1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4

159 402 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 7 MB

Nội dung

- Thực hiện công tác phân tích và phương pháp phân tích cũng như các chỉtiêu phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4.Thông qua kết quả đánh giá những mặ

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Cùng với sự hội nhập về kinh tế, các vấn đề hội nhập cũng vì thế mà sẽchuyển mình để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra như về tài chính, kế toán, kiểmtoán Cụ thể thông qua sự đổi mới cải cách và ban hành các chuẩn mực chế độ kếtoán, kiểm toán để đảm bảo rút ngắn khoảng cách giữa trong nước và quốc tế Phântích tài chính là một nội dung quan trọng mà bất kỳ một người sử dụng thông tin tàichính kế toán đều phải quan tâm Phân tích tình hình tài chính là đánh giá đúng đắnnhất những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xẩy ra, trên cơ sở đó kiến nghị cácbiện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu Từ đó,cung cấp thông tin hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý cơ sở lựa chọn, quyết địnhphương án tối ưu cho hoạt động của doanh nghiệp Tình hình tài chính doanhnghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm củarất nhiều đối tượng khác Qua việc phân tích tình hình tài chính các đối tượng này

sẽ thấy được tình hình thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, từ đó

có thể rút ra được những quyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạođiều kiện nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp Việc phân tích tài chính sẽgiúp cho doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, đề ra các giải phápnhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, cúng như khẳng định, tạo niềm tin chonhững người sử dụng thông tin nhằm thu hút đầu tư, cũng như khẳng định thươnghiệu trên thị trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai củadoanh nghiệp Trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các doanhnghiệp xây dựng nói riêng trên đại bàn Tỉnh Thanh Hóa, qua khảo sát cho thấy côngviệc này đều bị coi nhẹ và có nhiều hạn chế cả về nội dung và phương pháp phântích Công ty cổ phần đầu tư xây dựng HUD4 là một trong những đơn vị mạnhtrong tỉnh về lĩnh vực xây dựng, với quy mô hoạt động rộng lớn cả trong và ngoàitỉnh, tuy nhiên cũng không là một ngoại lệ Nhận thức được tầm quan trọng của vấn

Trang 6

đề tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư

và xây dựng HUD4” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính, kết hợpvới việc đi phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựngHUD4 luận văn làm rõ được những mặt ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại của đơn

vị thông qua việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu tài chính để từ đó đưa ra các biệnpháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4qua một số năm 2008, 2009 và 2010

4.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp luận duy vật biệnchứng, phương pháp điều tra thống kê, phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ …đểthu thập số liệu, phân tích và đưa ra nhận xét về vấn đề liên quan

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chỉ tiêu và phương pháp phân tíchtình hình tài chính doanh nghiệp, cũng như sự cần thiết của phân tích tình hình tàichính trong nền kinh tế thị trường hiện nay

- Thực hiện công tác phân tích và phương pháp phân tích cũng như các chỉtiêu phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4.Thông qua kết quả đánh giá những mặt đạt được và hạn chế về năng lực tài chínhcũng như hiệu quả hoạt động của công ty, cũng như đóng góp những cơ sở thực tiễncho quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp xây dựng trên địa bànThanh Hoá

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tài chính đối với Công

ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 và các doanh nghiệp xây dựng nói chung trên địa bàn Thanh Hoá

Trang 7

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:

Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2 – Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây

dựng HUD4

Chương 3 – Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty cổ

phần đầu tư và xây dựng HUD4

Chương 1 - Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính

doanh nghiệp

1.1 Vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định Trên cơ sở đó,giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác trong quản

lý kinh doanh

Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việccung cấp đầy đủ các thông tin khái quát cũng như chi tiết về tình hình tài chính củadoanh nghiệp như tình hình về vốn và cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, hiệu quảsản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, tính chắcchắn của dòng tiền vào ra… Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thịtrường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hìnhkinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượngquan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : các chủ doanh nghiệp vàcác nhà quản trị doanh nghiệp; các nhà đầu tư; Ngân hàng và các nhà cho vay tíndụng; nhà cung cấp; khách hàng; người lao động; các cổ đông; các đối thủ cạnhtranh và các cơ quan quản lý Nhà nước …

Trang 8

Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ

vẽ lên một cách rõ ràng “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp

1.2 Cơ sở dữ liệu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Hệ thống Báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính được Nhà nước quy định có tính chất bắt buộc vềmẫu biểu, phương pháp lập, đối tượng và phạm vi áp dụng cũng như thời gian nộpbáo cáo Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm 4 báo cáo : Bảng cân đối kế toán, Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báocáo tài chính

1.2.2 Các tài liệu liên quan khác

Ngoài hệ thống Báo cáo tài chính để phục vụ cho việc phân tích tình hình tàichính có thể sử dụng một số các tài liệu khác như: Báo cáo quản trị, các thông tinbên ngoài doanh nghiệp

1.3 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp loại trừ.

+ Phương pháp liên hệ cân đối.

+ Phương pháp phân tích khác

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn

và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp Qua đó, giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và cácnguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đếncân bằng tài chính Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lýđưa ra các chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanhnghiệp có được một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi

ro trong kinh doanh Phân tích cấu trúc tài chính thường bao gồm các nội dung:Phân tích cơ cấu tài sản và Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Trang 9

1.4.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Khi tiến hành phân tích các nhà phân tích thường xem xét tình hình bảo đảmvốn theo hai quan điểm: Luân chuyển vốn và ổn định nguồn tài trợ cùng với cânbằng tài chính của doanh nghiệp

+ Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm luân chuyển vốn

+ Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ

1.4.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

+ Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

+ Phân tích khả năng thanh toán

1.4.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh

+ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

+ Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

+ Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

1.5 Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.5.1 Giai đoạn chuẩn bị

1.5.2 Giai đoạn thực hiện

1.5.3 Giai đoạn hoàn thành

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD4

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4

2.1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần đầu tư và xây

dựng HUD4.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 trực thuộc Tổng công ty đầu tưphát triển nhà và đô thị - Bộ xây dựng Tiền thân là Công ty vật tư thiết bị vật liệuxây dựng trực thuộc Tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo quyết định số 623/TC -

Trang 10

UBTH ngày 16/5/1994 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa đến năm

2000 được sự đồng ý của Bộ xây dựng và Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa Công

ty đã được sát nhập về làm Công ty thành viên của Tổng Công ty Đầu tư phát triểnnhà và đô thị (nay là Tập đoàn phát triển nhà và đô thị) – theo quyết định số980/QĐ-BXD ngày 14/7/2000 của Bộ xây dựng và đổi tên thành Công ty đầu tư xâydựng phát triển đô thị số 4; theo quyết định số 1193/QĐ - BXD ngày 23/7/2004 đếntháng 10/2004 Công ty tiến hành cổ phần hóa và chuyển thành Công ty cổ phần đầu

tư và xây dựng HUD4

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty HUD4.

Với chức năng, nhiệm vụ chính là thi công các công trình dân dụng côngnghiệp giao thông thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị, khu dân

cư, khu công nghiệp; lập quản lý các dự án đầu tư xây lắp các khu đô thị, khu dân

cư, khu công nghiệp, đầu tư kinh doanh phát triển nhà, công trình kỹ thuật hạ tầng

đô thị và khu công nghiệp; kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất độngsản… hoạt động trên phạm vi toàn quốc

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính

Công ty có một bộ máy quản lý linh hoạt với đầy đủ các phòng ban, các độinhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty Bộ máy tổchức của công ty bao gồm có: Hội đồng quản trị mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồngquản trị, có ban kiểm soát Có một Giám đốc điều hành và 3 phó giám đốc trong đómột phó giám đốc phụ trách vốn đầu tư, một phó giám đốc phụ trách tổ chức đấuthầu và một phó giám đốc phụ trách dự án Gồm 8 phòng ban, hai chi nhánh: 1 tại

Hà Nội và 1 tại TP Hồ Chí Minh Có 20 đội xây lắp phân bổ khắp các khu vựctrong cả nước, 1 đội kinh doanh dịch vụ Ngoài ra công ty còn có Ban quản lý Dự

án Lê Quang Kim, Ban quản lý Dự án đầu tư, khai thác và phát triển hạ tầng khucông nghiệp Bỉm Sơn Mỗi phòng ban, các đội đều có những nhiệm vụ khác nhauvới mục đích đưa công ty phát triển nên ngày càng tăng trưởng cao kể cả về sảnlượng lẫn doanh thu Năng cao đội ngũ cán bộ công nhân viên phù hợp đòi hỏi trình

độ đáp ứng được với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

Trang 11

2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh sản xuất kinh doanh của công ty, căn cứ vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán

bộ kế toán của công ty, căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất công việc kế toán, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán.

Tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4, các công ty con và các xínghiệp tổ chức kế toán riêng

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng.

Phòng kế toán của công ty gồm có 8 người, mỗi người phụ trách một phầnhành kế toán

2.1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Hình thức kế toán áp dụng là nhật ký chung Sơ đồ hạch toán phần hành chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chung:

2.1.4.3 Các chính sách kế toán

* Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ tài chính

*Niên độ kế toán (kỳ kế toán năm)

* Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ là Đồng Việt Nam: (VNĐ)

* Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

* Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Hàng tồnkho cuối kỳ theo phương pháp giá đích danh

* Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được xác định theo phươngpháp bằng khối lượng dở dang cuối kỳ nhân với đơn giá dự toán của từng công trìnhxây dựng cơ bản

* Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:

+ TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc, trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi

Trang 12

nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khâu hao đườngthẳng Thời gian khấu hao được áp dụng theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày12/12/2003 do bộ tài chính ban hành

* Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng:

+ Doanh thu dịch vụ xây lắp được xác định trên cơ sở các biên bản nghiệm thutừng công trình, từng hạng mục công trình có chữ ký xác nhận của 2 bên A-B vàhoá đơn tài chính đã được pháp hành

+ Chi phí của hợp đồng xây dựng gồm: Chi phí trực tiếp liên quan đến từnghợp đồng, chi phí chung được phân bổ cho các hợp đồng có liên quan va các chi phíkhác được ghi nhận trên cơ sở được ước tính

* Hình thức hạch toán kế toán của công ty CP Đầu tư và xây dựng HUD4 sửdụng chương trình kế toán máy Vietsun, phần mền này do Bộ Xây dựng cung cấp

Hệ thống sổ sách dựa trên hình thức nhật ký chung Hình thức ghi sổ theo hình thứcnhật ký chung Màn hình giao diện chính của phần mềm kế toán Viêtsun

2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty HUD4

2.2.1 Cơ sở dữ liệu

Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư vàxây dựng HUD4 bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán của công ty các thời điểm từ cuối năm 2008- 2010

- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2008 -2010

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty từ năm 2009-2010

- Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty năm 2010

2.2.2 Nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty HUD4

2.2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính

2.2.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

2.2.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

2.2.2.4 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.2.3 Đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty HUD4

Trang 13

- Tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm từ 2008 – 2010 Có thểthấy quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng Tổng tài sản của công

ty có xu hướng ngày càng tăng Tuy máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu tổng tài sản của công ty nhưng so với quy mô hoạt động rộng lớn trênnhiều địa bàn và quy mô sản xuất ngày càng mở rộng thì với năng lực máy mócthiết bị như trên vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh củacông ty Tỷ trọng về các khoản phải thu ngắn hạn và tỷ trọng về hàng tồn kho làcao nhất so với tổng tài sản

- Cơ cấu nguồn vốn của Công ty đang duy trì là khá mạo hiểm, hệ số nợ (Nợphải trả/Tổng nguồn vốn) cuối năm 2010 mặc dù có giảm so với năm 2008 và năm

2009 nhưng vẫn là quá cao so với mức trung bình ngành

Hệ số nợ qua các năm giảm chứng tỏ công ty đã chủ động hơn với các nguồnvốn đi vay, sử dụng hợp lý đòn bẩy tài chính Tuy nhiên vì công ty liên tục ký hợpđồng với các công trình lớn và với mức vốn chủ sở hữu có nhỏ hơn với quy mô hoạtđộng Công ty đã phải tiến hành vay vốn để có thể thực hiện được các công trình đónên hệ số nợ của công ty vẫn còn cao, chưa thể thấp hơn được Tuy nhiên trong thờigian tới khi công ty thực hiện xong kế hoạch tăng vốn thì hệ số nợ có khả năng sẽgiảm xuống

- Tình hình bảo đảm vốn trong hoạt động kinh doanh vẫn được duy trì:

Cuối năm 2008, hệ số tài trợ tạm thời của Công ty là 0.878 tức là nguồntài trợ tạm thời chiếm chủ yếu 87.8% tổng nguồn vốn, 12.2% còn lại là nguồntài trợ thường xuyên Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn cuối năm

2008 là 1.11, hệ số lớn hơn 1 (>1) chứng tỏ tài sản ngắn hạn được bù đắp thêmbằng một phần vốn dài hạn Nhu cầu vốn vay cho hoạt động kinh doanh phátsinh chủ yếu trong ngắn hạn, nên vốn chủ sở hữu chiếm gần 100% trong nguồnvốn thường xuyên

Đến cuối năm 2009, nguồn tài trợ thường xuyên có tăng nhưng không đáng kể

và hệ số tài trợ thường xuyên vẫn chỉ chiếm 14.3%, trong khi đó hệ số tài trợ tạmthời có giảm nhưng vẫn ở mức cao 85.7% Tuy nhiên ba chỉ tiêu còn lại là hệ số vốn

Trang 14

chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên luôn chiếm tỷ lệ trên 90%, hệ số giữavốn thường xuyên so với tài sản dài hạn cũng đều lớn hơn 3 cho thấy tính độc lập

về tài chính và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là cao, và như vậy không phảidoanh nghiệp không ổn định và bền vững về tài chính

Sang năm 2010, các hệ số vẫn có xu hướng thay đổi như năm 2009, tức là hệ

số tài trợ thường xuyên thì tăng lên và hệ số tài trợ tạm thời thì giảm đi, cho thấyđơn vị đã quan tâm đến vấn đề ổn định và bền vững về tài chính

- Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán: Nhìn chung hệ số khả năng

thanh toán ngắn hạn của công ty trong năm sau đều tăng hơn năm trước và đều lớnhơn 1 Về Hệ số thanh toán nhanh mặc dù năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008-0,24 nhưng đến năm 2010 lại tăng lên và cao hơn năm 2008 Còn hệ số thanh toánbằng tiền và các khoản tương đương tiền thì cứ năm sau tăng hơn năm trước vớitốc độ cũng tương đối ổn định

Nhìn chung chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán hiện naycông ty có số liệu về là tương đối tốt so với các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh.Khả năng thanh toán nơ ngắn hạn của công ty tương đối ổn định ở mức trên 1 lầnchứng tỏ công ty đã và rất chú trọng trong việc lành mạnh hoá tình hình tài chính,nâng cao khả năng thanh toán tạo uy tín với các tổ chức tín dụng cũng như các đốitác trong khu vực

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đang có xu hướng tăng lên qua các nămnhưng vẫn thấp hơn mức trung bình ngành Điều này cho thấy khả năng tự bảo đảm,mức độ độc lập về mặt tài chính và khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty trongnăm 2010 có sự chuyển biến và đang có chiều hướng phát triển tốt, đi đúng hướng

- Khả năng thanh toán ngắn hạn có tăng nhưng không đáng kể gần như dậmchân tại chỗ và thấp hơn mức trung bình ngành rất nhiều nhất là hai loại chỉ tiêuKhả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh

- Khả năng thanh toán dài hạn có sự chuyển biến mạnh mẽ: Hệ số thanh toán

nợ dài hạn khái quát năm 2009 giảm mạnh so với các năm 2008-2009, nhất là sovới năm 2008 Nguyên nhân là do năm 2009, công ty đã vay dài hạn để đầu tư

Trang 15

trang thiết bị và tài sản cố định đã làm cho nợ dài hạn của Công ty tăng đột biến.Điều này cho thấy mức độ rủi ro tài chính, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào bênngoài của Công ty.

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh có dấu hiệu giảm sút thể hiện ở một số chỉtiêu như sau: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của doanh thu thuầngiảm xuống Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, tài sản dàihạn, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí năm 2010 có tăng so vớicác năm 2008 và năm 2009 Tuy nhiên tăng không nhiều và vẫn còn là thấp

Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty: Vòng quay của hàng tồn kho

năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 lý do là do trong năm 2009 công ty đẩy mạnhtiến độ thi công các công trình đã ký hợp đồng, thực hiện mở rộng kinh doanh, thựchiện nhiều dự án mới Ngoài ra công ty cũng đã thực hiện cân đối lại cơ cấu cáccông trình và chỉ tập trung vào các công trình có vốn và có hiệu quả để thực hiện.Tuy nhiên sau đó năm 2010 vòng quay của hàng tồn kho đang dần tăng lên (0.04lần) Vòng quay tài sản của các năm có giảm nhẹ lý do không phải doanh thu củađơn vị giảm đo mà vì quy mô tổng tài sản tăng lên

Về các chỉ tiêu khả năng sinh lời: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong năm

2009 của công ty tăng cao so với năm 2008 Lợi nhuận tăng kéo theo các chỉ tiêu vềkhả năng sinh lới của công ty cũng tăng theo Với việc mở rộng các điạ bàn hoạt động

ra khu vực miền Bắc cùng với mở rộng lĩnh vực kinh doanh tạ những ngành nghề cólợi nhuận cao như: Kinh doanh bất động sản, địa chính….dự kiến trong những năm tớikhả năng sinh lời của công ty còn có khả năng gia tăng mạnh mẽ hơn nữa

Trang 16

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUD4

3.1 Định hướng phát triển của công ty và sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4

Xuất phát từ thực tế tình hình tài chính của công ty ở chương II, kết hợp vớiviệc nghiên cứu cơ sở lý luận được trình bày trong chương I, với mục tiêu là nângcao năng lực tài chính và phát huy hiệu quả hoạt động của công ty Cổ phần đầu tư

và xây dựng HUD4 do đó chương III tác giả đã đưa ra các nội dung chủ yếu sau:

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty

Dựa trên những dự báo về nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang cónhững tín hiệu hồi phục sau khủng hoảng nói chung và ngành xây dựng nói riêngtrong những năm sắp tới, định hướng phát triển ngành xây dựng cùng với việc đánhgiá điểm mạnh, điểm yếu và vị thế hiện tại của mình, Công ty đã đưa ra định hướngphát triển tới năm 2015 là tiếp tục đổi mới, đầu tư tăng cường nội lực, đẩy mạnhthực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặt mục tiêu chất lượnglên hàng đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, huyđộng vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, phát huy các mặt hàng truyềnthống là sản phẩm xây dựng, đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư phấn đấu đến năm 2011 làlĩnh vực kinh doanh chính, tăng trưởng ổn định từ 15-25% giá trị kinh doanh xâylắp, đến năm 2015 giá trị sản lượng đạt 2.500 tỷ đồng, giá trị đầu tư đạt 1.960 tỷđồng; giá trị doanh thu đạt 1.780 tỷ đồng; nộp ngân sách từ 65 tỷ đồng trở lên, lợinhuận trước thuế đạt từ 130 tỷ đồng trở lên, mở rộng thêm các ngành nghề kinhdoanh khác, ổn định việc làm cho người lao động với mức lương bình quân 6 triệuđồng/tháng Tạo điều kiện để cổ đông và người lao động thực sự làm chủ doanhnghiệp, tăng lợi nhuận, tăng cổ tức, hoàn thành nghĩa vụ, đóng góp ngày càng nhiềucho Ngân sách Nhà nước

Trang 17

Thực hiện Nghị quyết đảng uỷ của Tổng công ty và Công ty cổ phần đầu tư vàxây dựng HUD4 về định hướng phát triển giai đoạn 2010-2015: Xây dựng Công ty

cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 trở thành Tổng công ty

Để đạt được mục tiêu định hướng trên, trong 05 năm tới công ty cần tăngcường công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thốngquản trị doanh nghiệp ; tập trung tìm kiếm dự án, công trình, mở rộng địa bàn hoạtđộng để tạo việc làm và tăng tích luỹ cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực tài chính

và thực hiện có hiệu quả kế hoạch về tài chính để đầu tư cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty

3.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty

- Xuất phát từ vai trò của tình hình tài chính đối với công tác sản xuất kinhdoanh của công ty

- Hoàn thiện phân tích tài chính phải mang tính khả thi và có hiệu quả

- Hoàn thiện phân tích tài chính phải phù hợp với cơ chế chính sách của nhà nước

- Hoàn thiện phân tích tài chính phải hướng tới sự hội nhập kinh tế quốc tế

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động cho công ty

3.2.1 Xây dựng cấu trúc tài chính phù hợp

3.2.2 Nâng cao trình độ kiểm soát chi phí cho nhà quản trị

3.2.3 Mở rộng thị trường kinh doanh, tiêu thụ

Trang 18

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình và hội nhập vào nền kinh

tế thế giới Do vậy, một mặt đã tạo ra nhiều điều kiện vô cùng thuận lợi cho cácdoanh nghiệp, nhiều cơ hội đầu tư nhưng mặt khác cũng không ít những khó khăn

và thách thức Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trườnghiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chính sách kinh doanh đúng đắn, phảinắm được những cơ hội của mình Tuy nhiên, trong sự phức tạp của các mối quan

hệ kinh tế thường làm cho các doanh nghiệp có những quyết sách không đúng đắn,không nắm được cơ hội kinh doanh Do vậy, phân tích tình hình tài chính đóng gópvai trò vô cùng quan trọng, các kết quả của công tác phân tích tài chính sẽ giúp chocác nhà quản lý trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.Qua thời gian nghiên cứu và tiến hành công tác phân tích tình hình tài chínhcủa Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá luận

văn “ Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng

HUD4” đã đạt được những kết quả sau :

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về ý nghĩa và vai trò quan trọng củaphân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp, hệ thống hóa các phương phápphân tích và các chỉ tiêu phân tích tài chính,… làm cơ sở để đi phân tích thực trạngtình hình tài chính của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 qua cơ sở sốliệu cung cấp bởi công ty qua một số năm

Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá được thực trạng tình hình tài chính củaCông ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4

Trên cơ sở định hướng về sự phát triển của ngành cũng như chiến lược pháttriển của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4, luận văn đã đưa ra một số giảipháp hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao năng lực tàichính và hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựngHUD4 Đồng thời luận văn cũng đưa ra điều kiện để thực hiện các giải pháp đó đảmbảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.Từ đó có thể nâng cao vị thế của công tytrong toàn ngành và nâng cao tính cạnh tranh cũng như năng lực phát triển trongtương lai

Trang 20

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Cùng với sự hội nhập về kinh tế, các vấn đề hội nhập cũng vì thế mà sẽchuyển mình để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra như về tài chính, kế toán, kiểmtoán Cụ thể thông qua sự đổi mới cải cách và ban hành các chuẩn mực chế độ kếtoán, kiểm toán để đảm bảo rút ngắn khoảng cách giữa trong nước và quốc tế Phântích tài chính là một nội dung quan trọng mà bất kỳ một người sử dụng thông tin tàichính kế toán đều phải quan tâm Phân tích tình hình tài chính là đánh giá đúng đắnnhất những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xẩy ra, trên cơ sở đó kiến nghị cácbiện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu Từ đó,cung cấp thông tin hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý cơ sở lựa chọn, quyết địnhphương án tối ưu cho hoạt động của doanh nghiệp Tình hình tài chính doanhnghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm củarất nhiều đối tượng khác Qua việc phân tích tình hình tài chính các đối tượng này

sẽ thấy được tình hình thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, từ đó

có thể rút ra được những quyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạođiều kiện nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp Việc phân tích tài chính sẽgiúp cho doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, đề ra các giải phápnhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, cúng như khẳng định, tạo niềm tin chonhững người sử dụng thông tin nhằm thu hút đầu tư, cũng như khẳng định thươnghiệu trên thị trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai củadoanh nghiệp Trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các doanhnghiệp xây dựng nói riêng trên đại bàn Tỉnh Thanh Hóa, qua khảo sát cho thấy côngviệc này đều bị coi nhẹ và có nhiều hạn chế cả về nội dung và phương pháp phântích Công ty cổ phần đầu tư xây dựng HUD4 là một trong những đơn vị mạnhtrong tỉnh về lĩnh vực xây dựng, với quy mô hoạt động rộng lớn cả trong và ngoàitỉnh, tuy nhiên cũng không là một ngoại lệ Nhận thức được tầm quan trọng của vấn

đề tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư

và xây dựng HUD4” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính, kết hợpvới việc đi phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng

Trang 21

HUD4 luận văn làm rõ được những mặt ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại của đơn

vị thông qua việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu tài chính để từ đó đưa ra các biệnpháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4qua một số năm 2008, 2009 và 2010

4.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp luận duy vật biệnchứng, phương pháp điều tra thống kê, phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ …đểthu thập số liệu, phân tích và đưa ra nhận xét về vấn đề liên quan

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chỉ tiêu và phương pháp phân tíchtình hình tài chính doanh nghiệp, cũng như sự cần thiết của phân tích tình hình tàichính trong nền kinh tế thị trường hiện nay

- Thực hiện công tác phân tích và phương pháp phân tích cũng như các chỉtiêu phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4.Thông qua kết quả đánh giá những mặt đạt được và hạn chế về năng lực tài chínhcũng như hiệu quả hoạt động của công ty, cũng như đóng góp những cơ sở thực tiễncho quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp xây dựng trên địa bànThanh Hoá

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tài chính đối với Công

ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 và các doanh nghiệp xây dựng nói chung trên địa bàn Thanh Hoá

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:

Chương 1 - Những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2 – Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và

xây dựng HUD4

Chương 3 – Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty

cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4

Trang 22

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.5 Vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản và vô cùng quantrọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong bối cảnh toàncầu hoá và hội nhập hoá của nền kinh tế thị trường thì phân tích tài chính ngày càng

có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin giúp cho các nhà đầu tư ra cácquyết định quản lý chính xác và kịp thời Phân tích tình hình tài chính là một công

cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi quyết định nhằm hướng tới hoạt động sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả cao

Phân tích tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định Trên cơ sở đó,giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác trong quản

lý kinh doanh

Phân tích tài chính trong các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việccung cấp đầy đủ các thông tin khái quát cũng như chi tiết về tình hình tài chính củadoanh nghiệp như tình hình về vốn và cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, hiệu quảsản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, tính chắcchắn của dòng tiền vào ra… Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thịtrường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hìnhkinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượngquan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : Các chủ doanh nghiệp vàcác nhà quản trị doanh nghiệp; các nhà đầu tư; Ngân hàng và các nhà cho vay tíndụng; nhà cung cấp; khách hàng; người lao động; các cổ đông; các đối thủ cạnhtranh và các cơ quan quản lý Nhà nước …

- Trước hết, đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp,việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các chủ doanh nghiệp và các

Trang 23

nhà quản trị doanh nghiệp thấy rõ hơn bức tranh về tình hình tài chính, xác định đầy

đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp để có những giải pháp hữu hiệu ổn định và tăngcường tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Đối với các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họhướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới

số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánhvới số nợ phải trả theo kỳ hạn để xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp vàquyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không Ngoài ra, các chủ ngân hàngcòn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bởi vì số vốn chủ hữu này làkhoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro Ngân hàng sẽhạn chế cho các doanh nghiệp vay khi doanh nghiệp có dấu hiệu không thể thanhtoán các khoản nợ đến hạn

- Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, vật tư hàng hoá, dịch vụ họ phảiquyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới mua chịu hàng hay thanh toánchậm không

- Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sựrủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn …, vì vậy họ cầnnhững thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh

và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rấtquan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính toán hiệu quả của công tác quản lý.Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư

- Đối với các cổ đông với mục tiêu đầu tư vào công ty để kiếm lợi nhuậnnên họ quan tâm nhiều đến khả năng sinh lợi của công ty Họ chính là các chủ

sở hữu công ty, do vậy họ sử dụng các thông tin kế toán để theo dõi tình hìnhtài chính của công ty nhằm mục đích bảo vệ tài sản của mình đã đầu tư vàocông ty Các cổ đông phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính và kếtquả kinh doanh của công ty mà họ đầu tư để quyết định có tiếp tục nắm giữ các

cổ phiếu nữa hay không

Trang 24

- Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin về tình hình tài chính củadoanh nghiệp để đánh giá triển vọng trong tương lai Những người lao động đều cónguyện vọng được làm việc trong các công ty có triển vọng sáng sủa với tương lailâu dài để hy vọng có mức lương tương xứng và chỗ làm việc ổn định

- Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu bánhàng và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm các biện pháp cạnhtranh với công ty

- Các cơ quan Nhà nước như cơ quan Thuế, Thống kê … cần các thông tin đểphân tích, đánh giá, kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đốivới Nhà nước hay không, có tuân theo pháp luật hay không Đồng thời sự giám sátnày giúp Nhà nước hoạch định chính sách

Như vậy, phân tích tài chính trong doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩacực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp Nó không chỉ có ý nghĩađối với bản thân doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liênquan Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ vẽ lên một cách rõ ràng “bứctranh tài chính” của doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp thực sự cầnthiết và phải đạt được những mục tiêu chủ yếu như sau:

- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ những thôngtin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tác khác như các nhàđầu tư, nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ đưa

- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin vềnguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, sự kiện, các tìnhhuống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp

Trang 25

1.6 Cơ sở dữ liệu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, các nhà phân tích phải sử dụng rấtnhiều thông tin khác nhau, trong đó nguồn thông tin cơ bản đó là: Hệ thống Báo cáotài chính và các tài liệu liên quan khác

1.2.1 Hệ thống Báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính được hình thành trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các

sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp Các báo cáo tàichính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng cácchỉ tiêu giá trị Những báo cáo tài chính do kế toán soạn thảo theo định kỳ là nhữngtài liệu có tính lịch sử vì chúng thể hiện những gì đã xảy ra trong một thời kỳ nào

đó Đó chính là những tài liệu chứng nhận thành công hay thất bại trong quản lý vàđưa ra những dấu hiệu báo trước sự thuận lợi và những khó khăn trong tương laicủa một doanh nghiệp Báo cáo tài chính là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiếtđối với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin hữu ích đối vớinhững người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích kinh tế trực tiếp hoặcgián tiếp của doanh nghiệp

Mỗi đối tượng quan tâm tới các báo cáo tài chính của doanh nghiệp với nhữngmục đích khác nhau Song tất cả đều muốn đánh giá và phân tích xu thế của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu của từng đối tượng Phân tích báo cáo tài chính giúp các đối tượng giải quyết được các vấn đề họ quan tâm khi đưa ra các quyết định kinh tế

Hệ thống báo cáo tài chính được Nhà nước quy định có tính chất bắt buộc vềmẫu biểu, phương pháp lập, đối tượng và phạm vi áp dụng cũng như thời gian nộpbáo cáo Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm 4 báo cáo : Bảng cân đối kế toán, Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báocáo tài chính

- Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là

một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệptheo hai cách phân loại là kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của một

Trang 26

doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàncảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Vì vậy, bảngcân đối kế toán của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm Mỗi đối tượngquan tâm với một mục đích khác nhau Vì thế, việc nhìn nhận, phân tích bảng cânđối kế toán đối với mỗi đối tượng cũng có những nét riêng Tuy nhiên, để đưa raquyết định hợp lý, phù hợp với mục đích của mình, các đối tượng cần xem xét tất cảnhững gì có thể thông qua bảng cân đối kế toán để định hướng cho việc nghiên cứu,phân tích tiếp theo.Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dưcác tài khoản kế toán và được sắp xếp theo trật tự phù hợp với yêu cầu quản lý.Bảng cân đối kế toán có thể được trình bày theo một trong 2 hình thức: hình thứccân đối hai bên: một bên là tài sản, một bên là nguồn vốn Hình thức cân đối theohai phần liên tiếp: Tài sản và nguồn vốn

- Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại doanh nghiệp đếncuối kỳ hạch hoán đang tồn tại dưới các hình thức và trong tất cả các giai đoạn, cáckhâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu phản ánh trong phần này được sắp xếptheo nội dung kinh tế của các loại tài sản trong quá trình tái sản xuất

Xét về mặt kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh ở phần tài sản thể hiện số vốncủa doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới dạng hình tháivật chất, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cảcác khoản, các giai đoạn trong quá trình kinh doanh Xét về mặt pháp lý: Đây là sốvốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp

- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản, các loại vốnkinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, các chỉ tiêu được sắp xếp,phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Nguồn hình thànhnên tài sản của doanh nghiệp bao gồm 2 nguồn cơ bản: là nguồn tài trợ từ bên ngoài(các khoản nợ phải trả) và nguồn tài trợ bên trong (nguồn vốn của chủ sở hữu) Xét về mặt kinh tế: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn trong bảng cânđối kế toán thể hiện quy mô, nội dung của các nguồn vốn hình thành nên tài sản màdoanh nghiệp đang sử dụng Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu phản ánh trách

Trang 27

nhiệm pháp lý và vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn chodoanh nghiệp (cổ đông, ngân hàng, người cung cấp…) Căn cứ vào số liệu của cácchỉ tiêu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, các đối tượng quan tâm cóthể biết được tỷ lệ từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có, mức độ độc lậphay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp Như vậy, bảng cân đối kế toán làtài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính,quy mô cũng như trình độ quản lý và sử dụng vốn Đồng thời cũng thấy được triểnvọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp trong việc định hướng cho việc nghiên cứucác vấn đề tiếp theo.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tóm lược các khoảndoanh thu (và thu nhập) cùng với các chi phí liên quan đến từng hoạt động kinhdoanh và hoạt động khác Giữa các chỉ tiêu trong nội bộ Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau Ngoài những mối quan hệ trong nội

bộ, một số chỉ tiêu phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn có mốiquan hệ mật thiết với Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình

và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa

vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán Khác với bảng cân đối

kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiềntrong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép đánh giá hiệuquả hoạt động, khả năng sinh lời cũng như khả năng hoạt động của doanh nghiệptrong tương lai Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phísản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí,thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình

thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Thông tin

về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ

Trang 28

sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng các khoản tiền đã tạo

ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Cụ thể là những thông tin về:

 Doanh nghiệp làm cách nào để kiểm soát được tiền và việc chi tiêu nó

 Quá trình đi vay và trả nợ vay của doanh nghiệp

 Quá trình mua và bán lại chứng khoán vốn của doanh nghiệp

 Quá trình thanh toán cổ tức và các quá trình phân phối khác cho các cổ đông

 Những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tiền và khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Như vậy, qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các đốitượng quan tâm sẽ biết được doanh nghiệp đã tạo ra tiền bằng cách nào, hoạt độngnào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào mục đích gì

và việc sử dụng đó có hợp lý hay không?

Quá trình lưu chuyển tiền tệ ở một doanh nghiệp có thể cho thấy: Vào đầu kỳ, tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền(là những khoản đầu tư tạm thời hội đủ 2 tiêu chuẩn

1 Khoản đầu tư dễ dàng chuyển đổi thành một số tiền nhất định

2 Khoản đầu tư gần đến ngày đáo hạn ở mức mà trị giá của cổ phần đầu tư đó không bị ảnh hưởng gì do những thay đổi lãi suất) lưu chuyển thông qua các hình thức hoạt động của doanh nghiệp

Quá trình lưu chuyển này được kế toán theo dõi vào các tài khoản không phải

là tiền tê Đến cuối niên độ kế toán, kế toán sẽ tổng hợp quá trình lưu chuyển đó vàphản ánh lượng tiền tệ có ở cuối kỳ vào các tài khoản tiền tệ Chênh lệch của các tàikhoản tiền tệ, cuối kỳ so với đầu kỳ chính là do các quá trình lưu chuyển tiền tệ quacác hình thức hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ.Việc phân chia thành 3 loại hoạtđộng (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính) giúp các đốitượng quan tâm biết được từng loại hoạt động đã kiếm được tiền bằng cách nào và

đã sử dụng tiền ra sao Đứng trên phạm vi toàn doanh nghiệp có thể thấy đồng tiền đã

Trang 29

được điều hòa như thế nào giữa ba loại hoạt động đó: hoạt động nào mang lại nhiềutiền nhất, hoạt động nào sử dụng tiền nhiều nhất và sử dụng có hợp lý, phù hợp, cóphục vụ cho sự phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp hay không?

- Thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành của hệ thống báo cáotài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trìnhbày rõ ràng và chi tiết được

Thuyết minh báo cáo tài chính giúp cho việc phân tích một cách cụ thể một sốchỉ tiêu, phản ánh tình hình tài chính mà các báo cáo tài chính khác không thể trìnhbày được

1.2.2 Các tài liệu liên quan khác

Ngoài hệ thống Báo cáo tài chính để phục vụ cho việc phân tích tình hình tàichính có thể sử dụng một số các tài liệu khác như: Báo cáo quản trị, các thông tinbên ngoài doanh nghiệp

Báo cáo kế toán quản trị cũng được coi là tài liệu không thể thiếu trong phân

tích tình hình tài chính doanh nghiệp Báo cáo kế toán quản trị đi sâu vào từng bộphận, từng khâu công việc của doanh nghiệp Báo cáo kế toán quản trị thay đổi theoquyết định của người quản lý doanh nghiệp và được soạn thảo một cách thườngxuyên theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp Hệ thống báo cáo kế toán quản trị củamột doanh nghiệp thường bao gồm: báo cáo giá thành sản phẩm hoàn thành; báocáo kết quả hoạt động kinh doanh theo từng bộ phận, mặt hàng; báo cáo khối lượngsản phẩm, dịch vụ hoàn thành; báo cáo khối lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ; báocáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động; báo cáo một số chỉ tiêu phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp; báo cáo sử dụng vật tư; báo cáo danh sáchnợ…, thông tin mà các báo cáo kế toán quản trị đem lại là cơ sở quan trọng để chocác nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh ở các khâu như lập kế hoạch, tổ chứcthực hiện, kiểm tra, đánh giá… Hơn nữa, chúng còn giúp các nhà quản lý trong quátrình xử lý, phân tích thông tin, lựa chọn phương án và ra quyết định kinh doanhphù hợp và có hiệu quả

Trang 30

Thông tin bên ngoài doanh nghiệp : bao gồm các thông tin chung về môi

trường kinh tế và thông tin về ngành kinh doanh

- Các thông tin chung: là những thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế,

sự biến động của nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, chính sách lãisuất và các chính sách khác của Nhà nước tại một thời điểm cũng như thực trạng vềthể chế pháp luật, chính trị, xã hội … có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp Khi có môi trường thuận lợi, các doanh nghiệp sẽ cóđiều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh Ngược lại, khi các hoạt động của doanhnghiệp gặp khó khăn thì quy mô sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ bịthu hẹp lại

- Các thông tin về ngành kinh doanh: Khi tiến hành hoạt động phân tích tìnhhình tài chính của doanh nghiệp cần phải đặt sự phát triển của doanh nghiệp trongmối liên hệ với các hoạt động chung của toàn ngành, toàn lĩnh vực Thông tinnghiên cứu theo ngành một mặt cho thấy rõ những đặc điểm ngành sản xuất kinhdoanh liên quan tới tính chất của sản phẩm, hàng hoá, tình trạng công nghệ, cơ cấusản xuất, nhịp độ phát triển… Mặt khác, những thông tin này cũng giúp chỉ ra độlớn của thị trường, độ nhạy cảm của ngành trước những biến động và triển vọngphát triển trong tương lai

1.7 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Để công tác phân tích tài chính đem lại kết quả, đáp ứng được mục tiêu đề ra,một trong những vấn đề qua trọng cần phải lựa chọn các phương pháp phân tíchkhoa học phù hợp với nội dung cần phân tích

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong

và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chínhtổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật được sử dụng trong phân tích tài chính doanhnghiệp Tuy nhiên, một số phương pháp thường được sử dụng phổ biến như sau :

Trang 31

1.3.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằngcách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở Đây là phương pháp đơn giản vàđược sử dụng nhiều nhất trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cũngnhư phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô

Để áp dụng phương pháp so sánh và phân tích tình hình tài chính của công tytrước hết phải xác định số gốc để so sánh Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳthuộc và mục đích cụ thể của phân tích Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặtthời gian và không gian Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kếhoạch Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc là số bình quân

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảothoả mãn các điều kiện so sánh sau đây:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu

- Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu

- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu

Khi so sánh mức đạt được ghi trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoàicác điều kiện đã nêu, cần đảm bảo các điều kiện khác như: cùng phương hướngkinh doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau

Tất cả các điều kiện kể trên gọi chung là đặc tính “có thể so sánh được” haytính so sánh được của các chỉ tiêu phân tích Ngoài ra, cần xác định mục tiêu sosánh trong phân tích tình hình tài chính Mục tiêu so sánh trong phân tích là xácđịnh mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biếnđộng của chỉ tiêu phân tích

- Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích

và chỉ tiêu cơ sở

- Phương pháp số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích

so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệtđối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

Nội dung so sánh bao gồm:

Trang 32

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trướcnhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Đánhgiá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mứcphấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình, tiên tiến củangành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp tốt, xấu, khả quan hay không khả quan

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể

- So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động cả về sốtuyệt đối và số tương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán Trên cơ sở

đó đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu, tăng hay giảm

- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu

Trong phân tích tài chính, các hệ số tài chính được phân thành các nhóm hệ sốđặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu của hoạt động sảnxuất kinh doanh Đó là các nhóm hệ số về cơ cấu nguồn vốn, về khả năng thanhtoán, về khả năng sinh lời, về tình trạng tài chính của công ty

Mỗi nhóm hệ số lại bao gồm nhiều hệ số chi tiết hay riêng lẻ phản ánh từng bộphận tài chính của công ty Trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo mục tiêuphân tích có thể lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích phântích cụ thể từng công ty

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng Nóđược sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nàocủa doanh nghiệp Trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó được sửdụng rất linh hoạt và đa dạng

1.3.2 Phương pháp loại trừ

Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từngnhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnhhưởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân tố khác

Trang 33

Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chí có những nhân tốkhông có ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nó có thể lànhững nhân tố khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng,

có thể là nhân tố thứ yếu, có thể là nhân tố tích cực, có thể là nhân tố tiêu cực …Việc nhận thức được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến cácchỉ tiêu phân tích là vấn đề bản chất của phân tích Đó cũng chính là mục tiêu củaphân tích

Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp, phương pháp loại trừ được thực hiện bằng hai cách:

- Dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và được gọi là “Phươngpháp số chênh lệch”

- Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố và được gọi là “Phươngpháp thay thế liên hoàn”

Phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng

để xác định , mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các chỉtiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được biểu hiện dưới dạng tích sốhoặc thương số hoặc kết hợp cả tích số và thương số

Phương pháp chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp củatừng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Bởi vậy, trước hết phải biết được số lượng cácchỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phântích, từ đó xác định được công thức lượng hoá sự ảnh hưởng của nhân tố đó Tiếp

đó, cần phải sắp xếp trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêuphân tích cần tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến Nghĩa là nhân tố sốlượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau Trong trường hợp có nhiều nhân tố sốlượng và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố nào chủ yếu xếp trước và nhân tố nàothứ yếu xếp sau Trình tự xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêuphân tích cũng được thực hiện theo quy tắc trên

Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theomột trình tự nhất định Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng

Trang 34

của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữnguyên kỳ kế hoạch hoặc kỳ gốc Đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tốảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnhhưởng của tất cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số

1.3.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Cơ sở của phương pháp liên hệ cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặtcủa các yếu tố và quá trình kinh doanh Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng vềlượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựngphương pháp phân tích mà trong đó các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêuphân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số Như vậy, khác vớiphương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệcân đối được vận dụng để xác định mối quan hệ của các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêuphân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số Bởi vậy, để xác định sựảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích chỉ cầnxác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai kỳ (thực tế so với kế hoạch,hoặc thực tế so với kỳ kinh doanh trước), giữa các nhân tố mang tính chất độc lập

Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp liên hệ cấn đối nhằm xác định sựảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích như sau:

Nếu gọi A là chỉ tiêu cần phân tích, A phụ thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng: x,

y, z Các nhân tố này có quan hệ về mặt tổng số kết hợp hiệu số với chỉ tiêu phântích A Như vậy, chỉ tiêu A được xác định cụ thể như sau: A = x + y - z

Nếu quy ước kỳ kế hoạch là k, còn kỳ thực hiện là 1 Từ quy ước này, chỉ tiêu

X kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch lần lượt được xác định:

A1=x1+ y1 - z1 và Ak = xk + yk - zk

Đối tượng phân tích:

- Số tuyệt đối: ∆A = A1 – Ak = (x1+ y1 - z1) – (xk + yk - zk)

= (x1 - xk) + (y1 – yk) – (z1 – zk)

- Số tương đối: *100

k

A A

Trang 35

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đếnchỉ tiêu phân tích, cần rút ra những nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp nhằmđưa các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những kết quảcao hơn.

1.3.4 Các phương pháp phân tích khác

Ngoài các phương pháp phổ biến trên đây, các nhà phân tích còn kết hợp sửdụng một số phương pháp phân tích khác như: Phương pháp Dupont, hương phápliên hệ trực tuyến, phương pháp liên hệ phi trực tuyến, phương pháp xác định giá trịtheo thời gian của tiền, phương pháp hồi quy, phương pháp chỉ số, phương pháp đồthị, phương pháp toán kinh tế… Các phương pháp nói trên được sử dụng cho nhữngmục đích phân tích nhất định và trong những trường hợp nhất định

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương

hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính Mô hình Dupont được sử dụng để phân tích và đánhgiá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Mô hình này cho phép đánh giá sự tácđộng tương hỗ giữa các đại lượng tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành mộthàm số của các biến số nhằm xác định các yếu tố tác động đến chỉ tiêu phân tích

Ví dụ: tách hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) hay hệ số khả năngsinh lời của tài sản (ROA) thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mậtthiết với nhau

Phương pháp đồ thị là phương pháp trình bày và phân tích bằng các biểu đồ,

đồ thị và bản đồ Phương pháp đồ thị thiết kế các chỉ tiêu tài chính dưới dạng đồ thị,

Trang 36

phương trình, sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc đểtrình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng từ đó nhận diện thông tin nhanh vàchính xác để đưa ra các quyết định thích hợp Chính vì vậy, ngoài tác dụng phântích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quanmột cách dễ dàng và nhanh chóng, phương pháp đồ thị còn là một phương pháptrình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính

mỹ thuật, thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên cótác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt Đồ thị có thể biểu thị: Kết cấu của hiện tượngtheo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu, sự phát triển của hiện tượng theothời gian, so sánh các mức độ của hiện tượng, mối liên hệ giữa các hiện tượng, trình

độ phổ biến của hiện tượng, tình hình thực hiện kế hoạch Các loại đồ thị thườngdùng bao gồm: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông,hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện

Ví dụ: Để đưa ra quyết định mua cổ phiếu ta dựa vào các dạng đồ thị biểu diễncác chỉ tiêu cơ bản về cổ phiếu:

- Khối lượng giao dịch của CP

- Chỉ số P/E

- Giá biến động

- Các chỉ tiêu DPS, EPS, ROI, ROE…

Phương pháp hồi quy là một phương pháp được sử dụng chủ yếu để ướclượng, dự báo các sự kiện xảy ra trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu những dữliệu phản ánh các sự kiện diễn ra trong quá khứ để tìm ra quy luật về mối quan hệgiữa chúng Mối quan hệ giữa sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai và sự kiện đã diễn

ra trong quá khứ thể hiện qua phương trình hồi quy Về thực chất, phương pháp hồiquy nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến giải thích haybiến độc lập) đến một biến số khác (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báodiễn biến kết quả dựa vào các giá trị đã biết trước của biến giải thích

1.8 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cómột lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp, vốn đầu

Trang 37

tư xây dựng cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổchức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời tiến hànhphân phối, quản lý và sử dụng vốn hiện có một cách có hiệu quả cao nhất trên cơ sởchấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước Việc thường xuyên phân tích tàichính sẽ giúp người sử dụng thông tin nắm được thực trạng tài chính, xác định rõnguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạtđộng sản xuất, kinh doanh Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra cácquyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nângcao hiệu quả kinh doanh.

Tuỳ theo vị trí và mục đích sử dụng thông tin của người phân tích mà nội dungphân tích tình hình tài chính khác nhau, tuy nhiên phân tích tình hình tài chínhthường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp được xem xét trên nhiều góc độ khácnhau Theo nghĩa rộng, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn

và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Còn theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chínhphản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanhnghiệp Khi xem xét theo nghĩa hẹp chưa phản ánh được mối quan hệ giữa tình hìnhhuy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Do đó cấu trúc tài chínhthường được các nhà quản lý xem xét theo nghĩa rộng

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn

và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp Qua đó, giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và cácnguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đếncân bằng tài chính Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lýđưa ra các chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanhnghiệp có được một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi

ro trong kinh doanh

Trang 38

Ngoài ra, tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định sẽkhác nhau đối với ngành nghề khác nhau Tỷ lệ này thường rất cao ở ngành khaithác, chế biến dầu khí (khoảng 90%); ngành công nghiệp nặng (khoảng 70%); thấphơn ở các ngành thương mại dịch vụ (khoảng 20%)

1.4.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thực hiện bằng cách so sánh tìnhhình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sảnchiếm trong tổng tài sản

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản

chiếm trong tổng tài sản =

Giá trị của từng bộ phận tài sản

x 100Tổng tài sản

(Nguồn: [3 ], trang178 )

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tàisản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cho phép các nhà quản lý đánh giá được kháiquát tình hình phân bổ vốn của doanh nghiệp Nhưng để xem xét các nhân tố tácđộng đến sự thay đổi cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tíchngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối

và tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loại tài sản

Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sửdụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp vớilĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanhnghiệp hay không

1.4.1.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thực hiện bằng cách so sánh tìnhhình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồnvốn chiếm trong tổng nguồn vốn

(Nguồn: [3 ], trang187 )

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn

Trang 39

trong tổng nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cho phép các nhà quản lýđánh giá được cơ cấu vốn huy động Tuy nhiên, để xem xét các nhân tố tác độngđến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tíchngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối

và tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại nguồn vốn

Qua phân tích cơ cầu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu huy độngvốn, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cungcấp, người lao động, ngân sách… về số tài sản trả nợ bằng nguồn vốn của họ vànắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấunguồn vốn huy động

1.5.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Ngoài phân tích về cấu trúc tài chính, để đánh giá khái quát tình hình tài chínhcủa đơn vị còn cần phải phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Đó chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tàisản của doanh nghiệp Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanhnghiệp Khi tiến hành phân tích các nhà phân tích thường xem xét tình hình bảođảm vốn theo hai quan điểm: Luân chuyển vốn và ổn định nguồn tài trợ cùng vớicân bằng tài chính của doanh nghiệp

1.4.2.1 Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo quan điểm luân chuyển vốn

Theo quan điểm luân chuyển vón, tài sản ban đầu của doanh nghiệp được hìnhthành trước hết bằng nguồn vốn chủ sở hữu Số tài sản này không bao gồm số tàisản trong thanh toán và thể hiện qua đẳng thức:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản ngắn hạn ban đầu + Tài sản dài hạn ban đầu Trong thực tế thường xảy ra các trường hợp

+ Vế trái > Vế phải: Điều này xảy ra khi số vốn chủ sở hữu lớn hơn tài sản banđầu Nghĩa là số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dư thừa nên sẽ bị chiếm dụng + Vế trái < Vế phải: Điều này xảy ra khi số vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tài sảnban đầu Nghĩa là số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ để trang trải cácloại tài sản ban đầu và doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ

Trang 40

nhu cầu về vốn, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh Do đó

về mặt lý thuyết lại có quan hệ cân đối sau

Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp

Tài sản ngắnhạn ban đầu +

Tài sản dàihạn ban đầu

+ Nguồn vốnthanh toán =

Tài sảnngắn hạnban đầu

+

Tài sảndài hạnban đầu

+

Tài sảnthanhtoán

Tài sảnban đầu =

Tài sảnthanh toán -

Nguồn vốnthanh toán

(Nguồn: [3 ], trang196 )

Trong đó nguồn vốn thanh toán là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đi chiếmdụng của các đối tác trong thanh toán Tài sản thanh toán về thực chất là số tài sảncủa doanh nghiệp nhưng bị các đối tác chiếm dụng, doanh nghiệp có trách nhiệmphải thu hồi

Mối cân đối trên thể hiện cân bằng tài chính hay cân đối giữa tài sản vànguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp Số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụngđúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán vớinguồn vốn chiếm dụng trong thanh toán và ngược lại số vốn mà doanh nghiệp đichiếm dụng đúng bằng số chênh lệch giữa nguồn vốn chiếm dụng trong thanh toánvới số tài sản phát sinh trong quá trình thanh toán

1.4.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ Trên góc độ về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ tài trợ tài sản (Nguồn vốn) của

Ngày đăng: 13/09/2014, 05:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán công ty - phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán công ty (Trang 68)
Bảng 2.1:  Bảng phân tích cơ cấu tài sản - phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4
Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản (Trang 72)
Bảng 2.5: Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 - phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4
Bảng 2.5 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 (Trang 84)
Bảng 2.7:  Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần vật tư và xây dựng HUD4 - phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4
Bảng 2.7 Bảng phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần vật tư và xây dựng HUD4 (Trang 90)
Bảng 2.11: Bảng phân tích sức sinh lời của vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont - phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4
Bảng 2.11 Bảng phân tích sức sinh lời của vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont (Trang 97)
Bảng 3.1: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận các năm 2011, 2012, 2013 - phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4
Bảng 3.1 Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận các năm 2011, 2012, 2013 (Trang 105)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT TẠI NGÀY 31/12/2010 - phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4
31 12/2010 (Trang 125)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT TẠI NGÀY 31/12/2009 - phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4
31 12/2009 (Trang 131)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w