1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính ở công ty thương mại dịch vụ và xây dựng hải phòng và một số định hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng

96 731 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 15,51 MB

Nội dung

Trang 1

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

1 Tên đề tài tốt nghiệp:

Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hải Phòng

2 Các số liệu ban đầu:

- Thu thập tại Công ty Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hải Phòng - Một số tài liệu có liên quan

3 Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn: - Lời mở đầu

- Chương 1: Cơ sở lý luận TCDN và phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hải Phòng

- Chương 3: Phân tích tình hình tài chính tại Cơng ty Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hải Phòng

- Chương 4: Một số đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hải Phòng

- Kết luận

- Tài liệu tham khảo

Trang 2

MUC LUC

LOI MO DAU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHẦN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

I.1- Tài chính của doanh nghiệp thương mại

1.1 Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp thương mại 1.2.Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp

1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Chức năng phân phối:

1.3.2 Chức năng giám đốc:

1.4 Vai trị của tài chính doanh nghiệp 1.5 Vốn và cấu thành vốn của doanh nghiệp

1.6 Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 1.7 Phương pháp phân tích

1.8 Tài liệu để phân tích tình hình tài chính

I.2- Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

2.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 2.3 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.4 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh

ChươngII:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CONGTY THUONG MAI DICHVU VA XAYDUNG HAIPHONG LSƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIEN CUA CONG TY THUGNG MAI DỊCH VỤ VÀ XÂY DUNG HAI PHONG

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Trang 3

1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

1.3.2 Các đơn vị trực thuộc của Công ty 1.4 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

1.4.1 Số lượng lao động, thời gian sử dụng lao động, định mức lao động 1.4.2 Thời gian sử dụng lao động

1.4.3 Tổng quỹ lương, lương bình quân của doanh nghiệp 1.4.4 Hình thức trả lương ở doanh nghiệp

1.4.5 Nhận xét và đánh giá

1.5 Tình hình vật tư, TSCĐ của doanh nghiệp 1.5.1 Tình hình tài sản cố định

1.5.2 Khấu hao TSCĐ năm 2000 1.5.3 Nhận xét và đánh giá:

1.6 Đặc điểm chung về thị trường và mặt hàng kinh doanh của Công ty 1.6.1 Hoạt động xuất khẩu

1.6.2 Hoạt động nhập khẩu

CHƯƠNG III: PHAN TICH TINH HINH TAI CHÍNH CUA CONG TY THUONG MAI VA DICH VU XAY DUNG HAI PHONG HI- ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

CONG TY THUONG MAI VA DICH VU XAY DUNG HAI PHONG

1.1 Phân tích tình hình phân bổ tài sản 1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

1.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh tốn của Cơng ty 1.3.1 Phân tích tình hình cơng nợ

1.3.2 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn 1.3.3 Phân tích hiệu quả sử dung TSCD:

1.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:

1.4 Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD và khả năng sinh lợi của vốn

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM CẢI THIỆN TÌNH

HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ

Trang 4

XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

IV.1.NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

CONG TY THUONG MAI DICH VU VA XAY DUNG HAI PHONG

1.1 Vé tai chinh:

1.2 Về tình hình thị trường thời gian tới

IV.2- MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUA

KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY

KẾT LUẬN

Phu luc 01: KET QUA HOAT DONG SAN XUAT KINH DOANH NAM

2000

Phu luc 02: BANG CAN DOI KE TOAN

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 5

Loi mo dau

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất cung ứng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ trên thị trường với mục đích đem lại lợi nhuận

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến tình hình tài chính Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng

cường tình hình tài chính

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, bởi vậy nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau

Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay

đổi tồn tại và tiếp tục phát triển Bởi vậy chủ doanh nghiệp phải có những đối

Trang 6

tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua

các báo cáo tài chính để từ đó phát triển mặt tích cực, mặt hạn chế của hoạt động

tài chính, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này, từ đó đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tạo tiền đề

để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Như vậy phân tích tình hình tài chính khơng những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà cịn thơng qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần Việc phân tích tài chính là một cơng cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung

Khơng nằm ngồi những đối tượng xem xét kể trên Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng là một doanh nghiệp kinh tế độc lập, có tình hình tài chính rất đáng được quan tâm như nguồn vốn chủ ở hữu thấp, các khoản phải trả cao, chi phí lãi vay cao, khả năng thanh toán nhanh kém

Sau một thời gian đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty cần phải được nâng cao đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu Do đó phân tích tình hình tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng qua đó có thể tìm ra những phương hướng mang tính đề xuất và những biện pháp khả thi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đồng vốn của xí nghiệp góp phần

làm cho xí nghiệp đứng vững phát triển trong cơ chế thị trường

Em lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính ở Công ty Thương mại

dịch vụ và xây dựng Hải Phòng và một số định hướng nhằm cải thiện tình

Trang 7

Ngoài phần mở đầu và kết luận đồ án tốt nghiệp được chia làm 4 chương

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHỊNG

Chương 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

Trang 8

CHUONG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIEP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

L1- TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI:

1.1 Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp thương mại: Tình hình tài chính của doanh nghiệp khơng chỉ là mối quan tâm của các

doanh nghiệp thương mại sau mỗi quá trình kinh doanh mà còn là điểm chú ý nhất của các đối tượng khác trong nền kinh tế thị trường Bởi lẽ tài chính khơng

chỉ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó cịn cho thấy được quy mô, cách thức kinh doanh, kết quả kinh doanh cũng như khả năng phát triển hay suy thoái của mỗi doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp chính là tài chính của các tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, nó là một khâu trong hệ thống tài chính, là cái gốc của nền tài chính Quốc gia, Chính tại doanh nghiệp - cá thể của nền kinh tế - các quá trình tạo lập và chu chuyển vốn diễn ra đồng thời với nó là quá trình sản xuất, đầu tư, tiêu thụ và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các quá trình, hoạt động này được tạo lập và được phản ánh trên cơ sở các mối quan hệ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp

Vậy tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong phân phối các nguồn lực tài chính Quốc gia nhằm hình thành và sử dụng những quỹ tiền tệ của doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh và các yêu cầu khác của xã hội Nếu chỉ xét trong phạm vi một doanh nghiệp thì tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, nó cịn có mối liên hệ hữu cơ và quan hệ qua lại với các mặt hoạt động kinh tế khác Mối liên hệ này phản ánh sự tác động gắn bó thường xuyên giữa phân phối với

Trang 9

trao đổi, lại vừa là điều kiện để sản xuất và trao đổi có thể tiến hành bình thường

và liên tục

Như vậy, tài chính doanh nghiệp qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ sẽ tạo ra những điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp đầy đủ tư liệu sản xuất, sức lao động để doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh của mình Và ngược lại kết quả sản xuất kinh doanh cũng tác động trở lại tìnhhình tài chính doanh nghiệp bởi để có được nguồn vốn thường xuyên nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp thì công việc sản xuất kinh doanh phải được tiến hành ổn định và liên tục Điều này thể hiện rất rõ ràng khi giá thành và chi phí lưu thơng giảm do tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và chi phí khác sẽ tạo khả năng tích luỹ và giảm bớt nhu cầu tiền tệ của doanh nghiệp Tuy nhiên ta cũng cần phải phân biệt tài chính doanh nghiệp với khả năng tài chính của

doanh nghiệp Khả năng tài chính của doanh nghiệp chính là tiền và các quỹ tiền

tệ và các quỹ tiền tệ mà doanh nghiệp hiện có và có khả năng huy động được để đáp ứng cho các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp Hay nói một cách khác

đó chính là mục tiêu trước mắt, mục tiêu trực tiếp của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp không phải là tiền hoặc là các quỹ tiền tệ nói chung mà chính tiền chỉ là phương tiện cho hoạt động tài chính nói chung và cho hoạt động tài chính doanh nghiệp nói riêng Nhờ có nó mà các doanh nghiệp thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi, tính toán và so sánh trên cơ sở thước đo là đồng tiền Mặt khác tài chính doanh nghiệp phải được vận dụng một cách năng động và đo lường hiệu quả toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp một cách chính xác và trung thực, đáp ứng lại sự quan tâm của các đối tượng của doanh nghiệp trong nền kinh tế

1.2.Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp:

Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ nắm vững tình hình kiểm sốt vốn

SXKD hiện có về mặt hiện vật và giá trị, nắm vững sự biến động vốn nhu cầu

Trang 10

Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức khai thác và động viên kịp thời các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho q trình SXKD, khơng để cho vốn bị ứ

đọng và sử dụng kém hiệu quả Để làm điều kiện này tài chính doanh nghiệp

phải thường xuyên giám sát và tổ chức sử dụng các nguồn vốn vay và tự có của doanh nghiệp, làm sao với lưng vốn nhất định phải tạo ra một lượng lợi nhuận lớn trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có

1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp:

Mỗi một thành viên, một đơn vị trong nền kinh tế đều mang một hoặc một số chức năng nhất định Xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế hay của đơn vị đó, khi muốn hoạt động có hiệu quả thì phải thực hiện tốt, đầy đủ và thực hiện một cách sáng tạo những chức năng, nhiệm vụ của mình Một là đối với doanh

nghiệp là một thực thể của nên kinh tế, được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa

học thì việc thực hiện chức năng, chủ yếu là chức năng tài chính, là một yêu cầu, một đòi hỏi bắt buộc không chỉ từ bên ngồi mà cịn cả trong nội bộ của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp mang hai chức năng trọng yếu, chức năng phân phối và chức năng giám đốc Tuy là hai chức năng riêng biệt nhưng chúng ln ln có mối liên hệ biện chứng, chúng tác động lẫn nhau trong một phạm vi nào

đó, giúp đỡ cho nhau Qua tìm hiểu hai chức năng này ta càng có thể thấy rõ điều đó hơn

1.3.1 Chức năng phản phối:

Trang 11

Trong phạm vi chức năng phân phối, hoạt động của tài chính bao gồm 3 nhóm lớn:

- Phân phối các nguồn tài chính để hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của chức năng phân phối bởi nó quyết định đến kết quả, tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do một doanh nghiệp muốn hoạt động được cần phải có vốn Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài nguồn tài chính được ngân sách cấp khi thành lập hoặc cấp bổ sung hàng năm thì doanh nghiệp cịn có một nguồn tài chính khác Đó là nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi hoặc do nhận đóng góp tham gia liên doanh của các đơn vị khác để đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

Đối với các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty tư nhân thì ngồi nguồn vốn tự đóng góp và vốn tự bổ sung ra thì Cơng ty đó khơng có nguồn vốn nào khác nữa Muốn tăng thêm vốn thì các Cơng ty này chỉ còn cách kêu gọi các cổ đơng đóng góp thêm hoặc đi vay của Ngân hàng

Trang 12

kinh doanh, cơ cấu vốn hợp ký là tỷ trọng vốn lưu động phải lớn hơn vốn cố định Tỷ trọng này lớn hơn bao nhiêu thì cịn phải tuỳ thuộc vào tình hình đặc

điểm nghiệp vụ kinh doanh và điêù kiện hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp

- Hoạt động phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sau mỗi kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đều thực hiện công việc phân phối hoặc phân phối lại kết quả hoạt động kinh doanh (nếu doanh nghiệp đã tiến hành

phân phối trước theo kết quả dự tính) Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể

hiện thông qua doanh nghiệp, qua lợi nhuận sau khi trừ chi phí và được phân bổ theo quy định của Nhà nước Đầu tiên là các khoản nộp cho ngân sách Nhà nước,

các khoản góp vào quỹ, lãi chia cho cổ đông (nếu là Công ty cổ phần)

Tóm lại, chức năng phân phối là chức năng chủ yếu của tài chính doanh nghiệp, nó xoay quanh nhiệm vụ cơ bản là làm cơ sở cho công tác và tổ chức hoạch định tài chính của nhà quan tri tai chính của Cơng ty đó

1.3.2 Chức năng giám đốc:

Nếu chức năng phân phối đưa ra biện pháp để tổ chức hoạch định tài chính thì chức năng giám đốc lại chính là biện pháp để kiểm tra giám sát tính mục

đích, tính hiệu quả của chức năng phân phối Nó được định nghĩa như là một khả năng khách quan sử dụng tài chính doanh nghiệp như một công cụ kiểm tra,

giám đốc hiệu quả quá trình phân phối các nguồn tài chính để hình thành và sử

dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 13

việc kiểm tra giám đốc đó thì phải tìm ra các ưu nhược điểm của quá trình phân

phối và sử dụng vốn của doanh nghiệp để nghiên cứu đưa ra biện pháp tốt nhất

thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Một điểm cuối đáng ghi nhận trong nội dung chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp bởi vì đây chính là công việc giám đốc thông qua các chỉ tiêu giá trị Tài chính là một phạm trù giá trị sử dụng đồng tiền làm thước đo nên muốn giám đốc được bằng đồng tiền thì phải thực hiện được quy luật giá trị và các nội dung của giám đốc tài chính như: giám đốc nguồn vốn, quá trình chu chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn, giám đốc quá trình hình thành và sử dụng

tiền tệ, quá trình thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về kinh tế tiền tệ

Vậy, qua tìm hiểu về hai chức năng phân phối và giám đốc của tài chính doanh nghiệp ta càng thấy rõ mối liên quan mật thiết giữa chúng, thấy được sự nâng đỡ, phụ thuộc lẫn nhau giữa giám đốc và phân phối Để thực hiện tốt chức

năng phân phối thì chức năng giám đốc cũng phải được chú ý, đề cao và ngược

lại Phân phối chỉ hợp lý nếu giám đốc có hiệu quả và giám đốc chỉ được nâng cao nếu phân phối luôn được thực hiện tốt

1.4 Vai trị của tài chính doanh nghiệp:

Các chức năng của tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong thực tế qua các hoạt động của con người Do vậy việc thực hiện nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trước hết là cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Tiếp theo đó là chế độ hạch toán kế toán và quản lý tài chính của Nhà nước, yếu tố thị trường tài chính và trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp giữ nhiệm vụ trọng yếu Tuy nhiên ta có thể thấy tài chính doanh nghiệp có 4 vai trò lớn:

Trang 14

doanh được thực hiện thuận lợi theo mục đích đã định hoặc thơng qua tổ chức khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn

+ Vai trò là đòn bẩy kinh tế: nhờ có các cơng cụ tài chính như đầu tư, lãi

suất, cổ tức, lãi tức, giá bán, tiền lương, tiền thưởng mà tài chính doanh nghiệp

trở thành biện pháp kích thích đầu tư, nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng, kích thích q trình sản xuất kinh doanh và điều tiết sản xuất kinh doanh

+ Vai trị kích thích tiết kiệm và kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao Nhờ có tài chính tiền tệ hoá tất cả các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp thông qua

các chỉ tiêu bằng tiền trên các số sách kế toán mà ta có thể phân tích, giám sát kiểm tra được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện được chế độ tiết kiệm, giảm chi phí, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

+ Vai trò cuối cùng: tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm

tra và giám sát mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp 1.5 Vốn và cấu thành vốn của doanh nghiệp:

Ta có thể thấy các vấn đề của tài chính doanh nghiệp đều xoay quanh vấn

đề là vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp Vậy trước khi đi sâu tìm hiểu về quản

Trang 15

vốn cũng mang đặc điểm của những tài sản mà nó biểu hiện Vì chu chuyển

nhanh nên vốn lưu động được bù đắp một cách nhanh chóng cịn vốn cố định

ln phải được phân bổ khấu hao làm nhiều lần trong nhiều kỳ kinh doanh

Dựa trên đặc điểm các loại vốn của doanh nghiệp ta có thể thấy được rằng tính chất và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp Thật vậy, trong một doanh nghiệp sản xuất thì khối lượng tài sản cố định như máy móc, thiết bị nhiều nên tỷ trọng vốn cố định rất lớn Doanh

nghiệp thương mại thì lại khác, do đặc điểm kinh doanh là mua để chuyển bán,

số lượng là tài sản lưu động đầu tư cho mua hàng hoá là rất nhiều và chiếm tỷ

trọng rất lớn, nhiều khi tới 70-80% tổng tài sản của doanh nghiệp Do đó sẽ

khơng có một chuẩn mực nào cho cơ cấu vốn trong doanh nghiệp mà vẫn đề chính ta cần xem xét ở đây là sự tài trợ cho các nguồn vốn của doanh nghiệp có được vững vàng khơng, lấy từ nguồn nào sự phân bổ loại vốn đã phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa Một trong những nguyên tắc

cơ bản của tài trợ vốn đó là doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để hình

thành tài sản cố định và nguồn vốn ngắn hạn để hình thành tài sản lưu động Cách tài trợ này mang lại cho doanh nghiệp sự ổn định và an toần về mặt tài

chính Do vậy phải hết sức tránh điều này

Trang 16

của tài sản lưu động, góp phần làm giảm chỉ phí kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Mặt khác, nó cịn góp phần làm tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.6 Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là xem xét kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hình thành vơí quá khứ Thông qua việc phân tích hoạt động tài chính, người sử dụng thông tin (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, các nhà cho vay tín dụng, các nhà cung cấp vật tư hàng hoá, dịch vụ và các nhóm

người quan tâm) Có thể đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các luồng tiền

mặt vào ra và tình hình sử dụng vốn kinh doanh tình hình khả năng thanh toán cũng như khả năng tiềm năng hiệu quả sản xuất kinh doanh, rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp

* Mục tiêu phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp:

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khác hàng Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính trên mỗi một góc độ khác nhau, song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi tức tối đa Vì vậy phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:

- Thứ nhất: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thong

tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp các đối tượng khác như các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, các nhà cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay

Trang 17

nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thơng tin tài

chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền mặt

vao ra va tinh hình sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Giúp cho doanh nghiệp thấy rõ những tồn tại để có

biện pháp hữu hiệu khắc phục và phát huy những thành tichs đã đạt được

- Thứ bai: Phân tích tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng

tiêu thụ sản phẩm, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các

khoản nợ của doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất kinh doanh và các điều kiện

khác giúp cho chủ doanh nghiệp dự đốn chính xác quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Các mục tiêu trên đây có quan hệ mật thiết với nhau và nó góp phần cung cấp thơng tin nền tảng quan trọng giúp những người sử dụng ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh và đánh giá thực trạng tiềm năng của doanh nghiệp

* Ý nghĩa của phán tích tình hình tài chính:

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu

đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 18

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng của hoạt động

tài chính xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng

của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm giúp ngươì sử dung thong tin ti

các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát lại, vừa xem

xét một cách chỉ tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp

1.7 Phương pháp phân (ích:

Khi phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:

- Phương pháp chỉ tiết (chi tiết theo các bộ phận, cấu thành chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian)

- Phương pháp so sánh xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so

sánh và xác định mục tiêu để so sánh

- Phương pháp loại trừ (xác định ảnh hưởng của từng nhân tố) - Phương pháp liên hệ (liên hệ cân đối, liên hệ trực tiếp)

Có nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng trên thực tế tại các doanh nghiệp người ta đang sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp theo tỷ lệ

* Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh được dùng để xác định xu hướng phát triển và mức độ

biến động của các chỉ tiêu kinh tế

Trang 19

- Xác định so sánh, gốc so sánh được chọn là gốc về mặt không gian, thdi gian - Kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch

- Giá trị so sánh có thể được chọn là số tuyệt đối hoặc tương đối bình quân Trong nội dung so sánh gồm:

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính năm kế hoạch được cải thiện hay xấu đi để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp

+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trung bình ngành và các

doanh nghiệp cùng ngành khác để thấy được tình hình tài chính của doanh

nghiệp mình tốt hay không tốt, được hay chưa được

+ So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số

so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nihều kỳ để thấy được sự biến đổi

về cả số lượng tương đối và số lượng tuyệt đối của khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

* Phương pháp phản tích tỷ lệ

Trang 20

1.8 Tài liệu để phân tích tình hình tài chính:

Để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp người ta phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau Trong đó tài liệu quan trọng nhất được sử dụng đó là các báo cáo tài chính trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp được quy định theo QD1141 TC/QD/CDKT ngay 1/11/1995

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động SXKD

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Báo cáo thuyết minh, báo cáo tài chính và tình hình cụ thể của doanh nghiệp Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản lý doanh nghiệp, là nguồn thông tin chủ yếu đối với người ngoài doanh nghiệp Báo cáo tài chính là báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành vốn, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

I.2- NOI DUNG PHAN TICH TINH HINH TAI CHiNH DOANH NGHIEP:

Chuẩn mực dùng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay

chưa tốt là những chỉ tiêu trung bình của ngành Nếu một doanh nghiệp có các chỉ tiêu tài chính phù hợp với mức trung bình ngành được gọi là chuẩn thì tình

hình tài chính được đánh giá là ổn định và vững chắc

Nội dung phân tích hoạt động tài chính ở doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề sau:

- Đánh giá khái quát tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp thơng qua việc phân tích các báo cáo kế toán

- Phân tích tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Phân tích các tỷ suất nhằm phản ánh tình hình hiệu quả và khả năng sinh

lợi của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 21

2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều

hướng suy thoái của doanh nghiệp Trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu để

tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp trước hết cần căn cứ

vào các số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng số tài sản (Vốn) và tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp thì chưa thể thấy rõ tình hình tài

chính của doanh nghiệp được Vì vậy c

ần phải phân tích các mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán

a, Phan tich tinh hình phân bổ tài sản

Theo quan điểm luân chuyển vốn thì tồn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm 2 loại cơ bản: TSCĐ loại B và TSLĐ loại A được hình thành chủ yếu là nguồn vốn của các chủ sở hữu

Rõ ràng các khoản mục riêng biệt trên, phần tài sản của bảng cân đối kế toán thường khơng có nhiều ý nghĩa, song giữa các khoản mục và các nhóm khoản mục cùng với sự biến động phát sinh lại cố ý nghĩa cực kỳ quan trọng, qua đó đánh giá tính thích hợp của sự biến động

Để phân tích sự phân bố tài sản cần lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn, bảng phân tích này khơng những cung cấp những thông tin về sự tăng lên hay giảm ởi cả về số tuyệt đối và số tương đối của mỗi loại tài sản mà còn cho

biết cơ cấu của từng loại trong tổng số Từ đó có thể đánh giá được mức độ hợp lý hay chưa hợp lý của việc phân bổ vốn và dựa vào đây để nhận định xu hướng

Trang 22

Phân tích kết cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số vốn cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét từng khoản vốn (Tài sản) của doanh nghiệp chiếm trong

tổng số để thấy được mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp Tuỳ theo từng loại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng khoản vốn (Tài sản) chiếm trong tổng số là cao hay thấp Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải có lượng dự trữ về nguyên vật liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp thương mại phải có lượng hàng hố đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới Đối với khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp

Ngoài ra khi nghiên cứu đánh giá sự phân bổ cuả TSCĐ và đầu tư dài hạn trong tổng tài sản cần kết hợp sự biến động của nó với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác rõ ràng hơn, qua đó có thể đánh giá xem xét doanh nghiệp sử dụng

hợp lý và hiệu quả TSCĐ hay không, quy mơ ấy có đủ đảm bảo cho SXKD trong thời gian tới hay chưa Nói chung TSCĐ trong tổng số tài sản phản ánh tiềm lực ở hiện tại và tương lai gần

Tỷ suất đầu tư được xác định bằng công thức TSCD + Đầu tư dài hạn

Tỷ suất đầu tư = x 100%

Tổng số tài sản

Phân tích tình hình phân bổ vốn của doanh nghiệp chỉ là đáp ứng yêu cầu

của việc đánh giá khái quát, nên cũng không thể đi sâu để đánh giá một cách tỷ

mỉ được Với cách nhìn của các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư thông qua bảng cân đối kế tốn sẽ có những giải pháp tốt hơn trong việc sắp xếp phân bổ vốn của doanh nghiệp mình hợp lý hơn, tối ưu hơn Do đó ngồi việc xem xét

tình hình phân bổ vốn của các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng, các nhà đầu tư,

Trang 23

b, Phản tích cơ cấu nguồn vốn

Đối với nguồn hình thành tài sản, khi phân tích cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng nhằm đánh giá mức độ chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh Điều đó được phản ánh thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = x 100%

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ càng cao thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính

hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt Nhưng để có thể phân tích chi

tiết hơn cần lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn có thể biết được sự tăng lên hay giảm xuống của tổng nguồn vốn cũng như những bộ phận hợp thành tổng đó, nợ phải trả và nguồn CSH giữa đầu năm và cuối năm Hơn thế nữa ta còn xác định được cơ cấu của từng loại vốn

quỹ trong tổng số để đánh giá tài chính của doanh nghiệp là khoẻ hay yếu

Ngoài tỷ suất tự tài trợ, khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần kết hợp so sánh tỷ số nợ và hệ số nợ dài hạn:

+ Tỷ số nợ dùng để đo lường sự góp vốn của doanh nghiệp so với vốn vay,

nó được tính bằng thương số giữa số nợ và tổng nguồn vốn Tổng nợ phải trả (A)

Tỷ sống = x 100%

Tổng nguồn vốn

+ Hệ số nợ dài hạn: Phản ánh toàn bộ lượng vay nợ dài hạn chiếm trong

tổng số nguồn vốn

Tổng số vay nợ dài hạn

Hệ số nợ dài hạn =

Tổng nguồn vốn

Trang 24

hệ số an toàn cao hơn phần tài sản được hình thành bằng vốn vay ngắn hạn Các chủ doanh nghiệp vẫn ưa thích tài sản của mình có được từ nguồn dài hạn và sau

đó họ mong muốn cho hệ số nợ dài hạn lớn hơn hệ số nợ ngắn hạn

Cuối cùng trong quá trình phân tích khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp cần xem xét lại chỉ tiêu vốn luân chuyển (Vốn hoạt động thuần) Vốn

luân chuyển có thể được hiểu là số tiền chênh lệch của tài sản lưu động với nợ

ngắn hạn Vốn luân chuyển phản ánh tài sản hiện hành được tài trợ từ các nguồn

lâu dài mà khơng địi hỏi sự chỉ trả trong thời gian ngắn Vốn luân chuyển = TSCĐ - Nợ ngắn hạn

Tóm lại: Đánh giá khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp cho ta những thông tin khái quát nhất, xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả quan hay không khả quan Tuy nhiên để thấy rõ bản chất tài chính của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích những nội dung bên trong của nó như tình hình các khoản phải thu, các khoản phải trả, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản

2.2 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn và duy trì các loại tồn kho để đảm bảo quá trình sản

xuất kinh doanh thuận lợi

Tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh chất lượng công tác tài chính

* Phan tích tình hình cơng nợ

Trang 25

kh6é khan doanh nghiép no nan, day dua kéo dai, mat tinh chi déng trong kinh doanh và đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản

Khi phân tích ta cần lập bảng phân tích để có thể thấy rằng khi nguồn bù

dap cho tài sản dự trữ thiếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn Nếu phần vốn đi chiếm dụng nhiều hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình SXKD Ngược lại doanh nghiệp sẽ giảm bớt vốn Khi phân tích cần phải chỉ ra những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý Những khoản đi chiếm dụng hợp lý là những khoản còn đang trong hạn trả như khoản tiền phải trả cho người bán chưa hết hạn thanh toán, tiền phải trả cho ngân sách chưa đến hạn trả Những khoản bị chiếm dụng hợp lý là những khoản chưa đến hạn thanh toán như khoản tiền bán chịu cho khách hàng đang nằm trong thời hạn thanh toán, khoản phải thu của các đơn vị trực thuộc và phải thu khác Trong các quan hệ thanh toán này doanh nghiệp phải chủ động giải quyết trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, ký luật thanh tốn

Tuy nhiên để có nhận xét, đánh giá đúng đắn về tình hình cơng nợ (phải

thu, phải trả) của doanh nghiệp ngoài số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thuyết minh, báo cáo tài chính khơng đủ mà còn phải sử dụng các tài liệu

hạch toán ngày để:

+ Xác định tính chất thời gian và nguyên nhân các khoản phải thu, phải trả + Các biện pháp mà đơn vị áp dụng để thu hồi nợ hay thanh toán nợ * Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Để thấy rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong tương lai gần, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ khê đọng các khoản thanh toán nhằm tiến tới làm chủ về tài chính

Trang 26

cầu thanh toán ngay, chưa thanh toán ngay cũng như khả nang huy động vốn để thanh toán ngay và huy động để thanh toán trong thời gian tới

* Cùng với việc lập các bảng phán tích ta cần tính tốn phán tích một số tỷ suất thanh toán

- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả Để xem xét các khoản phải thu, các khoản phải trả cố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ các khoản phải Tổng số nợ phải thu

be Tay ca = x 100%

thu so với phải trả Tổng số nợ phải trả

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là cơ sở để đánh giá khả năng thanh tốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nếu tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả > l chứng tỏ khả năng thanh toán và tình hình tài chính ổn định hoặc khả quan

Nếu tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải tra < l doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn, tình hình tài chính gặp khó khăn, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả dần đến 0 doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản

- Tỷ lệ và khả năng thanh toán so với TSLĐ: Là tỷ số giữa vốn bằng tiền và

các khoản đầu tư ngắn hạn với TSLĐ của doanh nghiệp

Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán =

Tổng tài sản lưu động

Khi tính tốn chỉ tiêu này, nếu kết quả tính tốn lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều khơng tốt Vì tỷ lệ này quá lớn thể hiện lượng tiền quá nhiều, gây hiện tượng sử dụng vốn khơng có hiệu quả, cịn nếu tỷ này quá nhỏ, doanh nghiệp thiếu vốn thanh toán

Trang 27

Tổng giá trị các khoản có thể thanh tốn

HS vịng quay các khoản phải thu =

Tổng nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán nhanh: Thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản

có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn han

Hệ số thanh toán > 0,5 là doanh nghiệp có khả năng thanh toán

Vốn bằng tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu

Hệ số thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn

Trị số của chỉ tiêu này cũng không nên quá cao hay quá thấp vì đều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, mức trung bình để đánh giá chỉ tiêu này cũng được

xây dựng tuỳ theo vào đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực riêng biệt

- Hệ số quay vòng hàng tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi được bán ra Nó thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân

được bán ra trong kỳ Hệ số quay vòng càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại Ngoài ra hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hàng

hoá của doanh nghiệp

Giá vốn hàng bán

Hệ số quay vòng hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

2.3 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp Đây là vấn đề phức tạp, có quan hệ đến nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động Vì vậy khi phân tích cần phải xem xét qua nhiều chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Gồm vốn cố định, vốn lưu động) sức

sinh lời của vốn Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh thường được sử dụng

Trang 28

Két qua dau ra

Hiéu qua kinh doanh =

Nguồn lực đầu vào

Kết quả đầu ra được đo bằng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng doanh thu, lợi tức Cịn chi phí đầu vào được đo bằng chỉ tiêu lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn lưu động Có một chỉ tiêu được dùng để giúp người phân tích đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đó là chỉ tiêu sức

sinh lợi của tổng tài sản

Lợi nhuận trước thuế

Sức sinh lợi của tổng tài sản =

Tổng tài sản BQ

Sức sinh lợi của tổng tài sản phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động

kinh doanh Chỉ tiêu biểu hiện một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị

lợi nhuận thuần trước thuế Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử

dụng tổng tài sản càng cao

Một chỉ tiêu quan trọng nữa xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp suất hao phí của tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần phải bao nhiêu đồng tổng tài sản bình quân và được xác định bằng công thức sau:

Tổng tài sản bình quân

Suất hao phí của tổng tài sản =

Doanh thu thuần

Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại

Để thể hiện được việc phân tích đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của

hoạt động kinh doanh, ngoài việc sử dụng 2 chỉ tiêu trên người phân tích cần phải tính tốn, nghiên cứu chỉ tiêu sức sản xuất của tổng tài sản Sức sản xuất của

tổng tài sản, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đầu tư đó Chỉ tiêu

Trang 29

Doanh thu thuần

Sức sản xuất của tổng tài sản =

Tổng tài sản bình quân

Nói chung, sức sản xuất của tổng tài sản càng cao thì doanh nghiệp sử dụng

tài sản càng hiệu quả Tuy nhiên khi đánh giá sức sản xuất của tổng tài sản phải

kết hợp xem xét bản chất của ngành kinh doanh thì kết quả so sánh giữa các kỳ mới có tính thuyết phục cao

Phân tích khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng ln được các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà tin dụng quan tâm đặc biệt vì nó vừa liên quan đến lợi ích của họ ở hiện tại vừa ảnh hưởng tới quyết định của họ trong tương lai

a, Phan tich hiệu quả sử dụng tài sản cố định

TSCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ,

đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong chu kỳ sản xuất kinh

doanh và hồn thành một vịng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong sản xuất kinh doanh

Việc đầu tư đúng hướng vào TSCĐ sẽ mang lại hiệu quả và năng suất rất cao trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững được trong cơ chế thị trường

Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là điều quan trọng, cho phép doanh nghiệp và các nhà quản lý tài chính biết được những ưu điểm và những mặt cịn tồn tại trong cơng tác quản lý tài chính vốn và tài sản tại doanh nghiệp

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá BQTSCD có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Sức sản xuất của TSCĐ =

Trang 30

- Sức sinh lợi TSCĐ (vốn cố dinh): Chi tiéu nay phan anh ctt 1 d6éng nguyén giá BQ TSCĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần

Sức sinh lợi TSCĐ =

Nguyên giá BQ TSCĐ

- Suất hao phí của TSCĐ: là nghịch đảo của sức sản xuất của TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh để tạo 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng nguyên

gid BQ TSCD

Nguyên giá BQ TSCĐ

Suất hao phí TSCĐ =

Doanh thu thuần b, Phan tích hiệu quả sử dụng TSLĐ

Tài sản lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục

Hiệu quả về sử dụng TSLĐÐ (vốn lưu động) được phản ánh qua các chỉ tiêu

- Sức sản xuất của TSLĐ: Chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là số vòng luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ (thường là 1 năm) Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSLĐ BQ bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu thuần Số vòng quay TSLĐÐ trong kỳ càng lớn, trình độ sử dụng TSLĐ càng cao

Doanh thu thuần

Stic san xudt cua TSLD =

TSLD binh quan

Nếu như doanh thu thuần được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì TSLĐ bình qn có nhiều cách tính Song để đơn giản có nhiều cách tính như

Sau:

TSLD đầu kỳ + TSLĐ cuối kỳ

TSLD bình quân =

Trang 31

- Sức sinh lời của TSLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ I đồng tài sản lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần Nó phản ánh chính xác và hợp lý hơn so với chỉ tiêu “Sức sản xuất của TSLĐ” bởi chỉ tiêu lợi nhuận thuần có độ tỉnh lớn hơn so với tổng doanh thu

Lợi nhuận thuần

Sức sinh lợi của TSLĐ =

TSLĐ bình quân

Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cần tính ra các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc để xem nó tăng lên hay ngược lại Tuy vậy, 2 chỉ tiêu trên vẫn chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng TSLĐ, để thấy rõ và kết luận chính xác hơn về TSLĐ cần tiến hành phân tích tốc độ luân chuyển vốn

c, Phản tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên trong quá trình sản

xuất kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động liên tục Do đó đẩy nhanh

tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung va VLD noi riêng

* Đánh giá chung tốc độ luân chuyển

Phân tích chung tốc độ luân chuyển VLÐ là để xem xét đánh giá sự biến

động chỉ tiêu số ngày của l vòng quay vốn trong kỳ sản xuất kinh doanh và mức đảm nhiệm của vốn lưu động Để làm việc này cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu

phản ánh tốc độ luân chuyển của kỳ phân tích với kỳ gốc

- Chỉ tiêu kỳ luân chuyển BQ (số ngày trung bình của 1 vòng luân chuyển)

Số ngày của Vốn lưu động BQ trong kỳ

Kỳ luân chuyển BQ = kỳ phân tích Doanh thu thuần

Trang 32

360

Kỳ luân chuyển BQ = (ngày / vòng)

S6 vong quay cua VLD

- Hệ số đảm nhận của vốn lưu động (Mở) chỉ rõ để có 100 đồng doanh thu

thuần phải sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ

VLD binh quan trong ky

Md = x 100

Doanh thu thuần

Nang cao hiéu qua su dung VLD của doanh nghiệp có nghĩa là sử dụng các biện pháp tổ chức, kỹ thuật làm tăng nhanh vòng quay VLĐ, giảm số ngày luân chuyển bình quân tiết kiệm tương đối vốn lưu động và nâng cao doanh loi VLD

* Xác định nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển VLĐ

Thường sử dụng phương pháp loại trừ để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích Chẳng hạn chỉ tiêu thời gian của I vòng luân

chuyển tăng lên hay giảm đi do ảnh hưởng của số VLĐ bình quân và tổng số

doanh thu thuần của kỳ phân tích tăng lên hay giảm đi

Sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển ta sẽ tính

được số vốn lưu động tiết kiệm được hay lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn

thay đổi theo công thức

Số VLĐ tiết kiệm (-) hay lãng phí Doanh thu thuần kỳ phân tích A

= x At

(+) do thay đổi tốc độ luân chuyển Thời gian kỳ phân tích

At: Thời gian của một vòng luân chuyển kỳ phân tích - Thời gian của một

vòng luân chuyển kỳ gốc

2.4 Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh: * Phân tích khả năng sinh lợi của vốn

Trang 33

đầu tư, các nhà tín dung và các cổ đông quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền lợi ích của họ cả về hiệu tại và tương lai Để đánh giá khả năng sinh lợi vốn người ra so sánh các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận Cách tính như sau:

Lợi nhuận

HS doanh lợi vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao - Chỉ tiêu hệ số doanh lợi doanh thu thuần: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận, hệ số càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao

Lợi nhuận

HS doanh lợi doanh thu thuần =

Doanh thu thuần

- Chỉ tiêu suất hao phí vốn: Là chỉ tiêu phản ánh để có 1 đồng lợi nhuận thuần thì doanh nghiệp phải hao phí mấy đồng vốn Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng to khả năng sinh lợi càng cao

Vốn kinh doanh

Suất hao phí của vốn =

Lợi nhuận * Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của tồn bộ vốn doanh nghiệp nói chung Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được xác

định bằng công thức sau:

Lợi nhuận

HS doanh lợi vốn chủ sở hữu =

Trang 35

CHUONG II

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CUA CONG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HAI PHONG

I - SO LUGC QUA TRINH HiNH THANH VA CAC GIAI DOAN PHAT TRIEN CUA CONG TY THUONG MAI DICH VU VA XAY DUNG HAI PHONG:

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty :

Tiền thân của Công ty Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hải Phòng là Công ty dịch vụ và chế biến hàng xuất nhập khẩu được thành lập tháng 11/1991 trên cơ sở sát nhập cửa hàng ăn uống Lạch Tray với Công ty vật tư thủ công nghiệp quận Ngô Quyền

Trụ sở của Công ty đặt tại 90 Lương Khánh Thiện - quận Ngô Quyền - Hải Phòng

Từ tháng 7/1992 UBND quận Ngô Quyền có quyết định sát nhập thêm Công ty Vật tư và dịch vụ Công nghiệp quận Ngô Quyền vào Công ty dịch vụ và chế biến hàng xuất khẩu Từ năm thành lập đến năm 1992 Công ty trực thuộc UBND quận Ngô Quyền quản lý

Là một Công ty mới được xác nhận là doanh nghiệp Nhà nước nhưng đã có quá trình hoạt động kinh doanh buôn bán lâu dài, có bề dày kinh nghiệm cao với sự phát triển mạnh mẽ về tiềm năng kinh tế như đầu tư mở rộng các cơ sở bán hàng, mở rộng quy mô chế biến hàng xuất khẩu Trong những năm này, Công ty đã cố gắng nỗ lực phát huy hết khả năng của mình để giữ được vị trí của Cơng ty trên thị trường, giúp cho Công ty ngày càng phát triển mạnh

Trang 36

Thương mại Hải Phòng Là một Cơng ty hạch tốn độc lập có pháp nhân kinh tế, mở tài khoản tại Ngân hàng, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước

Đến ngày 15/3/2000 theo nghị định 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ

về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước Công ty dịch vụ và chế biến hàng xuất khẩu được đổi tên thành Công ty Thương mại dịch

vụ và xây dựng Hải Phòng (theo Nghị quyết 439/QĐÐ ngày 15/3/2000 của UBND thành phố Hải Phòng)

Hiện tại Cơng ty có 5 cơ sở sản xuất và bán hàng trên thành phố Hải Phịng,

cụ thể đó là:

+ Cơ sở 1: Trung tâm Thương mại dịch vụ Lương Khánh Thiện + Cơ sở 2: Trung tâm Thương mại dịch vụ Trần Quốc Toản + Cơ sở 3: Trung tâm Thương mại dịch vụ Đồ Sơn

+ Cơ sở 4: Trạm Kinh doanh vật tư số 90 Lương Khánh Thiện + Cơ sở 5: Trạm Kinh doanh bia và các đồ uống giải khát 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

Công ty Thương mại dịch vụ và Xây dựng Hải Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước quản lý có nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sau:

+ Kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ

+ Chế biến hàng nông sản

+ Kinh doanh các dịch vụ khác như: Bia, rượu, nước ngọt + Kinh doanh thuốc lá điếu

+ Kinh doanh vật tư và vật liệu

Trang 37

đã cố gắng khắc phục những khó khăn để củng cố và phát triển để dần dần thích

ứng với thị trường bằng cách Công ty đã sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có uy tín trên thị trường và đạt kết quả không nhỏ, do vậy Công ty vẫn làm ăn phát đạt và đứng vững trên thị trường

Sau đây là một số dữ liệu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty năm 2000

Bảng 1

Năm 1999 Năm 2000

Vốn lưu động 7.795.834.590 11.722.945.135

Vốn cố định 2.743.053.780 5.013.365.308

Chi phí sản xuất kinh doanh chính 14.647.411.395 |_ 17.395.032.806 Thu nhập sản xuất kinh doanh chính 34.708.137.021| 39.546.143.247

- Tổng doanh thu : 20.185.950.000đ

- Thuế : — 255.787.000đ

- Lợi nhuận : 58.171.000đ

- Thu nhập bình quân : 450.000đ/1 người/tháng

Dựa vào những số liệu trên ta thấy nguồn vốn cố định của doanh nghiệp tăng một cách đáng kể Chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc đầu tư nguồn vốn cố định của mình Nguồn vốn lưu động của Công ty tăng điều này chúng ta thấy Công ty đã có đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng các quy mô sản xuất kinh doanh Ở các đơn vị dựa vào số liệu chi phí sản xuất kinh doanh chính và thu nhập sản xuất kinh doanh chúng ta thấy Công ty luôn kinh doanh phát đạt không thua lỗ, đồng thời tại các cơ sở ngày càng lớn mạnh Như vậy Công ty đã đi đúng đường

lối để tồn tại và phát triển trong sự xáo động của thị trường Việt Nam, tiến tới

Trang 38

Bang 2: Mat hang va san luong nam 1999 - 2000

Don vi tinh: Triệu đồng

TT| Tên sảnphẩm | DVT Nam 1999 Nam 2000

S.luong Tién S.luong Tién

1 |Thuéc 14 Vinataba | Bao | 543.531; 641.873.187| 507.970 2.861.755 2 |Thuốc lá Vinagold | Bao | 456.785 3.554.896) 867.403) 64.179.530 3 |Thudc la Blubirch | Bao | 254.768 794.682) 985.741 4.856.423 4 |Thuốc lá bông sen | Bao | 819.430: 2.895.764.000[ 4.769.325 7.610.084 5 |Bia Tiger chai Két 89.680 792.485.000| 785.462} 1.568.973 6 |Bia Tiger lon Thing} 57.465 1.043.685) 125.894 372.486 7 |Bia Tiger chainho | Két | 400.700) 472.775.000 650) 77.475.000

8 |Bia Bivina chai Két 119 10.658.000 28| 2.776.000

9 |Bia Bivina lon Thing 169 19.544.000 54| 7.236.000

10 |Máy phun sơn Cái 1 55.000.000 1| 55.000.000

11 |Máy nén khí Cái I| 340.000.000 1| 340.000.000

12 |Máy phun ấp lực Cái 1} 210.000.000 1/ 210.000.000

Trang 39

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty:

Hình I: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Cơng ty (mơ hình trực tuyến chức năng )

Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kinh Xây TC KH- Kế doanh dựng HC Tổng toán XNK hợp Tài vụ

Trung Trung Trung Xí Trạm

tâm tâm tâm nghiệp KD bia

TMDV TMDV TMDV dịch vụ & đồ TQT LKT D6 Son tổng uống

1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý:

Bao gồm giám đốc và các phòng ban chức năng

a, Ban gidm déc: Bao gém giám đốc, phó giám đốc và kế tốn trưởng có chức năng nhiệm vụ sau:

* Giám đốc (I người): Phụ trách chung, quản lý toàn bộ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động của Cơng ty Giám đốc có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Kết hợp với phòng tổ chức hành chính phụ trách công tác lao động tiền lương - Kết hợp với phịng kế tốn tổng hợp phụ trách công tác kế hoạch vật tư,

Trang 40

- Kết hợp với phòng kinh doanh và xây dựng phụ trách công tác kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản

* Phó giám đốc kinh doanh (Ì người): Có chức năng chính giúp cho giám đốc phụ trách các mặt sau

- Kết hợp với phòng kế hoạch tổng hợp phụ trách về kế hoạch vật tư và tiêu thụ

- Kết hợp với phòng tổ chức hành chính, ban bảo vệ phụ trách cơng tác

hành chính quản trị và bảo vệ

* kế toán trưởng (l người): Giúp việc cho giám đốc về các mặt công tác tài

chính, kiểm tra, kiểm sốt mọi thu chi của Công ty

b, Cơ cấu chức năng của các phòng ban chức năng:

Gồm có 5 phịng, 1 ban

* Phòng tổ chức hành chính (9 người): Tham mưu cho giám đốc các mặt

công tác sau:

- Tổ chức cán bộ lao động tiền lương

- Soạn thảo nội quy, quy chế quản lý, các quyết định công văn, chỉ thị của Công ty

- Điều động, tuyển dụng lao động

- Đào tạo nhân lực - Bảo hộ lao động

- Giải quyết các chế độ chính sách - Quản lý hồ sơ nhân sự

* Phòng kế hoạch tổng hợp (10 người): Giúp việc cho giám đốc về các mặt

Sau:

Ngày đăng: 06/12/2016, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w