I. KINH DOANH LỮ HÀNH
4. Khái quát về đất nước Campuchia
4.2 Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch Campuchia:
Du lịch tại Campuchia tập trung chia làm 2 vùng.
4.2.1.Thủ đô Phnom Penh:
Bao gồm các tuyến điểm: a- Cung điện Hoàng gia:
Là một tổ hợp các toà nhà nơi Hoàng gia Vương Quốc Campuchia ở và làm việc. Các vua Campuchia đã ở khu vực này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer Đỏ. Cung điện được xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về phnom Penh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tạo lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk.
Wat Preah Morakat còn gọi là Chùa Bạc hay Phật ngọc lục bảo. Sở dĩ được gọi là Chùa Bạc cì ngôi chùa này có đến 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1125g. Ngôi đền có chức năng văn hóa và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1650 đồ vật có giá trị. Bức tượng phật ngồi trên ngọn tháp trung tâm ngôi đền là bức tượng bằng ngọc lục bảo hay pha lê. Đứng trước tượng lục bảo là tượng phật Mảiteya ( đức phật tương lai) đúc bằng 90 kg vàng ròng và được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat gắn ở ngực. Ngoài ra còn có bức tượng Phật xá lị ngồi trong một tháp nhỏ bẵng vàng bạc, các bảo vật của hoàng hậu Kossomak Nearỉith, bảo vật đóng góp của các dòng họ quý tộc và hoàng gia. Ngôi chùa to lớn và đẹp đẽ cả về nghệ thuật lẫn kiến trúc, nó mang dáng dấp với lối kiến trúc tiêu biểu của chùa Tháp Campuchia.
Các công trình chính trong Chùa Bạc: - Tranh tường sử thi Ramayana ( Reamker): Bên trong ngôi chùa có một sảnh đường rộng trang trí bằng những bức tranh tường nói về sử thi Reamker ( phiên bản Khmer hoá từ sử thi kinh điển Ramayana của Ấn Độ). Một số phần chính của bộ tranh tường đã bị hư hỏng do thời tiết. Những bức tranh tường được vẽ vào năm 1903-1904 bởi một nhóm sinh viên dưới sự chỉ đạo của hoạ sỹ Vichitre Chea và kiến trúc sư Oknha Tep Nimit Thneak.
- Dhammala: một phòng lớn thông thoáng thường là nơi các hoà thượng giản đạo và là nơi đón tiếp khách của hoàng gia.
c- Bảo tàng quốc gia:
Ở Phnom Pênh, thủ đô của Campuchia. Là bảo tàng khảo cổ và văn lịch sử hàng đầu của Campuchia. Ở đây có các hiện vật là bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất dù cho trung tâm lịch sử của Khmer có xu hướng bị che
khuất bởi quần thể Angkor và các bảo tàng liên quan ở Xiêm Riệp. Bảo tàng được xây dựng năm 1917-1920 bởi chính quyền thực dân Pháp.
d- Tượng đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia:
Là công trình tượng đài bằng bê tông, được xây dựng cuối những năm 1970 tại thủ đô Phnôm Pênh, gần cung điện Hoàng Gia Campuchia để kỷ niệm liên minh Việt Nam- Campuchia, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Tượng đài tạc hình một người lính Campuchia và một bộ đội quân đội nhân dân Việt Nam đứng bảo vệ một thiếu phụ và đứa con.
e- Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh f- Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng. g- Chùa Wat Phnom
h- Bên ngoài thành phố có: Trung tâm Diệt chủng Choeung Ek.
i- Cố đô Oudong:
Là cố đô của Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19; đây được xem là cố đô cuối cùng trước khi các vị vua Khmer quyết định chọn Phnom Pênh làm thủ đô. Cố đô là một trong những di tích khiêm nhường so với hầu hết các công trình khác tại Campuchia. Nằm khép mình trước Phnom Pênh, Oudong sớm chìm vào quên lãng và bị rừng già bao phủ, kiến trúc không có gì là đặc sắc lắm và không đựơc xây dựng bề thế và quy mô so với các cố đô khác
j- Phnom Đa/Angkor Borei.
k- Tháp bà đen.
l- Tonle Vati/ Ta prohm
m- Núi Ta Mao và Vườn thú Ta Khmau.
n- Đảo Mekông- làng thủ công Koh Okhna Tey