1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần xây dựng công trình 675”

73 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động vốn và thuận lợi hơn trong vi

Trang 1

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 7

MỤC LỤC

Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3 2.1.1 Những lý luận chung về tài chính doanh nghiệp 3

2.1.2 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 4

2.1.3 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính 5

2.1.4 Các nhóm chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình tài chính 8

2.1.5 Sơ đồ Dupont 13

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 15

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 17 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA CÔNG TY 17 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17

3.1.2 Vị trí địa lý của công ty 18

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 19 3.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty: 19

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 20

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN 21 3.3.1 Cơ cấu tổ chức của phòng tài chính - kế toán: 21

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ: 21

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 8

3.4 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY 22

3.4.1.Tình hình nhân sự 22 3.4.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 22 3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỤC TIÊU TRONG TƯƠNG LAI 23 3.5.1 Thuận lợi: 23 3.5.2 Khó khăn của công ty: 24 3.5.3 Mục tiêu trong tương lai: 25 3.6 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 675 25

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 675 27

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DỰA TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 27

4.1.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn 27 4.1.2 Phân tích tình hình tài sản 28 4.1.3 Phân tích tình hình nguồn vốn 33 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DỰA TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 36

4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận 38 4.2.2 Phân tích mức độ sử dụng chi phí 38 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DỰA TRÊN BÁO CÁO LƯU

CHUYỂN TIỀN TỆ 39

4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 42

4.4.1 Phân tích tỷ lệ khoản phải thu và phải trả 44 4.4.2 Phân tích khả năng thanh toán 45 4.5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA TỈ SỐ VỀ KẾT CẤU TÀI CHÍNH 47

4.5.1 Tỷ số nợ trên VCSH 48 4.5.2 Tỷ số nợ trên TS 48 4.6 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 48

4.6.1 Vòng quay vốn cố định 49 4.6.2 Vòng quay vốn lưu động 50 4.6.3 Vòng quay các khoản phải thu 52

Trang 3

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 9

4.6.4 Vòng quay hàng tồn kho 53

4.6.5 Vòng quay toàn bộ vốn 54

4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI 55 4.7.1 Phân tích khả năng sinh lời của doanh thu 56

4.7.2 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản 56

4.7.3 Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 56

4.8 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BẰNG SƠ ĐỒ DUPONT 57 4.9 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 675 59 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP XD CÔNG TRÌNH 675 61 5.1 NGUYÊN NHÂN: 61 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 61 5.2.1 Tăng doanh thu 61

5.2.2 Quản lí tốt chi phí 61

5.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 62

5.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 62

5.2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: 63 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

6.1 KẾT LUẬN 64

6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Trình độ lao động của nhân viên công ty CPXDCT 675 22

Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 25

Bảng 3: Phân tích biến động về tài sản 27

Bảng 4: Phân tích biến động về nguồn vốn 28

Bảng 5: Phân tích tình hình phân bổ tài sản 29

Bảng 6: Phân tích tình hình phân bổ nguồn vốn 34

Bảng 7: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 37

Bảng 8: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 41

Bảng 9: Phân tích mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn 42

Bảng 10: Phân tích tình hình thanh toán 43

Bảng 11: Tỷ lệ giữa khoản phải thu và nợ phải trả 44

Bảng 12: Phân tích khả năng thanh toán 46

Bảng 13: Bảng tổng hợp khả năng thanh toán 46

Bảng 14: Bảng tỷ số kết cấu tài chính 47

Bảng 15: Vòng quay vốn cố định 49

Bảng 16: Vòng quay vốn lưu động 50

Bảng 17: Vòng quay các khoản phải thu 52

Bảng 18: Vòng quay hàng tồn kho 53

Bảng 19: Vòng quay toàn bộ vốn 54

Bảng 20: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời 56

Bảng 21: Bảng tổng hợp các chỉ số tài chính 57

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Sơ đồ Dupont trong quan hệ hàm số giữa các tỷ suất 14

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 19

Hình 3: Tỷ lệ giữa khoản phải thu và nợ phải trả 45

Hình 4: Vòng quay vốn cố định 49

Hình 5: Vòng quay vốn lưu động 51

Hình 6: Vòng quay các khoản phải thu 52

Hình 7: Vòng quay hàng tồn kho 54

Hình 8: Vòng quay toàn bộ vốn 55

Hình 9: Sơ đồ Dupont 58

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 13

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trong tình hình hiện nay, nước ta đang trong quá trính hội nhập kinh tế khá mạnh mẽ với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Điều này mang đến cho các doanh nghiệp trong nước những cơ hội đồng thời cũng gặp không ít khó khăn

và thử thách Đặc biệt phải chịu sự cạnh tranh gay gắt do nguồn vốn đầu tư ồ ạt từ nước ngoài vào Trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt sẽ có những doanh nghiệp đứng vững, kinh doanh thu nhiều lợi nhuận, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp làm

ăn ngày càng thua lỗ và có thể đi đến phá sản Do vậy, để có thể đứng vững được trên thị trường, doanh nghiệp phải luôn luôn sáng tạo trong vấn đề kinh doanh, biết nắm bắt cơ hội kịp thời, tranh thủ lợi thế để tăng thêm sức cạnh tranh, đồng thời doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lí và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực Bên cạnh đó doanh nghiệp phải xây dựng cho mình phương hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu tương lai sao cho phù hợp với nguồn lực kinh doanh hiện có

Để có thể thực hiện được điều đó thì chính bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình để có hướng điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp Bởi tài chính đóng vai trò cực kì quan trọng và tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động vốn và thuận lợi hơn trong việc dự trữ cần thiết cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Chỉ có cách thông qua việc phân tích tình hình tài chính mới giúp các nhà

sử dụng số liệu tài chính đánh giá được thành tích và tình hình tài chính cũng như những dự đoán về tương lai

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 14

Xuất phát từ nhu cầu, lợi ích thực tế và khả năng phát triển của công ty, tôi

quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần xây dựng công trình 675” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Dựa vào kiến thức đã học và quá trình thực tập tại công ty, các báo cáo tài chính do công ty cung cấp là căn cứ để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình tài chính để giúp công ty thấy được mặt mạnh, mặt yếu từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp để giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính của công ty

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 15

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.2 Chức năng

- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết, giúp kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

- Cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp

- Cung cấp những thông tin số liệu cần thiết để phân tích, đánh giá những khả năng và tiềm năng kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp [ 5, tr 51]

2.1.1.3 Nhiệm vụ

- Dựa vào những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính Nhìn vào số liệu có thể vạch rõ những mặc tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức

độ ảnh hưởng của các yếu tố

- Cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp [3, tr.278]

Trang 10

2.1.2.2 ý nghĩa, mục đích của phân tích tài chính

™ Ý nghĩa:

- Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh

- Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế nhằm mục đích cung cấp những thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin đó Tuy nhiên nhu cầu sử dụng báo cáo tài chính của mỗi người rất khác nhau và phụ thuộc vào mục đích của họ [3, tr.277]

™ Mục đích:

- Cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử

dụng để họ có thể ra quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự

- Cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử

dụng để họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ

cổ tức hoặc tiền lãi

- Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này [3, tr.278]

2.1.3 Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính

2.1.3.1 Bảng cân đối kế toán

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 17

a Khái niệm

Bảng cân đối kế toán là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: bên ngoài và bên trong doanh nghiệp Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định thường là cuối kì kinh doanh Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau

bao gồm: tài sản và nguồn vốn [1, tr 156]

b Phân tích tình hình tài chính qua Bảng cân đối kế toán

+ Phân tích tình hình biến động tài sản

Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chia làm 2 loại:

- Tài sản cố định :

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong vốn đầu tư nói riêng, của vốn sản xuất nói chung Vì vậy, việc quản lý vốn được coi là một trọng điểm trong công tác tài chính doanh nghiệp

Để đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp người ta

VLĐ

+ Phân tích tình hình nguồn vốn

Phần này phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo tài chính Về mặt kinh tế, khi xem phần nguồn vốn các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng Về mặt pháp lý, nhà quản trị thấy được trách nhiệm của mình

về tổng số vốn được hình thành như: vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng và các đối

Trang 12

- Vốn chủ sở hữu:

Loại vốn này thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp hay những bên góp vốn, không phải là những khoản nợ, không phải cam kết thanh toán, sử dụng được vô kỳ hạn Bao gồm:

Vốn kinh doanh: Được hình thành như vốn pháp định, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, quỹ và dự trữ, lợi tức chưa phân phối

2.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

a Khái niệm

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kì kế toán

Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự đoán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kì kế toán Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kì kế toán khác nhau [5, tr.57]

Nội dung của báo cáo thu nhập là chi tiết các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh:

Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận [1, tr.158]

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 19

b Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh

+ Phân tích tình hình doanh thu

Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của Công ty

Doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ và dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động của Công ty

+ Phân tích tình hình lợi nhuận

Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền Lợi nhuận của doanh nghiệp là chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp Do đó chỉ tiêu lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng

Lợi nhuận = Doanh thu thuần (Giá thành + Chi phí bán hàng + Chi phí quản

Báo cáo ngân lưu được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu ròng, từ ba hoạt động của doanh nghiệp:

- Hoạt động kinh doanh: Hoạt động chính của doanh nghiệp, sản xuất, thương mại, dịch vụ,…

- Hoạt động đầu tư: Trang bị, thay đổi tài sản cố định, đàu tư chứn khoán, liên doah, hùn vốn, đầu tư kinh doanh bất động sản,…

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 20

Hoạt động tài chính: Những hoạt động làm thay đổi cơ cấu tài chính (thay đổi

trong vốn chủ sở hữu, nợ vay, phát hành trái phiếu, phát hành và mua lại cổ phiếu,

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu là loại hệ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ

vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của công ty rõ ràng nhất

Hệ số càng cao hiệu quả mang lại cho chủ sở hữu càng cao trong trường hợp

ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi

Tổng nợ

=

Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Hệ số càng thấp, mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng

hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ

b Hệ số khái quát về tình hình công nợ

Hệ số này được dùng để xem xét sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng

lẫn nhau trước khi đi vào phân tích chi tiết Cần lưu ý rằng công nợ là những phát

sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh và vì thế vấn đề quan trọng không phải là số

nợ hay tỷ lệ nợ mà là bản chất các khoản nợ và tùy thuộc vào đặc điểm, chiến lược

kinh doanh của công ty mà có một tỷ số khác nhau:

=

Hệ số khái

quát(lần)

Tổng các khoản phải trả

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 21

2.1.4.2 Khả năng thanh toán

a Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài

sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn Được xác định bằng công thức:

Tỷ số này cho biết mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn

tăng lên sẽ làm cho hệ số thanh toán hiện hành giảm thấp đi ngắn hạn mà không cần

tới một khoản vay mượn thêm Nếu nó lớn hơn hoặc bằng 1, chứng tỏ sự bình

thường trong hoạt động tài chính Khi các khoản nợ hoặc vay ngắn hạn tăng lên sẽ

làm cho hệ số thanh toán hiện hành giảm thấp đi

b Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động

trước các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện mối quan hệ giữa tài sản quay vòng nhanh và

các khoản nợ ngắn hạn Trong đó, tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể

nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt (không bao gồm hàng tồn kho) Với công

Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán nhanh càng cao Tuy nhiên, nếu hệ số

quá lớn sẽ gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, có thể không mang lại

hiệu quả của công ty [1, tr.173]

c Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp (K):

=

K

Nhu cầu thanh toán

Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 22

- K lớn hơn hoặc bằng 1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán, trang trãi hết công

nợ

- K nhỏ hơn 1: doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, trang trãi hết công nợ,

tình hình tài chính không bình thường

- K bằng 1: doanh nghiệp có tài chính vừa đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong

kỳ [3, tr.317]

2.1.4 3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

a Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện ở các chỉ số tài chính như tốc

độ luân chuyển vốn lưu động, sức sản xuất của đồng vốn và sức sinh lời của đồng

vốn

Suất sản xuất của vốn lưu động: phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ ra trong

kỳ tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, doanh thu bán hàng Có thể xác định

bằng công thức:

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần

=

Số vòng luân chuyển

vốn lưu động

b Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Giống như hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng

được đánh giá bởi 2 chỉ tiêu chủ yếu:

Sức sản xuất: của đồng vốn cố định ( nguyên giá tài sản cố định ) phản ánh

một đồng vốn cố định ( nguyên giá tài sản cố định ) trong kỳ bỏ ra làm ra được

bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng Được xác

Trang 17

a Hệ số lãi ròng (ROS)

Lãi ròng

Hệ số lãi ròng = ⎯⎯⎯⎯⎯ [1, tr.180]

Doanh thu

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 24

Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế Hệ số lãi ròng hay còn lại là suất sinh lời doanh thu, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng

Người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận – là tỉ lệ lợi nhuận trước thuế

so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

b Suất sinh lời của tài sản

Hệ số suất sinh lời cuả tài sản – ROA: mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả

Lãi ròng

Suất sinh lời của tài sản ROA = ⎯⎯⎯⎯⎯ [1, tr.181]

Tổng tài sản

Hệ số suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và

số vòng quay tài sản Phương trình trên được viết lại như sau:

Suất sinh lời của tài sản ROA = Hệ số lãi ròng × Số vòng quay tài sản

Có thể viết ROA theo công thức:

Lãi ròng Doanh thu

Doanh thu Tổng tài sản

Suất sinh lời tài sản ROA càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn

c Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) – ROE mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu

Lãi ròng

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE = ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

Vốn chủ sở hữu

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 25

Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc suất sinh lời của tài sản (ROA) [1, tr.182]

2.1.5 Sơ đồ Dupont

Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được công ty Dupont áp dụng nên thường gọi là phương trình Dupont Cụ thể:

[1,tr.183]

ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

[1,tr.183]

Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp

Lãi ròng Doanh thu

Doanh thu Tổng tài sản

Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính =

Vốn chủ sở hữu Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản ROE = x x

Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Tác dụng của phương trình:

(i) Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả

sử dụng tài sản (vốn)

(ii) Cho phép phân tích lượng hoá những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời

của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch)

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 26

(iii) Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu qua căn cứ trên mức độ tác động

khác nhau của từng nhân tố để làm tăng tỉ suất sinh lời [1, tr.183]

X

X

Tỉ lệ tài sản / Vốn CSH Assets / Equity

Số vòng quay tổng tài sản Total Assets t nover

Lợi nhuận ròng

Net profit

Tổng tài sản Total Asets

Suất sinh lời của tài sản Return on Assets

Tỉ suất lợi nhuận ( So sánh doanh thu) Return on sales

Doanh thu Revenue

Doanh thu Revenue

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Return on Equity

Hình 1: SƠ ĐỒ DUPONT TRONG QUAN HỆ HÀM SỐ GIỮA CÁC TỈ SUẤT

Căn cứ vào phương trình trên, biện pháp làm tăng ROE là:

+ Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí

+ Tăng số vòng quay tài sản

+ Thay đổi cơ cấu tài chính: tỉ lệ nợ vay và tỉ lệ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông)

Đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ có sức mạnh làm cho tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngược lại chính đòn bẩy tài chính sẽ là động lực làm giảm mạnh tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lượng hoạt động giảm và chính nó - Với chính sức mạnh đó, sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của doanh nghiệp vào kết cục bi thảm [1, tr.184]

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 27

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tài chính của công ty,

cụ thể là bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng Cân đối kế toán của

công ty, bảng lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính được tham khảo

trực tiếp tại phòng Tài chính – kết toán tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Công Trình

675 Đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình

hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh: nhằm so sánh tình hình tài chính của năm

sau so với năm trước, từ đó nhận định và đánh giá những mặt mạnh đạt được cũng

như những hạn chế đối với tài chính của công ty hiện nay

2.2.2.2 Phương pháp tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân

tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

∆F = F 1 - F 0 2.2.2.3 Phương pháp tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ

phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

F 1

∆F = ⎯⎯⎯ x 100

F 0

2.2.2.4 Phương pháp phân tích theo chiều ngang: Phân tích theo chiều

ngang các Báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động một khoản mục nào đó qua

thời gian Phân tích theo thời gian sẽ giúp đánh giá khái quát tình hình biến động

của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính Đánh giá từ tổng quát

đến chi tiết , sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm

Trang 22

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 28

tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích,

xác định nguyên nhân

2.2.2.5 Phương pháp phân tích theo chiều dọc: Là việc xem xét, xác định

tỷ trọng của từng thành phần trong tổng thể quy mô chung Qua đó thấy được mức

độ quan trọng của từng thành phần trong tổng thể Nếu xem xét tất cả các thành phần thì điều đó cho thấy cơ cấu của tổng thể Hoặc xem xét tỷ trọng của nguồn vốn cho thấy kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào, tài sản của doanh nghiệp

phân tích trong tương lai sẽ phát triển đến đâu

Trang 23

và mở rộng, nhất là giao thông nông thôn Trong đó, Thành Phố Cần Thơ là một Thành Phố đang phát triển về công, nông nghiệp Đồng thời là đầu mối giao thông giữa đường thủy và đường bộ Do đó, giao thông là một vấn đề rất quan trọng trong nền kinh tế hiện nay

Xuất phát từ nhu cầu trên, công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 675 tiền thân là công ty công trình giao thông 75, trực thuộc khu quản lí đường bộ 7, được thành lập theo quyết định số 544/QĐ-TCCB-LĐ ngày 31/03/1993 của Bộ Giao Thông Vận Tải

Đến năm 1995, với quy mô mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp hạng doanh nghiệp và đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như ngành GTVT nói riêng Từ một công ty vừa thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước giao, vừa phải tự kiếm các công trình ngoài kế hoạch nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên Công ty công trình GTVT ra quyết định số: 2525/QĐ-TCCB-LĐ ngày 17/05 /1995 tách chuyển công ty

75 trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 và đổi tên thành Công ty Xây Dựng Công Trình 675

Căn cứ vào quyết định số: 1289/QĐ – BGTVT ngày 13/06/2006 của Bộ GTVT về việc phê duyệt án Cổ Phần và chuyển Công ty Xây Dựng Công Trình 675 thành công ty cổ phần Thời gian chính thức hoạt động của công ty là tháng 12 năm

Trang 24

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 30

2006 Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ nhằm mục tiêu xây dựng lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống của người lao động trong công Ty, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và làm tròn nghĩa

vụ với ngân sách Nhà nước

3.1.2.2 Vị trí kinh tế thị trường:

- Với chức năng là xây dựng và sửa chữa cầu đường bộ, cùng với sự hỗ trợ của ngành, Công ty đã tự vươn lên bằng chính năng lực của mình, hoà cùng thị trường ở lĩnh vực giao thông vận tải

- Bằng phương thức đấu thầu thi công, bắtt nguồn từ uy tín củng cố qua nhiều năm Công ty đã và đang có rất nhiều công trình xây dựng cầu đường lớn nhỏ rãi đều khắp các tỉnh thuộc khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long, xa hơn nữa là công trình trọng yếu ở miền Đông Nam Bộ như Quốc Lộ 51 Đồng Nai, Quốc Lộ 4 Vũng Tàu…

Trang 25

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 31

- Để đạt được kết quả như trên là do Công ty quán triệt quan điểm để định hướng phát triển đi lên, tạo uy tín trong ngành và giữ cho mình một chỗ đứng vững vàng trong nền kinh tế thị trường góp phần cải tạo đất Nước ngày càng giàu đẹp hơn

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

3.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty:

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Đại Hội Đồng Quản Trị

Ban kiểm soát Giám Đốc

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Đội thi công đường 3

Phòng

dự án

Phòng thí nghiệm

Phòng tài chính

1

Đội thi công đường 2

Đội thi công đường

4

Đội sửa chữa

Tổ trạm trộn

Bê tông Nhựa nóng 2

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Đại Hội Đồng Quản Trị

Ban kiểm soát Giám Đốc

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Trang 26

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 32

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

™ Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quản lí cao nhất của công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông Gồm 5 thành viên do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra, miễn nhiệm và bãi nhiệm

™ Giám đốc: Ban giám đốc có chức năng điều hành quản lý mọi hoạt động của các phòng ban và toàn bộ công ty, hoạch định chiến lược sản xuất kinh

doanh của công ty, là cơ quan đầu não điều hành, chịu trách nhiệm trước

Phòng sản xuất kinh doanh

Là bộ phận tổ chức kinh doanh, có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, tiến hành quản lý cung ứng vật tư từ đó đưa

ra soạn thảo và thủ tục chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng kinh tế và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng đó

Phòng tổ chức hành chính

Các cán bộ thực hiện quản lý về lao động, tiền lương, bảo hiểm và chế độ quy định của nhà nước, của ngành, tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch, các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn công ty Tiến hành tổ chức quản lý, thực hiện trực tiếp công tác hành chánh quản trị của văn phòng, chỉ đạo công tác hành chánh văn thư, tiếp tân, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Phòng dự án:

Phòng dự án có trách nhiệm tìm kiếm việc làm, lập hồ sơ đấu thầu

Trang 27

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 33

Phòng thí nghiệm

Thực hiện các phép thử vửa phần vật liệu Las – XD 156 thuộc công ty 675 đã được

Bộ Giao Thông Vận Tải công nhận

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

3.3.1 Cơ cấu tổ chức của phòng tài chính - kế toán:

Công ty áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Cơ cấu tổ chức bao gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế

-NVL, kế toán công nợ và thủ quỹ Hình thức kế toán hiện nay được áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ

Chịu trách nhiệm cập nhật số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thu, chi tiền

mặt, nguyên vật liệu, doanh thu theo hóa đơn, thuế VAT hàng tháng Đồng thời tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu tính toán các chỉ tiêu về thuế VAT, quyết toán thuế VAT theo chế độ

Kế toán công nợ:

Có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ, các khoản nợ phải thu của các đội

thi công, các khoản phải thu của khách hàng, phải thu, phải trả khác

Thủ quỹ:

Thu, chi tiền mặt, ghi chép vào sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng tháng

Trang 28

(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Công ty Cổ Phần XDCT 675)

Qua Bảng 1, ta thấy số công nhân của công ty còn chiếm rất nhiều, chiếm hơn 50% lao động toàn công ty Đây là những công nhân làm việc trực tiếp ngoài công trường, do vậy cần phải có một trình độ kỹ thuật nhất định để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngoài ra Công ty cũng có đội ngũ nhân viên với trình độ đại học chiếm 13,91%, trung cấp là 13,04%, sơ cấp 21,74%, còn lại là cao đẳng chỉ với 0,43% Trên thực tế để hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả thì công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và thành thạo trong công việc Nước ta đã là thành viên của WTO, vì vậy hầu hết các doanh nghiệp phải dựa vào sức của mình là chính, nghĩa là phải tự lực cánh sinh Để cạnh tranh với đối thủ trong cũng như ngoài nước thì công ty phải có một đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công nhân lành nghề

3.4.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty

Lĩnh vực hoạt động của công ty như sau:

- Sữa chữa lớn công trình giao thông, sản xuất cấu liện bê tông đúc thép

- Nạo vét và bồi đắp mặt hàng, đào đắp nền, đào đắp công trình xây lấp các kết cấu công trình

- Thí nghiệm vật tư, kiểm tra chất lượng công trình ngành giao thông

- Thi công công trình thủy lợi, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp

- Thi công xây dựng các công trình giao thông

- Kinh doanh địa ốc

- Kinh doanh vật liệu xây dựng

Trang 29

- Nhà nước tiếp tục đầu tư về xây dựng cơ bản với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm việc làm

và tăng lợi nhuận Mặt khác quan hệ của Công ty với các chủ đầu tư trong năm

2007 đã được cải thiện đáng kể Các chủ đầu tư tỏ ra tin tưởng, quan tâm tới công ty nhiều hơn

- Năng lực sản xuất của công ty đã được nâng lên ở mức độ cao hơn thông qua việc đầu tư mua sắm một số trang thiết bị năm 2007

- Công ty luôn duy trì và phát triển lực lượng quản lí cán bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng thợ và lao động có nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng, luôn cải tiến

áp dụng công nghệ mới vào công trình, luôn phát huy sức trẻ vừa làm vừa học

- Được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành cấp trên cùng với các chủ đầu tư trong việc tháo gỡ khó khăn của đơn vị Mặt khác, công ty được sự ủng hộ nhiệt tình của Ngân hàng, hỗ trợ cho công ty vay vốn để thi công tốt công trình

- Nội bộ đoàn kết thống nhất phát huy quyền làm chủ tập thể, lãnh đạo trên nguyên tắc tập trung dân chủ: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, các đoàn thể tổ chức thực hiện và kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo vệ của công , chống mọi hành vi tiêu cực, quản lý và sử dụng vốn

có hiệu quả

- Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, chủ trương

mở cửa kinh tế khu vực, hội nhập kinh tế thế giới, theo sau là những điều luật mới được ban hành làm thông thoáng trong việc đăng kí, kí kết các hợp đồng kinh tế

Trang 30

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 36

- Công ty hoạt động trong hệ thống pháp luật đã được điều chỉnh dần , có sự bảo trợ của Nhà nước và bình đẳng như mọi thành phần kinh tế khác Bên cạnh đó, các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã tạo cơ sở vững chắc cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng

3.5.2 Khó khăn của công ty:

Bên cạnh những thuận lợi thì trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Công ty cũng gặp không ít những khó khăn sau:

- Trong những năm gần đây nhiều đơn vị có cùng chức năng , cùng ngành nghề hoạt động dưới nhiều hình thức lớn nhỏ khác nhau, cùng hoạt động trên địa bàng đã tạo nên sự cạnh tranh khá gay gắt, đôi khi thiếu lành mạnh

- Số dư nợ của công ty tại ngân hàng khá lớn Do vậy tình hình tài chính của công ty vẫn tiếp tục khó khăn Máy móc, thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty

- Lĩnh vực đấu thầu xây dựng đang bị sự cạnh tranh quyết liệt, tình trạng giảm giá tùy tiện để trúng thầu nhưng sau đó không đảm bảo về chất lượng và thời gian còn phổ biến, chưa có biện pháp khắc phục

- Một số công trình chậm thanh toán, giá cả thị trường biến động nên nguồn vốn bị ứ động khá nhiều làm cho vốn lưu động luân chuyển chậm

- Trang thiết bị hiện đại còn yếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của những công trình có kỹ thuật cao

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước có thay đổi nhưng những thông tư, chỉ thị, hướng dẫn thi hành còn chậm, phần nào đã gây khó khăn cho công ty trong công tác nhận thầu, đấu thầu

Trang 31

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 37

3.5.3 Mục tiêu trong tương lai:

Trong cơ chế thị trường: Chất lượng được đặt lên hàng đầu , yếu tố mỹ quan,

giá thành được khách hàng chấp nhận là quan trọng Trong sản xuất kinh doanh, tiết

kiệm luôn được đặt lên hàng đầu, chống lãng phí, quản lí và sử dụng tiền vốn, tài

sản doanh nghiệp có hiệu quả, đúng mục đích

Với mong muốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng của thành phố

hiện nay Trong tương lai, để có thể khắc phục được những khó khăn trên, để đẩy

mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty chủ động đề ra các phương hướng cụ

thể sau:

+ Phấn đấu doanh thu của công ty đạt 90% giá trị sản lượng

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 10%

+ Lương bình quân người lao động đạt 4 triệu đồng/ tháng

+ Xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch nhằm tìm kiếm dự án có quy mô

lớn, đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao Cân đối lại nguồn vốn, tích cực thu hồi vốn

(Nguồn: phòng tài chính – kế toán của công ty)

2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu

2006 2007 2008

Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 17.520 64.632 87.828 47.112 268,90 23.196 35,89

Tổng chi phí 15.782 64.422 86.760 227.392 1440,83 22.338 34,67

Lợi nhuận trước thuế 1.738 210 1.068 -1.984 -114,15 858 408,57

-Lợi nhuận sau thuế 1.738 210 1.068 -1.984 -114,15 858 408,57

Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty qua các năm đều thu được lợi

nhuận, tuy nhiên có sự tăng giảm qua các năm Cụ thể như sau:

Trang 32

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 38

Lợi nhuận năm 2006 là 1.738 triệu đồng Đến năm 2007 thì lợi nhuận giảm còn 210 triệu, tương đương với tốc độ giảm là 114,15% Lợi nhuận lại tăng vào năm

2008 lên mức 1.068 triệu, với tốc độ tăng là 408,57%

Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận năm 2007 là do tốc độ tăng của chi phí khá cao so với tốc độ tăng của doanh thu, với tốc độ tăng doanh thu năm 2007 là 268,9%, còn tốc độ tăng của chi phí là 1440,83% Ngoài ra năm 2007 là năm mà giá

cả chi phí nguyên vật liệu, vật tư có xu hướng tăng cao nên người dân có xu hướng hạn chế xây cất nhà Điều đó cũng góp phần làm cho doanh thu giảm và chi phí tăng cao Nhưng năm 2007 vẫn còn những công trình lớn đã nhận thi công từ trước như công trình 741 Bình Dương trị giá là 44 tỷ đồng, công trình Mậu thân – sân bay Trà Nóc trị giá 42 tỷ đồng,… đã hoàn thành và bàn giao nên làm doanh thu tăng Năm

2008 tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí tương ứng lần lượt

là 33,82% và 32,64% Nguyên nhân doanh thu tăng là do giá vật tư đã giảm so với năm 2007 và là động lực để cho các nhà đầu tư kinh doanh hay người dân chủ động trong việc xây dựng, sửa sang nhà cửa

Trang 33

4.1.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn

Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn là căn cứ vào các số liệu phản ánh

trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa số cuối

năm của năm sau so với số của năm trước để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử

dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau của

doanh nghiệp

4.1.1.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản:

Bảng 3: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CPXD

CÔNG TRÌNH 675 GIAI ĐOẠN (2006- 2008)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: phòng tài chính – kế toán của công ty)

2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của công ty đang có xu hướng tăng

dần qua các năm từ năm 2006 đến 2008, cụ thể như sau : năm 2007 so với năm

2006 tăng là 23.520 triệu đồng với tốc độ tăng là 29,47% Đến năm 2008 tăng hơn

năm 2007 là 22.122 triệu đồng, với tốc độ tăng là 21,41% Điều này cho thấy quy

mô vốn kinh doanh của công ty đang co xu hướng mở rộng hơn Tuy nhiên đây chỉ

là sự phân tích trên toàn tổng thể nên chưa thấy được nguyên nhân làm tăng vốn 4.1.1.2 Đánh giá khái quát sự biến động về nguồn vốn:

Trang 34

SVTH: Nguy ễn Thị Bích Hạnh Trang 40

Bảng 4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

CPXD CÔNG TRÌNH 675 GIAI ĐOẠN (2006- 2008)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: phòng tài chính – kế toán của công ty)

2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu

2006 2007 2008

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Nợ phải trả 75.491 94.172 115.263 39.772 52,68 21.091 22,40Vốn chủ sở hữu 4.311 9.150 10.181 5.870 136,16 1.031 11,27

Tổng nguồn vốn 79.802 103.322 125.444 23.520 29,47 22.122 21,41

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng qua các năm, cụ thể năm 2007 tăng hơn 2006 với tốc độ tăng là 29,47%, còn năm 2008 thì tăng với tốc độ là 21,47% so với năm 2007 Nhìn chung tình hình tổng nguồn vốn tăng cũng là một dấu hiệu tốt cho công ty Tổng nguồn vốn thì bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu vì vậy để hiểu rõ hơn về nguyên nhân làm tăng vốn thì cần đi sâu vào phân tích bên trong

Phân tích tình hình tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối năm so với đầu năm còn đánh giá sự biến động của các bộ phận vốn cấu thành tổng số tài sản của công ty nhằm thấy được việc sử dụng tài sản và việc phân bổ giữa các loại tài sản trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý hay không?

Từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản như sau:

4.1.2 Phân tích tình hình tài sản

Trang 35

2006 trọng Tỷ 2007 trọng Tỷ 2008 trọng Tỷ

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 66.931 83,87 92.067 89,11 102.640 81,82 25.136 37,56 10.573 11,48

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 79.802 100,00 103.322 100,00 125.444 100,00 23.520 29,47 22.122 21,41

Trang 36

SVTH: Nguyễn Thị Bích Hạnh Trang 42

Thông qua bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản sẽ đánh giá được những biến động về tình hình tài sản của công ty Từ bảng phân tích trên ta thấy Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Tổng tài sản đều tăng qua các năm với tốc độ tăng năm 2007 so với năm 2006 là 29,47%, tốc độ tăng năm 2008

so với năm 2007 là 21,41%

Nguyên nhân của sự biến động trên là do tình hình thay đổi của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Sau đây ta đi vào phân tích các chỉ tiêu trong bảng tài sản trên:

4.1.2.1 Tài sản ngắn hạn:

Nhìn chung tình hình tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều tăng lên

Cụ thể năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 25.136 triệu đồng, với tốc độ tăng là 37,56% Đến năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10.573 triệu đồng, với tốc độ tăng là 11,48% Sở dĩ có sự tăng về cơ cấu tài sản ngắn hạn như vậy là do sự thay đổi của các yếu tố cấu thành tài sản như sau:

Vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền của công ty có sự tăng giảm qua các năm Cụ thể năm 2006 vốn bằng tiền là gần 6 tỷ đồng, chiếm 7,31% trong tổng tài sản Năm 2006 vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng thấp là do chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình cổ phần hóa Đến năm 2007 có sự sụt giảm đáng kể chỉ còn hơn 2 tỷ, chiếm 2,01% trong tổng tài sản Sự giảm đáng kể này là do khoản tiền gửi ngân hàng của công

ty giảm mạnh hơn 4 tỷ, do công ty đã đưa tiền vào sản xuất kinh doanh và dùng vào các mục đích thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, đây là tính hiệu tốt đối với công ty Trong khi đó lượng tiền mặt có sự tăng cao từ 36 triệu năm 2006 tăng lên gần 454 triệu năm 2007 Năm 2008 thì có sự tăng lên là gần 9 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 318,46% do tiền gửi ngân hàng có sự tăng lên đáng kể do các công trình đã hoàn thành và được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản Điều này cho thấy công ty đang có lượng tiền nặt theo xu hướng tăng vì vậy nên có chính sách quản lí tiền mặt sao cho vừa phải , không chiếm quá lớn trong tổng tài sản vì như vậy là không tốt

Ngày đăng: 04/01/2019, 03:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w