Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay
của doanh nghiệp =
Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Chi phí lãi vay
(Nguồn: [3], trang 272 )
Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lợi của vốn vay càng tốt, đó là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
* Sức sinh lời của vốn đầu tư (ROI)
Sức sinh lời của vốn đầu tư = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Tổng nguồn vốn bình quân
(Nguồn: [3], trang )
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng 1 đồng nguồn vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn tốt, khi đó ta so sánh với lãi suất tiền vay ngân hàng, chỉ tiêu này cao hơn lãi suất tiền vay ngân hàng đó là động lực giúp các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
* Sức sinh lời của doanh thu thuần (ROS)
Doanh thu thuần
(Nguồn: [3], trang249 )
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích cứ 1 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp tốt.
* Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán
Tỷ suất lợi nhuận so với giá
vốn hàng bán =
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
x 100 Giá vốn hàng bán
(Nguồn: [3], trang 273 )
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn.
* Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng =
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
x 100 Chi phí bán hàng
(Nguồn: [3], trang273 )
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng.
* Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp =
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
x 100 Chi phí quản lý doanh nghiệp
(Nguồn: [3], trang 273 )
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý.
• Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tổng chi phí
tổng chi phí Tổng chi phí
(Nguồn: [3], trang 274 )
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ.
1.5 Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và kiến nghị những biện pháp sửa chữa những thiếu sót trong hoạt động tài chính doanh nghiệp.
1.5.1 Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị gồm hai nội dung chính: Xác định mục tiêu phân tích và Xây dựng chương trình phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu phân tích
Xác định mục tiêu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích cụ thể của từng đối tượng sử dụng thông tin.
Xây dựng chương trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Khi xây dựng chương trình phân tích, cần nêu rõ những vấn đề cơ bản sau đây:
- Xác định mục tiêu phân tích: - Xác định nội dung phân tích. - Phạm vi phân tích.
- Thời gian ấn định trong chương trình phân tích. - Sưu tầm và kiểm tra tài liệu.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích.
- Lựa chọn hệ thống phương pháp phân tích thích hợp.
- Lựa chọn cách kết hợp với các loại hình phân tích phù hợp với nội dung và mục tiêu phân tích đã được đề ra.
- Tổ chức lực lượng cán bộ và phương tiện thực hiện mục tiêu phân tích đã được trình bày trong chương trình phân tích.
- Phân công rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận tham gia trực tiếp, phục vụ, cùng các điều kiện hiện có.
- Tiến độ phân tích.
- Tổ chức các hình thức hội nghị phân tích. - Hoàn thành công việc phân tích.
1.5.2 Giai đoạn thực hiện
Trong giai đoạn thực hiện cần tiến hành những công việc cụ thể sau
Sưu tập tài liệu và xử lý số liệu
Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, việc thu thập và xử lý số liệu trước hết cần đảm bảo tính chính xác, toàn diện và khách quan.
Những tài liệu làm căn cứ phân tích thường bao gồm tất cả các số liệu trên hệ thống báo cáo tài chính. Ngoài ra còn phải thu thập thêm các báo cáo chi tiết về tài sản, nguồn hình thành tài sản, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại hoạt động, từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc từng loại sản phẩm. Thêm vào đó có thể tham khảo thêm các báo cáo bằng lời văn, những nhận định khó khăn, thuận lợi trong hoạt động tài chính nói riêng và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, hoặc có thể phỏng vấn trực tiếp những người quản lý và theo dõi từng mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Sau khi thu thập được đầy đủ những tài liệu, cần phải tiến hành kiểm tra độ tin cậy của những số liệu trên các mặt: Tính hợp pháp của tài liệu; Tính hợp lý đầy đủ và thống nhất; Tính chính xác của số liệu, tài liệu; Cách đánh giá đối với chỉ tiêu giá trị.
Giai đoạn tiếp của quá trình thu thập và kiểm tra thông tin là xử lý các thông tin đã thu thập. Tùy theo mục đích phân tích cụ thể, có thể lựa chọn những thông tin khác nhau và vận dụng các phương pháp xử lý thông tin khác nhau, nhằm tạo ra những thông tin kế toán phù hợp với việc đánh giá thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, đáp ứng cho mọi đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Tính toán, phân tích và dự đoán
pháp phân tích phù hợp, cần xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích.
Các chỉ tiêu có thể được trình bày dưới dạng biểu mẫu, biểu đồ hay đồ thị, hoặc có thể bằng phương trình kinh tế… qua đó có thể vận dụng các phương pháp thích hợp, giúp cho việc đánh giá sâu sắc thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là cơ sở để dự báo, dự đoán xu thế phát triển tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, cần xác định rõ những nguyên nhân và chỉ ra nguyên nhân chủ yếu, thứ yếu, nguyên nhân tổng hợp, cụ thể, nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhân tố số lượng, chất lượng, nhân tố tích cực và tiêu cực… Đây chính là những căn cứ quan trọng để đề xuất những kiến nghị và giải pháp.
Tổng hợp kết quả, rút ra kết luận
Phân tích báo cáo tài chính có thể được tiến hành trên từng báo cáo tài chính hoặc chỉ một số chỉ tiêu nào đó trên một báo cáo tài chính hoặc phân tích các chỉ tiêu có mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính hoặc phân tích toàn diện các mặt hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Song, cuối giai đoạn của quá trình phân tích cần phải tổng hợp lại, đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chung toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoặc phản ánh đúng theo mục tiêu và nội dung phân tích đã được đề ra trong chương trình phân tích.
Trên cơ sở tổng hợp những kết quả đã phân tích cần rút ra những đánh giá, những ưu điểm và những tồn tại, những thành tích đã đạt được, những yếu kém cần khắc phục trong hoạt động tài chính doanh nghiệp.
1.5.3 Giai đoạn hoàn thành
Kết thức quá trình phân tích cần phải hoàn thiện một số các đầu việc:
Lập báo cáo phân tích
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân tích báo cáo tài chính là báo cáo kết quả phân tích. Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa, rút ra từ quá trình phân tích. Việc đánh giá cùng những số liệu minh họa cần nêu rõ cả thực trạng và tiềm năng cần khai thác. Từ đó, cần nêu rõ phương hướng và biện pháp phấn đấu trong kỳ kinh doanh tới. Cuối bản báo cáo phân tích cần đề xuất kiến nghị và chỉ kiến nghị những vấn đề có
liên quan đến việc phân tích. Những kiến nghị đề xuất phải rõ ràng, thiết thực và rất cụ thể kèm theo các điều kiện thực hiện để các kiến nghị đó có thể thực hiện được, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, cũng như thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Hoàn thiện hồ sơ phân tích Hồ sơ phân tích thường bao gồm: - Bản báo cáo phân tích.
- Hệ thống báo cáo tài chính dùng để phân tích.
- Các tài liệu thu thập được qua hệ thống báo cáo tài chính của những năm trước đây, hệ thống thông tin về kinh tế - kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp theo kế hoạch.
- Những báo cáo của các cấp Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể đã thu thập được. Tóm lại, tất cả các báo cáo biểu phân tích tổng hợp, chi tiết, các tài liệu thu thập được có liên quan đến việc phân tích báo cáo tài chính đều được hoàn chỉnh và lưu giữ tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2