Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường trung học phổ thông việt đức – hà nội năm 2012 (Trang 35 - 38)

- Đối với bộ câu hỏi SDQ dành cho giáo viên:

1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Một số thông tin chung về ĐTNC (n=361)

Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Lớp 10 67 18.6 11 133 36.8 12 161 44.6 Giới Nam 143 39.6 Nữ 218 60.4 Học lực Giỏi 1 46.8 Khá 32 44.0 Trung bình 159 8.9 Yếu 168 0.3 Hạnh kiểm Tốt 3 90.3 Khá 4 5.8 Trung bình 21 1.1 Yếu 324 0.8 Dân tộc Kinh 356 98.6 Khác 5 1.4

Nhận xét: Học sinh lớp 12 tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất 44,6%, học

sinh lớp 10 chiếm tỷ lệ thấp nhất18,6% còn lại là học sinh lớp 11 chiếm 39,6%. Tỷ lệ học sinh nữ tham gia nghiên cứu chiếm 60,4% cao hơn nam (39,6%). Về kết quả học tập: 46,8% học sinh có kết quả học tập xếp loại giỏi; 44% học sinh xếp loại khá; 8,9% học sinh xếp loại trung bình và 0,3% học sinh xếp loại yếu. Về hạnh kiểm: 90,3% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt; 5,8% học sinh hạnh kiểm khá; 1,1% học sinh hạnh kiểm trung bình và 0,8% học sinh hạnh kiểm yếu.

Trong số 361 học sinh tham gia nghiên cứu có 356 học sinh dân tộc Kinh chiếm 98,6% còn lại 5 học sinh dân tộc khác chiếm 1,4%.

2.Mô tả thực trạng SKTT của học sinh

Biểu đồ 3.1: Mô tả thực trạng SKTT chung của học sinh

Nhận xét: 14,7% học sinh tham gia nghiên cứu được xác định là có vấn đề

SKTT; 12,2% học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT và 73,1% học sinh không có vấn đề SKTT.

Biểu đồ 3.2: Mô tả thực trạng SKTT của học sinh theo lớp

Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy trong số các học sinh tham gia nghiên

cứu thì tỷ lệ học sinh của khối 10 có vấn đề về SKTT là cao nhất (47.8%) trong khi đó khối 11 chiếm tỷ lệ thấp nhất (4.5%) và khối 12 là 9.3%.

Biểu đồ 3.3: Mô tả thực trạng SKTT của học sinh theo giới

Nhận xét: Tỷ lệ học sinh nam tham gia nghiên cứu có vấn đề SKTT

chiếm 17.5% cao hơn học sinh nữ (12.8%). Tuy nhiên tỷ lệ học sinh nữ tham gia nghiên cứu nghi ngờ có vấn đề SKTT (16.1%) lại cao hơn gấp 2,5 lần so với học sinh nam (6.3%).

Biểu đồ 3.4: Mô tả thực trạng SKTT của học sinh theo các nhóm vấn đề.

Nhận xét: Trong 5 phân nhóm vấn đề SKTT (cảm xúc, hành vi, sự hiếu động, quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội) thì vấn đề biểu hiện hành vi có tỷ lệ có vấn đề SKTT cao nhất (13,6%); vấn đề biểu hiện cảm xúc và vấn đề sự hiếu động của trẻ có tỷ lệ có vấn đề SKTT bằng nhau và thấp nhất (5%). Phân nhóm quan hệ xã hội có tỷ lệ nghi ngờ có vấn đề SKTT cao nhất (19.9%) còn phân nhóm sự hiếu động của trẻ có tỷ lệ này thấp nhất (3.9%).

Một phần của tài liệu thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường trung học phổ thông việt đức – hà nội năm 2012 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w