Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ Trên góc độ về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ tài trợ tài sản (Nguồn vốn) của

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 (Trang 40 - 43)

1.4.1.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn

1.4.2.2 Phân tích tình hình bảo đảm vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ Trên góc độ về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ tài trợ tài sản (Nguồn vốn) của

doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên +

Nguồn tài trợ tạm thời Khi phân tích theo góc độ này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.

Cân bằng tài chính trên còn được biến đổi thành công thức

Tài sản ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời =

Nguồn tài trợ thường xuyên -

Tài sản dài hạn

Về thực chất, nguồn tài trợ tạm thời chính là số nợ ngắn hạn phải trả. Do vậy vế trái của công thức cũng chính là chỉ tiêu “Vốn hoạt động thuần” hay còn gọi là “Vốn kinh doanh thuần”. Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn tối thiểu của doanh nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt động diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp.

Hay nói cách khác ta có cân bằng

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Hoặc

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài hạn Mối cân bằng này có thể xảy ra 3 trường hợp:

- Trường hợp vốn hoạt động thuần <0: Nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và do vậy doanh nghiệp phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Cân bằng tài chính trong trường hợp này được xem là “Cân bằng xấu”. Nếu vốn hoạt động thuần càng nhỏ hơn 0, doanh nghiệp càng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nguy cơ phá sản luôn rình rập.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần = 0: Nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp

này tương đối bền vững, tuy nhiên tính ổn định vẫn chưa cao.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần >0. Nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là “Cân bằng tốt”, an toàn và bền vững.

Ngoài mối quan hệ trên khi phân tích để có nhận xét xác đang và chính xác hơn về tình hình bảo đảm vốn, các nhà phân tích còn sử dụng một số các chỉ tiêu khác như

* Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyênTổng nguồn vốn

(Nguồn: [3], trang 205 )

Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

* Hệ số tài trợ tạm thời

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn

(Nguồn: [3], trang205 )

Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

* Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn

thường xuyên =

Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên

(Nguồn: [3], trang206

Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ thường xuyên, vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

* Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

với tài sản dài hạn Tài sản dài hạn

(Nguồn: [3], trang206

Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, ổn định và bền vững về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

* Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

(Nguồn: [3], trang206

Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, ổn định và bền vững về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w