Việc phát triển các thông tin, tư vấn và dịch vụ thực hiện các biện pháp sinh con theo ý muốn đã tạo niềm tin sẽ sinh được con trai. Điều này có tác động rất lớn đến quyết định sinh con thứ 3 của các cặp vợ chồng.
“Nếu mà gia đình người ta có 2 con gái rồi ý, người ta muốn sinh
thêm 1 con thứ 3 đương nhiên là người ta sẽ dùng một cái biện pháp gì đó để
mà sinh được con trai. Vậy thì phải đến 90-95% là người ta sẽ sinh được con
trai” (TLN, nữ 27 tuổi, 1 con trai).
Khi được hỏi về phương pháp tìm hiểu giới tính thai nhi trước sinh, hầu hết mọi người trả lời nhờ siêu âm. Việc biết giới tính thai nhi ở đây là khá dễ dàng và sớm.
“Tất cả mọi người có thai đều đi siêu âm hết,8 tuần là đi siêu âm rồi
” (TLN, nữ 45 tuổi, 1 con trai).
“Tùy trường hợp nếu mà họ đã có 2 con gái rồi thì ít trường hợp người ta để lắm thường thường sinh con thứ 3 là muốn có con trai, nên là họ
theo ý muốn, còn một số trường hợp không phải là con trai là do họ vỡ kế
hoạch hoặc không có điều kiện theo nên mới là con gái thôi” (TLN, nữ 32 tuổi, 2 con trai, 1 con gái).
Tuy nhiên, việc phỏng vấn về vấn đề lựa chọn gới tính thai nhi là một việc nhạy cảm. Hầu hết những người được phỏng vấn sâu đều không nhận là mình có lựa chọn giới tính thai nhi, không nạo bỏ thai khi biết đó là thai gái.
“Sinh thêm đứa thứ 3 vì là tôi 2 đứa con gái rồi thì đứa thứ 3 phải đi
siêu âm, thì người ta nói rằng nay càng ngày càng tiến tới rồi, tháng phải đi
kiểm tra 1 lần, tôi cũng phải đi kiểm tra đều đặn, và có được cái thằng thì tôi
33
là gái thì cái đó cũng là tùy từng trường hợp vì tôi cũng chửa là chửa 5 lần
rồi. Đẻ 3 đứa là 3 đứa. Nếu thai yếu, không khỏe có thể là tôi làm. Còn nếu thai đảm bảo khỏe mạnh thì tôi vẫn giữ lại để đẻ” (PVS, nữ 36 tuổi, 2 con gái, 1 con trai).
Hoặc có thể khi siêu âm biết là con gái rồi, nhưng vì quan niệm truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nên những người phụ nữ này sẽ không nạo thai. Họ sẽ sinh cho đến khi có được con trai thì thôi:
“ Ở cái lần sinh đầu tiên thì tâm lý của người phụ nữ thì ai cũng thích
mẹ tròn con vuông, chứ không ai có ý là muốn sinh con trai hay con gái, kể cả
đứa thứ 2. Đếnđứa thứ 3 cũng không, đẻ là cứ để đẻ thôi” ( PVS, nữ 40 tuổi, 3 con gái, 1 con trai).
3.3.5 Một số yếu tố khác liên quan đến việc các cặp vợ chồng quyết định sinh thêm con thứ 3
Yếu tố thất bại khi sử dụng BPTT
Đây cũng là một lý do được mọi người đưa ra để lý giải về việc sinh con thứ 3. Tuy nhiên trong số những người sinh con thứ 3 được phỏng vấn không có ai nói rằng mình sinh con vì thất bại của các biện pháp tránh thai.
“Có những người có khi là người ta đặt vòng thì đến ngày đó thì hắn
cũng quá thời hạn rồi thì họ chưa thay được thì cũng có những cái ngoài ý muốn, nói chung là về nông thôn thì họ cũng có nhiều bởi vì họ cũng ko có đi khám định kì thì hoặc là người ta cũng không có thời gian để mà đi làm
những thứ như là ở thành phố” (TLN, nữ 32 tuổi, 2 con trai, 1 con gái).
“...mệt quá nên hắn tụt vòng ra ko biết ” (TLN, nữ 30 tuổi, 1 con trai,
1 con gái).
Mặc dù các ý kiến đưa ra sau đây không phải là những ý kiến điển hình để giải thích cho tình trạng sinh con thứ 3. Song những ý kiến này cũng rất đáng quan tâm.
34
Tâm lý thích gia đình đông con
Khi phỏng vấn 1 phụ nữ có 2 con trai, và 1 con gái, chị nói rằng vợ chồng chị muốn sinh thêm con vì họ muốn gia đình mình có đông con.
“ Nói chung nhà có thì cũng không có, chỉ đủ ăn thôi. Nếu mà kinh tế gia đình không lên thì cũng rứa. Bây giờ chúng nó vất vả một tý, nhưng mà sau này có anh có em. Ăn dưa cà mà anh em quây quần còn hơn là ăn cơm cá cơm thịt mà không có ai. Sau vô công việc có anh có em nó vui” (PVS, nữ 38 tuổi, 2 con trai, 1 con gái).
“ Nhiều nhà có nghĩa là có 1 trai 1 gái, đến khi người ta lại nói là khi
vô công việc thì lại bảo là ít quá thế là lại đẻ thêm 1 đứa nữa cho có anh có
em”(TLN, nữ 30 tuổi, 1 con trai, 1 con gái).
Một số yếu tố khác
Trong trường hợp người phụ nữ này lại cho rằng, nhà cửa mình rộng, có thể sinh nhiều con mà vẫn có đủ chỗ ở cho con cái của mình. Mặt khác, mê tín cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý muốn sinh thêm con.
“ Nhà đất đai thì rộng, anh em thì ít,anh bảo đẻ thêm một đứa nữa. Nếu mà đứa tiếp theo là con trai thì lại phải đẻ thêm một đứa nữa. Vì người
ta bảo là tam nam thì bất phú, 3 đứa con trai là không được, bắt buộc là phải
có 4. Nhiều trường hợp nhà có 3 con trai, nhà nó có 1 cái vận gì đó rất đen”
(PVS, nữ 38 tuổi, 2 con trai, 1 con gái)
Một tâm lý nữa được nhắc đến trong cuộc thảo luận nhóm là sợ rủi ro, nhiều người lo sợ những tệ nạn xã hội, tai nạn có thể ảnh hưởng tới những đứa con của họ, tới tương lai gia đình họ. Do đó họ sinh thêm con.
“Thường thường đẻ con thứ 3 ở thành phố nhiều hơn là nông thôn.
Mình cứ ra thành phố thường là thành phố bật con thứ 3 nhiều hơn là nông
thôn vì người ta sợ con nghiện ngập rồi hư hỏng, nên là nông thôn lại là ít
35
Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu này có thể thấy rằng tư tưởng trọng con trai vẫn còn nặng nề trong các gia đình ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Mỗi gia đình có một hoàn cảnh, một điều kiện kinh tế, song việc sinh thêm con thứ 3 của họ vẫn chỉ nhằm có được một cậu con trai. Những câu trả lời của những người dân địa phương và những người trong cuộc ( sinh con thứ 3 trở lên) đã mô tả được cuộc sống của dân nơi đây, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ. Họ bị ràng buộc rất nhiều sau khi lấy chồng : có những trường hợp bị áp lực từ chồng, nhà chồng và ngay từ bản thân họ là phải sinh bằng được ít nhất 1 con trai để nối dõi tông đường, đặc biệt là khi chồng họ là con trưởng trong gia đình. Họ lo sợ việc không sinh được con trai sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình họ, ảnh hưởng tới tương lai của họ khi về già. Việc được tôn trọng hơn trong xã hội, hay lo sợ những rủi ro có thể xảy ra đối với gia đình, con cái cũng là một động lực để họ sinh thêm con. Tất cả những áp lực này đối với người phụ nữ nông thôn không phải gần đây mới có mà đã tồn tại từ lâu đời nay. Song, những năm gần đây sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, và dịch vụ sinh con theo ý muốn đã tạo cho người phụ nữ ở nông thôn “niềm tin” rằng họ sẽ sinh được con trai nếu họ sinh thêm con. Hơn nữa, điều kiện kinh tế khá hơn cùng với sự hỗ trợ của nhà nước cũng giúp họ cảm thấy có điều kiện chăm sóc, nuôi con nếu họ sinh thêm con. Ngoài ra, do sự thiếu chặt chẽ của nhà nước trong xây dựng các văn bản luật, cùng với sự thiếu mạnh mẽ trong xử phạt những người vi phạm đã khiến cho những người chưa sinh được con trai có cớ để tiếp tục sinh con thứ 3.
36
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu
Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính đã làm bộc lộ rõ những quan điểm sống của người dân huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa về vấn đề sinh con thứ 3 trở lên. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu là 2 phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu.
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với 3 nhóm đối tượng toàn những người phụ nữ có chồng, toàn những người đàn ông đã lấy vợ, và những cán bộ xã. Độ tuổi của đối tượng thảo luận là từ 27-50 tuổi. Với cách chọn đối tượng này, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận được với những thành viên tiêu biểu trong cộng đồng, những quan điểm sống của họ cũng là những quan điểm đại diện cho cộng đồng và có vai trò quyết định đối với hành vi sinh con thứ 3. Mặc dù nghiên cứu không thể tránh được những hạn chế khách quan của phương pháp này như thông tin thu được không phản ánh được tần suất phân bố của các quan niệm, hành vi, hay các thông tin chung chung, thiếu tính khái quát. Nhưng thông qua các cuộc thảo luận, chúng tôi đã thu nhận được những thông tin về cộng đồng một cách nhanh chóng, tạo cơ sở cho việc định hướng những vấn đề quan tâm trong các cuộc phỏng vấn sâu sẽ tiến hành.
Tiếp sau những cuộc thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành 9 cuộc phỏng vấn sâu, với đối tượng là những người phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên, chồng và cha mẹ họ. Vì đã được định hướng qua các cuộc thảo luận nhóm, thông tin thu được từ phỏng vấn sâu đã mô tả một cách rõ ràng hơn, sát thực hơn nhưng thông tin thu được trước đó. Qua đó tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân dẫn đến hành vi sinh con thứ 3 của họ. Tuy nhiên, vì nghiên cứu
37
có hạn về nhân lực và tài chính nên đã không thể tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được nhiều người, do đó thông tin thu được cũng chỉ trong phạm vi một huyện.
4.2. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên ở huyện Thiệu Hóa
Theo kết quả thu thập được từ bản thống kê biến động dân số của trung tâm dân số huyện Thiệu Hóa, năm 2009 có 232 trẻ sinh ra là con thứ 3 trong tổng số 2313 ca sinh của năm, chiếm tỷ lệ sinh là 10,03%. Giảm so với năm 2008 là 0,81% và so với năm 2004 là 5,5%. Đây cũng là tỷ lệ thấp nhất đạt được trong 9 năm ( từ 2001-2009). Khi so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ sinh con thứ 3 của tỉnh Thanh Hóa là 13,27%, chênh nhau 3,24% [8]. Nhưng khi so sánh với báo cáo thường niên về biến động dân số của cả nước, chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch khá lớn, tỷ lệ sinh con thứ 3 của cả nước là 16,9%, nghĩa là chênh nhau 6,87% [9].
Mặc dù tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 giảm, nhưng chúng tôi thấy về số lượng thực tế của năm 2009 ngang bằng năm 2008 là 232 người, không có sự thuyên giảm. Mặt khác, theo số liệu năm 2008 của UNFPA, tỷ lệ sinh con thứ 3 của khu vực Bắc Trung Bộ là 26,5% [8]. Liệu có chăng tình trạng những đứa trẻ sinh ra là con thứ 3 đã không được khai báo một cách đầy đủ.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 thấp và giảm dần ở huyện Thiệu Hóa trong 9 năm cũng phù hợp với nhận định của người dân ở đây. Hầu hết các đối tượng nghiên cứu cho rằng tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở đây thời gian gần đây đã giảm và là trường hợp ít trong cộng đồng. Báo cáo của UNFPA trong “ Thực trạng dân số Việt Nam 2008” cũng cho thấy thực trạng giảm dần tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trong 5 năm qua và cho rằng sự ưa thích 3 con trở lên đã giảm sút [8].
38
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sinh con thứ 3 trở lên 4.3.1. Tư tưởng trọng nam 4.3.1. Tư tưởng trọng nam
Hầu hết các đối tượng được hỏi trong cuộc thảo luận nhóm cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng sinh con thứ 3 là do tư tưởng trọng nam, mong có con trai để nối dõi tông đường, do đó sau khi sinh 2 con gái họ sẽ cố gắng bằng mọi cách để sinh bằng được ít nhất 1 con trai. Tư tưởng này được khẳng định một cách chắc chắn, rõ ràng bởi nhiều đối tượng, ở nhiều lứa tuổi, nhiều địa vị xã hội thể hiện mức độ ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn của nó.
Tư tưởng này được cụ thể hóa bằng các kết quả thu được trong các cuộc phỏng vấn sâu những người trong gia đình có con thứ 3 trở lên, tất cả mọi người đều khẳng định vai trò của tư tưởng trọng nam, phần lớn những người được phỏng vấn cho biết lý do sinh thêm con của họ là do họ chưa sinh được con trai. Quyết tâm sinh bằng được con trai của họ cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với cuộc sống của họ. Theo họ, việc sinh được con trai hay không ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình và tương lai của họ.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu năm 2008 của TCDS- KHHGĐ tại Hà Nội “ Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc quyết định
sinh con thứ 3 trở lên của các cặp vợ chồng ” [4]. Hay như trong nghiên cứu
“phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong trường hợp sinh con thứ 3 trở lên ở
các làng xã ngoại thành Hà Nội. Tìm giải pháp thích hợp” của Ủy ban Dân số
- KHHGĐ Hà Nội năm 1994 [12] cũng đã đánh giá tư tưởng trọng nam ở vùng ven đô là rất nặng nề. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Chính tại làng Giao thuộc tỉnh Hải Dương in trong tạp chí Xã Hội Học số 3 và 4 năm 1999 “Cấu trúc trọng nam trong gia đình và tập quán sinh đẻ của người Việt” cũng cho kết quả tương tự [3]. Điều này khẳng định rằng ảnh hưởng của đạo
39
Khổng trong phong tục tập quán của người Việt là không thể chối cãi, và tương lai cũng không dễ gì thay đổi.
Chính tư tưởng trọng nam đã dẫn đến vai trò của người phụ nữ trong xã hội luôn có sự chênh lệch so với nam giới. Người phụ nữ luôn chịu áp lực từ nhiều phía như gia đình, dòng họ, làng xóm, cộng đồng, nhưng mạnh mẽ nhất là từ phía gia đình nhà chồng. Bản thân họ cũng tự đặt áp lực lên mình khi nghĩ rằng bổn phận của mình là phải sinh được con trai nối dõi tông đường cho nhà chồng. Người phụ nữ chấp nhận tư tưởng này như một “ số phận”. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy hầu hết các cặp vợ chồng đều mong mỏi có ít nhất một con trai, nếu 2 lần trước họ sinh được con gái thì họ sẽ cố gắng sinh thêm con, và họ sẽ chỉ dừng lại khi họ sinh được con trai. Nghiên cứu của chúng tôi cách nghiên cứu đầu tiên khoảng 15 năm, song kết quả nghiên cứu khẳng định tư tưởng trọng nam vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề trong cuộc sống của các gia đình Việt Nam, nhất là khu vực nông thôn.
4.3.2 Yếu tố kinh tế
Kết quả thu được trong các cuộc thảo luận nhóm cho thấy tình trạng kinh tế khá giả của các gia đình có ảnh hưởng tới quyết định sinh con thứ 3 của họ. Kinh tế gia tăng khiến cho mọi người nghĩ rằng mình vẫn có khả năng nuôi các con ăn học tốt cho dù con cái của họ có đông. Việc ảnh hưởng này chủ yếu liên quan đến vấn đề chọn thời điểm sinh con. Vì dù có kinh tế hay không theo họ quan trọng nhất là họ chưa có con trai, việc tiếp tục sinh con đã tiềm ẩn trong suy nghĩ của họ từ lâu, khi có điều kiện họ quyết định sẽ thực hiện mong muốn của mình. Hầu hết những người được phỏng vấn sâu đã chọn thời điểm sinh con thứ 3 sau khi 2 con của mình đã lớn, và kinh tế của