vừa qua va tu thé phat friển, Văn nghệ chuyên san, tháng 4/1990) Một bạn đọc là bộ đội viết: “Lê Lựu phê phán một thời đã qua, mô xẻ nó nhưng không hè oán trách, không cay nghiệt, không nôi khùng Anh phê phán những dư luận, hoàn cảnh làng xã những năm 60 đã tạo
Trang 8nên tính cách Giang Minh Sài, đã làm khổ cuộc đời Sài may chục năm trời nhưng
anh không hề bôi bác, chê bai những người nông dân Trong Tbởi xa vắng, anh đã viết những trang nông ấm tình người ( ) Hãy còn đấy những người có chức vị bắt người khác phải thích thú, ghét bỏ cái mình ghét bỏ, chưa hết đâu những người yêu
ai ghét ai đều do người khác chỉ huy” (Đỗ Tất Thắng — Mỗi người phải chịu trách
nhiệm về nhân cách của mình, Văn nghệ, 6/12/1986) Nguyễn Hòa không coi việc
phán xét quá khứ của tác giả là hành động “bắn súng đại bác vào quá khứ” như ai
đó quy chụp mà “Viên dai bac Thoi xa vắng khoan thủng các tắm màn vô hình che dấu nhiều điều lâu nay chúng ta không rõ tới”, bi kịch của Sài là bi kịch của một
người tốt nhưng thụ động trong thời kì sự non nớt ngây thơ, con người có thể làm
hại nhau bằng chính lòng tốt, “ cái thời kì một số ấu trĩ cũng được coi là chân lí” Ông viết “Thời xa vắng không xa mà rất gần, gần đến mức thế hệ chúng tôi- những người lính thời đánh Mĩ vẫn nghe thấy hơi thở của nó (Suy f từ một “Thời xa văng ”) Lê Thành Nghị phân tích khá sâu sắc những nguyên nhân dẫn đến bi kịch
của nhân vật Giang Minh Sài, từ đó khẳng định ý nghĩa xã hội của tác phẩm: “Và ở đấy, cái quan trọng là thái độ tích cực của người viết, khát khao cháy bỏng của người viết muốn vươn lên tự hoàn thiện, sự công bằng, sự tôn trọng quyền làm người của con người” (Thời xa vắng, một tâm sự nóng bỏng) Vương Trí Nhàn nhận
ra nét mới trong quan niệm nghệ thuật về con người mà Lê Lựu gửi gắm vào cuốn sách và kết luận đây là “Một đóng góp vào việc nhận diện con người Việt Nam hôm
nay” Thời xa vắng là tiếng kêu của một lớp người cho tuổi trẻ của mình, ngay khi
thành đạt trong lập nghiệp nữa, họ vẫn bắt hạnh vì không biết sống (Một đóng góp mới vào vào việc nhận diện con người Việt Nam) Phong Lê, Nguyễn Văn Lưu cũng rất nhiệt tình ghi nhận giá trị giá trị mới mẻ về tư tưởng của tác phẩm, “là sự đón
trước cái yêu cầu nhìn thắng vào sự thật và nhận thức lại vào lịch sử được đề ra với
đại hộ VI” (Phong Lê), “Là một nhận thức trở lại thực tại trong xã hội mà lâu nay
chúng ta chưa khám phá được thực sự sâu sắc” (Nguyễn Văn Lưu) Ý kiến có sự
gặp gỡ của nhiều người là khái quát sau của Nguyễn Ngọc Thiện viết trên tạp chí
văn học, số 6/1990: “Thành công của Thời xa vắng là rất quan trọng, như dư luận
Nguyễn Thị Hương 3 K37B - Sự phạm Ngữ văn
Trang 9của đông đảo đánh giá, cuốn tiểu thuyết này cắm mốc cho sự chuyển mình của giai
đoạn văn học mới” Mai Ngữ lại rất “dị ứng” với Thời xa văng Ông xếp tác phẩm
này cùng loại với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và Bên kia bờ ảo vọng của Dương
Thu Hương, loại văn học của tâm lí phá phách vô chính phủ: “Cuốn tiểu thuyết Thởi
xa vắng cũng là một thứ tâm lí chối bỏ quá khứ nặng nề và cay nghiệt” (Cái tâm và
cái tài của người viết, Quân đội nhân dân, 27/8/1998) Nhưng ta thấy rằng trong khi giải thiêng người anh hùng, nhà văn Lê Lựu đã đụng đến những “tín điều” mà
người ta đã tin tưởng, không hề nghi ngờ Do đó, sự “hạ bệ thần tượng” của ông đã gặp những ý kiến nghi ngại nhất định
Nỗi buôn chiến tranh của Bảo Ninh có tên gọi khác là Thân phận của tình
yêu xuất bản năm 1990 Trong ba cuốn được giải A của hội nhà văn năm 1991 thì
Nỗi buôn chiến tranh có số phận chìm nỗi rất phức tạp Sau khi xuất bản, nhiều
người tích cực đề cử nó vào giải Được giải rồi thì dư luận phủ định bùng lên Ý
kiến biểu dương chính thức đầu tiên trên báo là bài viết Những nghịch lí của chiến
tranh (Van nghệ, 13/4/1991) của Hoàng Ngọc Hiến Ông đề cao lối nghĩ, lỗi viết
mới của Bảo Ninh với lập luận: văn học ta từ 1945 đến 1975 quen nói bằng “thuận lí”, một nghĩa Bảo Ninh nói về chiến tranh bằng “thuận lí” và bằng nhiều “nghịch lí” Nói bằng nghịch lí làm “vật vã nhân vật”, điều đó thực ra cũng gần gũi với lẽ sống thông thường nhất của con người Nghĩ là cuộc sống của con người vốn nhiều nghịch lí Theo ông “Bộ mặt chiến tranh gướm guốc, tàn bạo được Bảo Ninh mô tả không phải có sự thăng hoa” Tác phẩm đem đến cho người đọc một cái nhìn mới, sâu sắc về chiến tranh với lỗi văn “độc đáo nhiều tâm trạng”
Cũng tháng 4/1991 trên tạp chí Cửa Việt, Quảng Trị, số 7, Nguyên Ngọc phân tích kĩ lưỡng cái mới của Nỗi buôn chién tranh chủ yếu từ góc độ bút pháp:
“Cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh là một cuốn tiêu thuyết về tiểu thuyết”, “trong cuốn
sách có đến hai cuốn tiểu thuyết chồng lấp lên nhau, đan chéo vào nhau” Ông chỉ ra những hình mẫu có trước của văn chương thế giới như Bọn làm bạc giả của A.Gide,
Di Hlia và nhà văn quèn của M.V Lôxa Ông cũng đánh giá cao chủ đề của tác
phâm, “đó là sự thật của chiên tranh, trân trụi, lôgíc, khắc nghiệt”, là “tiêng nói của
Trang 10một thế hệ đã được lựa chọn đề hi sinh về nghĩa lớn của dân tộc” Ông lưu ý mọi người “Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của đời người tìm lại lẽ sống hôm nay Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình” Đây là một cuộc
đi tìm Đi tìm lại mà cũng là tìm tòi, một cách quan quai “nửa điên rồ”, “một cách đơn độc, một cách phản hiện thực, cay đẳng và tuyệt vọng, đầy rẫy va vấp và lầm lạc” “Cuốn sách này không mô tả chiến tranh Nó mô tả một cuộc kiếm tìm nặng
nhọc chính hôm nay” Ông khẳng định tác phẩm là sản phẩm của một ngòi bút “đầy
suy nghĩ trăn trọc và trách nhiệm”, được hình thành chính trong bau không khí đổi
mới đã đem đến cho tự do sáng tạo nghệ thuật
Sáng 28/4/1991, báo Văn nghệ tổ chức thảo luận về Nổi buôn chiến tranh Rất nhiều người tham dự đã phát biểu Ý kiến đa số khẳng định giá trị nhân văn, giá
trị thâm mỹ của tác phâm Nguyễn Phan Hách: Một tác phẩm văn chương đích thực, văn đẹp lắm, cực kì đẹp, những chỉ tiết tuyệt vời gây ấn tượng không thể nào quên
Những chỉ tiết gợn bóng đáng một tác phẩm lớn” “Đây là kí ức chân thực của
người lính” Trần Đình Sử: Bảo Ninh mnang lại một cái nhìn mới về chiến tranh “có thể tác giả đã lộn trái ngược cuộc chiến tranh để ta được nhìn vào cái phía trong bị
che khuất, lắp một chỗ trồng chưa được lấp” “Đây là tiêu thuyết về nhà văn, về sự
hình thành một kiểu nhà văn, dự báo những đổi thay đáng kể của ý thức văn
học” Nói chung nhiều người cho rằng Bảo Ninh có quyền viết về nỗi buồn, viết
về chiến tranh bằng kinh nghiệm cá nhân “Cả tiểu thuyết là một bản xô nát buồn,
một nỗi buồn cao thượng và trong trẻo” (Phạm Tiến Duật) Thời điểm có những cuộc thảo luận này cũng là khi Hội Nhà Văn Việt Nam đang “Trục rịch” việc trao
giải cho những tác phẩm ra đời năm 1991 Nhiều ý kiến đã công khai tiến cử Nỗi buôn chiến tranh
Trên báo Văn nghệ ngày 29/20/1991, Đỗ Văn Khang nói rằng ông di từ cảm
hứng chủ đạo của tác phẩm và không rõ sơ ý thế nào mà Bảo Ninh làm sẵn, làm chúng ta đỡ phải tìm tòi” Theo ông, cảm hứng chính nằm ở câu văn dưới đây (lời
nhân vật kê chuyện xưng”tôi” trong tác phẩm): “Đây là một sáng tác dựa vào cảm hứng chủ đạo của sự rôi bời Tôi không muôn nói là điên rõ” Từ đó, ông cho Bao
Nguyễn Thị Hương 5 K37B - Sự phạm Ngữ văn
Trang 11Ninh dùng cách mượn chén làm nhập nhòe đen trắng, “Tư tưởng rõ ràng là hoang
mang, dễ rơi vào phủ định” Ở thời điểm 1991 cách đọc của Đỗ Văn Khang có vẻ
rất “lạc điệu” với số đông Trên một số tờ báo, tạp chí ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh tác phẩm của Bảo Ninh vẫn nhận được nhiều lời khẳng định Đào Hiếu
noi “day la tac pham viết về chiến tranh đữ đội, bi thương, lẫm liệt nhất” mà ông đọc (Thân phận của tình yêu, Văn học và Dư luận, Thành phố Hồ Chí Minh, số
9/1991) Do việc lần đầu tiên, Nhà xuất bản Hội nhà văn đã đổi tên tác phẩm từ Nỗi
buôn chiến tranh thân phận của tình yêu, Hoàng Hung đề nghị “Xin gọi đúng tên
“tác phẩm vì nó là kí ức tự hành của kẻ mộng du Nghĩa là một kí ức rối loạn thời gian, không gian Sự rối loạn giúp con người vụt nhận ra những điều bị che khuất
trong một thời gian tuyến tính, một không gian phẳng” Chỉ ra nét độc đáo về bút
pháp tác giả “chân dung ghép từ trăm mảnh vỡ “, “một thứ văn xuôi vươn thành thơ”, ông đưa ra nhận xét: “Hình như Bảo Ninh dợm đặt chân trên con đường siêu việt của W.Funker, của H.Miler” (Văn học Dư luận, Thành phố HồChí Minh, số 9/1991) Ngược lại với kết luận đầy vẻ thất vọng của Đỗ Văn Khang, Phạm Xuân Nguyên viết: “Bảo Ninh cắm ngay được cái mốc văn học bằng tiểu thuyết này” và
trách Đỗ Văn Khang: “Thật đáng tiếc, lẽ ra không nên bôi vôi Thân phận của tình
yêu” Trên tạp chí Tác phẩm mới, số 1 và 2/1992 Đỗ Đức Hiểu cũng có một bài
viết đầy hứng khởi về Nổi buôn chiến tranh Dùng các phạm trù thi pháp học hiện đại, nhà phê bình biểu đương những nỗ lực cách tân của tiểu thuyết của Bảo Ninh,
À 6É
coi tac phẩm là “một điểm nhìn mới về chiến tranh”, “là giác mơ kéo dài, một huyền thoại thời đại” Những sóng gió mà Nổi buồn chiến tranh gặp phải thậm chí
còn lớn hơn 7bởi xa vắng bởi Bảo Ninh đã triệt để hơn trong việc giải thiêng hình
tượng người anh hùng ta vốn gặp trong các tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trước đó Ông cũng triệt để hơn trong việc giải thiêng những tín điều được coi như
là chân lý một thời với một ngòi bút có sức mạnh ghê gớm
Như vậy, từ khi hai tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu và Nỗi buôn chiến
tranh của Bảo Ninh ra đời thì cả hai tác phẩm này chỉ được nghiên cứu một cách riêng rẽ Đã có rât nhiêu những ý kiên, những công trình nghiên cửu về nhân vật
Trang 12trong hai tác phẩm nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cảm quan
về hình tượng người anh hùng ở hai cuốn tiểu thuyết này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cảm quan về hình tượng người anh hùng trong hai tác phẩm Thoi xa vang của Lê Lựu và Nổi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phuong pháp so sánh hệ thống
-_ Phương pháp nghiên cứu thống kê
-_ Phương pháp nghiên cứu phân tích tông hợp
5 Nhiệm vụ và ý nghĩa
Thứ nhất, chúng tôi muốn làm rõ một số van dé quan trong của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Đó là hiện tượng cảm quan về hình tượng người anh hùng Đây không chỉ là sự làm mới về nhân vật mà còn thể hiện một cái nhìn hết sức mới mẻ của nhà văn về con người trong và sau chiến tranh Điều đó góp phần làm mới thể
loại, khiến thể loại tiểu thuyết tiếp tục vận động và phát triển
Thứ hai, nhìn nhận sự cảm quan về hình tượng người anh hùng trong hai tác
phẩm còn góp phần làm rõ những giá trị đặc sắc của hai tác phẩm đã từng làm giới phê bình xôn xao
Thứ ba, sự thành công của khóa luận sẽ góp phan tích cực trong việc giúp
giáo viên và học sinh trung học phố thông có cách tiếp cận mới cho trong việc nhìn
nhận, lí giải hình tượng người anh hùng trong văn học viết vê chiên tranh
Nguyễn Thị Hương 7 K37B — Su pham Ngit van
Trang 136 Câu trúc của khóa luận
Thực hiện khóa luận này, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo
người viết xin được triển khai phần nội dung chính của khóa luận theo cấu trúc ba
phan:
Chương 1: Khái quát về nhân vật người anh hùng trong văn học Việt Nam sau 1975,
Chương 2: Cảm quan về hình tượng người anh hùng trong hai tác phẩm
“Thời xa văng ” của Lê Lựu và “Nỗi buôn chiến tranh “của Bảo Ninh
Chương 3: Một số biện pháp nghệ thuật góp phần cảm quan hình tượng người anh hùng
Trang 14NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT NGƯỜI ANH HÙNG
TRONG VAN HOC VIET NAM SAU 1975
1.1 Khái niệm nhân vật và chức năng cơ bản của nhân vật
111 Khai niém nhan vat
Nhân vật hay nhân vật văn học là một phạm trù quen thuộc trong nghiên cứu văn học Khái niệm nhân vật xuất phát từ tiếng Latinh “Persone”- Chiếc mặt nạ đeo vào mặt diễn viên khi biểu diễn Trải qua thời gian nó dần được gọi là nhân vật trong tác phẩm
Nhìn một cách rộng nhất, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng trong
văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực khác Theo Tử điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa:
Thứ nhất, “đó là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học” Thứ hai, đó là “người có vai trò nhất định trong xã hội” Tức là,
thuật ngữ nhân vật được dùng phố biến ở nhiều mặt cả ở đời sống nghệ thuật, đời
sống xã hội - chính trị lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày Nhưng, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo
nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa, đó là nhân vật trong tác phẩm
văn chương
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi, nhân vật văn học là “con TBƯỜI CỤ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thê đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát
tính cách của con người Nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi
trường khác nhau trong đời sống Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ
thuật và lý tưởng thâm mĩ của nhà văn về con người ” [235-236]
Nguyễn Thị Hương 9 K37B - Sự phạm Ngữ văn
Trang 15Theo PGS TS Phùng Minh Hiến trong bài giảng của mình thì “nhân vật văn
học là đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức có sức sống riêng nào đó
ở bên trong tùy theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả giao cho nó Đối tượng đó có
thể là con người (con người có tên, không tên, xuất hiện nhiều lần hoặc một lần), là
đồ vật (cái mũ trong truyện ngắn Sê Khôp), là loài vật (con mèo, con Dé mén, con cá )” Trong tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, vì nó là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống một cách hình tượng Nhân vật là đối tượng phản ánh trung tâm, theo đó các yếu tô liên quan lấy nó làm hệ quy chiếu
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu về nhân vật văn học nhưng những nội hàm
không thể thiếu được của khái niệm này đó là: Nhân vật văn học phải là đối tượng
mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học Đó là những con
người, hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người là hình ảnh ấn dụ của con người Nhân vật văn học là đối tượng mang tính ước lệ và
có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ
quan của nhà văn
Với tư cách là công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật, nhân vật là yếu tố đầu tiên được xem xét đến khi muốn tìm hiểu thế giới nghệ thuật của các nhà văn
1.1.2 Chức năng cơ bản của nhân vật
Theo tác giả Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học: Chức năng cơ bản của
nhân vật là khái quát cuộc sống của con người, thể hiện những hiểu biết, những ao ước kì vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để hiện những cá nhân, xã hội nhất định và quan niệm về cá nhân đó Nói cách khác nhân vật là phương tiện khái quát tính cách số phận con người và các quan niệm về chúng [14; 279]
Từ điển thuật ngữ văn học viết: Chức năng cơ bản của nhân vật là khái quát
tính cách của con người Do tính cách là một hiện tượng xã hội lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mang tính lịch sử Trong thời cô đại xa xưa, nhân vật trong văn học thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng lực và
sức mạnh của con người (Nữ Oa đội đá vá trời hay Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra
trăm trứng) Ứng với xã hội phân chia giai cấp, nhân vật của truyện cô tích lại khái
Trang 16quát các chuẩn mực giá trị đối kháng trong mối quan hệ giữa người với người như
thiện và ác, trung với nịnh, thông minh với ngu đần
Vi tính cách là kết tinh của môi trường nên nhân vật văn học là người dẫn dắt
độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống
Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẳm mỹ của nhà văn về con người Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm Trong thế giới nhân vật của văn học, người hùng là một dạng nhân vật đặc biệt Nó có một vị trí nhất định trong tác phẩm Bởi nếu như hình tượng người phụ
nữ được gợi lên cái Đẹp, cái B1 Hình tượng người nông dân gợi nên sự bình dị, sự nhỏ nhoi của thân phận “con sâu cái kiến” thì hình tượng người anh hùng lại gợi
nên cái Hùng Xã hội tôn vinh người anh hùng, văn học thời nào cũng xem người
anh hùng như một đối tượng giàu tính thâm mĩ, tuy nhiên tùy quan niệm từng thời
nà người anh hùng được xây dựng tương ứng Dưới đây chúng tôi phác thảo một
bức tranh mang tính khái quát về vấn đề này trong văn học Việt Nam trước khi đề
cập đến cảm quan về hình tượng này
1.2 Khái quát về hình tượng người anh hùng trong văn học Việt Nam
1.2.1 Hình tượng người anh hùng trong sử thi dân gian Việt Nam
Nhân vật anh hùng luôn là trung tâm của các tác phẩm sử thi dân gian Việt Nam Trong đời sống còn nhiều khó khăn của nhân dân ta thì người anh hùng luôn
là hình mẫu lí tưởng để nhân dân xây dựng và hướng tới Các nhân vật khác thường chỉ giữ vai trò quy tụ làm nền cho sự sáng tạo vẻ đẹp của người anh hùng Người
anh hùng sử thi còn chịu ảnh hưởng của thần thoại, còn liên hệ mật thiết với thần
linh và không ít người có nhiều phép lạ, nhưng về căn bản họ là những tráng sĩ, là
người có sức lực và tài nghệ tuyệt vời Người anh hùng trong các tác phẩm sử thi hội tụ đầy đủ những sức mạnh về phẩm chất, tinh thần, tài năng được thể hiện điều
đó dẫn tới một quy luật: Đã là người anh hùng thì luôn đẹp trong cả mối quan hệ tự nhiên, xã hội, đẹp một cách kì vĩ, hào hùng cho cả cộng đồng dân tộc
Trước hết nhân vật anh hùng trong sử thi thường có tam vóc kì vĩ lớn lao hơn những người dân bình thường, như vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn hiện rõ
Nguyễn Thị Hương 11 K37B _— Sư phạm Ngữ văn
Trang 17ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây: “khổ màu sặc sỡ, đầu
đội khăn đẹp, thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường, tiếng nói tiếng cười của chàng như sắm vang sét đánh
[18; 42] Như vậy, vẻ đẹp ngoại hình của người anh hùng là những gì quen thuộc
trong thiên nhiên một miền rừng núi, nó gan lién với nếp nghĩ, nếp cảm của đồng bào Tây Nguyên
Song, nói đến vẻ đẹp người anh hùng sử thi ta phải nói đến tài năng phi
thường Phẩm chất đầu tiên gặp ở người anh hùng là sự dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường, lòng đũng cảm được coi là phẩm chất có tính tuyệt đối của người anh hùng Trong sử thi Đăm Săn, người anh hùng luôn thể hiện những phẩm chất cao
quý “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn
nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” [18; 43] Là người anh hùng trong sử thì dân gian phải là người luôn mang một lí tưởng cao cả, khát
vọng lớn lao Nếu khát vọng của các anh hùng sử thi phương Tây là khát vọng lập
công, giành vinh quang trên chiến trận thì anh hùng sử thi dân gian Việt Nam lại mang lí tưởng thuần khiết hơn, làm sao để nhân dân, đồng bào mình có cơm ăn áo mặc, lý tưởng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo lý ở đời Nhờ có sức mạnh tinh thần
kì điệu, lí trí cao không hành động vì cảm giác hoặc tình cảm nhất thời nên người anh hùng luôn lập được những chiến công hiển hách
Như vậy, nhân vật anh hùng trong sử thi dân gian Việt Nam luôn hiện diện
song hành cùng sức mạnh thể chất và tài năng, phẩm chất đạo đức siêu phàm, là người anh hùng toàn thiện toàn mỹ và trở thành “khuôn vàng thước ngọc” về vẻ đẹp vật chất và sức mạnh đạo đức của con người thời đại Họ là những người anh hùng của bộ tộc, dân tộc, cho nên họ thần thánh hóa trong con mat của người đời sau và
mang tính chất linh thiêng Người ta chỉ kể về họ với thái độ và lời lẽ sùng kính
1.2.2 Hình tượng người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam
Trong thời trung đại, do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, và quan niệm văn học: “7?¡ đï ngôn chí văn đĩ tải đạo”, vì vậy người anh hùng trong văn học trung đại phải đại điện cho tư tưởng, đạo đức phong kiến