Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 (Trang 46 - 49)

1.4.1.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn

1.4.3.2 Phân tích khả năng thanh toán

Tài sản được coi là có tính thanh khoản cao nếu tồn tại dưới hình thái tiền hoặc dễ dàng được chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn với chi phí thấp như các chứng khoản dễ bán. Các nhà cung cấp tín dụng thường rất quan tâm đến các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán bởi vì chúng cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Qua phân tích nhóm chỉ tiêu này, các nhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán. Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt và lành mạnh sẽ không phát sinh tình trạng dây dưa, nợ đọng, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Ngược lại, khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ đọng kéo dài thì chắc chắn chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp không cao, thực trạng tài chính không mấy sáng sủa. Vì thế có thể nói, qua phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả của hoạt động tài chính.

dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số nợ

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả

Tổng tài sản

(Nguồn: [3], trang191)

Đây là chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có 1 đồng tài sản thì bao nhiêu đồng được đầu tư từ các khoản công nợ, chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào, càng chứng tỏ tính chủ động trong kinh doanh càng cao. Chỉ tiêu này cũng thể hiện đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, nó phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tiền vay

Hệ số khả năng thanh toán tiền

vay =

LN sau thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay

(Nguồn: [3], trang 231 )

Hệ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lãi tiền vay bằng các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động trong kỳ và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại.

Ngoài ra để phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, ta thường sử dụng một số các chỉ tiêu sau

* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn =

Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

(Nguồn: [3], trang 226 )

Chỉ tiêu này cho biết tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt.

Hệ số khả năng thanh

toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn

(Nguồn: [3], trang 226 )

Chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng tốt.

* Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tổng tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn

(Nguồn: [2], trang158 )

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đối với các khoản công nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào, tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Thêm vào đó khi phân tích khả năng chi trả thực tế của doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với nợ ngắn hạn hay còn gọi là Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn dựa vào dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

* Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với nợ ngắn hạn bình quân

Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so

với nợ ngắn hạn =

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng nợ ngắn hạn bình quân

(Nguồn: [3], trang )

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không từ lượng tiền thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số càng lớn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao.

Hệ số thanh toán nợ dài hạn

khái quát =

Tổng giá trị thuần của tài sản dài hạn Tổng nợ phải trả

(Nguồn: [3], trang 230 )

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, góp phần ổn định tình hình tài chính.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w