Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính đã làm bộc lộ rõ những quan điểm sống của người dân huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa về vấn đề sinh con thứ 3 trở lên. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu là 2 phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với 3 nhóm đối tượng toàn những người phụ nữ có chồng, toàn những người đàn ông đã lấy vợ, và những cán bộ xã. Độ tuổi của đối tượng thảo luận là từ 27-50 tuổi. Với cách chọn đối tượng này, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận được với những thành viên tiêu biểu trong cộng đồng, những quan điểm sống của họ cũng là những quan điểm đại diện cho cộng đồng và có vai trò quyết định đối với hành vi sinh con thứ 3. Mặc dù nghiên cứu không thể tránh được những hạn chế khách quan của phương pháp này như thông tin thu được không phản ánh được tần suất phân bố của các quan niệm, hành vi, hay các thông tin chung chung, thiếu tính khái quát. Nhưng thông qua các cuộc thảo luận, chúng tôi đã thu nhận được những thông tin về cộng đồng một cách nhanh chóng, tạo cơ sở cho việc định hướng những vấn đề quan tâm trong các cuộc phỏng vấn sâu sẽ tiến hành.
Tiếp sau những cuộc thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành 9 cuộc phỏng vấn sâu, với đối tượng là những người phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên, chồng và cha mẹ họ. Vì đã được định hướng qua các cuộc thảo luận nhóm, thông tin thu được từ phỏng vấn sâu đã mô tả một cách rõ ràng hơn, sát thực hơn nhưng thông tin thu được trước đó. Qua đó tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân dẫn đến hành vi sinh con thứ 3 của họ. Tuy nhiên, vì nghiên cứu
37
có hạn về nhân lực và tài chính nên đã không thể tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được nhiều người, do đó thông tin thu được cũng chỉ trong phạm vi một huyện.
4.2. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên ở huyện Thiệu Hóa
Theo kết quả thu thập được từ bản thống kê biến động dân số của trung tâm dân số huyện Thiệu Hóa, năm 2009 có 232 trẻ sinh ra là con thứ 3 trong tổng số 2313 ca sinh của năm, chiếm tỷ lệ sinh là 10,03%. Giảm so với năm 2008 là 0,81% và so với năm 2004 là 5,5%. Đây cũng là tỷ lệ thấp nhất đạt được trong 9 năm ( từ 2001-2009). Khi so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ sinh con thứ 3 của tỉnh Thanh Hóa là 13,27%, chênh nhau 3,24% [8]. Nhưng khi so sánh với báo cáo thường niên về biến động dân số của cả nước, chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch khá lớn, tỷ lệ sinh con thứ 3 của cả nước là 16,9%, nghĩa là chênh nhau 6,87% [9].
Mặc dù tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 giảm, nhưng chúng tôi thấy về số lượng thực tế của năm 2009 ngang bằng năm 2008 là 232 người, không có sự thuyên giảm. Mặt khác, theo số liệu năm 2008 của UNFPA, tỷ lệ sinh con thứ 3 của khu vực Bắc Trung Bộ là 26,5% [8]. Liệu có chăng tình trạng những đứa trẻ sinh ra là con thứ 3 đã không được khai báo một cách đầy đủ.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp và giảm dần ở huyện Thiệu Hóa trong 9 năm cũng phù hợp với nhận định của người dân ở đây. Hầu hết các đối tượng nghiên cứu cho rằng tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở đây thời gian gần đây đã giảm và là trường hợp ít trong cộng đồng. Báo cáo của UNFPA trong “ Thực trạng dân số Việt Nam 2008” cũng cho thấy thực trạng giảm dần tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trong 5 năm qua và cho rằng sự ưa thích 3 con trở lên đã giảm sút [8].
38
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sinh con thứ 3 trở lên 4.3.1. Tư tưởng trọng nam 4.3.1. Tư tưởng trọng nam
Hầu hết các đối tượng được hỏi trong cuộc thảo luận nhóm cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng sinh con thứ 3 là do tư tưởng trọng nam, mong có con trai để nối dõi tông đường, do đó sau khi sinh 2 con gái họ sẽ cố gắng bằng mọi cách để sinh bằng được ít nhất 1 con trai. Tư tưởng này được khẳng định một cách chắc chắn, rõ ràng bởi nhiều đối tượng, ở nhiều lứa tuổi, nhiều địa vị xã hội thể hiện mức độ ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn của nó.
Tư tưởng này được cụ thể hóa bằng các kết quả thu được trong các cuộc phỏng vấn sâu những người trong gia đình có con thứ 3 trở lên, tất cả mọi người đều khẳng định vai trò của tư tưởng trọng nam, phần lớn những người được phỏng vấn cho biết lý do sinh thêm con của họ là do họ chưa sinh được con trai. Quyết tâm sinh bằng được con trai của họ cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với cuộc sống của họ. Theo họ, việc sinh được con trai hay không ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình và tương lai của họ.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu năm 2008 của TCDS- KHHGĐ tại Hà Nội “ Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc quyết định
sinh con thứ 3 trở lên của các cặp vợ chồng ” [4]. Hay như trong nghiên cứu
“phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong trường hợp sinh con thứ 3 trở lên ở
các làng xã ngoại thành Hà Nội. Tìm giải pháp thích hợp” của Ủy ban Dân số
- KHHGĐ Hà Nội năm 1994 [12] cũng đã đánh giá tư tưởng trọng nam ở vùng ven đô là rất nặng nề. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Chính tại làng Giao thuộc tỉnh Hải Dương in trong tạp chí Xã Hội Học số 3 và 4 năm 1999 “Cấu trúc trọng nam trong gia đình và tập quán sinh đẻ của người Việt” cũng cho kết quả tương tự [3]. Điều này khẳng định rằng ảnh hưởng của đạo
39
Khổng trong phong tục tập quán của người Việt là không thể chối cãi, và tương lai cũng không dễ gì thay đổi.
Chính tư tưởng trọng nam đã dẫn đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội luôn có sự chênh lệch so với nam giới. Người phụ nữ luôn chịu áp lực từ nhiều phía như gia đình, dòng họ, làng xóm, cộng đồng, nhưng mạnh mẽ nhất là từ phía gia đình nhà chồng. Bản thân họ cũng tự đặt áp lực lên mình khi nghĩ rằng bổn phận của mình là phải sinh được con trai nối dõi tông đường cho nhà chồng. Người phụ nữ chấp nhận tư tưởng này như một “ số phận”. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy hầu hết các cặp vợ chồng đều mong mỏi có ít nhất một con trai, nếu 2 lần trước họ sinh được con gái thì họ sẽ cố gắng sinh thêm con, và họ sẽ chỉ dừng lại khi họ sinh được con trai. Nghiên cứu của chúng tôi cách nghiên cứu đầu tiên khoảng 15 năm, song kết quả nghiên cứu khẳng định tư tưởng trọng nam vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề trong cuộc sống của các gia đình Việt Nam, nhất là khu vực nông thôn.
4.3.2 Yếu tố kinh tế
Kết quả thu được trong các cuộc thảo luận nhóm cho thấy tình trạng kinh tế khá giả của các gia đình có ảnh hưởng tới quyết định sinh con thứ 3 của họ. Kinh tế gia tăng khiến cho mọi người nghĩ rằng mình vẫn có khả năng nuôi các con ăn học tốt cho dù con cái của họ có đông. Việc ảnh hưởng này chủ yếu liên quan đến vấn đề chọn thời điểm sinh con. Vì dù có kinh tế hay không theo họ quan trọng nhất là họ chưa có con trai, việc tiếp tục sinh con đã tiềm ẩn trong suy nghĩ của họ từ lâu, khi có điều kiện họ quyết định sẽ thực hiện mong muốn của mình. Hầu hết những người được phỏng vấn sâu đã chọn thời điểm sinh con thứ 3 sau khi 2 con của mình đã lớn, và kinh tế của họ đã đỡ khó khăn hơn trước. Do đó, đứa con thứ 3 của họ thường được sinh ra khi tuổi của người mẹ đã cao, thường trên 35 tuổi.
40
Kết quả này phù hợp với kết quả đã thu được trong nghiên cứu “
Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc quyết định sinh con thứ 3 trở lên
của các cặp vợ chồng ” của TCDS-KHHGĐ năm 2008 tại Hà Nội [4]. Trong nghiên cứu này, các tác giả nhận thấy phần lớn các gia đình sinh con thứ 3 trở lên được phỏng vấn ở 4 xã của huyện Từ Liêm đều là những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Điều này có thể là do điều kiện kinh tế của 2 vùng trong thời gian vừa qua đều tăng một cách đáng kể, và do cả 2 địa phương nghiên cứu đều là những vùng ven đô thị.
Tuy nhiên, khi so sánh với kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu “ phân
tích các yếu tố ảnh hưởng trong trường hợp sinh con thứ 3 trở lên ở các làng
xã ngoại thành Hà Nội. Tìm giải pháp thích hợp ” của Ủy ban Dân số -
KHHGĐ Hà Nội năm 1994 lại cho thấy có sự khác biệt [13]. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ những cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên có kinh tế khá giả chiếm 27%, còn ở những gia đình nghèo là 47% gấp 1,7 lần, về tỷ lệ sinh con thứ 5 trở lên gấp gần 3 lần và khẳng định vòng luẩn quẩn của đói nghèo và đông con. Ngược lại, nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy, những gia đình nghèo lại không dám sinh đông con bởi họ sợ không thể nuôi con ăn học được, trong khi những gia đình giàu có có khả năng nuôi con, mong muốn có người thừa kế, quản lý gia sản của họ.
Trong một trang web dành cho những phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên chúng tôi nhận thấy, hầu hết những người phụ nữ này là những người có trình độ văn hóa cao, và kinh tế gia đình khá giả, sống ở thành phố, họ thường có 2 con gái trước đó và đã sinh thêm con thứ 3 hoặc đang có ý định sinh thêm con thứ 3 [16]. Trong một nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại khu vực ven biển miền Bắc Trung Bộ, kết quả cho thấy số con trung bình của một phụ nữ được xếp vào nhóm giàu là 3,5 con. Trong khi con số này ở những phụ nữ thuộc
41
nhóm nghèo là 3 con [5]. Điều này cho thấy một xu hướng mới trong xã hội hiện đại, đông con ở những gia đình giàu có, trình độ văn hóa cao.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, đối tượng sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng di chuyển từ những gia đình nghèo sang những gia đình giàu có. Từ đó cho thấy trong thời gian tới, công tác dân số nên chú trọng hơn vào nghiên cứu và tuyên truyền cho nhóm đối tượng này.
4.3.3 Yếu tố chính sách dân số
Hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều biết về quy định số con mà mỗi cặp vợ chồng được phép sinh và cho rằng chính sách của nhà nước là đúng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, từ sau năm 2003 nhà nước ta đã có sự nới lỏng về số con được phép sinh của mỗi cặp vợ chồng. Theo họ, dù không có văn bản chính thức, nhưng chính sách của nhà nước từ sau năm 2003 không còn quy định số con được phép sinh nữa, và chỉ mới thắt chặt chính sách trong năm 2009 trong pháp lệnh dân số sửa đổi.
Kết quả tương tự cũng có thể thấy trong nghiên cứu“ Nghiên cứu các
yếu tố liên quan đến việc quyết định sinh con thứ 3 trở lên của các cặp vợ
chồng” của TCDS-KHHGĐ năm 2008 tại Hà Nội [4]. Trong nghiên cứu này, người dân của huyện Từ Liêm cho rằng nhà nước đã cho “ đẻ thoải mái”.
Tỷ lệ sinh tăng và ở mức cao trong những năm từ 2003-2006 minh chứng cho những tác động của chính sách dân số. Tỷ lệ sinh con thứ 3 ở đây tăng từ 12,8% năm 2002 lên 15,53 % năm 2005, sau đó giảm dần tới mức 10,03% năm 2009. Và tỷ lệ này luôn ở mức thấp hơn so với trung bình chung cả nước ( từ 16- 20%) [9]. Kết quả trong thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cũng cho thấy xu hướng không muốn sinh quá nhiều con trong cộng đồng. Nguyên nhân của tâm lý này là do người dân muốn sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con cái, đặc biệt là để nuôi con ăn học cho tốt. Điều này cũng có thể thấy được khi so sánh với tổng tỷ suất sinh thấp và liên tục giảm
42
ở Hàn Quốc (1,19 con/ 1 phụ nữ năm 2009) [15], và Ấn Độ (2,7 con/1 phụ nữ năm 2007) [19] khi các quốc gia này không hề có chính sách nào quy định về số con được phép sinh của các cặp vợ chồng.
Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên của người dân ở đây có thể giải thích là do nguyên nhân của tư tưởng trọng nam. Tuy nhiên, trong số những người được phỏng vấn sâu, chỉ có 1 gia đình sinh 4 con, còn lại chỉ là 3 con. Có thể hiện nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các phương pháp hỗ trợ cho lựa chọn giới tính thai nhi đã khiến cho người dân có cơ hội sinh được con trai dù họ chỉ sinh thêm 1 lần, cũng có thể là do có hiện tượng chọn lựa giới tính thai nhi ngay từ những lần sinh trước. Điều này sẽ được chúng tôi bàn thêm trong phần về yếu tố về sinh con theo ý muốn.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới tỷ lệ sinh con thứ 3 ở đây là do các hình thức quản lý những người sinh con thứ 3 chưa thật sự nghiêm minh. Trong số những người sinh con thứ 3 được phỏng vấn, không có gia đình nào bị xử phạt gì. Và khi được hỏi là họ có sợ bị chính quyền xử phạt hay không, hầu hết mọi người nói rằng họ chấp nhận bị xử phạt, hay nói cách khác, việc xử phạt hay không không ảnh hưởng nhiều tới quyết định sinh thêm con của họ. Mặt khác, họ thường là nông dân hoặc buôn bán tự do, do đó họ có thể sinh con thứ 3 mà không sợ bị mất việc hay khai trừ. Lý do họ nghĩ rằng nhà nước cho phép sinh con thứ 3 là do họ nhận thấy những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, thậm chí là Đảng viên cũng chỉ bị xử lý rất nhẹ hoặc không bị xử phạt gì. Theo báo cáo của Trung tâm dân số huyện thì năm 2009 toàn huyện có 6 người sinh con thứ 3 là Đảng viên. Và tất cả những người này đều bị kỷ luật, khai trừ khỏi Đảng, cách chức và bị thuyên chuyển công tác. Tuy nhiên, trong thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu hầu hết mọi người lại cho rằng những người đó không bị xử phạt gì, hoặc có xử phạt thì với họ cũng
43
chỉ là rất nhẹ. Nghiên cứu của chúng tôi đã không thể tiếp cận với đối tượng nào sinh con thứ 3 là Đảng viên hoặc người làm việc trong cơ quan nhà nước.
3.4 Lựa chọn giới tính trước sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi được hỏi về khả năng biết giới tính của thai nhi thì tất cả mọi người đều nói rằng hầu hết phụ nữ mang thai đều biết giới tính của con mình ngay ở thời gian rất sớm, trong vòng 3 tháng đầu. Giới tính của thai chủ yếu được biết thông qua siêu âm. Và dịch vụ siêu âm ở đây thì lại khá phổ biến, kể cả trong bệnh viện lẫn ngoài phòng khám tư nhân. Theo họ, nếu người nào muốn chọn lựa giới tính của con thì đều thành công. Phương pháp để họ chọn lựa phổ biến nhất là khi siêu âm, nếu thấy đó là con gái thì họ sẽ nạo bỏ cái thai đó đi. Dịch vụ nạo phá thai trên toàn quốc nói chung và ở địa phương nói riêng là khá dễ dàng. Mọi người có thể nạo phá thai ở cả các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân. Lý do họ nạo thai được đưa ra phổ biến nhất là do thai không khỏe. Cũng qua nghiên cứu, hầu hết mọi