Qua bảng phân tích (Bảng 2.11 và Biểu đồ 2.8), ta thấy:
Bảng 2.11: Bảng phân tích sức sinh lời của vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont
STT Các chỉ tiêu 2008 2009 2010
1 Sức sinh lời của doanh thu thuần (LNST/Doanh thu thuần - ROS)
0.045 0.056 0.059
2
Số vòng quay của tài sản
(Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân)
0.854 0.77 0.72
3
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu
(Tổng tài sản bình quân/VCSH bình quân)
8.3 8.7 6.3
4
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (LNST/VCSH bình quân - ROE) = (3 )x(2)x(1)
0.319 0.376 0.268
(Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009, 2010 của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4)
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2010 của công ty là 0.268 tức là một đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào kinh doanh đem lại 0.268 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên so với năm 2008, lợi nhuận sau thuế thu được từ một đồng vốn chủ sở hữu bình quân giảm 0.108 đồng - giảm 29% so với năm 2009.
Sử dụng phương pháp Dupont ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu bình quân
sở hữu VCSH bình quân Tổng TS bình quân Doanh thu thuần
Hay: Sức sinh lời của
vốn chủ sở hữu =
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu X
Số vòng quay của tài sản x
Sức sinh lời của doanh thu thuần
Biểu đồ 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Nhìn vào biểu đồ 2.7 ta thấy Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2009 là 0.376 tăng so với năm 2008 là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn
sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2009 lớn hơn năm 2008 do sự tăng lên của chỉ tiêu hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu và sức sinh lời của doanh thu thuần. Sau đó năm 2010 chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu là 0.268 lại giảm đi so với năm 2009 là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Phân tích theo phương trình Dupont, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2010 thấp hơn năm 2009 do sự giảm đi của chỉ tiêu hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu và số vòng quay tài sản cũng giảm.
Ta thấy Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu thay đổi chủ yếu là do nguyên nhân sự thay đổi của chỉ tiêu hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu là chính. Còn các chỉ tiêu khác có thay đổi nhưng tốc độ không đáng kể và thấp hơn so với tốc độ thay đổi của chỉ tiêu Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân năm 2010 chỉ tiêu này có sự giảm sút rõ rệt vì đây là năm đầu tiên công ty tiến hành đầu tư nâng cấp đầu tư trang thiết bị cơ sở hạ tầng do đó chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng ngay trong năm 2010. Làm cho chỉ tiêu Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi đáng kể. Tuy nhiên trong những năm tới có thế dự đoán chỉ tiêu này sẽ tăng lên nhờ sự phát huy hiệu quả của việc đầu tư trong năm 2010. Có thể thấy chỉ tiêu Sức sinh lời của doanh thu thuần của công ty liên tục tăng từ năm 2008 đến 2010 . Cụ thể năm 2008 là 0.045, năm 2009 tăng lên 0.056 và năm 2010 tăng lên 0.059.
Nguyên nhân chủ yếu việc sức sinh lời của nguồn vốn giảm là do tốc độ tăng của nguồn vốn bình quân lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận (bao gồm lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay). Và nguyên nhân của việc tốc tốc độ tăng của nguồn vốn bình quân lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế cộng chi phí lãi vay trong năm 2010 là do trong năm 2009, công ty đã thực hiện vay vốn để đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tốc độ tăng của nguồn vốn bình quân tăng là do công ty có sự tăng lên nguồn vốn chủ sở hữu lên để hoạt động.
cổ phần vật tư và xây dựng HUD4
STT Chỉ tiêu
Năm Năm 2010 so với Năm
2008 2009 2010 2008 2009
+/- % +/- %
1 Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 0.319 0.376 0.2682 -0.051 84.1% -0.108 71.3%
2 Số vòng quay của vốn chủ sở hữu 7.01 6.677 4.5432 -2.467 64.8% -2.134 68.0%
3 Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp
(LNTT+CPLV)/CPLV 4.02 4.61 4.44 0.42 110.5% (0.17) 96.2%
4 Sức sinh lời của vốn đầu tư (ROI)
(LNTT+CPLV)/NVBQ 0.06 0.07 0.09 0.03 146.8% 0.01 118.2%
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 từ năm 2008 - 2010 trên một số khía cạnh, ta có thể thấy thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của Công ty cụ thể như sau:
- Tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm từ 2008 – 2010, cuối năm 2010 tổng tài sản đạt hơn 997 tỷ đồng, tăng hơn 327 tỷ so với cuối năm 2009, hơn 462 tỷ so với cuối năm 2008. Có thể thấy quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng. Tổng tài sản của công ty có xu hướng ngày càng tăng. Tuy máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản của công ty nhưng so với quy mô hoạt động rộng lớn trên nhiều địa bàn và quy mô sản xuất ngày càng mở rộng thì với năng lực máy móc thiết bị như trên vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh cảu công ty. Tỷ trọng về các khoản phả thu ngắn hạn và tỷ trọng về hàng tồn kho là cao nhất so với tổng tài sản.
- Cơ cấu nguồn vốn của Công ty đang duy trì là khá mạo hiểm, hệ số nợ (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn) cuối năm 2010 mặc dù có giảm so với năm 2008 và năm 2009 nhưng vẫn là quá cao 0.77 trong khi mức trung bình ngành chỉ là 0.51.
- Tình hình bảo đảm vốn trong hoạt động kinh doanh vẫn được duy trì:
Cuối năm 2008, hệ số tài trợ tạm thời của Công ty là 0.878 tức là nguồn tài trợ tạm thời chiếm chủ yếu 87.8% tổng nguồn vốn, 12.2% còn lại là nguồn tài trợ thường xuyên. Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn cuối năm 2008 là 1.11, hệ số lớn hơn 1 (>1) chứng tỏ tài sản ngắn hạn được bù đắp thêm bằng một phần vốn dài hạn. Nhu cầu vốn vay cho hoạt động kinh doanh phát sinh chủ yếu trong ngắn hạn, nên vốn chủ sở hữu chiếm gần 100% trong nguồn vốn thường xuyên.
Đến cuối năm 2009, nguồn tài trợ thường xuyên có tăng nhưng không đáng kể và hệ số tài trợ thường xuyên vẫn chỉ chiếm 14.3%, trong khi đó hệ số tài trợ tạm thời có giảm nhưng vẫn ở mức cao 85.7%. Tuy nhiên ba chỉ tiêu còn lại là hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên luôn chiếm tỷ lệ trên 90%, hệ số giữa vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn cũng đều lớn hơn 3 cho thấy tính độc lập về tài chính và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là cao, và như vậy không phải
Sang năm 2010, các hệ số vẫn có xu hướng thay đổi như năm 2009, tức là hệ số tài trợ thường xuyên thì tăng lên và hệ số tài trợ tạm thời thì giảm đi, cho thấy đơn vị đã quan tâm đến vấn đề ổn định và bền vững về tài chính.
Tóm lại Về cơ cấu nguồn vốn: Hệ số nợ qua các năm giảm chứng tỏ công ty đã chủ động hơn với các nguồn vốn đi vay, sử dụng hợp lý đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên vì công ty liên tục ký hợp đồng với các công trình lớn và với mức vốn chủ sở hữu có nhỏ hơn với quy mô hoạt động. Công ty đã phải tiến hành vay vốn để có thể thực hiện được các công trình đó nên hệ số nợ của công ty vẫn còn cao, chưa thể thấp hơn được. Tuy nhiên trong thời gian tới khi công ty thực hiện xong kế hoạch tăng vốn thì hệ số nợ có khả năng sẽ giảm xuống.
- Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán: Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong năm sau đều tăng hơn năm trước và đều lớn hơn 1. Về Hệ số thanh toán nhanh mặc dù năm 2009 giảm nhẹ so với năm 2008 -0,24 nhưng đến năm 2010 lại tăng lên +0,26 và cao hơn năm 2008. Còn hệ số thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền thì cứ năm sau tăng hơn năm trước với tốc độ cũng tương đối ổn định (Từ 0,03-0,06 lần).
Nhìn chung chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán hiện nay công ty có số liệu về là tương đối tốt so với các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh. Khả năng thanh toán nơ ngắn hạn của công ty tương đối ổn định ở mức trên 1 lần chứng tỏ công ty đã và rất chú trọng trong việc lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng thanh toán tạo uy tín với các tổ chức tín dụng cũng như các đối tác trong khu vực.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đang có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình ngành. Điều này cho thấy khả năng tự bảo đảm, mức độ độc lập về mặt tài chính và khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty trong năm 2010 có sự chuyển biến và đang có chiều hướng phát triển tốt, đi đúng hướng.
hơn mức trung bình ngành rất nhiều nhất là hai loại chỉ tiêu Khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh.
- Khả năng thanh toán dài hạn có sự chuyển biến mạnh mẽ: Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát năm 2009 là 2.42, giảm mạnh so với các năm 2008-2009, nhất là so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009, công ty đã vay dài hạn để đầu tư trang thiết bị và tài sản cố định đã làm cho nợ dài hạn của Công ty tăng đột biến. Điều này cho thấy mức độ rủi ro tài chính, sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào bên ngoài của Công ty.
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh có dấu hiệu giảm sút thể hiện ở một số chỉ tiêu như sau: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của doanh thu thuần giảm xuống. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí năm 2010 có tăng so với các năm 2008 và năm 2009. Tuy nhiên tăng không nhiều và vẫn còn là thấp.
Vềhiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty: Vòng quay của hàng tồn kho năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 (-1.14 lần ) lý do là do trong năm 2009 công ty đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình đã ký hợp đồng, thực hiện mở rộng kinh doanh, thực hiện nhiều dự án mới. Ngoài ra công ty cũng đã thực hiện cân đối lại cơ cấu các công trình và chỉ tập trung vào các công trình có vốn và có hiệu quả để thực hiện. Tuy nhiên sau đó năm 2010 vòng quay của hàng tồn kho đang dần tăng lên (0.04 lần). Vòng quay tài sản của các năm có giảm nhẹ cụ thể năm 2009 giảm so với năm 2008 là 7,81%, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 5,05%, lý do không phải doanh thu của đơn vị giảm đo mà vì quy mô tổng tài sản tăng lên.
Về các chỉ tiêu khả năng sinh lời: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong năm 2009 của công ty tăng cao so với năm 2008. Lợi nhuận tăng kéo theo các chỉ tiêu về khả năng sinh lới của công ty cũng tăng theo. Với việc mở rộng các điạ bàn hoạt động ra khu vực miền Bắc cùng với mở rộng lĩnh vực kinh doanh tạ những ngành nghề có lợi nhuận cao như: Kinh doanh bất động sản, địa chính….dự kiến trong những năm tới khả năng sinh lời của công ty còn có khả năng gia tăng mạnh mẽ hơn
CHƯƠNG 3