MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .............................................. 2 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 3 8. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................ 3 NỘI DUNG ................................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .... 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 4 1.2. Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học ............................................................. 4 1.2.1. Phương pháp dạy học ........................................................................................ 4 1.2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học ................................................................... 4 1.2.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học ............................................................. 5 1.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học .......................................................................... 5 1.2.2.1. Tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học ...................................... 5 1.2.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ................................................... 6 1.2.2.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ........................................... 7 1.2.3. Đổi mới phương pháp với sự hỗ trợ của CNTT .............................................. 11 1.3. Phương pháp dạy học đảo ngược. .................................................................. 13 1.3.1. Cơ sở khoa học PPDH đảo ngược ................................................................... 14 1.3.2. Lợi điểm khi áp dụng mô hình dạy và học đảo ngược .................................... 15 1.4. Cơ sở lý luận về bài giảng ELearning ........................................................... 16 1.4.1. Khái niệm về bài giảng ELearning ................................................................ 16 1.4.2. Tầm quan trọng của ELearning ................................................................. 17 1.4.2.1. Lợi ích ELearning ..................................................................................... 17 1.4.2.2. Hạn chế của ELearning ............................................................................ 17 1.4.3. So sánh giữa các phương pháp học tập truyền thống với phương pháp ELearning: ................................................................................................................... 18 1.4.3.1. Các phương pháp học tập truyền thống .................................................... 18 1.4.3.2. Phương pháp ELearning ........................................................................... 18 1.4.4. Cấu trúc của bài giảng ELearning ................................................................. 19 1.4.5. Các kiểu bài giảng khi dạy môn hóa học ở trường THPT ............................ 200 1.4.5.1. Bài giảng truyền thị kiến thức mới............................................................... 21 1.4.5.2. Bài luyện tập ................................................................................................ 21 1.4.5.3. Bài ôn tập ..................................................................................................... 21 1.4.5.4. Bài thực hành ............................................................................................... 21 1.4.5.5. Bài kiểm tra .................................................................................................. 21 1.4.6. Các kiểu bài giảng của chương nhóm halogen ............................................. 211 1.5. Phần mềm Ispring Suite .................................................................................. 22 1.5.1. Khái quát về phần mềm................................................................................... 22 1.5.2. Cài đặt phần mềm ............................................................................................ 22 1.5.2.1. Cài đặt .......................................................................................................... 22 1.5.2.2. Đăng kí sử dung (crack ) ............................................................................ 255 1.5.3. Chức năng và các thuộc tính, hiệu ứng tương tác thường dùng trong Ispring Suite ........................................................................................................................... 26 1.5.3.1 Hỗ trợ Powerpoint hoàn hảo ......................................................................... 26 1.5.3.2. Hỗ trợ điện thoại di động ............................................................................. 27 1.5.3.3. Hỗ trợ nhiều tương tác ................................................................................. 27 1.5.3.4. Tạo câu hỏi khảo sát và kiểm tra (Quiz Marker) ......................................... 27 1.5.3.5. Hỗ trợ lời thuyết minh và đa phương tiện. ................................................... 27 1.5.3.6. Tạo cấu trúc cho bài giảng ........................................................................... 27 1.5.3.7. Quản lí bài giảng .......................................................................................... 27 1.5.3.8 Thiết lập thông tin giáo viên ......................................................................... 27 1.5.3.9. Xuất bản bài giảng ....................................................................................... 27 1.5.4. Hướng dẫn sử dụng các chức năng của Ispring Suite ..................................... 28 1.5.4.1. Chèn Website ............................................................................................... 28 1.5.4.2. Chèn YouTube ............................................................................................. 29 1.5.4.3. Chèn flash ..................................................................................................... 29 1.5.4.4. Chèn sách điện tử ......................................................................................... 30 1.5.4.5. Chèn bài trắc nghiệm .................................................................................. 311 1.5.4.6. Chức năng trong phần trắc nghiệm Quiz ..................................................... 39 1.5.4.7. Các chức năng trong lời giảng ( Narration ) ................................................ 42 1.5.4.8. Chức năng trong bài giảng (Presentation Explorer, Links, Presenters) ....... 44 1.5.4.9. Xuất bản bài giảng: Publish (Quick Publish, Publish) ................................. 46 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ELEARNING PHẦN CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN”, LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN .................................................................................. 49 2.1. Vị trí nội dung và PPDH phần hóa học chương halogen lớp 10 chương trình cơ bản ....................................................................................................................... 49 2.1.1. Vị trí và kế hoạch giảng dạy ........................................................................... 49 2.1.1.1. Vị trí ............................................................................................................. 49 2.1.1.2. Kế hoạch giảng dạy ...................................................................................... 49 2.1.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương Nhóm Halogen .................................... 50 2.1.2.1. Bài 21: Khái quát nhóm halogen .................................................................. 50 2.1.2.2. Bài 22: CLO ................................................................................................. 51 2.1.2.3. Bài 23. HIĐRO CLORUA AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA . 522 2.1.2.4. Bài 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO ......................... 533 2.1.2.5. Bài 25: FLO, BROM, IOT ......................................................................... 544 2.1.3. Nội dung cơ bản của chương nhóm Haogen ................................................. 555 2.1.3.1 Đơn chất halogen ........................................................................................ 555 2.1.3.2. Hợp chất của Halogen .............................................................................. 6060 2.1.4. Nguyên tắc dạy học của chương ................................................................... 623 2.2. Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế bài giảng bằng phần mềm Ispring Suite . 64 2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn bài .................................................................................. 64 2.2.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử (6 nguyên tắc) ..................................... 64 2.3. Qui trình thiết kế bài giảng điện tử. ............................................................... 65 2.3.1. Xác định mục tiêu bài học ............................................................................... 65 2.3.2. Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản ....................................................... 656 2.3.4. Xây dựng thư viện tư liệu ............................................................................... 66 2.3.5. Xây dựng và số hóa kịch bản ........................................................................ 677 2.3.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói ................................................ 67 2.3.7. Lưu bài giảng .................................................................................................. 67 2.4. Hệ thống bài giảng ELearning thiết kế với phần mềm Ispring Suite ........ 67 2.5. Sử dụng câu hỏi trong hệ thống bài tập tương tác ...................................... 688 2.5.1. Bài 21: Khái quát nhóm halogen ................................................................... 688 2.5.2. Bài 22: Clo .................................................................................................... 688 2.5.2.1. Biết ............................................................................................................. 688 2.5.2.2. Thông hiểu ................................................................................................. 690 2.5.2.3. Vận dụng bậc thấp ........................................................................................ 70 2.5.2.4. Vận dụng bậc cao ......................................................................................... 72 2.5.3. Bài 23: Hidro clorua. Axit clohidric – Muối clorua ........................................ 73 2.5.3.1. Biết ............................................................................................................... 74 2.5.3.2. Hiểu .............................................................................................................. 74 2.5.3.3. Vận dụng bậc thấp ........................................................................................ 75 2.5.3.4. Vân dụng bậc cao ......................................................................................... 77 2.5.4. Bài 24: Sơ lược hợp chất chứa oxi của clo ..................................................... 77 2.5.4.1. Biết ............................................................................................................... 77 2.5.4.2. Hiểu .............................................................................................................. 78 2.5.4.3. Vận dụng bậc thấp ........................................................................................ 79 2.5.4.4. Vận dụng bậc cao ....................................................................................... 799 2.5.5. Bài 25: Flo Brom – Iot .................................................................................. 80 2.5.5.1. Biết ............................................................................................................... 80 2.5.5.2. Hiểu .............................................................................................................. 81 2.5.5.3. Vận dụng bậc thấp ........................................................................................ 81 2.5.5.4. Vận dụng bậc cao ......................................................................................... 82 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E LEARNING HỔ TRỢ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẢO NGƯỢC ................................................ 84 3.1. Xây dựng bài giảng Bài 22: “Clo” .................................................................. 84 3.2. Xây dựng bài giảng Bài 21: “Khái quát nhóm halogen” .............................. 89 3.3. Xây dựng bài giảng Bài 23: “Hidro clorua. Axit clohidric Muối clrua” .. 91 3.4. Xây dựng bài giảng Bài 24: “Sơ lược hợp chất có oxi của clo” ................... 93 3.5. Xây dựng bài giảng Bài 25: “Flo – Brom – Iot” ............................................ 95 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Ngọc
1 Tên đề tài: “Nghiên cứu sử dụng phần mềm Ispring Suite thiết kế bài giảng Learning nhằm hỗ trợ kĩ thuật dạy học đảo ngược chương 5 nhóm halogen sách giáo khoa hóa học lớp 10 chương trình cơ bản”
E-2 Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng phần mềm Ispring Suite trong thiết kế bài giảng E- Learning
- Tìm hiểu phần mềm Ispring Suite
- Sử dụng phần mềm Ispring Suite thiết kế bài giảng E- Learning chương 5
“Nhóm halogen” sách giáo khoa lớp 10, chương trình cơ bản ở trường THPT
3 Giáo viên hướng dẫn: ThS Ngô Minh Đức
4 Ngày giao đề tài: 15/06/2015
5 Ngày hoàn thành: 22/04/2016
Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ, tên) (Kí và ghi rõ họ, tên)
PGS TS Lê Tự Hải ThS Ngô Minh Đức
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 27 tháng 4 năm 2016
Ngày….tháng….năm 2016 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Ký và ghi rõ họ, tên)
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 3
8 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
1.2 Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học 4
1.2.1 Phương pháp dạy học 4
1.2.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học 4
1.2.1.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học 5
1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học 5
1.2.2.1 Tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học 5
1.2.2.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 6
1.2.2.3 Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 7
1.2.3 Đổi mới phương pháp với sự hỗ trợ của CNTT 11
1.3 Phương pháp dạy học đảo ngược 13
1.3.1 Cơ sở khoa học PPDH đảo ngược 14
1.3.2 Lợi điểm khi áp dụng mô hình dạy và học đảo ngược 15
1.4 Cơ sở lý luận về bài giảng E-Learning 16
1.4.1 Khái niệm về bài giảng E-Learning 16
1.4.2 Tầm quan trọng của E-Learning 17
1.4.2.1 Lợi ích E-Learning 17
Trang 31.4.2.2 Hạn chế của E-Learning 17
1.4.3 So sánh giữa các phương pháp học tập truyền thống với phương pháp E-Learning: 18
1.4.3.1 Các phương pháp học tập truyền thống 18
1.4.3.2 Phương pháp E-Learning 18
1.4.4 Cấu trúc của bài giảng E-Learning 19
1.4.5 Các kiểu bài giảng khi dạy môn hóa học ở trường THPT 200
1.4.5.1 Bài giảng truyền thị kiến thức mới 21
1.4.5.2 Bài luyện tập 21
1.4.5.3 Bài ôn tập 21
1.4.5.4 Bài thực hành 21
1.4.5.5 Bài kiểm tra 21
1.4.6 Các kiểu bài giảng của chương nhóm halogen 211
1.5 Phần mềm Ispring Suite 22
1.5.1 Khái quát về phần mềm 22
1.5.2 Cài đặt phần mềm 22
1.5.2.1 Cài đặt 22
1.5.2.2 Đăng kí sử dung (crack ) 255
1.5.3 Chức năng và các thuộc tính, hiệu ứng tương tác thường dùng trong Ispring Suite 26
1.5.3.1 Hỗ trợ Powerpoint hoàn hảo 26
1.5.3.2 Hỗ trợ điện thoại di động 27
1.5.3.3 Hỗ trợ nhiều tương tác 27
1.5.3.4 Tạo câu hỏi khảo sát và kiểm tra (Quiz Marker) 27
1.5.3.5 Hỗ trợ lời thuyết minh và đa phương tiện 27
1.5.3.6 Tạo cấu trúc cho bài giảng 27
1.5.3.7 Quản lí bài giảng 27
1.5.3.8 Thiết lập thông tin giáo viên 27
1.5.3.9 Xuất bản bài giảng 27
1.5.4 Hướng dẫn sử dụng các chức năng của Ispring Suite 28
Trang 41.5.4.1 Chèn Website 28
1.5.4.2 Chèn YouTube 29
1.5.4.3 Chèn flash 29
1.5.4.4 Chèn sách điện tử 30
1.5.4.5 Chèn bài trắc nghiệm 311
1.5.4.6 Chức năng trong phần trắc nghiệm Quiz 39
1.5.4.7 Các chức năng trong lời giảng ( Narration ) 42
1.5.4.8 Chức năng trong bài giảng (Presentation Explorer, Links, Presenters) 44
1.5.4.9 Xuất bản bài giảng: Publish (Quick Publish, Publish) 46
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING PHẦN CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN”, LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN 49
2.1 Vị trí nội dung và PPDH phần hóa học chương halogen lớp 10 chương trình cơ bản 49
2.1.1 Vị trí và kế hoạch giảng dạy 49
2.1.1.1 Vị trí 49
2.1.1.2 Kế hoạch giảng dạy 49
2.1.2 Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương Nhóm Halogen 50
2.1.2.1 Bài 21: Khái quát nhóm halogen 50
2.1.2.2 Bài 22: CLO 51
2.1.2.3 Bài 23 HIĐRO CLORUA - AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA 522 2.1.2.4 Bài 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO 533
2.1.2.5 Bài 25: FLO, BROM, IOT 544
2.1.3 Nội dung cơ bản của chương nhóm Haogen 555
2.1.3.1 Đơn chất halogen 555
2.1.3.2 Hợp chất của Halogen 6060
2.1.4 Nguyên tắc dạy học của chương 623
2.2 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế bài giảng bằng phần mềm Ispring Suite 64 2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn bài 64
2.2.2 Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử (6 nguyên tắc) 64
Trang 52.3 Qui trình thiết kế bài giảng điện tử 65
2.3.1 Xác định mục tiêu bài học 65
2.3.2 Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản 656
2.3.4 Xây dựng thư viện tư liệu 66
2.3.5 Xây dựng và số hóa kịch bản 677
2.3.6 Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói 67
2.3.7 Lưu bài giảng 67
2.4 Hệ thống bài giảng E-Learning thiết kế với phần mềm Ispring Suite 67
2.5 Sử dụng câu hỏi trong hệ thống bài tập tương tác 688
2.5.1 Bài 21: Khái quát nhóm halogen 688
2.5.2 Bài 22: Clo 688
2.5.2.1 Biết 688
2.5.2.2 Thông hiểu 690
2.5.2.3 Vận dụng bậc thấp 70
2.5.2.4 Vận dụng bậc cao 72
2.5.3 Bài 23: Hidro clorua Axit clohidric – Muối clorua 73
2.5.3.1 Biết 74
2.5.3.2 Hiểu 74
2.5.3.3 Vận dụng bậc thấp 75
2.5.3.4 Vân dụng bậc cao 77
2.5.4 Bài 24: Sơ lược hợp chất chứa oxi của clo 77
2.5.4.1 Biết 77
2.5.4.2 Hiểu 78
2.5.4.3 Vận dụng bậc thấp 79
2.5.4.4 Vận dụng bậc cao 799
2.5.5 Bài 25: Flo - Brom – Iot 80
2.5.5.1 Biết 80
2.5.5.2 Hiểu 81
2.5.5.3 Vận dụng bậc thấp 81
2.5.5.4 Vận dụng bậc cao 82
Trang 6CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING
HỔ TRỢ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẢO NGƯỢC 84
3.1 Xây dựng bài giảng Bài 22: “Clo” 84
3.2 Xây dựng bài giảng Bài 21: “Khái quát nhóm halogen” 89
3.3 Xây dựng bài giảng Bài 23: “Hidro clorua Axit clohidric - Muối clrua” 91
3.4 Xây dựng bài giảng Bài 24: “Sơ lược hợp chất có oxi của clo” 93
3.5 Xây dựng bài giảng Bài 25: “Flo – Brom – Iot” 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Đổi mới phương pháp dạy và học bằng CNTT 12
Bảng 2.1 Kế hoạch giảng dạy chương 5 “Nhóm halogen” 49
Trang 8Hình 1.11 Giao diện chương trình Powerpoint có tích hợp phần mềm
Ispring Suite
26
Hình 1.15 Giao diện của hộp thoại chèn sách điện tử 31 Hình 1.16 Giao diện của hộp thoại chèn bài trắc nghiệm 32
Hình 1.22 Giao diện dạng câu hỏi nhập dữ liệu vào ô trống 36
Trang 9Hình 1.26 Giao diện dạng câu hỏi điền khuyết đa lựa chọn 39
Hình 1.28 Giao diện phần cài đặt trong Quiz Macker 40 Hình 1.29 Giao diện Quiz Preview trong Quiz Macker 40 Hình 1.30 Giao diện xuất bản câu hỏi trong Quiz Macker 41 Hình 1.31 Hộp thoại khi lưu câu hỏi hỏi tương tác Quiz 41
Hình 1.37 Giao diện Thiết lập cấu trúc một bài giảng 45
Hình 2.1 Hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí clo 71
Hình 3.2 Trang slide bài tập trắc nghiệm kiểm tra bài cũ 84
Hình 3.4 Trang slide nội dung tính chất vật lí của clo 85
Hình 3.6 Trang slide câu hỏi trắc nghiệm trắc vấn 86 Hình 3.7 Trang slide nội dung tính chất hóa học clo 86 Hình 3.8 Trang slide TN trực quan clo tác dụng natri 86 Hình 3.9 Trang slide nội dung và TN trực quan clo phản ứng với nước 87
Trang 10Hình 3.10 Trang slide nội dung trạng thái tự nhien clo 87 Hình 3.11 Trang slide nội dung giải thích câu hỏi thực tế 87
Hình 3.19 Trang slide bài tập trắc nghiệm cuối bài 90
Hình 3.25 Trang slide thể hiện thí nghiệm bài 23 92 Hình 3.26 Trang slide bài tập trắc nghiệm tương tác bài 23 92
Hình 3.29 Trang slide bài tập tương tác kiểm tra bài cũ bài 24 93
Hình 3.31 Trang slide thí nghiệm tính trực quan bài 24 94
Hình 3.34 Trang slide bài tập tương tác kiểm tra bài cũ bài 25 95
Hình 3.37 Trang slide bài tập tương tác củng cố bài 25 96
Trang 12MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt, thì nó đã tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta Từ đó đã tạo ra nhiều điều kiện vô cùng thuận lợi trong quá trình học tập của học sinh nhưng cũng đem lại thách thức đối với sự giảng dạy của người giáo viên Điều này đỏi hỏi cần có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên và học tập đối với học sinh Người giáo viên lúc này không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mà còn phải là người hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để bắt kịp sự phát triển của xã hội
Muốn vậy, phải có những cách thức và phương pháp dạy học thích hợp để truyền đạt cho học sinh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, một cách đầy đủ và chính xác, phù hợp với mục tiêu bài dạy
Ở nước ta, trong những năm gần đây, E-Learning thu hút sự quan tâm của các
tổ chức giáo dục, các đơn vị nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là sự quan tâm của các trường Đại học và Cao đẳng Việc triển khai dạy học E-Learning ở Việt Nam rất cần thiết Hiện nay phương pháp này dùng để thiết kế các bài giảng điện tử áp dụng trong phổ thông cũng được biết đến E-Learning như một phương thức dạy học mới, bổ sung và hỗ trợ cho các phương thức đào tạo truyền thống, tạo thêm cơ hội được học cho đông đảo của tầng lớp dân chúng, đặc biệt góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng dạy học Bởi đây là một phương pháp dạy học bằng việc minh họa bài giảng bằng các hình ảnh, video, các hiệu ứng sinh động làm cho học sinh tiếp thu bài giảng một cách dễ dàng Học sinh sẽ chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức của mình, vai trò của giáo viên sẽ bị ẩn đi, vô hình chung người học sẽ trở thành trung tâm
Trước những ý nghĩa và sự cần thiết của yêu cầu đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng thiết kế bài giảng, cũng như mở rộng thêm khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay, là một sinh viên trường Đại Học Sư Phạm– Đại Học Đà Nẵng, được lĩnh hội những kiến thức chuyên sâu, bổ ích từ thầy cô giáo
Trang 13và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nay cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa hóa học, đặc biệt là thầy Ngô Minh Đức, em đã lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu sử dụng phần mềm Ispring Suite thiết kế bài giảng E-Learning nhằm hỗ trợ kĩ thuật dạy học đảo ngược chương 5 nhóm halogen sách giáo khoa hóa học 10- chương trình cơ bản” làm đề tài nghiên cứu của mình
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Việc sử dụng phần mềm Ispring Suite trong dạy và học phần chương “Nhóm halogen” hóa học lớp 10 chương trình cơ bản
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Là quá trình dạy và học chương nhóm halogen hóa học 10 cơ bản
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tổng quan vấn đề
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:
+ Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học, xu hướng đổi mới cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
+ Cở sở bài giảng điện tử
Trang 14+ Nghiên cứu phầm mềm Ispring Suite
+ Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa bộ môn hóa học ở tường THPT
- Sử dụng phần mềm Ispring Suite thiết kế hệ thống bài lên lớp chương 5 nhóm halogen lớp 10 chương trình cơ bản ở trường THPT
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chương 5 “Nhóm halogen” sách giáo khoa hóa học 10 cơ bản
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, để đạt được các mục đích đã nêu, em đã sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu phần mềm Ispring Suite để thiết kế bài giảng E-Learning
- Truy cập thông tin trên mạng internet và sử dụng các phần mềm tin học bổ trợ
- Phân tích, tổng hợp
7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu và sử dụng CNTT nói chung và phần mềm Ispring Suite nói riêng đã xây dựng được một số bài giảng điện tử E-Learning về chương nhóm halogen phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
8 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu sử dụng phần mềm Ispring Suite thiết kế được hệ thống bài giảng Learning với nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học, hình thức mới mẻ, hấp dẫn, sinh động thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT, cụ thể là nhóm halogen
Trang 15E-NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay đang thâm nhập và làm thay đổi căn bản nội dung, công cụ, phương thức và hiệu quả lao động của hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó, có ngành giáo dục Hiện nay, trong giáo dục, việc ứng dụng CNTT đã được áp dụng rộng rãi ở cả người giáo viên và học sinh Đối với người làm công tác giáo dục, việc ứng dụng CNTT để làm công cụ nghiên cứu, đặc biệt như soạn bài giảng, lưu trữ, tìm kiếm, trao dổi và chia sẻ kinh nghiệm Việc tăng cường ứng dụng và phát triển CNTT trong GD-ĐT tất yếu dẫn tới việc phải xúc tiến xây dựng nền “Giáo dục điện tử”
Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh Có CNTT thì hoạt động dạy và học được diễn ra mọi lúc mọi nơi Học sinh vẫn được làm nghe thầy cô giảng, làm bài tập, … bằng việc học tập trước tuyến tại nhà Mô hình học tập này là theo mô hình đảo ngược Một trong những công
cụ cần thiết cho việc dạy và học đó là bài giảng điện tử E-Learning- một công cụ đa phương tiện
1.2 Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học
1.2.1 Phương pháp dạy học
Đối tượng của phương pháp dạy học gồm lí luận dạy học và phương pháp dạy học Đó là một khoa học ngiên cứu quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông, tìm ra những qui luật của nó và xây dựng những cơ sở lí luận để nâng cao chất lượng của quá trình này, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
1.2.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Theo Nguyễn Ngọc Quang, trong cuốn “Lí luận dạy học hóa học”, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội, năm 1994, trang 69 có nêu “Phương pháp dạy học là cách thức làm
Trang 16việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy làm cho
trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập
Theo B Meier thì phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hành động, thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội được những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể
Theo tôi, phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học
- Phương pháp dạy là cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nhận thức của trò
- Phương pháp học là hoạt động của trò trong việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng
Tóm lại, “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nhận thức của trò nhằm giúp trò chủ động đạt được các mục tiêu dạy học”
1.2.1.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học
PPDH là một khái niệm rất phức hợp, có nhiều bình diện, phương diện khác nhau PPDH có nhiều đặc trưng như:
- PPDH được định hướng bởi mục đích dạy học
- PPDH có sự thống nhất giữa phương pháp dạy và phương pháp học
- PPDH thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục
- PPDH có sự thống nhất của logic nội dung dạy học và logic tâm lí nhận thức
- PPDH có mặt bên ngoài và bên trong, có mặt khách quan và chủ quan
- PPDH có sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học
1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học
1.2.2.1 Tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học
Một thời gian dài chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho HS theo quan hệ một chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận Với phương pháp dạy học này, HS như một cái kho và thầy cô đem những điều tốt đẹp của khoa học để chất đầy cái kho đó Kết quả là HS học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập
Trang 17Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác
(GV-HS, HS-(GV-HS, HS-GV, HS với những người hiểu biết hơn…), trong đó, “học” là một hoạt động trung tâm Người học- đối tượng của hoạt động “dạy”, là chủ thể của hoạt động “học” – được lôi cuốn vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đố tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp nhận những tri thức do GV sắp đặt
Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạy học, người thầy cần phải biết đánh thức trong tâm hồn HS tính ham muốn hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ, phân tích
và hành động tích cực Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học để HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được Bởi
vì, chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới góp phần khắc phục những biểu hiện trì trệ,
nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới PPDH chúng
ta mới tham gia được và “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại Vì những
lẽ đó, việc đổi mới PPDH hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV
1.2.2.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các
chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999) Có thể nói cốt
lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động Đổi mới PPDH ở trường phổ thông nên được thực hiện theo
các định hướng sau:
- Bám sát mục tiêu giáo dục PT
- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh
- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường
- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy- học
Trang 18- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của CNTT
Theo TS Lê Trọng Tín: việc đổi mới PPDH hóa học cũng theo 7 hướng đổi mới của PPDH nói chung như đã nêu ở trên, nhưng trước hết tập trung vào hai hướng sau:
- PPDH hóa học phải đặt người học vào đúng vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, tập cho họ giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động và sáng tạo
- Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, nên PPDH hóa học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các quá trình hóa học
1.2.2.3 Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Chiến lược phát triển giáo dục (2001-2005) đã chỉ rõ: Một trong những giải
pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục “Đổi mới và hiện
đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển việc truyền đạt tri thức thụ động: Thầy giảng, trò ghi sang hướng người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và
có tư duy phân tích tổng hợp phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS…” Như chúng ta đã biết: “Tự học, tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau” Đó cũng là giáo dục được hình thành trong quá trình
giáo dục
a/ Dạy học bằng hoạt động của người học
Thực chất của dạy học bằng hoạt động của người học là chuyển từ lối dạy cũ
(thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới, trong đó
Trang 19vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm hiểu, phát hiện ra kiến thức
* Ý nghĩa, tác dụng của dạy học bằng hoạt động của người học:
- Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng vào người học HS chỉ có thể phát triển tốt khả năng giải quyết vấn đề, thích ứng với cuộc sống…nếu như họ có cơ hội hoạt động
- Đó là một trong những con đường dẫn đến thành công của người GV
- Có thể làm tăng hiệu quả dạy học
* Những biện pháp cơ bản để tăng cường hoạt động của HS trong giờ học:
- GV gợi mở, nêu vấn đề cho HS suy nghĩ, tìm hiểu kiến thức mới
- Sử dụng nhiều câu hỏi dưới các dạng khác nhau từ thấp đến cao
- GV yêu cầu HS nêu thắc mắc về những vấn đề mà bản thân HS chưa rõ
- Đưa ra bài tập vận dụng hay yêu cầu HS hoàn thành một nhiệm vụ học tập trong giờ học
- GV hướng dẫn HS làm việc với SGK và phiếu học tập (nếu có)
- Hướng dẫn cho HS làm một vài thí nghiệm nhỏ trong bài học
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV
- Thuyết trình các nội dung do GV đưa ra cho từng bài học cụ thể
- Tổ chức cho HS nhận xét, góp ý, tham gia bổ sung vào quá trình đánh giá lẫn nhau
b/ Dạy học bằng sự đa dạng phương pháp
Dạy học bằng sự đa dạng phương pháp nghĩa là sử dụng một cách hợp lí nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học để đạt hệu quả dạy học cao
* Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp
- Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu của mỗi PPDH
- Thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp học sinh không thấy mệt mỏi
- Tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của GV với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa GV và HS cả lớp
Trang 20- Mỗi lần thay đổi phương pháp là GV đã một lần tạo ra “cái mới”, như thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán
- Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS sẽ hứng thú và có cơ hội hoạt động tích cực hơn
- Góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học
* Một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học
Sử dụng PPDH với từng hoàn cảnh cụ thể Mỗi PPDH chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi được sử dụng phù hợp với thực tế dạy học Một số căn cứ để lựa chọn PPDH:
- Mục đích dạy học chung và mục tiêu môn học
- Đặc trưng của môn học
- Nội dung dạy học
- Đặc điểm lứa tuổi và trình độ HS
- Điều kiện cơ sở vật chất (phòng ốc và trang thiết bị)
- Thời gian cho phép và thời điểm dạy học
- Người học trong phương pháp dạy học của mình, cung cấp đều đặn thông tin cho người dạy hoặc bằng lời, bằng bình luận, bằng suy nghĩ, câu hỏi hoặc bằng thái
độ, cử chỉ hay cách ứng xử Người dạy phản ứng bằng cách cung cấp cho người học thông tin phụ, câu trả lời cho câu hỏi do người học đặt ra hoặc động viên người học Qua đó người dạy nắm được thông tin của người học để có những điều chỉnh trong phương pháp dạy học Như vậy người dạy và người học đã tác động qua lại, một mối liên hệ qua lại mà phương pháp sư phạm rất quan tâm
Trang 21- Người dạy, trong phương pháp sư phạm của mình, gợi ý cho người học hướng
đi thuận lợi, các phương tiện cần sử dụng và kết quả cần đạt được Nếu người học cảm thấy sung sướng và thỏa mãn, họ dễ dàng có cảm tình với người dạy, ngược lại
họ sẽ cảm thấy nản lòng và thiếu hứng thú Lúc này, chính người dạy đã hành động còn người học thì phản ứng Sự tác động qua lại khá tinh tế giữa hai tác nhân này đã góp phần tạo nên mối quan hệ rất đáng chú ý của phương pháp dạy học tương tác
* Các dạng tương tác trong dạy học
- Tương tác thầy- trò: Tương tác thầy – trò là tương tác thường gặp nhất và được nêu lên như một quy luật cơ bản của quá trình dạy học Trong các tài liệu sư phạm, người ta đang tìm cách hoàn thiện mối quan hệ này theo hướng:
+ Giải phóng người học
+ Hợp tác
+ Lấy học sinh làm trung tâm
+ Thầy thiết kế, trò thi công
+ Tăng cường tính tích cực, chủ động của trò…
+ Giáo dục hiện đại đang cố gắng làm sao để hoạt động của trò giữ vai trò chủ yếu trong giờ học
- Tương tác môi trường- trò: Tác dụng của môi trường đến HS là vô cùng quan trọng Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào môi trường, trong nhiều trường hợp
do môi trường quyết định Về thời gian môi trường tác động đến các em từng giây, từng phút, từng giờ Về không gian, môi trường tác động đến các em ở mọi nơi Môi trường tác động đến các em qua đủ mọi phương tiện, qua đủ năm giác quan… Nhưng trong thực tế, người ta quên đi tác dụng của môi trường đối với giáo dục Vì vậy, việc đưa ra sơ đồ “Bộ ba Người dạy- Người hoc- Môi trường” của J M Denomme’ và M
Roy có ý nghĩa rất quan trọng
- Tương tác môi trường- thầy- trò: Một ngày người thầy nhận ra rằng sự học phải là sự vận động nội tại Nếu thầy tích cực mà học sinh thờ ơ thì dù có giảng giải thế nào cũng không có hiệu quả và rơi vào tình trạng “nước đổ lá khoai” Vì vậy, họ phải thay đổi chiến lược, tổ chức cho các em tự học và nắm bắt kiến thức Người thầy phải tìm hiểu môi trường dạy học và phải tìm cách phát huy thế mạnh của nó qua
Trang 22những tác động và xử lí khéo léo của mình Hoạt động sáng tạo của người thầy đa
dạng như:
+ Tổ chức cho học sinh hệ thống những kinh nghiệm đã có và đúc kết thành lý luận bằng cách ra những bài tập và tổ chức để họ báo cáo trước lớp Đó là một dạng tương tác giữa môi trường và người học nhờ sự khơi dậy, tổ chức của giáo viên theo
cơ chế: môi trường- thầy- trò Nếu không có vai trò của người thầy thì kinh nghiệm của họ không thể hệ thống hóa thành hệ thống kiến thức và không có gía trị phổ biến + Tổ chức cho họ khai thác các nguồn thông tin thông qua: thư viện, mạng internet…
+ Giao cho người học tiến hành điều tra, khảo sát bằng cách trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn…những vấn đề phù hợp với nội dung và điều kiện học tập của họ
Tóm lại, nếu thầy giáo khéo léo tổ chức cho học sinh khai thác ảnh hưởng của môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học thì đó là một nguồn tiềm năng vô tận
và đa dạng Việc dạy học sẽ trở nên gắn liền với cuộc sống, có khả năng nâng cao hứng thú học tập của học sinh và có kết quả khả quan
1.2.3 Đổi mới phương pháp với sự hỗ trợ của CNTT
Đổi mới PPDH bằng CNTT là truyền thông là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình của thế kỉ XXI Hiện nay CNTT và truyền thông
đã ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục và đào tạo nói chung, đến việc đổi mới PPDH nói riêng, góp phần phát triển giáo dục Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho một nền kinh tế tri thức như chỉ thị 58-CT/TW của Bộ chính trị đã khẳng định “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học” Trong báo cáo về “CNTT trong giáo dục” ngày 02/11/2005, Cục trưởng Cục CNTT Quách Tuấn Ngọc đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới PPDH và dạy học với sự hỗ trợ của CNTT:
Trang 23Bảng 1.1: Đổi mới phương pháp dạy và học bằng CNTT
Về phương pháp
trình bày
Từ ghi bảng, độc thoại, đọc- chép
Sang trình chiếu điện tử, đối thoại, diễn giả, trình bày
Vai trò của GV Từ độc thoại, người dạy
dỗ
Sang vai trò hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để HS tự suy nghĩ, thảo luận…
Thầy soạn bài, giáo án bằng máy tính…
Vai trò của HS Thụ động Chủ động, tự học, giao lưu
quốc tế, …
Ta nói, phương tiện dạy học có sử dụng CNTT là một bước thay đổi về chất, làm thay đổi cách thức dạy học theo hướng “nhảy vọt” Việc đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT nói chung và đổi mới bằng việc sử dụng bài giảng E-Learning trong giảng dạy nói riêng là việc cần thiết trong thời đại CNTT phát triển Phương pháp này gọi là phương pháp đảo ngược Phương tiện dạy học lúc này được phân loại thành hai tầng cơ bản: tầng 1 là các đa phương tiện (multmedia) mang thông tin về nội dung học tập Tầng 2 là các dịch vụ Internet để truyền tải thông tin tới người học như Thư điện tử, trang web, diễn đàn, tin nhắn, xem phim trực tuyến, mạng xã hội, hội nghị trực tuyến… Nếu như trong dạy học truyền thống, người giáo viên sẽ truyền tải nội dung học tập trực tiếp thì theo phương pháp dạy học (PPDH) mới, phương tiện dạy học sẽ vừa chứa đựng nội dung học tập, vừa thay thế chức năng truyền tải nội dung của giáo viên tới người học như mô tả hình dưới đây
Trang 24Hình 1.1: Mô hình đổi mới PPDH lấy người học làm trung tâm
Trong hình trên, có thể thấy người học ở vị trí trung tâm, là chỗ giao nhau của mọi con đường kiến thức Các kiến thức đến người học không chỉ trực tiếp từ các GV
mà có thể từ hệ thống mạng máy tính, qua E-Learning, sách vở (sách điện tử), hoạt động nghệ thuật, môi trường tự nhiên, xã hội, gia đình, các phương tiện nghe nhìn Đặc biệt bài giảng của GV có thể được quay thành video và thông qua hệ thống máy tính interrnet để đến người học Như vậy, để có kiến thức, người học không nhất thiết phải đến lớp nghe GV giảng mà có thể thông qua các phương tiện khác nhau để thu nhận kiến thức
1.3 Phương pháp dạy học đảo ngược
SƠ ĐỒ GIÁO DỤC HỖN HỢP
Trang 25Qua sơ đồ trên, ta thấy mô hình giáo dục hỗn hợp bao gồm: mô hình vòng xoay, mô hình uốn cong, mô hình A La Carte, mô hình lớp học ảo Trong đó, mô hình lớp học đảo ngược thuộc một trong những mô hình giáo dục hoán đổi
1.3.1 Cơ sở khoa học PPDH đảo ngược
Hình 1.2: Lớp học truyền thống và đảo ngược
Với cách dạy học truyền thống: 90% thời gian nghe giảng và 10% thời gian làm bài trên lớp Với cách dạy này, bắt buộc HS đến lớp nghe giảng, về nhà làm bài tập và tất cả HS trong một lớp phải tuân theo lịch học chung
Đối với GV, một buổi lên lớp sẽ bắt đầu với việc giáo viên chuẩn bị bài giảng lên lớp và học sinh chuẩn bị làm bài tập về nhà buổi trước Bài mới sẽ được giảng trong giờ trên lớp và thừa một chút thời gian sẽ làm làm bài tập luyện tập tại lớp Như vậy, hầu hết việc giảng và nghe giảng ước chừng đã ngốn 90% thời gian, 10% còn lại
là luyện tập trên lớp của cả giáo viên và học sinh Và khi ứng dụng lý thuyết làm bài tập hoặc các hoạt động học, học sinh sẽ ở trạng thái tư duy cấp độ cao Nghĩa là khi người học đang bị động tiếp thu kiến thưc thì phần lớn sẽ khó suy nghĩ, tưởng tượng, đào sâu vào kiến thức ngay trong lúc nghe giảng Vì vậy nên mỗi khi nghe giảng một kiến thức nào đó mà sử dụng nó đề giải quyết bài tập, hoặc nghĩ lan man các vấn đề khác ngay thì sẽ mất toàn bộ phần cô giáo giảng sau đó
Nhờ CNTT, đặc biệt là phần mềm E-Learning, GV có thể thực hiện việc dạy học theo mô hình đảo ngược Nghĩa là: GV sử dụng phần mềm thu bài giảng để thu
Trang 26video clip bài giảng, HS học ở nhà qua E-Learning và có thể thảo luận nhóm cùng bạn bè, còn việc thực hành và làm bài tập sẽ diễn ra trên lớp, từ đó hình thành phương pháp dạy học mới: các HS tự học thông qua các video do GV soạn (hoặc tự tìm hiểu qua các phương tiện nghe nhìn) và làm bài tập ở nhà theo chỉ định của GV Thời gian đến lớp thay vì nghe GV giảng bài, GV sẽ hướng dẫn HS thảo luận, giải bài tập khó
và giáo viên kiểm tra trình độ tiếp thu của người học để hướng dẫn nội dung học tiếp
Về nhà, HS sẽ kiểm tra lại những kiến thức của mình và tự tìm hiểu mở rộng thêm Tức là hình thức tổ chức hoạt động dạy học thay đổi: “Học ở lớp, làm bài tập ở nhà” chuyển thành “Tự học ở nhà qua bài giảng trực tuyến cùng trao đổi qua internet, đến lớp làm bài tập, giải đáp thắc mắc và thảo luận”
Như vậy, công việc trên lớp của thầy và trò sẽ chỉ còn ở dừng ở việc giải đáp các nghi vấn về bài học, thầy giáo hướng dẫn học sinh đào sâu kiến thức, thực hành, thực hiện các hoạt động nhóm phù hợp cũng như dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện tập và tư duy… quá hấp dẫn và hứng thú cho cả thầy lẫn trò
Đây chính là phương pháp “Dạy học đảo ngược” đang được nghiên cứu ứng dụng trên thế giới
Hình 1.3: Mô hình lớp học đảo ngược
1.3.2 Lợi điểm khi áp dụng mô hình dạy và học đảo ngược
Với mô hình lớp học đảo ngược, có thể phân biệt rõ thời gian trên lớp chỉ luyện tập và ôn tập, hỏi đáp kiến thức, không bị lẫn với thời gian nghe giảng như phương
Trang 27pháp truyền thống Giảm được thời gian dành cho những khái niệm mà học sinh dễ dàng nắm bắt để tập trung vào các vấn đề khó hơn, đào sâu hơn Lý do này xuất phát
từ việc đôi khi giáo viên khó xác định chính xác khái niệm nào học sinh dễ nắm bắt
và khái niệm nào thì khó khăn Đôi khi, giảng kĩ một khái niệm cho nhóm học sinh này sẽ lấy đi thời gian của các nhóm học sinh đã hiểu còn lại Vậy cách để giải quyết
là học sinh chỉ cần tua video xem lại đoạn chưa hiểu
- Hướng vào dạy học cá thể GV có nhiều thời gian trên lớp hơn để tiếp cận các học sinh yếu kém
- Học sinh có thể thu lại hoặc xem đi xem lại đoạn video bài giảng chưa hiểu
- Học sinh vắng mặt sẽ không bỏ lỡ bài giảng
- Có được nhiều thời gian hơn cho các hoạt động học trên lớp
- Phụ huynh có thể phối hợp cùng giáo viên trọng việc hướng dẫn học tập của học sinh
Học sinh hiện nay vẫn thường sử dụng máy ảnh ghi lại những bài giảng của thầy cô để về xem lại, hoặc đơn giản chỉ là lười ghi chép Đây cũng chính là cơ sở,
có chút chủ quan để tin tưởng rằng phương pháp này khá phù hợp với điều kiện hiện nay, khi mà điều kiện tiếp cận với những ứng dụng công nghệ càng ngày càng dễ dàng và tiện lợi
1.4 Cơ sở lý luận về bài giảng E-Learning
1.4.1 Khái niệm về bài giảng E-Learning
Bài giảng E-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (Ispring Suite), có khả năng tích hợp đa phương tiện gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, âm thanh…
Bài giảng E-Learning khác hoàn toàn toàn với khái niệm giáo án điện tử, bài trình chiếu (Powerpoint) thường gọi Nếu ta soạn bài giảng bằng Powerpoint thì phải
sử dụng trực tiếp nó, còn bài giảng E-Learning là một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào tác động người học Bài giảng E-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến, hoặc trực tuyến và có khả năng tương tác với người học, giúp cho người học có thể tự học
mà không khi không đến trường, mất tiết
Trang 28Hiện nay, có rất nhiều phần mềm có thể dùng để soạn giáo án E-Learning Tuy nhiên, Ispring Suite giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation) Sau khi cài đặt lên máy tính, Ispring Suite sẽ được gắn vào phần mềm Microsoft Powerpoint hỗ trợ cho Powerpoint
có tính năng biên soạn bài giảng nâng cao để tạo ra các bài giảng điện tử tuân thủ các chuẩn về E-Learning Do vậy, việc sử dụng phần mềm Ispring Suite để soạn giáo án E-Learning là tiện lợi nhất và được nhiều người sử dụng
1.4.2 Tầm quan trọng của E-Learning
Tại sao E-Learning lại trở nên quan trọng? Bởi vì đây chính là chất xúc tác đang làm thay đổi toàn bộ mô hình học tập trong thế kỉ này – cho học sinh, sinh viên, viên chức và cho nhiều loại đối tượng tiềm năng khác như bác sĩ, y tá và giáo viên- thực tế là cho bất cứ ai mong muốn được học tập dù dưới hình thức chính thống hay không chính thống
1.4.2.1 Lợi ích E-Learning
- E-Learning đem đến một môi trường đào tạo năng động hơn với chi phí thấp
- E-Learning uyển chuyển, nhanh và thuận lợi hơn
- E-Learning giúp tiết kiệm thời gian, tài nguyên và mang lại kết quả tin cậy
- E-Learning mang lại kiến thức cho bất kì ai cần đến
1.4.2.2 Hạn chế của E-Learning
a/ Về phía người học
Tham gia học tập dựa trên E-Learning đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với GV và các thành viên khác
Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra
b/ Về phía nội dung học tập
Trang 29Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa ra các nội dung quá trừu tượng, quá phức tạp Đặc biệt là nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành
mà CNTT không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả
Hệ thống E-Learning cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động
Trang 30SƠ ĐỒ CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHƯƠNG PHÁP E - LEARNING
1.4.4 Cấu trúc của bài giảng E-Learning
Cấu trúc bài giảng là sự phân chia giờ học về mặt lí luận dạy học thành các đoạn các bước nối tiếp, gắn bó với nhau thành một chỉnh thể
Muốn bài giảng đạt hiệu quả cao, người ta cần xác định cấu trúc bài học hợp
lý, hoàn chỉnh, các bước hợp thành gắn bó chặt chẽ với nhau Vì vậy, cấu trúc một bài giảng là mối quan hệ có qui luật, sự tương quan và trình tự hợp lý của các bước cấu thành
- Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả giống như trang đầu của bài giảng Powerpoint thường làm
- Tạo trang mục tiêu bài học
- Các trang thể hiện nội dung bài giảng: Trong các trang nội dung đó, phải chứa tất cả các kiến thức cần truyền đạt cho học sinh Song song cần tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú, theo dõi bài giảng (câu hỏi không nhất thiết phải cho điểm) Ngoài ra, còn phải sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng như âm thanh, video, hình ảnh, bài tập giao về nhà
- Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu đọc, có thể là đường link tới một trang web hay hình ảnh, video nào đó Thường thì phần tài liệu tham khảo này ở trang gần kết thúc bài giảng
Trang 31- Trang kết thúc: Trong trang này, người làm công tác giáo dục cần để lời cảm
ơn và chúc các em học tập tốt
Cấu trúc bài giảng là sự phân chia giờ học về mặt lí luận dạy học thành các đoạn các bước nối tiếp, gắn bó với nhau thành một chỉnh thể
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC BÀI GIẢNG E-LEARNING
1.4.5 Các kiểu bài giảng khi dạy môn hóa học ở trường THPT
Có nhiều cách phân chia khác nhau Tùy vào kiến thức mỗi chương, mà bài giảng được phân thành nhiều kiểu Một trong các cách thông thường là theo tài liệu của Bộ giáo dục và Đào tạo, bài giảng được phân thành 5 kiểu sau:
Trang 321.4.5.1 Bài giảng truyền thụ kiến thức mới
Trong kiểu bài này, là gồm những bài có kiến thức mới Thường bài lên giảng truyền thụ kiến thức mới thường được thực hiện ở các bài mở đầu chương hoặc có nội dung lí thuyết phức tạp đòi hỏi có sự phân tích, giải thích cặn kẽ
Có 6 trường hợp chính:
- Giảng dạy về học thuyết cơ bản
- Giảng dạy về khái niệm cơ bản
- Giảng dạy về cơ sở khoa học của sản xuất hóa học
- Giảng dạy về lý thuyết phản ứng
- Giảng dạy về chất hóa học
Thường thì kiểu bài này có trước bài kiểm tra
1.4.5.4 Bài thực hành
Trong hóa học, bài thực hành một phần để ôn tập kiến thức, chứng minh tính đúng đắn của lí thuyết Hơn nữa, bài thực hành còn tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, an toàn trong khi làm thí nghiệm
1.4.5.5 Bài kiểm tra
Mục tiêu của bài kiểm tra là đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh Qua đó,
GV thấy được những thiếu sót của học sinh, lỗ hổng trong kiến thức của mỗi học sinh
để rồi GV có kế hoạch bổ sung trong quá trình giảng dạy
1.4.6 Các kiểu bài giảng của chương nhóm halogen
Trong chương 5 “Nhóm Halogen”, chương trình cơ bản gồm có 2 kiểu bài:
Trang 33- Bài giảng truyền thị kiến thức mới
Phiên bản mới nhất hiện nay là Ispring Suite 8
Bộ sản phẩm Ispring Suite được tích hợp ba phần mềm gồm Ispring Pro – tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn E-Learning, Isring QuizMaker- phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến, và Ispring Kinetics – phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử
Bước 1: Để tiến hành cài đặt, trước tiên mở file cài đặt tương ứng với window
để cài đặt Chúng ta nhấp vào ispring_suite_x64_6_2_0.msi để tiến hành cài đặt
Hình 1.4: Cách cài đặt phần mềm E-Learning
Bước 2: Chọn Next các bước sau:
Trang 34Hình 1.5: Giao diện khi cài phần mềm
Hình 1.6: Giao diện khi cài phần mềm
Trong bước này (Hình 1.6), chúng ta cần click chọn “I accept the terms in the License Agreement” trước khi click Next để tiếp tục
Sau đó, click Change nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt phần mềm Tuy nhiên, chúng ta nên để cài đặt mặc định (ổ đĩa C), chỉ thay đổi nếu thật sự cần thiết vì lý do nào đó mà bạn thật sự biết rõ
Trang 35Hình 1.7: Giao diện khi cài phần mềm
- Chọn Install:
Hình 1.8: Giao diện khi cài phần mềm
- Tiếp theo, chọn Finish để kết thúc cài đặt
Trang 36Hình 1.9: Giao diện khi cài phần mềm
- Sau khi cài đặt xong, nó xuất hiện giao diện như sau:
Hình 1.10: Giao diện khi cài phần mềm
Trong giao diện iSpring có 3 phần chính:
- Learning Authoring Made Easy: xây dựng bài giảng theo chuẩn Learning một cách đơn giản nhất với MS PowerPoint
E Quizzes and Surveys: xây dựng bài trắc nghiệm và phiếu khảo sát trực tuyến
- Interactions: tạo sách, tài liệu điện tử theo chuẩn Rich-media interactions
để chèn vào bài giảng
1.5.2.2 Đăng kí sử dung (crack)
Trang 37Sau khi cài đặt xong, bạn hãy thoát giao diện bắt đầu crack bẽ khóa để đăng
kí sử dụng
Bước 1: Copy foder Suite 6 ở phần mềm vừa giải nén sau đó paste đè vào Suite
6 trong program file (ổ C Program files Ispring paste đè vào) và nhấn Ok
Bước 2: Mở Power Point ra và bấm vào chữ Active bên trái trên giao diện thanh
công cụ Ispring Suite và click chọn Activate purchased lisence Bấm next và sau đó nhập thông tin vào tên và mã khóa vào:
Name: NgoPhuong
Key: RNQJQ-MXLB4-6Y2VV-3BW18-EBM4B-G5V2M-74
Bước 3: Tắt Powerpoint, sau đó mở lên và thấy phần mềm đã Active (không
còn hình chìa khoá nữa) tức là đã cài đặt thành công
Hình 1.11 Giao diện chương trình Powerpoint có tích hợp phần mềm Ispring Suite 1.5.3 Chức năng và các thuộc tính, hiệu ứng tương tác thường dùng trong Ispring Suite
Phần mềm Ispring Suite được tích hợp, có mặt trong phần mềm Powerpoint, gồm có các chức năng sau:
1.5.3.1 Hỗ trợ Powerpoint hoàn hảo
- Tạo các hiệu ứng phức tạp tùy chỉnh trong Powerpoint
- Bảo tồn tất cả các hiệu ứng mà bạn đã áp dụng một cách chính xác sau khi chuyển sang định dạng cross- platform, flash, …
Trang 381.5.3.4 Tạo câu hỏi khảo sát và kiểm tra (Quiz Marker)
Quiz Marker là một chức năng quan trọng của phần mềm Ispring Suite, giúp chúng ta xây dựng các câu hỏi tương tác nhằm tạo ra sự tự đánh giá độc lập kiến thức của người học sau mỗi buổi học Trong quá trình thiết lập hệ thống bài kiểm tra hay câu hỏi tương tác thì chúng ta có thể thiết lập có qui định thời gian làm bài, bao nhiêu điểm là đạt yêu cầu
Hệ thống điểm có thể được tùy chỉnh tùy thuộc vào mục đích của bài kiểm tra
cụ thể
1.5.3.5 Hỗ trợ lời thuyết minh và đa phương tiện
Với chức năng này, chúng ta dễ dàng ghi âm, ghi hình và đồng bộ hóa âm thanh và video thuyết minh
Thiết kế nội dung toàn diện và hấp dẫn hơn khi có sự hỗ trợ của video
1.5.3.6 Tạo cấu trúc cho bài giảng
Tạo cấu trúc môn học tùy chỉnh cho học sinh, làm tăng hiệu quả cho bài học E-Learning
1.5.3.7 Quản lí bài giảng
1.5.3.8 Thiết lập thông tin giáo viên
Có thể thiết lập thông tin của giáo viên như tên giáo viên, trường công tác, địa chỉ email…
1.5.3.9 Xuất bản bài giảng
Trang 39Sau khi hoàn thành xong công việc chèn âm thanh hay video, hình ảnh, câu hỏi… thì cần phải xuất bảng Thường thì xuất bản bài giảng thành dạng CD
1.5.4 Hướng dẫn sử dụng các chức năng của Ispring Suite
1.5.4.1 Chèn Website
Cho phép nhúng một trang web bất kỳ vào Slide trong MS PowerPoint bằng cách nhập địa chỉ web vào khung Web Address Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Trong Insert, nháy Web Object
Bước 2: Hộp thoại Insert Web Object xuất hiện, ta copy địa chỉ dán vào khung
Web Address
Hình 1.12: Hộp thoại chèn Website
Bước 3: nhấp vào Preview
Trong phần Thiết lập có các tùy chọn:
- Mở trong slide: mở trang web trực tiếp trên slide ở chế độ này chúng ta có thể điều chỉnh kích cỡ vùng hiển thị trang web Chọn cả slide để hiển thị trên toàn slile
- Mở trong cửa sổ trình duyệt khác: Mở trang web bằng một trình duyệt trên máy tính người dùng Có thể là IE, Chrome hay Firefox…
- Thời gian (giây) website sẽ được hiển thị (hiển thị trang web trong bao lâu)
Trang 40Bước 4: Click vào Preview
1.5.4.2 Chèn YouTube
Chức năng này cho phép chèn phim trực tiếp từ trang Youtube.com vào Slide trong MS PowerPoint bằng cách sao chép địa chỉ (đường dẫn trên thanh địa chỉ của trình duyệt) của clip trên trang youtube.com rồi dán vào Video link Thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Trong Insert, nháy YouTube
- Bước 2: Hộp thoại Insert YouTube Video xuất hiện, copy địa chỉ link và dán
vào khung Video link
Hình 1.13: Giao diện của hộp thoại Chèn YouTube Lưu ý click chọn Turn off automatic Slide transition for this Slide để không
bị chuyển Slide khi đang xem phim
1.5.4.3 Chèn flash
Cho phép chèn file Flash có sẵn vào Slide trong MS PowerPoint Chương trình chỉ chấp nhận file flash có phần mở rộng là *.SWF Thực hiện theo các bước sau: