Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 145 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
145
Dung lượng
1,42 MB
Nội dung
Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 1 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU I. MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG I.1. Môi trường Theo nghĩa rộng nhất thì “Môi trường” là tập hợp tết cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng đến một vật thể hay một sự kiện. Bất cứ một vật thể hay một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường . Khái niệm chung như vậy về môi trường được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và từng mục đích nghiên cứu. Thực chất, khí quyển, thuỷ quyển và thạch quyển tồn tại trước khi sự sống xuất hiện trên hành tinh chúng ta. Nhưng chỉ khi các cơ thể sống xuất hiện trong mối tương tác với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành môi trường. Có nghĩa là chỉ có các cơ thể sống mới có môi trường. Môi trường không chỉ gồm các điều kiện vật lý mà còn bao gồm cả các sinh vật cùng sống. Trong đó đối với các cơ thể sống thì “môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đối với con người thì “môi trường sống của con người” là tổng hợp những điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và của từng cộng đồng con người. Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó Hệ mặt trời và Trái đất là những bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Theo quan điểm về môi trường hiện đại thì Trái đất có thể xem như một con tàu vũ trụ lớn mà loài người là những hành khách. Về mặt vật lý, Trái đất gồm có thạch quyển-chỉ phần rắn của Trái đất từ bề mặt đất đến độ sâu khoảng 60km; thuỷ quyển được tạo nên bởi các đại dương, biển, ao, hồ, băng tuyết và các vùng nước khác; khí quyển với không khí và các loại khí khác bao quanh mặt đất. Về mặt sinh học, trên Trái đất có sinh quyển bao gồm các cơ thể sống và những bộ phận của thạch quyển, thuỷ quyển và khí quyển tạo thành môi trường sống của các cơ thể sống. Khác với các “quyển” vật chất vô sinh, trong sinh quyển, ngoài vật chất, năng lượng còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc, cơ chế tồn tại và phát triển của các vật sống. Dạng thông tin ở mức độ phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ của con người, có tác độ ng ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của Trái đất. Từ nhận thức đó đã hình thành khái niệm về “trí quyển” bao gồm những bộ phận trên Trái đất, tại đó có những tác động trí tuệ của con người. Những thành tựu mới nhất về khoa học và kỹ thuật cho thấy rằng, trí quyển đang thay đổi một cách nhanh chóng và sâu sắc và phạm vi tác động ngày càng mở rộng, k ể cả ngoài phạm vi Trái đất. Về mặt xã hội, các cá thể con người họp lại thành gia đình, cộng đồng, bộ tộc, quốc gia, xã hội, theo những loại hình, phương thức và thể chế khác nhau. Từ đó tạo nên các mối quan hệ, các hình thái tổ chức kinh tế-xã hội có tác động mạnh mẽ tới môi trường vật lý và môi trường sinh học. "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Tuỳ theo mục đích và nội dung nghiên cứu, khái niệm chung về “Môi trường sống của con người” còn được phân thành “Môi trường thiên nhiên”; “Môi trường xã hội” và “Môi trường nhân tạo”. * Môi trường t ự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 2 - mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. * Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. * Môi trường nhân tạo, bao gồm tết cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo Môi trường sống của con người có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Môi trường theo nghĩa rộng là tết cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tết cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. I.2. Các chức năng của môi trường Đối với con người, môi trường hiểu theo nghĩa rộng có các chức năng sau : • M ôi trường có chức năng vật mang • Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật • Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. • Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. • Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. • Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người? Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người bởi vì chính môi trường trái đất là nơi: - Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 3 - - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v. - Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác. I.3. Tác động của con người đến môi trường a) Mối quan hệ giữa dân số và môi trường Hiện tại, nhân loại đang phải đối mặt với bốn vấn đề lớn : bảo vệ hoà bình; bùng nổ dân số; ô nhiễm môi trường và sự nghèo đói. Trong đó vấn đề bùng nổ dân số được coi là nguyên nhân chung của ba hiểm hoạ trên, đặc biệt trở nên cấp bách, nhất là đối với những nước đang phát triển, đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá như ở nước ta. Sự tăng dân số trên Trái đất đã đặt sinh quyển vào tình trạng khủng hoảng. Theo các tài liệu dân số trên hành tinh chúng ta ở vào thời kỳ cuối của 8.000năm trước công nguyên không quá 5 triệu người và họ sống nhờ vào “quà tặng của thiên nhiên”. Cùng với sự phát triển của nghề trồng trọt và chăn nuôi, dân số cũng tăng lên. Tới đầu kỷ nguyên mới, dân số ít nhất cũng đạt 200 triệu người và năm 1650 là gần 500 triệu người. Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học đã khắc phục được nhiều loại bệnh tật. Năm 1919, vi khuẩn cúm đã giết chết 25 triệu người. Tốc độ tử vong giảm từ 25% năm 1935 xuống 12,7% năm 1980 do sự tiến bộ của y học. Sự tiến bộ này trong ngành y học và dược học đã góp phần to lớn cho việc kéo dài tuổi thọ của loài người. Từ năm 1650 đến năm 1950, dân số thế giới tăng lên 4 tỷ người và đến năm 1989 dân số tăng lên 1 tỷ người nữa. Có thể nói 90% dân số tăng lên là do sự đóng góp của các nước chưa phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, năm 1945 cả nước có khoảng 25 triệu người, năm 1985 có 60 triệu người. Đến năm 1989 lên đến 65,5 triệu người và năm 1992 là 70 triệu người, năm 1996 là 76 triệu người. Tính đến năm 2005, dân số vào khoảng gần 82 triệu người. Theo Tổng cục thống kê chỉ tính riêng cuối năm 1992 trong số 70 triệu người thì có 43,6 triệu là thuộc thế hệ trẻ (chiếm 62,2% dân số cả nước). Thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi là 18,6 triệu (chiếm 26,6% dân số). Trong số này có 9,5 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Như vậy nếu như trong vòng 41 năm dân số thế giới tăng lên gấp đôi thì ở Việt Nam chỉ cần 33 năm cũng đạt tỷ lệ như vậy. Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường, đến việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến những nhu cầu của con người về một cuộc sống đầy đủ và văn minh. Theo số liệu của Viện tài nguyên Thế giới, năm 1993 mật độ dân số bình quân là 44 người/km 2 . Diện tích bình quân đầu người ở Châu Âu là 0,91ha; Châu Á là 0,81ha. Trong mấy thập kỷ qua, đất đai toàn thế giới tăng bình quân là 1,8%/năm, trong đó Châu Á tăng 1,3%. Như vậy tỷ lệ đất trồng trọt tăng bằng tỷ lệ dân số, riêng Châu Á thì tỷ lệ đất trồng trọt tăng chậm hơn so với tỷ lệ tăng dân số. b) Dân số và đất đai Ở Việt Nam, với hơn 33 triệu ha đất đai tự nhiên, đứng thứ 55 trong tổng số 200 nước trên toàn thế giới nhưng dân số đông vào thứ 12. Thế nhưng, do việc đô thị hoá và phát triển công nghiệp, dịch vụ nên hàng năm đất canh tác mất khoảng 10.000ha, cho các nghĩa trang khoảng 100ha. Từ năm 1978 đến nay có 130.000ha được sử dụng cho thuỷ lợi; 62.000ha giao cho giao thông; 22.800ha cho xây dựng công nghiệp và hàng trăm ha cho xây dựng trường học, trạm xá. Do đó, diện tích đất nông lâm nghiệp theo đầu người ở nước ta giảm sút nhanh chóng (Bảng 1). Đất chật người đông tết sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nếu như không có biện pháp giải quyết hữu hiệu và đồng bộ. Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 4 - Bảng 1 : Bình quân diện tích đất theo đầu người (m 2 /người) Năm Đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất canh tác Đất lâm nghiệp 1980 6.419 1.318 1.317 1.800 1985 5.517 1.159 938 1.610 1990 5.139 1.086 892 1.458 c) Dân số và nhu cầu về nước Dân số tăng nhanh, công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì nhu cầu sử dụng nước cũng tăng theo. Hiện nay, việc thiếu nước sạch ở nhiều quốc gia đã trở nên triền miên và nghiêm trọng. Các bề mặt sông suối, ao hồ bị giảm mạnh, các nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải đổ ra. Một số con sông có nguy cơ thay đổi dòng chảy do rừng bị phá bừa bãi, xây dựng các công trình không theo quy hoạch. Những năm đầu của thế kỷ 20, lượng nước dùng cho nông nghiệp chỉ mới ở mức 500km 3 , nhưng đến năm 2000 lại đạt khoảng 3.300km 3 . Ở nước ta, nhìn chung nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào và phong phú, nhưng cũng đang bị đe doạ nhiễm bẩn do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ 12.800 m 3 /người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m 3 /người vào năm 2000 và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500 m 3 /người vào khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3.970 m 3 /người) và 1,4 lần so với thế giới (7.650 m 3 /người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ: 5.000 m 3 /người đối với các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã và chỉ đạt 2.980 m 3 /người ở hệ thống sông Đồng Nai. Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4.000 m 3 /người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2.000 m 3 /người thì thuộc loại hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụ ng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất 75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km 3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km 3 (năm 1990) và 60 km 3 năm 2000 (chiếm 85%). Dự tính rằng, chỉ riêng nước dùng cho sinh hoạt đến năm 2010 là 1.000.000m 3 /ngày và đến năm 2020 nhu cầu dùng cho sinh hoạt ở gia đình và sinh hoạt công cộng, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp sẽ lên đến 11.000.000m 3 /ngày đêm (Bảng 2). Bảng 2 : Tỷ lệ và tiêu chuẩn được cấp nước sạch của 8 vùng tính đến năm 1997 Stt Vùng Tỷ lệ % được cấp nước sạch Tiểu chuẩn lít/người/ngày 1 Vùng núi phía Bắc 21 15-20 2 Vùng trung du Bắc Bộ 20 20-40 Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 5 - 3 Vùng Tây Nguyên 28 15-30 4 Vùng Bắc Trung bộ 40 20-40 5 Vùng duyên hải Miền Trung 42 20-40 6 Vùng đồng bằng sông Hồng 48 30-60 7 Vùng Đông Nam Bộ 25 25-60 8 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 50 20-40 Số liệu của bảng cho thấy tỷ lệ % được cấp nước sạch ở những vùng khác nhau thì khác nhau và chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng. Nếu so sánh với một số quốc gia khác thì Việt Nam là một nước tương đối giàu tài nguyên về nước, hơn cả Mỹ. Tuy nhiên nếu không bảo vệ và sử dụng tốt thì nguy cơ thiếu nguồn nước sẽ xảy ra trong vài thập kỷ tớivà dự báo đến năm 2010 ở miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ thiếu nước (Bảng 3). Bảng 3 : So sánh nguồn nước một số quốc gia (Nguồn : Ngân hàng Thế giới, 1997) Tên nước Diện tích (km 2 ) Dân số (Triệu người) Tổng lượng nước hàng năm (km 3 ) Lượng nước có Triệu m 3 /người Campuchia 176.520 9,9 88 0,50 8.899 Trung Quốc 9.560.000 1.177,6 2.800 0,29 2.378 Lào 230.800 4,6 270 1,17 59.081 Philippin 298.170 68,5 479 1,61 6.997 Thái Lan 511.770 58,7 180 0,35 3.066 Mỹ 9.166.600 258,1 2.148 0,27 9.601 Việt Nam 330.000 70,0 880 2,67 12.571 d) Dân số và tài nguyên rừng Theo Viện Tài nguyên Thế giới, những năm 90 của thế kỷ này, tổng số diện tích rừng trên toàn thế giới là 3,4 tỷ ha. Trong đó rừng nhiệt đới là 1,76 tỷ ha. Trong mấy thập kỷ qua, cứ mỗi năm loài người lại mất đi khoảng 15,4 triệu ha rừng. Theo tính toán thì tỷ lệ rừng nhiệt đới (lá phổi của hành tinh) mất nhanh nhất (2%/năm), trong đó rừng trên đồi núi giảm mạnh nhất (1,1% diện tích/năm); tiếp theo là rừng mưa (0,6%) và rừng trên đất khô (0,5%). Các nhà khoa học cho biết: để đảm bảo được sự cân bằng sinh thái thì độ che phủ của rừng nhiệt đới phải đạt ở mức 50- 60%. Ở Việt Nam, năm 1943 ước tính có khoảng 14,3 triệu ha rừng (bình quân đầu người là 0,86ha) tạo nên mật độ che phủ là 43%, đến năm 1993 chỉ còn gần 9,2 triệu ha (bình quân đầu người là 0,13ha). Độ che phủ chỉ đáp ứng được khoảng 28% diện tích đất tự nhiên. Trong một thời gian khá dài, diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam liên tục giảm, giai đoạn từ năm 1943 đến Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 6 - năm 1995 bình quân 1 năm giảm 0,79% diện tích rừng tự nhiên. Tỷ lệ giảm diện tích rừng tự nhiên lớn nhất là giai đoạn từ năm 1980-1985 (bình quân một năm là 2,2%). Giai đoạn 1990 đến 1995 tỷ lệ mất rừng chỉ còn 0,42%/năm. Từ năm 1995 đến nay, diện tích rừng tự nhiên được phục hồi và tăng 3,15%, Đối với rừng trồng thì từ năm 1976 đến 1999 diện tích trồng rừng hàng năm được tăng lên liên tục, bình quân mỗi năm tăng khoảng 7,85%, tỷ lệ tăng diện tích rừng trồng cao nhất là giai đoạn 1985-1999: 10,02%/năm.Với tổng diện tích rừng hiện nay thì bình quân mới có 0,14 ha/người, xếp vào loại thấp của thế giới (0,97 ha/người). Trữ lượng gỗ bình quân 9,8 m 3 gỗ/người, trong khi đó chỉ tiêu này của thế giới là 75 m 3 gỗ/người. Các loài thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm bị mất đi, chức năng phòng hộ và cung cấp của rừng giảm sút rõ rệt. Nguyên nhân chính của sự giảm mạnh diện tích rừng không nằm ngoài sự gia tăng dân số quá nhanh, nhu cầu gỗ củi và việc quản lý, bảo vệ rừng ở các cấp chính quyền, các ngành có liên quan. Theo tính toán, ở Việt Nam cứ tăng 1% dân số thì sẽ làm 2,5% diện tích rừng bị tàn phá, mà dân số của ta tăng lên đến chóng mặt cộng với sự buông lỏng quản lý để cho tình trạng di dân tự do, đốt phá rừng bừa bãi vô tình mở đường cho những cơn lũ quét, lũ ống, sạt lở kéo dài vào mùa mưa. Còn hạn hán thì thường xuyên đe dọa vào mùa khô, gây ra biết bao nỗi kinh hoàng cho nhân dân lao động . Đặc biệt, ở Việt Nam 90% năng lượng ở nông thôn là gỗ củi và việc tăng dân số cũng kéo theo diện tích rừng bị tàn phá làm gỗ củi. Theo tính toán hàng năm tiêu thụ khoảng 21 triệu tến củi phục vụ cho nhu cầu dân dụng và khoảng 2 triệu tến củi phục vụ cho công nghiệp Bảng 4 : Lượng gỗ củi dùng trong sinh hoạt và công nghiệp, 1994 Ngành Số lượng (tến) 1. Dân dụng 21.000.000 2. Công nghiệp - Chế biến lương thực 97.000 - Chế biến nông sản 425.000 - Công nghiệp khai thác khoáng sản 1.150.000 - Các sử dụng khác 52.000 Mục tiêu phát triển lâm nghiệp đến 2010 : Bảo vệ bằng được 10,9 triệu ha rừng hiện có, khắc phục tình trạng suy thoái của rừng để tăng độ che phủ của rừng lên 43%. e) Dân số và chất lượng không khí Đi đôi với sự gia tăng dân số là lượng đioxit cacbon tăng lên, nhiều trung tâm công nghiệp đã thải vào khí quyển không ít các loại khí như CO, CO 2 , SO 2 và NO 2 . Tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu dân cư, người dân hàng ngày bị đầu độc bởi tết cả các loại khí mà đôi khi gần như bão hoà trong khí quyển. Chúng ta tuy là một trong những nước đang bước đầu công nghiệp hoá nhưng các khu công nghiệp tập trung đang bị ô nhiễm nặng, nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Ở thành phố HCM, các khu công nghiệp tập trung các nhà máy và dọc theo các tuyến giao thông chính , nồng độ các khí độ c như SO 2 tăng lên gấp 8-10 lần cho phép; CO 2 tăng lên gấp 2-3 lần; bụi bay lơ lửng tăng 5-10 lần. Qua khảo sát 6 tỉnh miền núi phía bắc (nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản) cho thấy : mỗi năm bầu không khí phải tiếp nhận khoảng 8,5 nghìn tến bụi mà nguyên nhân chủ yếu của nó là do thiết bị công nghệ quá lạc hậu, làm mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. f) Dân số và vấn đề xã hội Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 7 - Dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng phải di chuyển dân từ vùng này đến vùng khác. Khi vấn đề di dân có tổ chức không đáp ứng nổi nhu cầu di chuyển của nhân dân thì việc di dân tự do bùng nổ. Ở nước ta luồng di dân chủ yếu là các tỉnh phía Bắc vào phía Nam và Tây Nguyên. Theo thống kê chưa đầy đủ thì 3 tháng đầu năm 1997 tại 11/18 huyện của Đắc Lắc đã có 1.603 gia đình với 7.520 người từ 18 tỉnh phía Bắc di cư vào và điều gì sẽ xảy đến đối với rừng và cuộc sống của người dân địa phương. Đó là : đất chật, người đông, nghèo đói, lạc hậu dẫn đến cuộc sống du cư và hậu quả của nó là rừng bị phát quang, nhiều loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, đất đai bị xói mòn, thoái hoá và mất khả năng canh tác. II. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU II.1. Sự vận động tầm xa của các chất gây ô nhiễm Theo con số năm 1991, lượng CO 2 bình quân đầu người hàng năm thải vào khí quyển trên toàn thế giới đã lên đến 4,21 tến; ở Châu Á là 2,11 tến, Bắc và Trung Mỹ là 13,5 tến và ở Châu Âu là 8,5 tến. Tổng lượng khí thải mêtan gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người trên toàn thế giới là 250 triệu tến; ở Châu Á là 120 triệu tến; Bắc và Trung Mỹ là 36 triệu tến và Châu Âu là 297 triệu tến. Tổng lượng khí thải CFC làm thủng tần Ôzôn là 400.000 tến; ở Châu Á là 100.000 tến, Bắc và Trung Mỹ là 100.000 tến và Châu Âu là 120.000 tến. Năm 1992, UNEP đã tiến hành các chất gây ô nhiễm không khí phổ biến là SO 3 ; bụi lơ lửng; Pb; CO; NO 2 và O 3 ở 14 đô thị thì có ít nhất 2 dạng vượt quá tiêu chuẩn cho phép của UNEP, 7 đô thị có 3 dạng vượt quá tiêu chuẩn cho phép của UNEP. Các ôxit lưu huỳnh và nitơ không những gây ô nhiễm ở địa phương mà còn có thể vận chuyển đi rất xa bởi các hoàn lưu khí quyển. Các trạm năng lượng dùng than và dầu là các điểm phát thải chính. Trong khí quyển SO x và NO x được chuyển hoá thành axit Sulfuric và axit Nitric gây ra mưa axit ở các điểm phát thải. Hậu quả là các sông hồ ít nước bị axit hoá trên diện rộng ở Bắc bán Cầu. Đất bị axit hoá sẽ bị suy thoái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp phủ thực vật, nhất là các loài Thông do sự lắng đọng trực tiếptrên lá các Sulphat. Nitreat và một loạt các hoá chất bẩn khác. Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nạnmưa axit đã làm 18,5% rừng lá rộng và 24,4% rừng lá kim bị rụng lá. Tác hại của mưa axit lên các hệ sinh thái lá rất rõ. Sự axit hoá đất đã huy động các kim loại chứa trong đất đi vào nguồn nước ngọt và chuỗi thức ăn, từ đó ảnh hưởng tới con người khi sử dụng các nguồn thức ăn bị nhiễm độc. Nước bị axit hoá còn huỷ hoại, ăn mòn các ống dẫn nước bằng chì hoặc bọc chì, làm tăng hàm lượng chì trong nước sinh hoạt và ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh của trẻ em. Cadimi trong các hợp kim hàn các thiết bị cấp nước có thể bị hoà tan vào nước ăn bị axit hoá và hệ quả về lâu dài có thể gây các bệnh về thận. Hàm lượng đồng Cu trong nước ăn bị axit hoá cũng tăng lên do việc mở rộng dùng các loại ống bằng đồng mà hậu quả là các bệnh về tiêu hoá và đường ruột. Một số trường hợp gây bệnh xơ gan ở trẻ em Châu Âu gần dâycó khả năng liên quan đến ô nhiễm Cu trong nước ăn. Đặc biệt nồng độ nhôm Al trong nước bị axit hoá tăng lên trên 2.000mg/l trong các giếng nông. Theo thống kê, nước bị ô nhiễm nhôm sẽ gây bệnh Alzheimer và bệnh thần kinh đã được phát hiện nhưng việc xác định các mối tương quan giữa chúng còn đang tiếp tục. Rõ ràng, nguy cơ tiếp xúc với kim loại do mưa axit đối với con người và các hệ sinh thái đang tăng lên và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người là khó tránh khỏi. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi tổ hợp các giải pháp kỹ thuật, bao gồm việc thay đổi chất đốt, xử lý trước chất đốt, thay đổi quá trình đốt, làm sạch khí trước khi thải…Các giải pháp này đòi hỏi phải đầu tư lớn và rất khó khăn đối với những nước đang phát triển vốn thường dùng than là loại chất đốt rẻ tiền. Ở Việt Nam, hiện tượng phát thải và gây ô nhiễm không khí xung quanh các khu công nghiệp, thị xã, thành phố là vấn đề hết sức lo ngại vì các công nghệ cũ kỹ, tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Số liệu thống kê của cục Môi trường , Bộ KHCN và MT năm 1977 về nồng độ bụi và các khí gây độc hại được trình bày trong các bảng 5 và 6. Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 8 - Bảng 5 : Nồng độ bụi vượt TCCP tại một số đô thị và khu công nghiệp (TCCP=0,3mg/m 3 ) STT Các đô thị và khu công nghiệp Vượt TCCP (lần) 1 Thị xã Cam Đường-Lào Cai 6-7 2 Khu công nghiệp Việt Trì-Phú Thọ 37-250 3 Thị xã Hà Tây 5-6 4 Thị xã Hương Cam-Vĩnh Phúc >1,2 5 Thành phố Nam Định 3-6 6 Khu nhà máy xi măng Bỉm Sơn-Thanh Hoá >4 7 Thị xã Hưng Yên 19-35 8 Khu nhà máy xi măng Hải Phòng >10 9 Thành phố Hà Nội 2,5-4 10 Khu công nghiệp Mai Động-Hà Nội 2,38-3,81 11 Nhà máy sản xuất VLXD Long Thọ-Huế 20-30 12 Nhà máy đường Quảng Ngãi 8-10 13 Thị xã Phủ Lý-Hà Nam 2-8 14 Khu vực khai thác mỏ đá Kiện Khè-Hà Nam >10 15 Thành phố Đà Nẵng 1,33-42,13 16 Thị xã Tam Kỳ-Quảng Nam 2-30 17 Khu công nghiệp Kỳ Hoà-Quảng Nam 8-10 18 Thành phố Hồ Chí Minh 13 Bảng 6 : Nồng độ khí độc hại SO 2 và NO 2 vượt TCCP ở một số đô thị và khu công nghiệp (TCCP : SO 2 =0,5mg/m 3 ; NO 2 =0,4mg/m 3 ) STT Các đô thị và khu công nghiệp Khí SO 2 vượt TCCP (lần) Khí NO 2 vượt TCCP (lần) 1 Khu công nghiệp Bãi Bằng-Lâm Thao-Phú Thọ 1,5-2,5 5-10 2 Khu công nghiệp Việt Trì-Phú Thọ 1,1-1,8 - 3 Thị xã Hương Cam-Vĩnh Phúc 10-15 - Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 9 - 4 Thành phố Nam Định 3-14 - 5 Thị xã Phủ Lý-Hà Nam 2-3 - 6 Khu nhà máy xi măng Bỉm Sơn-Thanh Hoá 4 - 7 Ngành TTCN tái chế chì Chỉ Đạo-Hưng Yên 11-35 - 8 Khu nhà máy xi măng Hải Phòng >10 - 9 Khu công nghiệp Thượng Đình-Hà Nội >1,8 - 10 Khu công nghiệp thị xã Bến Tre - 1,1-3,8 11 Thành phố Hồ Chí Minh - 3 (* TCCP : Tiêu chuẩn cho phép) II.2. Sự vận chuyển của chất thải xuyên biên giới Hiện nay các nước phát triển ngày càng gặp nhiều khó khăn trong vịêc xử lý các chất thải nguy hại vì chi phí để xử lý rất tốn kém, nên đã tìm mọi cách để xuất khẩu chất thải sang các nước đang phát triển. Rất tiếc vấn đề này hiện nay chưa có điều chỉnh của luật pháp quốc tế. Một số ngành công nghiệp ở Châu Âu, Bắc Mỹ đang phải đối dầu với các điều chỉnh nghiêm ngặt ở nước sở tại vì sự chống đối của công chúng về việc xử lý các chất thải Do vậy nhiều nước phát triển đã chuyên chở các chất thải bằng tàu thuỷ đến các vị trí ở nước ngoài chưa được bảo vệ chu đáo với một chi phí rất nhỏ so với các điều kiện ở nước mình. Ở Thái Lan : Một lượng lớn các chất thải hoá học được tồn đọng ở cảng chính của bangkok-Kongtuey. Phần lớn các tàu chứa chất thải đến cảng là của các đại lý chở hàng không biết địa chỉ từ Singapore, Đài Loan, Đức, Nhật Bản và từ Mỹ. các quan chức môi trường Thái Lan rất lo ngại vì các thùng có chứa Polychlorinaed biphenyls hoặc Dioxin chỉ có thể tiêu hủy trong các lò đốt ở nhiệt độ cao mà Thái Lan không có. Ở Benin(Trung Phi) : Các xí nghiệp ở Châu Âu đã ký một hợp đồng chuyển 5 triệu tến chất thải mỗi năm với tập đoàn Sesco đăng ký tại Gibraltar. Theo hợp đồng Benin nhận được 2,5 USD/tến chất thải., trong khi Sesco bắt các xí nghiệp Châu Âu phải trả hơn 1.000USD/tến để chuyên chở và đổ các chất thải đó. Mọi người đều biết Benin là một trong những nước nghèo nhất thế giới, không có cơ sở hạ tần để xử lý và quản lý dù chỉ một phần rất nhỏ của 5 triệu tến chất thải mỗi năm. Ở Guinea-Bissau (Châu Phi gần Atlantic ocean) : Xí nghiệp Lindaco có cơ sở ở Detroit đã nhận với chính Phủ Mỹ chở 6 triệu tến chất thải hóa học vào nước này. Ở Nigeria : 3.800 tến chất thải hoá học của Châu Âu được đổ vào phía Nam cảng Kaka trên sông Niger vớ i giá khoảng 100 đô mỗi tháng, trong khi đó chi phí cho việc đổ các chất thải đó ở Châu âulà 380-1.750 USD/tến. Các chất độc hại đều dán nhãn hiệu sai mã, các cảng nhỏ không có phương tiện để kiểm soát và nhân viên hải quan không đủ kiến thức hoá học để nhận biết. Ở Venezuela : Tháng 10/1987, 11.000 thùng chất thải hoá học được chuyển trả lại cho Italia sau khi một tập đoàn tư nhân Italia tìm cách đưa chúng vào một kho hàng ở Puero Cabello. Sự phát triển xu thế này đã buộc cộng đồng quốc tế đã thông qua công ước Basel về kiểm soát sự vận chuyển và đổ các chất thải nguy hại xuyên biên giới. Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 10 - Ở Việt Nam : Một số vụ nhập khẩu chất thải điển hình diễn ra trong thời gian gần đây như: Cuối năm 2001, vụ nhập khẩu 5.035 tến chất thải phế liệu là sắt thép vụn tại cảng Hải Phòng, buộc tái xuất ra khỏi lãnh thổ VN. Năm 2004, vụ nhập khẩu 13 container phế liệu nhựa tại cảng Hải Phòng, tái chế xử lý trong nước. Năm 2005, vụ 14 doanh nghiệp (chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh) nhập khẩu qua cảng Hải Phòng 374.263 tến ắcquy chì cũ, buộc tái xuất, nhưng 14 container đang trên đường trở lại VN. Năm 2006, vụ nhập khẩu 46 container thiết bị văn phòng đã qua sử dụng tại cảng Hải Phòng. (Nguồn: Bộ TN&MT ). Theo Quyết định 2504 của Bộ Thương mại quy định về xuất nhập khẩu hàng hoá và Luật Bảo vệ môi trường năm 1994 quy định là "cấm nhập chất thải", nhưng một số doanh nghiệp vì lợi nhuận nên đã bằng mọi cách nhập khẩu vào trong nước cả những thứ mà DN biết chắc bị cấm. Tuy nhiên, cũng không loại trừ nhiều trường hợp chính các cơ quan chức năng tiếp tay cho DN, như vụ hàng chục ngàn tến ắcquy chì nhập khẩu mà báo chí đã lên tiếng gần đây tại cảng Hải Phòng hay một số địa phương đã đồng ý cho nhập để tăng nguồn thu cho địa phương. Nếu không có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng thì Việt nam sẽ trở thành bãi rác thải. II.3. Sự thay đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính Các nhà khoa học cho biết trong vòng một trăm năm trở lại đây, Trái đất đã nóng lên khoảng 0,5 0 C và có xu thế sẽ tăng thêm trong thế kỷ tới. Trong báo cáo tương lai chung của chúng ta năm 1986, Ủy ban Thế giới về Môi trường và phát triển cho biết nhiệt độ Trái đất trong thế kỷ tới sẽ tăng lên từ 1,5-4,5 0 C so với nhiệt độ hiện nay. Đó là dự đoán của 1.500 nhà khoa học có uy tín trên thế giới do Liên Hiệp Quốc mời cộng tác. Trái đất nóng lên chủ yếu do hoạt động của con người mà cụ thể là : - Sử dụng ngày càng tăng lượng dầu mỏ và than đá dẫn đến gia tăng nồng độ CO 2 và SO 2 trong khí quyển. Chai nhựa đã qua sử dụng và không rõ nguồn gốc được nhập về Việt Nam Rác thải được chuyển từ xe Campuchia sang xe Việt Nam tại biên giới Tây Nam Những container rác thải công nghiệp mới được nhập về cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng). [...]... - Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS Nguyễn Thị Tịnh Ấu CHƯƠNG 2 LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG Sự thừa nhận của Quốc tế về đặc thù của vấn đề môi trường là không có tính chất biên giới Quốc gia và tuân thủ theo hệ thống hở, đã dẫn đến việc phát triển công pháp Quốc tế - Luật Quốc tế về môi trường Việc ô nhiễm môi trường biển, môi. .. 25 - Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS Nguyễn Thị Tịnh Ấu hợp tai nạn hạt nhân hoặc tình trạng phóng xạ khẩn cấp Chỉ tính đến cuối năm 1992, đã có 840 văn bản pháp lý Quốc tế về môi trường hoặc liên quan đến môi trường I.2 Những sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành Luật quốc tế về môi trường I.2.1 Hội nghị Stockholm về môi trường con người năm 1972 Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường. .. giảng Luật và chính sách môi trường ThS Nguyễn Thị Tịnh Ấu • Phải tránh cho con người và môi trường bị ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân và tết cả phương tiện hủy hoại hàng loạt Chỉ từ sau hội nghị Stockholm về môi trường con người năm 1972 thì vấn đề môi trường mới được cộng đồng Quốc tế nhận thức đúng mức và Luật quốc tế về bảo vệ môi trường mới thực sự được quan tâm thúc đẩy phát triển mạnh và có thể... tảng của Luật quốc tế về môi trường hiện đại I.3.1 Khái niệm về tính tổng thể của môi trường Do được xây dựng trên khái niệm này mà Luật Quốc tế về môi trường hiện đại đã phát triển và có tầm vóc như ngày nay Theo khái niệm này, môi trường của cả hành tinh , trong đó có môi trường biển, môi trường nước trên đất liền, môi trường không khí được xem là một thể thống nhất về tự nhiên, địa lý và vật chất... pháp lý của các tổ chức Quốc tế và Hội nghị quốc tế về môi trường, theo một nghĩa nào đó chính là sự tự giới hạn hành động của các quốc gia II KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG II.1 Khái niệm luật quốc tế về môi trường Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm Luật quốc tế về môi trường Có một số luật gia dùng thuật ngữ Luật quốc tế về bảo vệ môi trường để chỉ một ngành luật của công pháp quốc tế điều... của mình phải tuân theo những chính sách về môi trường và phát triển, phải đảm bảo rằng những hoạt động này không gây tác hại đến môi trường của các quốc gia khác http://www.ebook.edu.vn - 27 - Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS Nguyễn Thị Tịnh Ấu Các quốc gia cần hợp tác trong tinh thần chung lưng đấu cật toàn cầu để giữ gìn, bảo vệ và phục hồi sự lành mạnh và tính toàn bộ của hệ sinh thái... hoà giữa bảo vệ môi trường và phát triển Luật quốc tế về bảo vệ môi trường là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm cơ bản và đặc thù của luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong phòng ngừa, giảm bớt và xoá bỏ, khắc phục những thiệt hại các loại, do các nguồn gây ra đối với môi trường tự nhiên của các nước và môi trường ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia Khái niệm "môi trường" bao gồm... về môi trường của một số khu vực khác và có thể trở thành tiêu chuẩn toàn cầu Những qui định về môi trường của cộng đồng kinh tế Châu Âu có thể được chia làm 3 loại: Các văn bản về việc xoá bỏ các trở ngải đối với thương mại và điều chỉnh các vấn đề môi trường cụ thể; Các văn bản đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể về môi trường, các kế hoạch thực hiện và http://www.ebook.edu.vn - 32 - Bài giảng Luật và chính. .. của Luật quốc tế về môi trường có xu hướng đi vào các vấn đề cụ thể như suy giảm tầng ôzôn, chuyển các chất thải qua biên giới, khí hậu biến đổi, giữ gìn sự đa dạng sinh học và ô nhiễm biển - Việc tăng số lượng các văn kiện của Luật quốc tế về môi trường có xu hướng đi cùng với các qui định và các tiêu chuẩn ngày càng cụ thể hơn và chặt chẽ hơn http://www.ebook.edu.vn - 33 - Bài giảng Luật và chính sách. .. (nguyên tắc 9) - Các chính sách môi trường của các Quốc gia nên tăng cường tiềm năng phát triển trong thời gian hiện tại và tương lai của các nước đang phát triển (nguyên tắc 12) I.2.2 Hội nghị Liện Hiệp Quốc về môi trường và phát triển năm 1992 Sau hội nghị Stockholm tình hình mội trường vẫn xấu đi và nguy cơ về môi trường vẫn ngày càng nghiêm trọng Do đó, hội nghị LHQ về môi trường và phát triển đã được . Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị Tịnh Ấu http://www.ebook.edu.vn - 1 - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU I. MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG. liệu thống kê của cục Môi trường , Bộ KHCN và MT năm 1977 về nồng độ bụi và các khí gây độc hại được trình bày trong các bảng 5 và 6. Bài giảng Luật và chính sách môi trường ThS. Nguyễn Thị. nghệ và trình độ quản lý môi trường đô thị của hầu hết các nước Châ Á còn khiếm khuyết nên chưa thể kiểm soát có hiệu quả tác động đối với môi trường do đô thị hoá. Bài giảng Luật và chính sách