Để đạt được điều đó, các doanhnghiệp cần phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trựctiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.. - Kiểm tra
Trang 1TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI
Khoa Kinh tế và quản lý
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIÊT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh PhúcNHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Ngô thị Ngọc
Lớp :QTTC – Khóa 2
Họ và tên giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Hoàng Lan
1 Tên đề tài tốt nghiệp :
Phân tích tình hình tài chính và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài
chính của công ty Cổ Phần Đại Nam
2 Các số liệu ban đầu :
Hà nội ,Ngày … Tháng …….Năm 2012
TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội ,Ngày ….Tháng … Năm2012
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DUYỆT
I NỘI DUNG NHẬN XÉT :
1.Nội dung đồ án :
………:………
………
………
………
2 Hình thức của đồ án ………
….………
………
3 Những nhận xét khác ………
………
………
II.ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM - Nội dung đồ án :………./80
- Hình thức đồ án :…… /20
Tổng điểm : ……./100 (Điểm:………)
Hà Nội ,Ngày ….Tháng … Năm2012 GIÁO VIÊN DUYỆT
Trang 4
MỤC LỤC
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1.1 Tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2 Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp 3
1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 4
1.1.4 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp 5
1.1.5 Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp 5
1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7
1.2.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 7
1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8
1.3 Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 9
1.3.1 Bảng cân đối kế toán 10
1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 10
1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 12
1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 13
1.4 Phương pháp phân tích tài chính 13
1.4.1 Phương pháp so sánh 14
1.4.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ 15
1.4.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont 17
1.5 Nội dung phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp 17
1.5.1 Phân tích khái quát các báo cáo tài chính 18
1.5.2 Phân tích hiệu quả tài chính 22
1.5.3 Phân tích rủi ro tài chính 27
Trang 5PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẠI NAM 32
2.1 Tổng quan về Công ty 32
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển 32
2.1.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 33
2.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 35
2.1.4 Đánh giá chung về công ty và sự cần thiết của đề tài 35
2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 36
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 36
2.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 37
2.2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 39
2.2.4 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 43
2.2.5 Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 45
2.2.6 Phân tích doanh thu 46
2.2.7 Phân tích chi phí 47
2.2.8 Phân tích lợi nhuận 48
2.3 Phân tích hiệu quả tài chính 49
2.3.1 Phân tích khả năng quản lý tài sản 49
2.3.2 Phân tích khả năng sinh lợi 52
2.4 Phân tích rủi ro tài chính 55
2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán 55
2.4.2 Phân tích khả năng quản lý nợ 58
2.5 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính sử dụng đẳng thức Dupont 59
2.5.1 Đẳng thức Dupont thứ nhất 59
2.5.2 Đẳng thức Dupont thứ hai 60
2.5.3 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố đến tỷ suất thu hồi chủ sở hữu 61
Trang 62.6 Đánh giá chung về tình hình tài chính của
Công ty Cổ phần Đại Nam 64
PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NAM 67
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 67
3.2 Biện pháp: Giảm giá vốn bán hàng bằng cách cắt giảm chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí khác 68
3.2.1 Mục đích của biện pháp 68
3.2.2 Căn cứ của biện pháp 68
3.2.3 Nội dung của biện pháp 74
PHẦN KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Hịên nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnhtranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phân kinh tế đã tây ra những khókhăn và thử thách cho các doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, để có thể khẳngđịnh được mình thì mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng nhưkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt được điều đó, các doanhnghiệp cần phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trựctiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại
Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần Đại Nam, căn cứ vào tình hìnhthực tế của công ty, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học, em có nhậnđịnh là công ty chưa quan tâm đến việc phân tích tình hình tài chính Dựa vàonhận định trên cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Hoàng
Lan, em xin chọn đề tài đồ án tốt nghiệp là: "Phân tích tình hình tài chính
và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần Đại Nam"
Mục đích em lựa chọn đề tài này là nhằm củng cố và hệ thống lại nhữngkiến thức đã học, bên cạnh đó em muốn kết hợp những kinh nghiệm thực tế
có được và các phương pháp luận khoa học ứng dụng vào thực tế để phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp Bản đồ án của em gồm 3 phầnchính như sau:
Phần I: Cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần Đại Nam.
Phần III: Đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty
Trang 8cổ phần Đại Nam.
Do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và kiến thức chuyên môn còn hạ chếnên bản đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sựgóp ý, chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý để ản đồ ánđược hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2012
Sinh viên
Ngô Thị Ngọc
Trang 9PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và với mục tiêu thu được lợinhuận cao nhất
Theo quy định của pháp luật hiện hành có những loại hình tổ chức kinhdoanh sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (Điều 4 Luật doanhnghiệp 2005)
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những quan niệm kinh tế biểu hiệnbằng tiền dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sửdụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinhdoanh và các nhu cầu chung của xã hội Nói cách khác, tài chính doanhnghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinhtrong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới cácmục tiêu của doanh nghiệp đó
1.1.2 Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ nắm vững tình hình kiểm soát vốnsản xuất kinh doanh hiện có về mặt hiện vật và giá trị, nắm vững sự biến độngvốn của từng khâu, từng thời gian của quá trình sản xuất để có biện pháp quản
lý và điều chỉnh hiệu quả
Trang 10Ngoài ra, tài chính doanh nghiệp còn có nhiệm vụ tổ chức, khai thác vàhuy động kịp thời các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho quá trình sản xuất kinhdoanh, tránh để cho vốn ứ đọng và kém hiệu quả.
Để thực hiện được các nhiệm vụ này, tài chính doanh nghiệp phảithường xuyên giám sát và tổ chức sử dụng các nguồn vốn vay và vốn tự cócủa doanh nghiệp Tức là, với nguồn vốn nhất định đó phải tạo ra một lượnglợi nhuận lớn dựa trên cơ sở sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có của doanhnghiệp
1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, nhu cầu vốn cho sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp ngày càng lớn Kèm theo đó, các thông tin vềtình hình tài chính của doanh nghiệp cũng trở nên hết sức quan trọng và cầnthiết cho những nhà quản lý để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các công cụ tàichính để huy động vốn và việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Trong điều kiện môi trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đang từngbước thay đổi, Tài chính doanh nghiệp ngày càng có đầy đủ các điều kiện đểphát huy vai trò của mình
Các vai trò của Tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Chủ động trong việc tạo vốn, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Tổ chức sử dụng vốn một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất
- Là một công cụ để kích thích, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Là đòn bẩy quan trọng để kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Trang 111.1.4 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Các chức năng của Tài chính doanh nghiệp baogồm:
- Tạo vốn và đảm bảo nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh:
Doanh nghiệp phải tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huyđộng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm thúc đẩy sự phát triển trongquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Nhà nước phải
hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tạo môi trường hoạt động phong phú để tạovốn và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân
- Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp: Quá trình phân phối
này luôn gắn liền với các đặc điểm vốn có của quá trình sản xuất kinh doanh
và hình thức sở hữu doanh nghiệp
- Kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Phải thực hiện kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, việc thanh toán các khoản nợ với ngân sách,với người bán tín dụng, với cán bộ công nhân viên và kiểm tra việc chấp hành
kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán tín dụng của doanh nghiệp
1.1.5 Các quan hệ tài chính của doanh nghiệp
Gắn với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ là cácquan hệ tài chính của doanh nghiệp Tức là các quan hệ kinh tế của doanhnghiệp biểu hiện dưới hình thức giá trị Các quan hệ kinh tế của doanh nghiệpbao gồm:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: đây là mối quan hệ phát
sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và khi Nhànước góp vốn vào doanh nghiệp
Trang 12Quan hệ doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể
hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ Trên thị trườngtài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắnhạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn.Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho cácnhà tài trợ Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứngkhoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế,
doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác trên thịtrường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động Đây là những thị trường
mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìmkiếm lao động, Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp cóthể xác định nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng Trên cơ sở đó,doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị htoảmãn nhu ccầu của thị trường
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận
sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ,giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn Các mối quan hệ này được thẻhiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chính sáchphân phối thu nhập, chính sách đầu tư chính sách về cơ cấu vốn và chi phívốn, Các mối quan hệ này được biểu hiện qua chính sách tài chính củadoanh nghiệp
- Các quan hệ kinh tế khác của doanh nghiệp: Ngoài các mối quan hệ
kinh tế nêu trên, doanh nghiệp còn có các quan hệ kinh tế với các nhà đầu tư,các nhà quản lý… trong việc quyết định đầu tư hay rút vốn khỏi doanh nghiệp
và mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp tài chính với nhau
Trang 131.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra,đối chiếu, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chínhnhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanhnghiệp Trên cơ sở đó, các nhà quản lý đề ra được các giải pháp để nâng caohiệu quả hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực rất quan trọng,luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp nói riêng và các đối tượng có quyềnkinh tế liên quan đến doanh nghiệp nói chung rất quan tâm Phân tích tìnhhình tài chính luôn được tiến hành trên tất cả các khía cạnh và phát triển vốn.Trong lĩnh vực kế toán, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thườngđược tiến hành tập trung qua phân tích báo cáo tài chính Do đó, phân tíchtình hình tài chính thực chất là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanhnghiệp
Các báo cáo tài chính được soạn thảo theo định kỳ, phản ánh một cách tổhợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả kinhdoanh… bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông tin về kết quả và tìnhhình tài chính của doanh nghiệp cho người lãnh đạo và bộ phận tài chínhdoanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của đơn vị mình, chuẩn bị căn cứlkập kế hoạch cho kỳ tương lai.Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp
mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tàichính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tíchgiúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàndiện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chỉ tiết hoạt động tài chínhdoanh nghiệp
Trang 141.2.2 Vai trò và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Nội dung quan trọng đầu tiên của phân tích Tài chính doanh nghiệpchính là phân tích hiện trạng và tình hình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệpdưới góc độ tài chính, tức là phân tích và đánh giá thông qu các chỉ số tàichính, qua đó rút ra các nhận định tài chính cơ bản về hiệu quả hoạt động, khảnăng tài chính của đơn vị trong hiện tại, làm cơ sở cho việc xây dựng kếhoạch tài chính và hoạch định các chiến lược tài chính trong giai đoạn kế tiếp,đảm bảo đáp ứng kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của doanhnghiệp một cách khả thi và có hiệu quả nhất
Có rất nhiều tổ chức cũng như cá nhân quan tâm đến tình hình tài chínhdoanh nghiệp bao gồm: các nhà quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, kháchhàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng… Tuy nhiên, mỗi tổ chức,mỗi cá nhân sẽ quan tâm ở những khía cạnh khác nhau khi phân tích tình hìnhtài chính doanh nghiệp Do đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệpcũng có những vai trò và ý nghĩa khác nhau đối với từng đối tượng Cụ thể là:
- Với các nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp giúp họ tìm ra các giải pháp tài chính để xây dựng kết cấu tài sản,nguồn vốn thích hợp, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả
- Với chủ sở hữu: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp họ
đánh giá đúng thành quả của các nhà quản lý, hiệu quả sử dụng vốn chủ sởhữu cũng như đánh giá được sự an toàn và tiềm lực tài hcính của đồng vốnđầu tư vào doanh nghiệp
- Với khách hàng, chủ nợ: Phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp
giúp họ đánh giá đúng thành quả của các nhà quản lý, hiệu quả sử dụng vốnchủ sở hữu cũng như đánh giá được sự an toàn và tiềm lực tài chính của đồngvốn đầu tư vào doanh nghiệp
Trang 15- Với khách hàng, chủ nợ: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
giúp họ đánh giá đúng khả năng bảo toàn đồng vốn, khả năng thanh toán vàthời hạn thanh toán trong quan hệ với các doanh nghiệp
- Với các cơ quan quản lý chức năng: thuế, thống kê, phòng kinh tế…
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp đánh giá đúng đắn thực trạngtại chính của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, nhữngđóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình, chính sách kinh tế xãhội
1.3 Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Khi tiến hành phân tích bất cứ một vấn đề nào thì người phân tích cũngcần phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau Đối với phân tích tình hình tàichính doanh nghiệp thì những tài liệu này chủ yếu là các báo cáo tài chính.Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với quản trị doanh nghiệp và là nguồn thôngtin tài chính chủ yếu đối với tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp Các báocáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp màcòn giúp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các báo cáo tài chính quan trọng thường được dùng làm nguồn tài liệu đểphân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là:
- Bảng cân đối kế otán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài các báo cáo tài chính kể trên, khi phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến các thông tin kinh tế, pháp lý,chính sách thuế, lãi suất…
Trang 161.3.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chínhcủa một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đấy là một báo cáotài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thànhtài sản Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợpgiữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn)
Phần tài sản phản ánh quy mô và cơ cấu các loại tài sản hiện có đến thờiđiểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp Về mặtpháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền pháp lý, sửdụng lâu dài, ngắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận
Phần nguồn vốn phản ánh nguồn vốn được huy động vào sản xuất kinhdoanh Về pháp lý, nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng
số vốn đã đăng kí kinh doanh với nhà nước, số tài sản đã hình thành bằngnguồn vốn vay ngân hàng, vốn vay đối tượng khác, cũng như trách nhiệmphải thanh toán với người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, Ngân sách…Như vậy, trong bảng cân đối kế toán ta có các đẳng thức sau:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Hoặc: Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu = tài sản - Nợ phải trả
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho nhà phântích nghiên cứu, đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh,khả năng cân bằng tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh
tế, tài chính của doanh nghiệp
1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phântích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Trang 17Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết
sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trongtương lai Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhàphân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch
vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanhnghiệp Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãihay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tìnhhình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độquản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập trên cơ
sở các tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước ; Sổ kế toántrong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 ; Sổ kế toán các tài khoản 133
“Thuế GTGT được khấu trừ” và tài khoản 333 “Thuế GTGT phải nộp”
Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanhthu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước củadoanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũngcho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳdoanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vàvốn là bao nhiêu Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳtrước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai
Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhànước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không Nếu
Trang 18số thuế còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là không khả quan.
Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp
ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanhnghiệp
1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc
mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụngthông tin của doanh nghiệp Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồnlực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quảkinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗtrong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời cácvấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chingắn hạn của doanh nghiệp Những luồng vào ra của tiền và các khoản coinhư tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sảnxuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền
tệ từ hoạt động bất thường
Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ánh toàn bộdòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản thu thương mại,các chi phí bằng tiền như tiền trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ vàtiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước) tiền thanh toán cho công nhân viên vềlương và BHXH, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, côngtác phí )
Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào vàchi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bao gồmđầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp như hoạt động xâydựng cơ bản, mua sắm Tài sản cố định, đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình
Trang 19thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, đầu tư ngắn hạn và dàihạn Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bánthanh lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, chimua sắm, xây dựng Tài sản cố định, chi để đầu tư vào các đơn vị khác.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thuvào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, nhận vốn liêndoanh, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trả nợ vay Dòng tiền lưu chuyểnđược tính bao gồm toàn bộ các khoản thu, chi liên quan như tiền vay nhậnđược, tiền thu do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền, do phát hành cổ phiếu,trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằngtiền ,thu lãi tiền gửi
1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin vềtình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồngthời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa đượctrình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tàichính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mụctrong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào những số liệu trongcác sổ kế toán kỳ báo cáo ; bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo ; báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh kỳ báo cáo ; thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước,năm trước
1.4 Phương pháp phân tích tài chính
Phương pháp phân tích tài chính là hệ thống các công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong
Trang 20và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tàichính tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chi tiêu tổng quát chung nhằm đánhgiá tình hình tài chính của các doanh nghiệp.
Có rất nhiều phương pháp phân tích Tài chính doanh nghiệp, dưới đây làmột số phương pháp thường hay được sử dụng:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tỉ lệ
- Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Mỗi phương pháp phân tích tài chính đều có các ưu điểm và nhược điểmnhất định Do vậy, khi phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp chúng ta cóthể kết hợp các phương pháp phân tích để có hiệu quả tốt nhất
xu hướng biến động của các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanhnghiệp
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể
so sánh được của các chỉ tiêu tài chính đó là sự thống nhất về không gian, thờigian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán và theo mục đích phân tích màxác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặckhông gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá
Trang 21trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bìnhquân
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ
xu hướng thay đổi về tình hình tài chính, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùitrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ hoàn thành
kế hoạch đã đặt ra của doanh nghiệp
- So sánh giữa số thực hiện của doanh nghiệp với số liệu trung bình củangành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp tốt hay xấu so với các doanh nghiệp khác và với mức trung bình củangành
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so vớitổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi và
xu hướng biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu qua cácniên độ kế toán liên tiếp
Phương pháp so sánh thường được sử dụng kết hợp với phương phápphân tích tỷ số thông qua việc so sánh và phân tích sự biến động của các tỷ sốtài chính qua các năm hoặc so sánh các tỷ số tài chính của doanh nghiệp vớicác tỷ số định mức Khi so sánh cần chú ý rằng việc so sánh chỉ có ý nghĩanếu các chỉ tiêu đem so sánh có cùng nội dung, tính chất và có cùng đơn vịtính toán
Trang 22số chính là sự biến đổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phươngpháp tỷ số yêu cầu phải xác định được ngưỡng, các định mức để nhận xét,đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ số củadoanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu.
Phương pháp này ngày càng được áp dụng phổ biến Bởi vì nguồn thôngtin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ
sở để hình thành những tỷ số tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ sốcủa doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc áp dụng côngnghệ thông tin cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toánhàng loạt các tỷ số
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phânchia thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theocác mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:
- Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: phản ánh khả năng hoàn trả cáckhoản nợ của doanh nghiệp
- Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: phản ánh mức
độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanhnghiệp
- Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: đặc trưng cho việc sử dụng nguồnlực của doanh nghiệp
- Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: phản ánh hiệu quả hoạt động tổnghợp nhất của một doanh nghiệp
Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ từng bộ phậncủa hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau Trong quá trìnhphân tích, tuỳ theo mục tiêu phân tích mà nhà phân tích chú trọng vào cácnhóm tỷ số, các tỷ số khác nhau
Trang 23Phương pháp phân tích tỷ số giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sựbiến động và xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính Tuy nhiên,phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như: việc phân tích đòihỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu chuẩn để làm cơ sở tham chiếu, quy mô dữliệu cho phân tích lớn Hạn chế lớn nhất của phương pháp này đó là mỗi tỷ sốchỉ là một chỉ tiêu độc lập, phản ánh một khía cạnh về tình hình tài chính củadoanh nghiệp tại một thời điểm mà không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi của các hiện tượng tài chính Do đó, nếu đứng độc lập thì các tỷ sốtài chính không có ý nghĩa cho việc phân tích Để khắc phục hạn chế này củaphương pháp phân tích tỷ số, người ta sử dụng phương pháp phân tíchDupont
1.4.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont.
Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp phân tích nhằmđánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổnghợp thành một hàm số của một loạt các biến số
Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được nguyên nhândẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chấtcủa phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi củadoanh nghiệp như lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sauthuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số các chũôi các tỷ số có mối quan
hệ nhân quả với nhau Từ đó có thể thấy được ảnh hưởng của các tỷ số đối với
tỷ số tổng hợp
1.5 Nội dung phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp.
Nội dung chủ yếu của phân tích tình hình Tài chính doanh nghiệp baogồm:
- Phân tích khái quát các báo cáo tài chính
Trang 24- Phân tích hiệu quả tài chính.
+ Phân tích khả năng quản lý tài sản
+ Phân tích khả năng sinh lợi
- Phân tích rủi ro tài chính
+ Phân tích khả năng thanh toán
+ Phân tích khả năng quản lý nợ
- Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
( Sử dụng đẳng thức Dupont)
1.5.1 Phân tích khái quát các báo cáo tài chính
1.5.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu vốn và tài sản là việc xem xét, đánh giá tỷ trọng củatừng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến độngcủa chúng
Để phân tích cơ cấu tài sản, phải xem xét sự biến động của tổng tài sảncũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa số đầu kỳ và số cuối
kỳ, qua đó đánh giá được sự biến động về quy mô, về năng lực kinh doanhcủa công ty Đồng thời, phải xem xét cơ cấu tài sản của công ty đã hợp lý haychưa Khi đánh giá sự hợp lý của cơ cấu tài sản, nhà phân tích cần quan tâmtới tính chất và ngành nghề kinh doanh, xem xét tác động của từng loại tài sảnđến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ
Phân tích cơ cấu vốn là việc xem xét tỷ trọng của các khoản mục nguồnvốn, từ đó đánh giá khái quát khả năng tài trợ về tài chính của công ty, xácđịnh mức độ độc lập, tự chủ trong hoạt động của công ty Nếu nguồn vốn củachủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, điều này cho thấy khảnăng tự đảm bảo về tài chính của công ty là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tàichính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại Tuy nhiên, khi xem xét cần quan
Trang 25tâm tới lĩnh vực hoạt động, chính sách tài trợ của doanh nghiệp để đánh giá cơcấu vốn đã hợp lý hay chưa.
Để phân tích cơ cấu vốn và tài sản cần phải lập bảng phân tích cơ cấuvốn và tài sản Bảng này bao gồm các cột số đầu kỳ, cột số cuối kỳ, cột sốchênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối Trên cơ
sở bảng phân tích cơ cấu này, nhà phân tích tiến hành phân tích và đánh giá
cơ cấu vốn có phù hợp hay không và mức độ độc lập của doanh nghiệp tronghoạt động
Năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp thểhiện ở việc mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.Năng lực này được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư = Tài sản dài hạnTổng tài sản
Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lêntrong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, đây là tín hiệu khả quan củadoanh nghiệp
1.5.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Trên bảng cân đối kế toán, nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện nguồntại trợ và khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Phân tích khái quát về cơ cấu nguồn vốn hướng đến đánh giá nguồn tàitrợ, khả năng tài chính trong quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tươnglai của doanh nghiệp Thông qua sự biến động của các loại nguồn vốn ở mộtdoanh nghiệp, tức là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn qua mỗithời kỳ để thấy được tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn qua mỗithời kỳ để thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn đápứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đồng thời thấy được thực trạng tài chínhcủa doanh nghiệp
Trang 26Số liệu về chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện quyền sửdụng của doanh nghiệp đối với các khoản vốn mà doanh nghiệp đó đa ngquản lý.
- Nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- Vốn chủ sở hữu: Phản ánh toàn bộ nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp,các quỹ và kinh phí sự nghiệp do nhà nước cấp
Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ của doanhnghiệp về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay nhữngkhó khăn thách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu Khả năng này đượcphản ánh thông qua chỉ tiêu Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
- Tài sản cố định
Nguồn vốn dài hạn
- Đầu tư tài chính dằi hạn
- Khoản phải thu dài hạn
Bất động sản đầu tư
- Tài sản dài hạn khác
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trịtài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinhdoanh
Trang 27Có hai mối quan hệ chính như sau:
- Mối quan hệ giữa Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn: Nếu tài sản ngắn
hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu hợp lý thể hiện doanh nghiệp sửdụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Đồng thời nó cũng chỉ ra sự hợp lý trongchu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn Ngược lại, nếu tàisản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì chứng tỏ một phần nguồn vốn ngắn hạn
đã được đầu tư vào tài sản dài hạn Trong trường hợp này, cho dù nợ ngắn hạncho chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi suất thấp hơn nợ dài hạn nhưng dochu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những
vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn
- Mối quan hệ giữa Tài sản dài hạn và Nợ dài hạn: Nếu tài sản dài hạn
lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì đó làđiều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và
cả vốn chủ sở hữu Nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp bởi nợ ngắn hạnthì lại là điều bất hợp lý như đã trình bày ở phần quan hệ giữa Tài sản ngắnhạn và Nợ ngắn hạn Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn thì điều nàychứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn.Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện việc
sử dụng sai mục đích nợ dài hạn Điều đó còn có thể dẫn đến lợi nhuận trongkinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp
1.5.1.4 Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Việc phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu chi phí, lợi nhuậncủa doanh nghiệp giúp cho người phân tích phần nào nhận thức được nguồngốc, khả năng tạo lợi nhuận và xu hướng của chúng trong tương lai Việcphân tích này cần phải kết hợp so sánh chiều ngang và so sánh chiều dọc các
Trang 28mục ở báo cáo kết quả kinh doanh trên cư sở tìm hiểu về những chính sách kếtoán, những đặc điểm và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận lànhằm mục đích trả lời các câu hỏi:
- Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp là có thực hay không
và được tạo ra từ những nguồn nào? Sự hình thành như vậy có phù hợp vớichức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
- Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợpvới đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh củadoanh nghiệp hay không?
1.5.2 Phân tích hiệu quả tài chính
1.5.2.1 Phân tích khả năng quản lý tài sản
Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá cường độ sử dụng haymức quay vòng và mức sản xuất của tài sản trong năvm
- Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hoá tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độtồn kho của các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu Trong một kỳkinh doanh, số quay vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt
Công thức tính vòng quay hàng tồn kho như sau:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá trị hàng tồn kho bình quânDoanh thu thuần
Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳkhông phân biệt đã thu tiền hay chưa và trừ đi phần chi phí hoa hồng triếtkhấu, giảm giá hay hàng hoá bị trả lịa
Trang 29Do giá trị hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán là mức tồn kho tạimột thời điểm cụ thể còn doanh thu thuần là giá trị được tạo ra trong suốt một kỳkinh doanh nên khi tính toán tỷ số vòng quay hàng tồn kho phải sử du ngj mứctồn kho trung bình dựa trên kết quả trung bình cộng của các giá trị tồn kho trong
kỳ Giá trị trung bình của các chỉ tiêu được tính theo công thức chung:
Giá trị bình quân = Số đầu kỳ + Số cuối kỳ
2
- Vòng quay khoản phải thu:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phát sinh các khoản phải thu,phải trả là điều tất yếu Khi các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ doanhnghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều Vì vậy, số vòng quay các khoản phảithu phản ánh khả năng thu hồi vốn trong thanh toán
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay đượcbao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiềnhàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao quá có thể làphương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnhhưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết để thu được khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay khoản phải thu365
Kỳ thu tiền bình quân ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốntrong khâu thah toán Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao, doanh nghiệp cần phảitiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân và giải quyếttình trạng nợ khó đòi
- Vòng quay tài sản ngắn hạn:
Trang 30TSNH là những tài sản dự trữ hoặc trong thanh toán để đảm bảo nhu cầusản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Vòng quay tài sản ngắn hạn = Giá trị TSNH bình quânDoanh thu thuần
Vòng quay TSNH cho biết trong kỳ tài sản ngắn hạn hay vốn lưu độngquay được mấy vòng Nếu số vòng càng cao chứng tỏ TSNH có chất lượngcao, được tận dụng đầy đủ không bị nhàn rỗi trong các khâu của quá trình sảnxuất kinh doanh
Vòng quay TSNH cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm đượcchi phí và giảm được số vốn đầu tư
Vòng quay TSNH thấp là do nhiều nguyên nhân như: tiền mặt nhàn rỗi,thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá nhiều, quản lý vật tưchưa tốt, quản lý hàng chưa đạt yêu cầu
- Vòng quay tài sản cố định:
Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên TSCĐ bình quân củadoanh nghiệp Công thức tỉnh tỷ số này như sau
Vòng quay tài sản cố định = Giá trị TSCĐ bình quânDoanh thu thuần
Giá trị TSCĐ là giá trị thuần của các loại TSCĐ tính theo giá trị ghi trên
sổ sách kế toán, tức là nguyên giá TSCĐ trừ phân hao mòn TSCĐ cộng dồntính đến thời điểm tính
Vòng quay TSCĐ càng lớn phản ánh tình hình hoạt động tốt của doanhnghiệp đã tạo ra mức doanh thu thuần cao hơn so với TSCĐ, mặt khác chứng
tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và pháthuy hết tác dụng
Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lượngTSCĐ kém hoặc không hoạt động đúng công suất
Trang 31- Vòng quay tổng tài sản.
Vòng quay tổng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản củadoanh nghiệp, hoặc thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại baonhiêu đồng doanh thu Vòng quay tổng tài sản được tính theo công thức sau:
Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản bình quânDoanh thu thuần
Tổng tài sản là toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao gồm cảTSNH và TSDH tại thời điểm tính toán
Vòng quay tổng tài sản cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp cóchất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giamgiữ trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Vòng quay tổngtài sản cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao
1.5.2.2 Phân tích khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây lànhững tỷ số quan trọng nhất của doanh nghiệp Các tỷ số về khả năng sinh lợibao gồm:
- Tỷ số sinh lợi nhuận biên hay lợi nhuận trên doanh thu (ROS).
Tỷ số này phản ánh cứ một trăm đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêuđồng lợi nhuận Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay
so sánh với các doanh nghiệp khác Tỷ số này biểu hiện dưới dạng phần trăm
Doanh thu thuần
Sự biến động của tỷ số này được phản ánh sự biến động về hiệu quả hayảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Lợi nhuận thuần là khoản lợi thuận ròng sau khi trừ đi các khoản chi phí,nộp thuế lợi tức
- Sinh lợi cơ sở (BEP)
Trang 32BEP = LN trước lãi vay và thuế x 100
Doanh thu thuầnDoanh lợi trước thuế trên doanh thu cho biết với một trăm đồng vốn đầu
tư vào doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội Doanh thuchỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận thể hiệnchất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp Nếu tỷ số này càng caochứng tỏ vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt
- Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
Khả năng sinh lời của tài sản là khả năng sinh lợi của tổng số vốn doanhnghiệp sử dụng Công thức tính ROA như sau:
ROA = Tổng tài sản bình quânLợi nhuận sau thuế x 100
Tỷ số này phản ánh cức một trăm đồng trong tổng tài sản của doanhnghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này càng cao chứng tỏhiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn
- Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE đo lường mức lợi nhuận trên mức vốn đầu tư của các chủ sở hữu.Công thức ROE được tính như sau:
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanhnghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu ROE ngày càngcao chứng tỏ trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt và ngược lại Đây làchỉ tiêu tài chính quan trọng và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu
1.5.3 Phân tích rủi ro tài chính
1.5.3.1 Phân tích khả năng thanh toán
Để biết được khả năng thanh toán thì người phân tích phải tính được cácchỉ số khả năng thanh toán ở một thời kỳ nào đó của doanh nghiệp Nếu các
Trang 33chỉ số này tốt cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt và ngược lại
sẽ là dấu hiệu doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính
Muốn phân tích được khả năng thanh toán của doanh nghiệp chúng ta sửdụng các tỷ số thanh toán sau:
a Khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số này được xác định bằng công thức:
Khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được chấp nhậnhay không tuỳ thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành mà doanhnghiệp đang kinh doanh Bên cạnh đó, nó cũng được so sánh với các giá trịcủa tỷ số này của doanh nghiệp trong những năm trước đó
b Khả năng thanh toán nhanh
Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanhnghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thờigian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanhkhoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoảnmục này Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanhnghiệp
Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia tài sản quay vòngnhanh cho nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể
Trang 34nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm : tiền, chứng khoán ngắn hạn vàcác khoản phải thu Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trongtổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đem bán Do vậy, tỷ lệ khả năng thanhtoán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụthuộc vào việc bán dự trữ (tồn kho).
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - HTK
Nợ ngắn hạn
c Khả năng thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời được tính bằng cách chia tiền cho nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán tất cả các khoản
nợ của doanh nghiệp ngay lập tức
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này khác nhau tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinhdoanh, nhưng thực tế cho thấy nếu hệ số này 0,5 thì khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp tương đối tốt và ngược lại nếu hệ số này < 0,5 thì doanhnghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán ngay Tuy nhiên, nếu hệ sốnày quá cao lại phản ánh tình trạng vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiềnchậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế sự phát triển của doanhnghiệp
1.5.3.2 Phân tích khả năng quản lý nợ
Mức độ an toàn về tài chính của công ty
Phân tích mức độ an toàn về tìa chính của doanh nghiệp là đánh giá cáckhoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp (hay là cơ cấu nợ ngắn hạn) Cơcấu này thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng chiếm dụng hay bịchiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Khi quan sát
Trang 35nợ phải thu ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn, ta chỉ nhận biết được tình hình
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang chiếm dụng nhiều hay bị chiếm dụngnhiều hơn Vì vậy, khi kết hợp xem xét cơ cấu chi tiết sẽ giúp ta nhận thứcđược tính chủ động hay bị động trong cơ cấu ngắn hạn
Mức độ an toàn về tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua hệ số:
Hệ số nợ = Các khoản phải thu
Các khoản phải traNếu hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốncàng nhiều và ngược lại, nếu hệ số này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang
bị chiếm dụng vốn càng ít Hệ số nợ cao chứng tỏ nguồn vốn của doanhnghiệp bị ứ đọng, không được luân chuyển kịp thời, nhưng hệ số nợ thấp thìrủi ro tài chính lại tăng Tóm lại, hệ số nợ cao quá hay thấp quá đều không tốt
Tỷ số nợ
Nghiên cứu tỷ số tài chính là cơ sở để giúp doanh nghiệp lựa chọn cácquyết định chính xác về việc tìm các nguồn lực tài trợ, ước lượng chi phí tàichính, khả năng chi trả… để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh Khảnăng quản lý vốn vay là một chỉ tiêu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý các nguồn vốn không phải của doanh nghiệp
Tỷ số nợ được tính theo công thức :
Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trảTổng tài sảnTổng số nợ là toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lậpbáo cáo tài chính Các khoản nợ ngắn hạn gồm có các khoản phải trả các hoáđơn mua hàng phải thanh toán, các khoản nợ lương, thuế… Các khoản nợ dàihạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm như; vay dài hạn,trái phiếu, giá trị tài sản thuê mua…
Trang 36Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hay là tổng giátrị toàn bộ kinh phí đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptrong phần bên trái của bảng cân đối kế toán.
1.5.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính dựa trên tỷ lệ so với doanhthu được áp dụng rất hiệu quả công ty Dupont, sau đó được gọi là phươngpháp Dupont, được nhiều nhà quản trị áp dụng trong việc phân tích mối quan
hệ giữa lợi nhuận với các tỷ số khác dựa trên doanh thu
Bất đẳng thức Dupont thứ nhất:
ROA = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu
= ROS x Vòng quay TTS
Để tăng ROA thì có 2 cách là tăng ROS và tăng vòng quay tổng tài sản
Để tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí vàtăng giá bán
Để tăng vòng quay tổng tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cáchgiảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng
ROE = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Tổng TSbq
= ROA xTổng TSbq VCSH
Để tăng ROE thì có hai cách là tăng ROA và tăng tỷ số tổng tài sản bìnhquân trên vốn chủ sở hữu bình quân
Để tăng ROA thì làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất
Để tăng tỷ số tổng tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình quan thì cóhai cách là làm tăng tổng tài sản và giảm vốn chủ sở hữu
Đẳng thức Dupont tổng hợp
Trang 37ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x Tổng TSbq
Các công thức Dupont được xem như tia X - Quang về tài chính củadoanh nghiệp nhằm vạch rõ xem các tỷ lệ then chốt liên kết như thế nào vớinhau để quản trị tổng hợp khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI NAM
2.1 Tổng quan về Công ty
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển
Công ty Cổ phần Đại Nam có trụ sở tại đường Hoàng Quốc Việt, QuậnCầu Giấy, Hà nội Công ty được thành lập từ năm 2005 trên cơ sở hợp nhấtmột số tổ xây dựng dân dụng do tư nhân làm chủ Ban đầu, Công ty đăng kýhoạt động theo hình thức Công ty TNHH nhiều thành viên, sau đó chuyểnthành Công ty Cổ phần Mục tiêu của sự hợp nhất và chuyển đổi loại hình
VCSH
Trang 38(bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị và tiền vốn) để đầu tư cho các hoạtđộng xây lắp dân dụng và công nghiệp ở quy mô lớn hơn.
2.1.1.1 Đặc điểm bộ máy quản lý
Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đứng đầucông ty, điều hành mọi hoạt động của công ty, quyết định và chịu trách nhiệmtrước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trước pháp luật và cán bộ công nhânviên trong Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc - điều hành một sốlĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật
2.1.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời điểm hiện tại
Trong thời điểm hiện nay, Công ty đang hợp tác cùng một số đơn vị kháctrong việc thi công một số công trình quan trọng ở một số địa phương trong cảnước, trong đó có công trình văn phòng Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn La, Vănphòng UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc Công ty cũng vừa hoànthành thủ tục mở thêm Chi nhánh Miền trung đặt tại tỉnh Quảng Ngãi, và Vănphòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Về tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty:
Do đặc thù của ngành xây dựng là thường phải ứng trước một lượng vốntương đối lớn để phục vụ cho thi công công trình nên yêu cầu huy động đượcvốn một cách hợp lý, đồng thời tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả sử dụngvốn luôn được đặt lên hàng đầu trong Công ty Hiện nay, Công ty đang huyđộng vốn từ các nguồn sau đây:
- Vốn chủ sở hữu: do các cổ đông đóng góp bao gồm nhà xưởng, máy
Trang 39móc, thiết bị, tiền vốn
- Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại
- Vốn vay, chủ yếu là vay ngân hàng
2.1.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, đặc biệttrong ngành xây dựng, lao động là một trong các tiêu chuẩn quan trọng để nhàthầu xét thầu Lao động trong ngành xây dựng là nhân tố quyết định nhấttrong quá trình sản xuất so với các ngành khác, bởi vì lao động trong ngànhxây dựng quyết định chất lượng của sản phẩm xây dựng Đội ngũ lao động cótrình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi sẽ làm ra những công trình có chấtlượng tốt, mang đến niềm tin cho người sử dụng Ngược lại, nếu lực lượng laođộng là những người không có trình độ chuyên môn, không có kinh nghiệmthì không thể nào làm ra được những công trình có chất lượng tốt, đời sốngcao và không thể nào lấy được niềm tin của người xét thầu Lao động trongxây dựng thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ và hoạt động trên địabàn rộng khắp, vì vậy số lượng lao động ở công ty cổ phần Đại Nam trong 2năm gần đây có sự thay đổi như ở bảng sau:
Chỉ tiêu Thực hiện 2009
Thực hiện2010
Trang 40HĐ ngắn hạn 48 90
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ số lượng lao động đã tăng lên 60người, trong đó lao động trong biên chế, hợp đồng dài hạn tăng 18 ngườichứng tỏ ngày càng có nhiều người muốn gắn bó lâu dài với công ty, đâycũng là một điểm tích cực trong sự phát triển của công ty
Số lượng nhăn viên đã tốt nghiệp đại học cao đẳng và công nhân kỹ thuậtchiếm 36-40% tổng số lao động trong công ty chứng tỏ trình độ các nhân viêntrong công ty ở mức khá cao
Số lượng lao động nam chiếm 88 - 90% tổng số lao động trong công tycũng là một đặc điểm cơ bản trong ngành xây dựng
Số lượng lao động trong hợp đồng ngắn hạn tăng lên gấp đôi, từ 48 lên
90 người, chứng tỏ năm 2009 công ty sử dụng nhiều lao động bên ngoài đểxây dựng các công trình của mình