Hệ thống trường học luôn phải đương đầu với các đối tượng học sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm trí: những học sinh học kém, học sinh cá biệt thường gây nhiều rắc rối do những phản ứng khác
Trang 2ThS.BS TRẦN QUỲNH ANH
Hà Nội – 2013
Trang 3thầy cô, các anh chị, các bạn và người thân
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành em xin được gửi lờicảm ơn sâu sắc tới:
TS.BS Trần Quỳnh Anh – giảng viên bộ môn Sức khỏe Môi trường –Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - trường Đại học Y Hà Nội,người cô trực tiếp hướng dẫn, chỉ bạo tận tình, chu đáo giúp em trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Sức khỏe Môitrường – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - trường Đại học Y
Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu,hoàn thành khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô trường THPTViệt Đức – Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trìnhthu thập số liệu để hoàn thành khóa luận của mình
Cảm ơn các bạn trong lớp Y tế công cộng khóa 2009 – 2013 đã luônquan tâm giúp đỡ, hỗ trợ mình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Cuối cùng em cũng xin được cảm ơn cha mẹ và anh chị đã luôn ở bênđộng viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận để em cóđược kết quả như ngày hôm nay
Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2013
Trang 4SAVY Survey Assessment of Vietnamese Youth (Điều tra Quốc gia về
Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam)SDQ Strength and Difficulties Questionnaire (Bộ câu hỏi sàng lọc vấn
đề sức khoẻ tâm trí)WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
Trang 5Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cảu riêng tôi Các sốliệu trong khóa luận này là có thật, do tôi và các bạn thu thập một cách kháchquan, khoa học và chính xác.
Kết quả khóa luận này chưa được đăng tải trên bất kỳ tạp trí hay côngtrình nghiên cứu khoa học nào
Tác giả Vương Thị Xuân
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 4
TỔNG QUAN 4
1 Một số khái niện cơ bản 4
1.1.Sức khỏe 4
1.2.Tâm thần học và bệnh tâm thần 4
1.3.Sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần 4
1.4 Sức khỏe tinh thần 5
1.5.Rối nhiễu tâm trí (RNTT) 5
1.5.2 Những biểu hiện rối nhiễu tâm trí 6
1.5.3.Các rối nhiễu tâm trí thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên 6
2 Đặc điểm của lứa tuổi vị thành niên (VTN) 10
3 Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh THPT hiện nay 11
3.1.Trên thế giới 11
3.2.Tại Việt Nam 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
1 Địa điểm nghiên cứu 18
2 Đối tượng nghiên cứu 18
3 Thời gian nghiên cứu 18
4 Phương pháp nghiên cứu 18
4.1.Thiết kế nghiên cứu 18
4.2.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 18
5 Biến số và chỉ số nghiên cứu 20
6 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 22
7 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 25
Trang 78.1.2 Trong quá trình ghép phiếu 25
8.1.3 Trong quá trình nhập liệu 26
8.2 Cách khắc phục 26
8.2.1 Trong quá trình thu thập thông tin 26
8.2.2 Trong quá trình ghép phiếu 26
8.2.3 Trong quá trình nhập liệu 27
9 Đạo đức nghiên cứu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 28
1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 28
2 Mô tả thực trạng SKTT của học sinh 29
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của học sinh 33
3.1.Yếu tố về giới 33
3.2 Yếu tố về gia đình 34
3.3.Yếu tố nhà trường 37
3.4.Các yếu tố khác 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39
1 Thực trạng SKTT của học sinh trường THPT Việt Đức – Hà Nội 39
2 Một số yếu tố liên quan đến SKTT của học sinh trường THPT Việt Đức – Hà Nội 43
KẾT LUẬN 46
KIẾN NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Bảng 2.2: Thang điểm đánh giá SKTT trên bộ câu hỏi SDQ 24Bảng 3.1: Một số thông tin chung về ĐTNC 28Bảng 3.2: So sánh các phân nhóm vấn đề SKTT học sinh với giới tính 33Bảng 3.3: Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình với thực trạng SKTT
chung của học sinh 34Bảng 3.4: Mối liên quan giữa tình cảm của những thành viên trong gia
đình với SKTT học sinh 35Bảng 3.5: Mối liên quan giữa quan hệ của những người trong gia đình với
SKTT của học sinh 36Bảng 3.6: Một số đặc điểm của trường học liên quan đến 37Bảng 3.7: Các mối quan hệ trong trường học liên quan với SKTT học sinh.37Bảng 3.8: So sánh một số yếu tố về học tập và vui chơi với vấn đề SKTT
của học sinh 38
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe (SK) là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xãhội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật Ngàynay, cùng với sự phát triển của xã hội thì con người cũng ngày càng quan tâmhơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội Vấn đề chămsóc sức khỏe tâm trí (SKTT) ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn ở trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng
Trong những năm gần đây, vấn đề SKTT đang là một trong những vấn đềnổi cộm và dành được nhiều sự quan tâm của người dân, đặc biệt là vấn đềSKTT trẻ em và vị thành niên Mọi trẻ em từ khi sinh ra đều có quyền đượchưởng chăm sóc y tế toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Chăm sóc sức khỏe(CSSK) thể chất tạo điều kiện cho trẻ em phát triển thể lực, chiều cao, cân nặng,hoàn thiện dần các chức năng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh tật và tránhđược nguy cơ tử vong do bệnh tật CSSK tinh thần lại đóng vai trò quan trọngtrong sự phát triển khả năng trí tuệ, phát triển mặt xã hội, tạo ra một sự cân bằng
về tâm lý tình cảm, phát triển tính tự lập, sự tự tin, tình yêu cuộc sống và các giátrị đạo đức căn bản nhất của con người, giúp xây dựng và hình thành một nhâncách lành mạnh, sáng tạo và chủ động Để giúp trẻ có được sự phát triển toàndiện, trẻ cần phải được chắm sóc cả SK thể chất lẫn SK tinh thần Tuy nhiên, “sovới việc CSSK thể chất việc CSSK tâm thần là một lĩnh vực mới mẻ” [30] vàchưa được sự quan tâm ở mức cần thiết
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi
ấu thơ sang tuổi trưởng thành, đây là giai đoạn nẩy sinh nhiều rối nhiễu về tâm
lý nhất so với các lứa tuổi khác Những thay đổi này vừa phức tạp, vừa đột biến
Trang 11[2] Ở giai đoạn này, các em phải chịu rất nhiều tác động tâm lý từ chính bảnthân mình do sự phát triển của cơ thể, đồng thời cũng chịu tác động rất nhiều từbên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em như các quan hệ xã hội,những yêu cầu của gia đình, thầy cô, nhà trường, xã hội… Đó là những nguyênnhân gây ra nhiều thay đổi trong tâm tư, tình cảm của các em, nếu những thayđổi đó không kiểm soát được sẽ gây ra những rối loạn tâm lý cho các em
Hệ thống trường học luôn phải đương đầu với các đối tượng học sinh có vấn đề
về sức khoẻ tâm trí: những học sinh học kém, học sinh cá biệt thường gây nhiều rắc rối do những phản ứng khác nhau cho giáo viên và gia đình mà chủ yếu là domức độ nhận thức của giáo viên, gia đình và cộng đồng còn hạn chế Các vấn đề sức khoẻ tâm trí cần được nhận biết sớm ngay từ khi có nguy cơ Thực tế cho thấy, trong nhà trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm trí Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt nam là 15, 94%, khảo sát dọc trong 1 năm học là 1,6% các em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp
học [13] Nghiện ma tuý ở trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 8% [4] Lạm dụng chất
đang tăng nhanh chóng, với số thanh thiếu niên chiếm 70% số người nghiện
Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10 đến 17 [8]
Các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở tuổi trẻ nếu không được quan tâm phòngngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xãhội Một trong những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề là trẻ có thể có ý định tự
tử và thực hiện hành vi tự tử Vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có ảnh hưởng lớntới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, ảnhhưởng đến kết quả học tập tại trường, năng suất lao động cũng như sự phát triển
cá nhân nói chung Vì vậy việc nhận thức đúng đắn, xác định rõ ràng vấn đề sức
Trang 12khoẻ tâm thần và phòng ngừa, chăm sóc, điều trị sức khoẻ tâm thần cho lứa tuổihọc sinh có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn
Đã có một số nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam.Mặc dù kết quả không hoàn toàn nhất quán nhưng các nghiên cứu cho thấy một
xu hướng rõ ràng rẳng tỷ lệ trẻ em Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần
là đáng kể Điển hình là nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm
2005 cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề SKTT của học sinh trong các quận nội thành
là 19,46% [36], Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh năm 2010 nghiên cứu trênhọc sinh 2 trường trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Trãi (Hà Nội) và VânTảo (Hà Tây) cho thấy trẻ mắc các vấn đề SKTT chiếm 22,55% [6] Trongnhững năm gần đây ở nước ta đã có một số nghiên cứu đánh giá về vấn đề SKTTnhưng những nghiên cứu về vấn đề SKTT của học sinh THPT còn hạn chế, mớichỉ có 1 số nghiên cứu với quy mô nhỏ Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường trung học phổ thông Việt Đức – Hà Nội năm 2012” với hai mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường THPT Việt Đức– Hà Nội năm 2012
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm trí của học sinh tạitrường THPT Việt Đức – Hà Nội năm 2012
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN
1 Một số khái niện cơ bản
Bệnh tâm thần: là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương sọ não, bệnh cơ thể, sang chấn tâm thần…) làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức… bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp với thực tại, môi trường xung quanh [3]
1.3 Sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần
Sức khỏe tâm thần là trạng thái không chỉ không có các rối loạn và dịtật tâm thần mà còn là trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái Một sựtin tưởng vào giá trị của bản thân, vào phẩm chất giá trị của ngườikhác Có khả năng ứng xử với thế giới nội tâm về tư duy, cảm xúc,
Trang 14quản lý cuộc sống và chấp nhận sự nguy hiểm Có khả năng tạo dựng ,phát triển và duy trì thỏa đáng các mối quan hệ cá nhân Có khả năng
tự hàn gắn sau các sang chấn tâm thần [3]
Rối loạn tâm thần là một nhóm các triệu chứng hoặc hành vi có thểnhận ra được về mặt lâm sàng trong đa số các trường hợp, kết hợp với
sự đau khổ và với việc cản trở các hoạt động cá nhân [3]
1.4 Sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần là một khái niệm ám chỉ tình trạng tâm thần và cảmxúc tốt của mỗi cá nhân Theo tổ chức y tế thế giới, không có định nghĩa chínhthức cho sức khỏe tinh thần Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ quan
và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định nghĩa về kháiniệm "sức khỏe tinh thần" Mặt khác, tình trạng thoải mái, không có rối loạn nào
về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh thần [1].
Có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần là xem xem một người thểhiện chức năng của mình thành công tới mức nào Cảm thấy có đủ khả năng tựtin, có thể đối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường, luôn giữđược các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập, và dễ hồiphục sau những tình huống khó khăn đều được coi là các dấu hiệu của một sứckhỏe tinh thần
1.5 Rối nhiễu tâm trí (RNTT)
Trang 15việc phải chịu đựng những cảm giác tiêu cực ( như ám ảnh về cái chết, sự đau
khổ, sự mất năng lực) hoặc sự mất mát đáng kể sự tự do của cá nhân [9].
1.5.2 Những biểu hiện rối nhiễu tâm trí
- Không có khả năng tiếp xúc lâu dài với người khác
- Bỏ bê các hoạt động ở trường
- Miễn cưỡng đến trường hay tham gia các hoạt động khác
- Hiếu động, không ngồi yên một chỗ, đôi khi xung động, rối loạnkhả năng tập trung
- Không vâng lời, bướng bỉnh
- Thiếu năng lượng và động lực hoạt động
- Dễ nổi cáu
- Cách ly xã hội
- Khóc quá nhiều
- Cảm giác thất vọng, vô dụng
- Ý tưởng hoặc hành vi kỳ quặc
1.5.3 Các rối nhiễu tâm trí thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD – 10F(1992)
Có 3 triệu chứng chủ yếu:
Trang 16Khí sắc trầm
Mất mọi quan tâm, thích thú
Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động
Có 7 triệu chứng phổ biến khác:
Giảm tập trung chú ý
Giảm tự trọng và lòng tin
Có những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
Có ý tưởng và hành vi tự sát
Rối loạn giấc ngủ
Ăn không ngon miệng
- Rối loạn lo âu quá mức:
Dấu hiệu:
+ Trẻ lo âu quá đáng, không có cơ sở thực tế và kéo dài về các sựkiện tương lai, luôn bận tâm lo nghĩ về năng lực và thành tích trongcác lĩnh vực học tập, xã hội, thi cử, thể thao…
+ Có nhiều rối loạn thể chất như khó ngủ, ác mộng, đau đầu, hồihộp, khó thở, rối loạn tiêu hóa nhưng nhiều khi không phát hiện tổnthương thực thể nào
+ Có thể có các biểu hiện khác như hay bằn gắt, căng thẳng, khó tậptrung chú ý, ám ảnh sợ đơn thuần, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ họcđường, không tham gia các hoạt động với các bạn cùng lứa tuổi
- Lo âu học đường
Dấu hiệu:
+ Thường than phiền là đau bụng vào mỗi sáng thứ hai
Trang 17+ Gặp khó khăn trong việc quyết định đến trường.
+ Thường quên đồ dùng học tập và thường đến trường muộn
+ Ghét đi học
+ Thường ở nhà vì “ốm đi học” và khỏe ra vào sáng hôm sau
+ Đau đầu
+ Bám bố mẹ
+ Đau bụng thời gian dài
+ Lo lắng mình hoặc người thân sẽ bị thương
+ Ác mộng
+ Nổi khùng khi bị ép đến trường
+ Hay dỗi, cáu kỉnh
+ Trốn học
+ Cảm thấy mệt mỏi
1.5.3.2 Rối loạn tăng động – giảm chú ý
- Định nghĩa: trẻ biểu hiện hành vi hiếu động và kém tập trung ở mứctrầm trọng, nó tác động tới trẻ khi ở nhà, lúc tới trường và nơi côngcộng
- Dấu hiệu:
Hiếu động
Cáu giận, dễ bùng nổ vì những lý do không đáng kể
Nghịch ngợm, nói chuyện và ngắt lời người khác
Khả năng chú ý giảm, hay đãng trí, kém tập trung, thiếu bền bỉ
Thường bỏ dở công việc đang làm, không hoàn thành các nhiệm vụ
Có tính bốc đồng
Trang 18 Không thể đợi đến lượt của mình khi chơi hat trong khi nói chuyện với người khác
Gặp khó khăn trong học tập, không chú ý nghe lời thầy cô dặnnên thường không làm bài tập về nhà
Sống vô tổ chức, bừa bãi, hay quên, mất đồ dùng, dụng cụ học tập
1.5.3.3 Rối loạn hành vi
Các biểu hiện chính (theo hội Tâm thần học Hoa Kỳ - 1994) các rối loạn hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên được tập hợp thành bốn nhóm chính:
- Xâm hại người khác hay xúc vật, bao gồm:
+ Hay bắt nạt, đe dọa hay uy hiếp người khác+ Hay gây sự đánh nhau
+ Dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng thân thể người khác+ Hành vi độc ác về thân thể với người khác, với xúc vật
+ Ăn cắp đối mặt với nạn nhân+ Cưỡng dâm
Trang 191.5.3.4 Tự sát
- Định nghĩa: tự sát là hành vi tự kết thúc cuộc đời
- Dấu hiệu:
+ Thất vọng+ Giảm sút năng lực học tập, khả năng chăm sóc+ Viết hoặc làm các việc liên quan đến cái chết hoặc tự tử+ Cảm giác vô vọng
+ Không tham gia nhóm bạn bè
2 Đặc điểm của lứa tuổi vị thành niên (VTN).
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10đến 19, cũng có một số nước coi VTN là từ 13 – 20 hoặc 15 – 24 tuổi [2] Đây làgiai đoạn đặc biệt duy nhất của con người được đánh dấu bằng những thay đổiđồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp, bao gồm: sự chín muồi vềthể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng cácnhiệm vụ phát triển Đây cũng là giai đoạn nẩy sinh nhiều RNTT nhất so với cáclứa tuổi khác
Ở giai đoạn này trẻ có những biến đổi cả về thể chất và tâm lý xã hội.Những biến đổi về thể chất quan trọng nhất là quá trình dậy thì Các công trìnhnghiên cứu ở lứa tuổi này cho thấy đa số các em bước vào tuổi dậy thì không cókhủng hoảng phát triển, chỉ có khoảng 20% trẻ em độ tuổi này có khó khăn trong
sự phát triển tâm lý [2] VTN là giai đoạn có nhiều trạng thái căng thẳng đối vớimọi người, họ rất quan tâm đến hình ảnh của cơ thể mình và các mối quan hệ vớigia đình và bạn bè Sự bối rối, xấu hổ, mối quan tâm và lo lắng của họ ảnhhưởng đến cảm giác về giá trị bản thân
Trang 20Do các đặc điểm của hệ thần kinh và nội tiết đang phát triển nên VTN dễmất cân bằng về tâm lý và cảm xúc, các biểu hiện và nhịptim đập nhanh, huyết
áp tăng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, dễ nổi nóng Đôi khi các em cảm thấy khókhăn trong việc tự kiềm chế khi bị kích động và gây nên những phản ứng khôngmong muốn Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn thử sức mình và khám phá cái mới
để khẳng định mình là người lớn; có xu hướng tư tưởng hóa vị tha (định hướngvào cái tôi xã hội), quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các kỹ năng giao tiếp,cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với môi trường xã hội ngàycàng mở rộng
3 Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh THPT hiện nay
3.1 Trên thế giới
Trên thế giới, lứa tuổi VTN chiếm khoảng 20-30% dân số [6], trong đó
có tới 7 đến 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn tâm thần cầnđiều trị Tỉ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông dân có nhiều yếu tố xã hộikhông thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì Những trạng thái tâm lý bệnh học trẻ emthường gặp là: Hành vi gây rối và chống đối xã hội (những rối loạn bên ngoài)
có tỉ lệ mắc là 3-5%; Rối loạn cảm xúc (những rối loạn bên trong) có tỉ lệ gặp là2-5%; những trở ngại tâm lý và rối loạn dạng cơ thể chiếm 1-3% Hiếm gặp hơn
là các rối loạn tâm thần trẻ em và rối loạn sự phát triển nói chung (bệnh tự kỷ)gặp 0,1% [31] Những rối loạn hành vi gây rối và chống đối xã hội thường gặp ởtrẻ trai nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái Tỉ lệ giữa nam và nữ tương đồng hơn vớicác rối loạn cảm xúc Trẻ gái lại hay gặp trầm cảm và chứng biếng ăn nhiều hơn
so với trẻ trai
Những nghiên cứu gần đây đã cho biết mức độ phổ biến của các rốiloạn tâm lý ngày càng gia tăng Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trên
Trang 2125% dân số thế giới bị rối loạn tâm trí và hành vi tại một thời điểm nào đó trongcuộc đời [34] Năm 1996, nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của thế giới của Đạihọc Harvard, WHO và Ngân hàng thế giới cho biết gánh nặng toàn cầu của cácrối loạn tâm thần chiếm 10,5% gánh nặng bệnh tật, tuy nhiên vẫn được cho làthấp hơn so với thực tế Cũng trong nghiên cứu này, ước tính gánh nặng bệnh tật
do bệnh tâm thần và thần kinh sẽ tăng lên với tốc độ cao hơn so với bệnh timmạch và chiếm khoảng 15% vào năm 2020 [33]
Theo báo cáo năm 2001 của Tổ chức Y tế thế giới, tổn thương tinh thầnchiếm tỷ lệ khoảng 12% trên tổng số bệnh Những năm gần đây, các quốc giatrên thế giới đều lo ngại tỷ lệ này tăng lên, đặc biệt là số lượng những trẻ em vàVTN trải nghiệm những khó khăn, có những biểu hiện có vấn đề ở mặt SKTTtrong quá trình phát triển, trong quá trình học tập và trong cuộc sống nói chung
Ở Mỹ, vào năm 1999, tỷ lệ trẻ em từ 9 – 17 tuổi có vấn đề SKTT là 21%, ởCanada trẻ từ 1 – 16 tuổi là 18% (năm 1989), ở Nhật Bản trẻ từ 12 – 15 tuổi là15% (năm 1993) và ở Ấn Độ trẻ từ 1- 16 tuổi là 12,8% (năm 1999) [12] Tỷ lệnày được dự báo là sẽ đặc biệt tăng ở các nước đang phát triển như Việt Nam.Bởi vì Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề đô thị hóa nhanh chóng (dẫnđến ô nhiễm môi trường, thay đổi cơ cấu gia đình, số lượng lớn gia cư không ổnđịnh…), những thay đổi kinh tế vĩ mô (thay đổi cơ cấu việc làm, thất nghiệp…)kéo theo các xung đột văn hóa, xã hội (phân hóa giàu nghèo, xung đột giá trị,chuẩn mực…) Chính vì vậy Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo chính phủ cácnước đang phát triển về việc chăm sóc SKTT trẻ em và vị thành niên trong giaiđoạn mới
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH), khoảng 26%người Mỹ trưởng thành trên 18 tuổi bị một số loại rối loạn tâm thần Năm 1994
Trang 22nghiên cứu khảo sát trên toàn quốc gia (NCS) cho biết 30% số người được hỏi đãtừng có biểu hiện triệu chứng của rối nhiễu tâm lý ít nhất một năm trước Cuộckhảo sát cũng chỉ ra rằng gần một nửa số người lớn đã từng trải qua một vài loạirối nhiễu tâm lý tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ Theo kết quả mộtcuộc điều tra của nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Hokkaiddo, Nhật Bản,tình trạng học sinh nước này mắc chứng trầm cảm đang ở mức báo động, với tỉ
lệ 1/10 [7]
Các nghiên cứu ở Anh năm 2000 chỉ ra tỉ lệ chung trẻ em và vị thành niên
từ 4 đến 18 tuổi trong cộng đồng có rối loạn tâm thần (mental disorders) vàokhoảng 15% trong khi đó, tỉ lệ trẻ từ 9 đến 17 tuổi ở Mỹ năm 2005 là 20,9%, ởPuerto Rico năm 2004 là 19.8 % [6] Các số liệu nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ
lệ vị thành niên có biểu hiện rối loạn tâm thần tại một số nước phát triển như Úc,
Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha đều trên 20% [34]
Tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ các kỳ thi chuyểncấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm trí kém ở cáchọc sinh Trung Quốc [24], không những thế, áp lực học tập cao cũng có thể dẫnđến bạo lực và các vấn đề phát triển [23]
3.2 Tại Việt Nam
Việt nam có dân số xấp xỉ 86 triệu trong đó trẻ em dưới 16 tuổi chiếmkhoảng 30% Tuy nhiên, hiểu biết của dân chúng về vấn đề chăm sóc sức khoẻtâm trí trẻ em còn nghèo nàn, chỉ có một số lượng nhỏ nhân viên làm việc trong
hệ thống này và những nhân viên này còn thiếu những kĩ năng cần thiết Bêncạnh đó, những nghiên cứu về tỷ lệ mắc cũng như các yếu tố liên quan tới vấn
đề sức khỏe tâm trí ở trẻ em đang chỉ ra rằng trẻ em Việt nam có thể có nguy cơmắc vấn đề sức khỏe tâm trí tăng lên
Trang 23Theo kết quả nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 chothấy tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nộithành là 19,46% [36], tỷ lệ này đối với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nộithành, ngoại thành không có gì khác biệt Nghiên cứu cũng chỉ ra có 15,94% em
có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp học, lạm dụng chất gâynghiện đang tăng nhanh chóng, với số thanh thiếu niên Trong số các ca tự sát10% ở độ tuổi 10 – 17 Nghiên cứu 21.960 thanh thiếu niên Hà Nội phát hiện3,7% em có rối loạn hành vi Lứa tuổi từ 10-11 có tỷ lệ 42-46% gặp khó khăn vềứng xử Đặc biệt có sự chênh lệch rất lớn về khó khăn trong ứng xử giữa họcsinh nam (84.60%) và học sinh nữ (15,40%) Theo khảo sát của dự án, quận Hai
Bà Trưng có tỷ lệ học sinh gặp khó khăn về ứng xử cao nhất với 44,2%, so vớicác quận còn lại là Hoàng Mai (28,8%), Từ Liêm (26,9%) Điều này cho thấyảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường sống tác động đến hành vi ứng xử củacác em [37]
Theo kết quả điều tra dịch tễ mẫu do trung tâm Nghiên cứu và Đào tạoPhát triển Cộng đồng tiến hành trên 1.000 trẻ trong độ tuổi từ 8 - 17 ở 31 xãthuộc 5 tỉnh, thành Lào Cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre từ năm
2001 đến 2005 cho thấy: Cứ 10 trẻ thì có 2 em bị rối nhiễu tâm trí Một khảo sátkhác cũng của trung tâm này trong năm 2008 với nhóm phụ nữ mang thai 3tháng cuối hoặc mới sinh con trong vòng 2 tháng tại Hà Nội và Hà Nam chothấy, tỷ lệ chị em bị rỗi nhiễu tâm trí tương ứng với mỗi tỉnh là 22% và 33%.Một nghiên cứu khác tương tự của Ananda và Thuấn (2007) trên hai tỉnh miềnTrung cho kết quả tỷ lệ trẻ mắc các vấn đề SKTT là 9% [10]
Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2008 (SAVY 2) mới được công bố cho thấy, trong số hơn 10.000 thanh thiếu
Trang 24niên có hơn 73% người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đếnchuyện tử tử So với số liệu cuộc điều tra trước đó vào năm 2003 (SAVY 1), cácchuyên gia nhận thấy tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán đã tănglên Đặc biệt, cảm giác nghĩ đến chuyện tự tử tăng lên khoảng 30% [7] SAVY2cho thấy thanh thiếu niên có cái nhìn lạc quan về cuộc sống trong tương lai,không có sự khác biệt đáng kể về mức độ lạc quan giữa nam và nữ, giữa khu vựcthành thị và nông thôn, giữa các nhóm thanh niên có trình độ học vấn khác nhau,cũng như giữa những người theo các tôn giáo khác nhau Mặt khác, SAVY 2cũng cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ trong số họ còn có lúc có cảm giác tự ti(29,9%), có cảm giác thất vọng, chán chường về tương lai (14,3%) Cuộc sốnggia đình, môi trường học tập, sự hài lòng với công việc, việc có hay không sửdụng chất gây nghiện là những yếu tố có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần củathanh thiếu niên [35].
Bác sĩ Trần Tuấn - Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng
đồng vừa cho biết qua điều tra về sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên 8-17 tuổitại hai địa phương Đà Nẵng và Khánh Hòa, tỉ lệ bị rối nhiễu tâm trí là 11-22%
Tỉ lệ mắc nói trên cho thấy rối nhiễu tâm trí thật sự là vấn đề y tế công cộng ởViệt Nam, với mức độ tương ứng với nhiều nước trên thế giới Nhiều nghiên cứuchỉ ra các số liệu tương tự về tỉ lệ học sinh ở bậc trung học phổ thông có rốinhiễu tâm trí như: Tại trường THPT Xuân Đỉnh Hà Nội (niên khóa 2004-2005)
có 17-19% số học sinh mắc stress và rối loạn lo âu; có 22-25% số học sinhtrường THPT Chuyên Quảng Bình (niên khóa 2007-2008) có rối loạn lo âu [18]
Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh về “Tỷ lệ trẻ em và VTN miền Bắc cócác vấn đề SKTT năm 2012” cho thấy có 18% trẻ trong nghiên cứu có vấn đềSKTT, trong đó vấn đề trầm cảm chiếm tỷ lệ lớn nhất với 6,6% còn vấn đề về
Trang 25chú ý chiếm tỷ lẹ ít nhất với 2,7% Nghiên cứu cũng cho thấy nếu xét về giớitính thì nam chiếm tỷ lệ 54,8% nhiều hơn nữ 45,2% trong tổng số các trẻ gặpphải các vấn đề SKTT Nếu xét về độ tuổi thì nhóm trẻ 13 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất(14,3%) trong khi đó nhóm trẻ 16 tuổi và nhóm trẻ 12 tuổi cùng chiếm tỷ lệ caonhất (23,8%) trong tổng số trẻ mắc các vấn đề SKTT Kết quả nghiên cứu cũngchỉ ra rằng tổng số trẻ có nguy cơ mắc các vấn đề SKTT là 24% trong đó tỷ lệ trẻ
có nguy cơ gặp các vấn đề về sự chú ý là cao nhất (6%) còn tỷ lệ trẻ mắc các vấn
đề lo âu/trầm cảm là thấp nhất (2,6%) Và nếu xét theo giới thì trong tổng sốnhững trẻ thuộc nhóm nguy cơ, nam chiếm tỷ lệ ít hơn nữ (nam là 46,4% và nữ
là 53,6%) [14]
Tại hội nghị “Triển khai đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng chongười tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 –2012” tại Đà Nẵng ngày 27 tháng 11 năm 2012 vừa qua, WHO đã công bố sốngười bị tâm thần và rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam chiếm 10% dân số (khoảng 9triệu người), trong đó có 200 nghìn người bị tâm thần phân liệt và hơn 2,4 triệungười mắc các chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng, còn lại là những ngườimắc các chứng rối loạn thường gây hậu quả về sức khỏe tâm thần như chứng
động kinh, khuyết tật thần kinh, tổn thương não… [11] Một nghiên cứu khác
của Nguyễn Văn Siêm tại một phường của Thành phố Đà Nẵng, khảo sát toàn bộcác hộ trong phường với tổng số hộ dân là 23758 cho kết quả: tỷ lệ mắc chung là0,52 – 0,61% dân số; tỷ lệ mắc điểm là 0,49 – 0,53% Một số nghiên cứu dịch tễkhác về trầm cảm như của Nguyễn Văn Siêm (2010) cho biết tỷ lệ mắc bệnhtrầm cảm của một làng ven sông Hồng là 8,35% [16] Bùi Hồng Tâm, Cao TiếnĐức khảo sát tại Quảng Ninh cho biết tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,21%;động kinh là 0,12%; chậm phát triển tâm thần là 0,15%; nghiện rượu là 0,25%;
Trang 26sa sút trí tuệ là 0,05% [5] Nghiên cứu của Mckelvey và cộng sự về tỷ lệ của cácvấn đề hành vi, cảm xúc và các điểm mạnh của trẻ từ độ tuổi 4 đến 18 tuổi sốngtại Hà Nội cho thấy: nếu dựa trên điểm tiêu chuẩn của Mỹ, từ độ tuổi 4-11 có5,3% trẻ nam và 7,7% ở trẻ nữ; độ tuổi từ 12-18 có 9,5% trẻ nam và 10,1% trẻ
nữ được coi là mắc các RLTT [25] Nghiên cứu của Amstadter đánh giá mức độcác RLTT ở thanh thiếu niên Việt Nam cho kết quả có 9,1% thanh thiếu niênđược cho là mắc phải các vấn đề về tâm thần [20]
4 Địa điểm nghiên cứu
Nằm ở giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, trường THPT Việt Đức được thànhlập ngày 3/3/1955 Trải qua 58 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường cótổng số hơn 120 cán bộ giáo viên, với khoảng 2200 học sinh Trường Việt Đứcluôn là một trong những lá cờ đầu của ngành giáo dục Phổ thông tại Hà Nội.Trong những năm qua trường đã đạt được 1 số thành tựu đáng khích lệ như: 80%học sinh của trường được xếp loại khá giỏi, 99% có hạnh kiểm khá - tốt Tỷ lệhọc sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt xấp xỉ 100% và trên 70% đỗ vào đại học Nhiều
em đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố và Quốc gia,được nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Đức, Anh, Nhật, Úc, Singapo cấp học bổng Trường có 12 thầy cô có trình độ Thạc sỹ, nhiều người đã đạt giảicao trong các kỳ thi giáo viên giỏi cấp Thành phố
Trang 27CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Việt Đức - số 47 Lý ThườngKiệt – quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội
2 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh của 9 lớp tại trường THPT Việt Đức, trong đó có 3 lớp 10, 3lớp 11 và 3 lớp 12 được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các lớp trong trường
- Giáo viên chủ nhiệm của những lớp được chọn tham gia nghiên cứu
3 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2012 đến hết tháng 12 năm 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Trang 28p: là tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT (p=0,1 lấy từ
nghiên cứu của thầy Trần Tuấn và cộng sự)
: sai số tương đối
α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 (tương ứng
với độ tin cậy 95%)
Z1-α/2: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α
được chọn như trên
Với độ tin cậy 95%: Z=1.96
Chọn p = 0,1; =0,2 ta có:
1,962x0,1x0,9
n= - 865 học sinh (0,2x0,1)2
Như vậy theo trên thì số học sinh tối thiểu của 1 trường cần nghiên cứu là
865 học sinh Trên thực tế thì trường THPT Việt Đức lấy được 399 học sinh nên
cỡ mẫu của nghiên cứu này là 399 người
4.2.2 Cách chọn mẫu
- Chọn khối: chọn học sinh của cả 3 khối 10, 11 và 12
- Chọn lớp: mỗi khối chọn ngẫu nhiên 3 lớp ta có 9 lớp
- Chọn học sinh: chọn tất cả học sinh của mỗi lớp được chọn, các họcsinh tham gia nghiên cứu là tự nguyện
Trang 295 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Thông tin chung Lớp Biến định lượng (biến rời rạc)
Giới Biến định tính (biến nhị phân)Học lực Biến định lượng (biến thứ
hạng)Hạnh kiểm Biến định lượng (biến thứ
hạng)Dân tộc Biến định lượng (biến danh
mục)Mục tiêu 1: thực trạng
Tỷ lệ % học sinh có vấn đề về tăng động – giảm chú ý
Có vấn đề về quan hệ đồng đẳng
Tỷ lệ %học sinh có vấn đề về quan hệ đồng đẳng
Có vấn đề về quan hệ
xã hội
Tỷ lệ % học sinh có vấn đề về quan hệ xã hội
SKTT theo nghề của bốNghề nghiệp của mẹ Tỷ lệ % học sinh có vấn đề
SKTT theo nghề của mẹAnh/chị/em ruột Tỷ lệ % học sinh có vấn đề
SKTT theo việc có anh/chị/em ruột không
Sống cùng bố thường xuyên
Tỷ lệ % học sinh sống cùng bố thường xuyên
Trang 30Sống cùng mẹ thường
xuyên
Tỷ lệ % học sinh sống cùng mẹthường xuyên
Bố mẹ hay cãi nhau Tỷ lệ % học sinh có bố mẹ hay
Có người say rượu/bia Tỷ lệ % học sinh trong nhà có
người say rượu/bia
Có người bị bệnh/tàn
tật
Tỷ lệ % học sinh trong nhà có người bị bệnh/tàn tật
Được người nhà yêu
Bị bố/mẹ mắng hoặc
phạt khi bị điểm kém
Tỷ lệ % học sinh bị bố/ mẹ mắng hoặc phạt khi bị điểm kém
thaoHọc thêm Tỷ lệ % học sinh có đi học
thêmTrường đẹp Tỷ lệ % học sinh thấy trường
mình đẹpHoạt động ngoại khóa
Trang 31Bị thầy cô đánh Tỷ lệ % học sinh bị thầy cô
đánh
Bị bạn bè bắt nạt Tỷ lệ % học sinh bị bạn bè bắt
nạt
Bị thầy cô bắt làm việc quá sức
Tỷ lệ % học sinh bị thầy cô bắt làm việc quá sức
6 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
- Sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề SKTT SDQ 25 (Strength andDifficulties Questionnaire 25) của học sinh và giáo viên đã được dịch ra tiếng Việt
- Bộ câu hỏi SDQ:
Bộ câu hỏi sàng lọc vấn đề sức khoẻ tâm trí SDQ gồm 3 thang: thang SDQdành cho học sinh tự đánh giá, thang SDQ dành cho giáo viên tự đánh giá và thangSDQ dành cho cha mẹ tự đánh giá Mỗi thang gồm 25 câu hỏi sàng lọc đánh giá rốinhiễu trong 5 lĩnh vực: tăng động – giảm chú ý, rối nhiễu hành vi, rối nhiễu cảm xúc,rối nhiễu trong quan hệ bạn bè và mức độ thích ứng xã hội Hệ thống điểm được xácđịnh cho từng câu hỏi ở ba trạng thái trả lời chính: không đúng, đúng một phần và rấtđúng Cụ thể điểm tính cho mỗi câu hỏi như sau:
Các câu 7, 11, 14, 21, 25 điền “không đúng”: 2 điểm; “đúng một phần”: