Giải pháp về kĩ thuật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng tour du lịch sang Campuchia cho đối tượng khách là người ở Việt Nam (Trang 60 - 64)

I- Phương hướng hoạtđộng và mục tiêu chung của chi nhánh trong

1.2. Giải pháp về kĩ thuật

- Đầu tư trang thiết bị nhiều hơn, hiện đại hơn, cần phải trang bị đầy đủ máy móc, điện thoại và các trang thiết bị cần thiết cho các nhân viên để đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin giữa các bộ phận, các nhân viên trong công ty, thông tin đối tác, thông tin kịp thời cho khách du lịch,…nhằm nối mạng thông tin rộng lớn đến nhiều vùng, nhiều địa điểm, nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập thì công nghệ thông tin là rất quan trọng vì vậy để nâng cao chất lượng chương trình và để giảm chi phí thì công ty nên đầu tư vào công nghệ thông tin nhiều hơn.

- Hoàn thiện công tác thiết kế và tổ chức chương trình thực hiện.

Đối với công tác thiết kế: Phải có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng nhân viên để trách công việc bị chồng chéo, công ty phải có ý tưởng, định hướng, cũng như các tiêu chuẩn chất lượng để họ có thể thiết kế ra những chương trình phù hợp hơn. Như cụ thể hoá đối với tiêu chuẩn về chất lượng: làm thế nào biết là tốt thì công ty đưa ra thang điểm đánh giá từ 1 đến 100 điểm bằng việc thu thập ý kiến của khách sau chuyến đi và từ đó lượng hoá ra xem mức đánh giá của khách ở mức nào và đưa ra kết luận.

Đối với công tác thực hiện:

+ Xác định tiêu chuẩn thực hiện công việc: Xây dựng tiêu chuẩn thực hiện và đánh giá cho từng loại công việc càng chi tiết, cụ thể càng càng dễ đánh giá + Xây dựng quy trình làm việc hợp lí: thời gian hoàn thành công việc, công việc nào làm trước công việc nào làm sau, và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

+ Đào tạo đội ngũ nhân viên theo tiêu chuẩn đặt ra. + Lựa chọn đối tượng làm việc phù hợp nhất. + Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình.

+ Có chính sách thưởng, phạt hợp lí với các kết quả đạt được.

- Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lí cho các bộ phận, đơn vị trong công ty và bạn hàng truyền thống.

+ Đối với các cán bộ nhân viên và các bộ phận trong công ty cần có chế độ thưởng theo năng suất khai thác khách. Nên điều chỉnh lại hệ số thưởng đối với các phòng ban mà tính chất công việc đòi hỏi có chuyên môn cao, làm việc hiệu quả hơn thì thưởng nhiều hơn.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch. Trước hết, Công ty cần xác định lại thị trường khách du lịch Outbound trọng điểm là Campuchia,Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Mỹ, Úc… để có chính sách khai thác và tiếp cận hợp lý, mang lại hiệu quả cao.

Tiếp theo là tiến hành các chiến dịch quảng cáo bằng các chương trình du lịch, ấn phẩm quảng cáo mới ( tivi, băng, đĩa, tập gấp, áp phích…) kết hợp với hoàn thiện, làm tăng tính hấp dẫn của các ấn phẩm quảng cáo, nhất là việc in các quyển chương trình du lịch Outbuond màu sắc đẹp hơn, hấp dẫn hơn, có tranh ảnh giới thiệu về các điểm du lịch.

Công ty cần quảng bá, khuếch trương hướng nhiều hơn tới khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Nghiên cứu kỹ thị trường này để từ đó có những chương trình quảng cáo đặc biệt với những khẩu hiệu hấp dẫn chocác chương trình tham quan, nhấn mạnh vào các điểm tham quan, chất lượng chương trình và giá cả phù hợp. Tăng cường các chương trình khuyến mại nhằm vào thị trường khách quốc tế.

Công ty nên mở rộng việc quảng cáo qua mạng internet, giới thiệu và bán chương trình qua mạng.

- Tăng cường thu thập ý kiến của khách hàng.

Công ty lấy thông tin, ý kiến từ khách thông qua hướng dẫn viên bằng cách quan sát, theo dõi, phỏng vấn, phiếu nhận xét đòi hỏi sự khéo léo, thông suốt khiến cho khách thật thoải mái dễ chịu. Những thông tin cần thu thập về khách: ý kiến của khách về chương trình du lịch: thời gian, giá cả, thời gian, tốc độ thực hiện…Qua đây công ty có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với khách nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch.

KẾT LUẬN

Việc nâng cao chất lượng chương trình du lịch là rất cần thiết đối với tất cả các công ty lữ hành, vì muốn thu hút được khách thì công ty cần phải liên tục nghiên cứu và luôn đổi mới chương trình du lịch. Và qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty TNHH Du lịch “ Đường tới Việt Nam” thì em nhận thấy công ty vừa mới được thành lập nhưng doanh thu đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ công ty kinh doanh khá tốt trong lĩnh vực lữ hành. Tuy nhiên cũng từ số liệu công ty cung cấp và qua quan sát em thấy công ty còn một số điểm còn yếu và thông qua việc phân tích trên em mong muốn góp một vài ý kiến để công ty hoạt động tốt hơn.

Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Du lịch “ Đường tới Việt Nam, em càng hiểu rõ hơn về kinh doanh lữ hành của Việt Nam. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s Lê Trung Kiên và các anh chị trong công ty TNHH Du lịch Đường tới Việt Nam đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này.

Tài liệu tham khảo:

1. TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 2006. 2. PTS. Nguyễn Văn Đính và TS. Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình Tâm lý

và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội 1996.

3. Travellive, NXB Thế giới 1,2,3,4/12/2008.

4. GS.TS. Nguyễn Văn Đính, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động- xã hội, 2006.

5. GS.TS. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương, Hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê, 2000.

6. GS.TS. Nguyễn Văn Đính, Th.s. Hoàng Thị Lan Hương, Công nghệ phục vụ trong khách sạn và nhà hàng, NXB Lao động- xã hội, 2003. 7. Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH du lịch

“Đường tới Việt Nam”. 8. Trang web: http://waytovietnamtravel.com http://dulichtrongoi.com http://vietnamtourism.com http://dantri.com http://campuchia.com Ký hiệu viết tắt: TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng tour du lịch sang Campuchia cho đối tượng khách là người ở Việt Nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w