Xây dựng cấu trúc tài chính phù hợp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 (Trang 107 - 110)

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUD

3.2.1 Xây dựng cấu trúc tài chính phù hợp

* Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý

Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất- kinh doanh. Khi xem xét cấu trúc nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta thường chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Một cấu trúc nguồn vốn hợp lí phải đảm bảo sự hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả, có chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro chấp nhận được, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định của người quản lý trên

vay sẽ là nhân tố quan trọng kích thích doanh nghiệp đang có những hợp đồng, dự án thực sự hiệu quả tận dụng tốt lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận. Do vậy, nhìn vào cấu trúc nguồn vốn có thể đánh giá được một cách khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ an toàn trong sử dụng tài sản, mức độ an toàn hay rủi ro khác trong kinh doanh…

Trong nền kinh tế thị trường, quyết định cấu trúc nguồn vốn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Trên góc độ tài chính, mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với cấu trúc nguồn vốn. Tuy nhiên không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể xác định được cho mình ngay từ đầu một cấu trúc nguồn vốn hợp lý đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Kể cả khi doanh nghiệp đã xây dựng được một cấu trúc nguồn vốn hợp lý thì cấu trúc đó cũng không phải là bất biến trong một thời gian dài.

Trong trường hợp này, mặc dù công ty đã huy động tối đa nguồn vốn bên trong nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp buộc phải gia tăng huy động vốn từ bên ngoài và thực tế cho thấy doanh nghiệp đã đi vay khối lượng lớn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng quá mức sử dụng tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. Để tránh hệ số nợ quá cao, có thể làm công ty mất kiểm soát trong trường hợp rủi ro xảy ra, công ty phải kiểm soát chặt các dự án, chương trình đầu tư, có kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc tối thiểu cũng có các phương án dự phòng khi yếu tố không thuận lợi xảy ra.

Bộ phận tài chính của doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, báo cáo sự luân chuyển của dòng tiền, dự báo những khó khăn phát sinh và tham mưu cho ban lãnh đạo các phương án tránh rủi ro tài chính. Dần dần công ty phải bổ sung vốn chủ sở hữu thông qua tìm kiếm cổ đông chiến lược để cân bằng vốn chủ sở hữu và

nguồn vốn có thể dài, có thể ngắn nhưng đây là việc làm tất yếu.

Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng. Việc xây dựng cơ cấu nguồn vốn được dựa trên nền tảng nguyên lý đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro của công ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhưng với hệ số cao nói chung đưa đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm giảm giá cổ phiếu, trong khi đó tỷ suất sinh lời cao có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiếu. Do vậy, cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn qua đó tối đa hóa được giá trị công ty hay giá cổ phiếu công ty.

Để xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố như: - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh: Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu nguồn vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu. Ngược lại những doanh nghiệp thuộc những ngành có mức cầu về sản phẩm ít biến động, vòng quay vốn nhanh thì thường sử dụng nhiều nợ vay hơn. Các doanh nghiệp có tài sản dễ dàng được dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay sẽ có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn.

- Đòn bẩy kinh doanh: Doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh thấp thì cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn.

- Tính linh hoạt về mặt tài chính: Phần lớn các nhà quản lý tài chính đặt mục tiêu là luôn ở trạng thái sẵn sàng có thể huy động được vốn cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động thậm chí là ngay trong điều kiện xấu. Do vậy, họ muốn duy trì một khả năng vay nợ ở mức độ nhất định.

* Xây dựng cơ cấu tài sản hợp lý

Tương tự nguồn vốn, qua phân tích cơ cấu tài sản của công ty cho thấy tỷ trọng về tài sản ngắn hạn chiếm đa số trong tài sản (trên 96%) trong đó hai khoản mục phải thu khách hàng và hàng tồn kho của công ty chiếm đa số trong tài sản dài hạn. Trong khi đó tài sản dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định chiếm tỷ trọng quá thấp so với một doanh nghiệp xây lắp (chỉ trên 3%) . Hơn nữa Công ty không đầu tư

hiếm tiền. Do đó để có được một cơ cấu tài sản hợp lý công ty cần phải đầu tư hơn vào tài sản cố định, quản lý tốt hơn lượng tiền của đơn vị để có thể tránh được các rủi ro về khả năng thanh toán và tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty bằng cách đầu tư vào các hoạt động đầu tư tài chính nhằm thu lợi nhuận bên cạnh việc sản xuất. Ngoài ra công ty cũng cần tăng cường biện pháp thu hồi công nợ để giảm tỷ trọng khoản phải thu khách hàng. Còn về vấn đề hàng tồn kho công ty nên tổ chức hẳn một phòng marketing phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường. Đây là nhu cầu cấp bách của công ty để xây dựng được chính sách giá cả, chính sách quảng bá chào hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là cơ sở cho công ty đưa ra mức giá cạnh tranh, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và thu được lợi nhuận cao hơn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong cơ chế kinh tế thị trường khốc liệt hiện nay.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w