1.4.1.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn
1.4.3.1 Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
Sức mạnh của tài chính công ty thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán. Vì vậy, phân tích công nợ để thấy được tính chất hợp lý của các khoản công nợ.
Xét về tổng thể, trong mối quan hệ giữa các khoản công nợ phải thu và công nợ phải trả thì nếu các khoản nợ phải thu lớn hơn các khoản nợ thì khi đó doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. còn ngược lại thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng là điều bình thường, song nhất thiết phải xét tính chất hợp lý của từng khoản công nợ để có giải pháp quản lý phù hợp tránh hiện tượng dây dưa, lòng vòng khó đòi. Vì vậy, phân tích tình hình công nợ cho biết được thực biến động của các khoản phải thu và phải trả của doanh nghiệp.
Trước hết để phân tích rõ nét tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào. Khi hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau
nhiều, các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Khi đó cần phải xác định số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng là bao nhiêu để thấy được khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp. Số vốn chiếm dụng đó là các khoản phải trả cho người bán, phải trả cho các đối tượng khác quá thời hạn chưa trả được gọi là vốn chiếm dụng. Số vốn bị chiếm dụng đó là các khoản phải thu của người mua, phải thu của các đối tượng khác quá hạn chưa thu được. Khi phân tích tình hình thanh toán, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp.
* Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả =
Tổng các khoản phải thu
x 100 Tổng nợ phải trả
(Nguồn: [3], trang215)
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn của các doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này lớn hơn 100%, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều. Thực tế cho thấy số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh và đều ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng =
Tổng số tiền bán hàng chịu
x 100 Số dư bình quân các khoản phải thu
khách hàng
(Nguồn: [3], trang216)
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu khách hàng quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ. Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp trên thị trường.
Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải thu khách
hàng
=
Thời gian của kỳ phân tích
x 100 Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
khách hàng
(Nguồn: [3], trang 216)
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian của 1 vòng quay càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.
Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳ phân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian bán hàng quy định ghi trong các hợp đồng kinh tế cho khách hàng chịu. Qua phân tích thấy được tình hình thu hồi các khoản công nợ của doanh nghiệp, để từ đó có các biện pháp thu hồi nợ nhằm góp phần ổn định tình hình tài chính. Thời gian của kỳ phân tích có thể là quý 90 ngày, năm 365 ngày.
* Số vòng luân chuyển các khoản phải trả người bán
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả người bán =
Tổng số tiền hàng mua chịu
x 100 Số dư bình quân các khoản phải trả
người bán
(Nguồn: [3], trang217 )
Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và tính chất cụ thể của các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp cung ứng.
* Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải trả người bán
Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải trả người
bán
=
Thời gian của kỳ phân tích
x 100 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
người bán
Thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả người bán càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp dồi dào. Nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn tới doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, công nợ sẽ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính và uy tín của doanh nghiệp. Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳ phân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian mua hàng chịu quy định ghi trong các hợp đồng kinh tế của người bán. Qua phân tích thấy được tình hình thanh toán các khoản công nợ cho người bán, để từ đó có các biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán góp phần ổn định tình hình tài chính và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nhà phân tích còn tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ chỉ tiêu tổng hợp cũng như các chỉ tiêu chi tiết, đi sâu vào số phải thu quá hạn theo thời gian, số phải trả quá hạn theo thời hạn để từ đó nhận xét sự biến động của mỗi chỉ tiêu.