1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng

65 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Nhóm kiểm soát chất lượng QC là linh hồn của các hoạt động cải tiến, thúc đẩy năng suất chất lượng. Nhóm này hoạt động như thế nào cho hiệu quả, nguyên tắc làm việc như thế nào để đảm bảo răng các hoạt động cải tiến được thực thi, phương pháp làm việc thế nào để huy động sự tham gia của tất cả mọi người vào việc giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp

Trang 1

TÀI LIỆU TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÓM KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG QC

Trang 2

[1] CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM QC

1 Mục đích

Các hoạt động của nhóm QC nhằm giúp công nhân ở các nơi làm việc khác nhau thấm nhuần ý thức về chất lượng, các vấn đề và sẵn sàng cải tiến, hướng cho mọi người trong công ty từ giám đốc cho đến người công nhân hiểu rõ về quản lý chất lượng Ngoài ra, hoạt động nhóm QC cũng góp phần tăng sự thoả mãn của khách hàng

2 Định nghĩa

Nhóm QC là một nhóm nhỏ trong đó những người làm việc ở vị trí quan trọng không ngừng cải tiến và duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ vv bằng cách sử dụng khái niệm và kỹ thuật kiểm soát chất lượng, trình bày sáng kiến, tự phát triển và cùng nhau phát triển

3 Nội dung

[Đặc trưng của nhóm QC]

3.1 Công nhân ở vị trí quan trọng liên tục cố gắng để quản lý và cải tiến công việc của họ băng việc sử dụng khái niệm và kỹ thuật kiểm soát chất lượng

Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ được xác định thông qua những người công nhân ở các

vị trí quan trọng thực tế thực hiện nhiệm vụ phân công Trong các ngành sản xuất, chất lượng được xác định bởi những người thiết kế, mua nguyên vật liệu, nhà sản xuất ra các phụ kiện và thành phẩm và bán chúng cho các ngành côngnghiệp sản xuất Trong ngành công nghiệp dịch vụ, chất lượng phụ thuộc vào các nhân viên tham gia vào việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng Ở những phòng gián tiếp, chất lượng được xác định bởi những người ban hành, quyết định các văn bản và cung cấp các dịch vụ cho những công nhân khác Những công nhân gương mẫu cần phải quản lý và cải tiến những nhiệm vụ được phân công theo tiêu chuẩn và chuẩn mực đã được lập từ trước để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng Nói cách khác, họ cần phải thực hiện các nhiệm vụ được phân công một cách thành thạo, chỉ ra nguyên nhân của sai sót và khắc phục chúng Đó là nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành

3.2 Vòng quay của chu trình quản lý

Để hoàn thành mục tiêu của mình, những công nhân phải loại

bỏ các nguyên nhân gốc của các sai lỗi qua 4 giai đoạn - phác

thảo kế hoạch (Plan), thực hiện (do), xác nhận kết quả (check)

và tiến hành các hành động cần thiết (action) Điều này rất quan

trọng để "kiểm soát quá trình", "phòng ngừa sự cố tái diễn "

và loại bỏ mầm mống của sai sót

Hành động

Kế họạch Thực hiện Xác

nhận

Trang 3

3.3 Phân tích dựa trên thực tế

Việc thảo luận trên cơ sở thực tế và các số liệu cũng như xem xét, điều chỉnh các hoạt động

là rất quan trọng đối với công tác quản lý chất lượng Khi tiến hành việc này, cần xem xét các điểm sau đây:

Số liệu hoá tới mức cao nhất có thể các sự việc thực tế

Phân biệt nguyên nhân và kết quả

Phân tích kết quả bằng phương pháp phân vùng

Xem xét các mục ưu tiên

Các phương pháp thống kê khác (IE và VA)

Sử dụng các phương pháp này chúng ta có thể làm cho mọi người dễ hiểu các hoạt động quản lý và cải tiến

3.5 Tạo ra môi trường làm việc thích hợp cho công nhân để đạt mục đích

Mọi công nhân đều mong muốn phát triển khả năng tiềm ẩn của họ và bộc lộ khả năng đó

để đạt được hiệu quả tốt trong công việc Nhóm QC đáp ứng được những nhu cầu này của công nhân Thông qua các hoạt động QC họ có thể thu nhận kiến thức, phân tích vấn đề và đạt được mục đích mong muốn Việc thảo luận tại nhóm QC giúp chúng ta hiểu biết đồng nghiệp tốt hơn, xây dựng mối quan hệ với họ tốt hơn và tạo ra môi trường làm việc vui vẻ

Trang 4

HÌNH 1.1: CƠ CẤU CỦA NHÓM QC

Nơi làm việc vui vẻ

Cố gắng suy nghĩ Cái gì là tốt nhất cho nơi làm việc

Thảo luận đầy đủ

Nhóm người

cộng t ác tại

nơi làm việc

Nhóm người hiểu biết rõ về nhau

Đủ kiến thức và kinh nghiệm trong phân công công việc thực tế

Mong muốn giữ mối quan hệ tốt

với mọi người

Ý thức thực hiện

Phân tích các yếu tố chính gây ra vấn đề Làm rõ cấu trúc của các vấn đề

Cải tiến hiệu quả

Giải quyết các vấn đề

Xem xét các biện pháp khắc phục

Lựa chọn các nội dung cải tiến

Làm rõ các vấn đề

Các vấn đề tại

nơi làm việc

Khái quát Tương lai Thái độ tích cực

Trình bày các sáng kiến

Có khả năng giải quyết các vấn đề tương lai một cách khoa học

Sử dụng các phương pháp đã học Giải quyết vấn đề một cách khoa học

Mong muốn cải

tiến con người

Mong muốn làm

việc tốt hơn

Nghiên cứu các phương pháp QC

Tính chất

Các nguyên nhân chính

Khối lượng

Mục

Trang 5

[2] CÁC Ý TƯỞNG CƠ BẢN ĐẰNG SAU CÁC NHÓM QC

1 Mục đích

Mọi người đều mong muốn phát triển năng lực cá nhân của mình Nhóm QC tạo cho công nhân môi trường tốt nhất để nghiên cứu, nâng cao khả năng của họ và cùng đồng nghiệp đạt được mục tiêu bằng cách áp dụng những khả năng mới vào công việc Thông qua các hoạt động này, nhóm QC nhằm tạo ra môi trường làm việc trong đó con người được tôn trọng Vì vậy, hoạt động này được thiết kế nhằm mang lại lợi nhuận của công ty

2 Định nghĩa

[Các ý tưởng cơ bản đằng sau các nhóm QC]

Bộc lộ một cách đầy đủ năng lực của con người và cuối cùng là phát huy tối đa năng lực của

họ, tôn trọng con người, xây dựng cuộc sống có ý nghĩa và tạo ra môi trường làm việc vui

vẻ để đóng góp vào việc cải tiến và phát triển của doanh nghiệp

(Trích từ các nguyên lý chung của nhóm QC)

3 Nội dung

3.1 Nhóm QC cho phép chúng ta bộc lộ khả năng và phát triển năng lực

Mỗi người đều có khả năng Khả năng của chúng ta không ngừng phát triển khi liên tục học hỏi và phát triển một cách độc lập cũng như khi kết hợp với các thành viên có cùng ý tưởng thông qua các hoạt động nhóm

3.2 Nhóm QC chú trọng đến tính cách của con người và tạo ra môi trường làm việc vui

vẻ để công nhân hướng đến mục đích

Nhóm QC tôn trọng tính cách con người, tôn trọng sự suy nghĩ cá nhân và cho phép chúng

ta bộc lộ khả năng của mình thông qua hoạt động QC Khi chúng ta cố gắng hiểu bất kỳ điều gì trên quan điểm của những người khác, chúng ta có thể cải thiện mối quan hệ với họ

và tạo ra môi trường làm việc thoải mái để công nhân hướng đến mục đích của mình

3.3 Nhóm QC giúp công ty phát triển và cải tiến

Nhóm QC hoạt động tại vị trí quan trọng Thực không cường điệu khi nói rằng công ty có giao cho nhóm QC nhiệm vụ xác định mức sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng Nếu công nhân hình dung ra toàn bộ công việc của họ, tạo ra môi trường làm việc thoải mái và bộc lộ hết mọi khả năng của học thì công ty có thể nâng cao và đạt được sự phát triển

Trang 6

[Chuẩn bị tinh thần cho hoạt động QC]

(1) Chúng ta phải thể hiện tiềm năng của mình thông qua việc tự nỗ lực phát triển

(2) Chúng ta phải hoạt động một cách tự giác và tự biến đổi mình thành "những công nhân gương mẫu"

(3) Chúng ta phải làm việc trên tinh thần tập thể, đảm bảo rằng thông tin được chia sẻ cho mọi người và không có thành kiến

(4) Chúng ta phải thể hiện sức mạnh của nhóm bằng cách khuyến khích sự tham gia của mọi người

(5) Chúng ta phải sử dụng hiệu quả phương pháp QC để phòng ngừa sai lầm tái diễn, ổn định quản lý và tỉ lệ các vấn đề tiềm ẩn

(6) Chúng ta phải đóng góp vào các hoạt động TQM thông qua các hoạt động thích hợp đối với môi trường làm việc

(7) Chúng ta phải hoạt động không ngừng và tạo ra một môi trường làm việc sôi nổi

(8) Chúng ra phải tìm kiếm cơ hội để phát triển song phương, mở rộng tầm nhìn và triển vọng

(9) Chúng tôi cần phải tiên hành đột phá, phát huy sáng kiến và xây dựng môi trường làm việc để luôn luôn tiến bộ

(10)Chúng ta phải nâng cao chất lượng điều hành công việc bằng cách trau dồi ý thức về chất lượng, nhận thức về chất lượng, nhận thức vấn đề và sẵn sàng cải tiến

4 Ví dụ

5 Các điểm khác

6 Liên hệ với ISO 9000

7 Các ý chính

Các ý tưởng cơ bản đằng sau các nhóm QC

Chuẩn bị tinh thần cho hoạt động của nhóm QC

Trang 7

[3] MÔI TRƯỜNG ĐỂ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

tự giác hơn nữa

3 Nội dung

3.1 Điều kiện môi trường để thúc đẩy nhóm QC

Cán bộ lãnh đạo chỉ ra chính sách cụ thể trong đó nêu rõ hoạt động của nhóm QC là một phần của TQM

Đào tạo các thành viên có cấp bậc khác nhau cho nhóm QC

Bên cạnh tổ chức quản lý chung, cần lập một tổ chức toàn công ty để tự giá tuyên truyền các hoạt động của nhóm QC

Tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động bao gồm các giải thưởng, ngân sách đào tạo và phương tiên cần thiết cho các cuộc họp

Lập hệ thống đánh giá và trao giải thưởng cho hoạt động nhóm QC

Có các hoạt động quan hệ cộng đồng nhằm mở rộng hoạt động nhóm QC

Chuẩn bị cho công nhân tham gia vào hoạt động bên ngoài (hội nghị nhóm QC ngoài công ty, trao đổi kinh nghiệm với công ty khác và thảo luận)

Trang 8

3.2 Vai trò của mỗi cấp cán bộ trong việc giới thiệu hoạt động nhóm QC

Cán bộ lãnh đạo Quan tâm đến việc giới thiệu hoạt động nhóm QC và hiểu chính xác

nội dung của chúng

Xem xét mục đích và mục tiêu của việc giới thiệu theo nguyên tắc hợp tác, kế hoạch quản lý dài hạn và quản lý chất lượng toàn công ty (TQM)

Lập chính sách giới thiệu nhóm QC và thông báo cho mọi công nhân

Thành lập tổ chức tuyên truyền và lập kế hoạch thực hiện

Cố gắng lập tổ chức tuyên truyền có chức năng phù hợp Thực hiện kế hoạch tuyên truyền

Cố gắng bám vào các vấn đề cụ thể để giới thiệu và giải quyết

Giải quyết các vấn đề cụ thể khác nhau khi giới thiệu cùng với nhóm

QC Giám sát viên - Trưởng

nhóm QC

Hiểu biết chính xác hoạt động nhóm QC Thể hiện vai trò trưởng nhóm và thành lập nhóm Triển khai các hoạt động nhóm QC, báo cáo các vấn đề nảy sinh trong các hoạt động và suy nghĩ của các thành viên nhóm QC và cố gắng để giải quyết cùng họ

4 Ví dụ

5 Các điểm khác

6 Liên hệ với ISO 9000

7 Các ý chính

Môi trường triển khai hoạt động nhóm QC

Vai trò của từng cấp trong việc giới thiệu

Trang 9

[4] GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

1 Mục đích

Việc phát huy sáng kiến, tìm ra phương pháp giới thiệu hoạt động nhóm QC phù hợp với môi trường làm việc là rất quan trọng Dưới đây, chúng tôi giới thiệu phương pháp thực hiện theo quy trình yêu cầu

2 Định nghĩa

Hoạt động của nhóm QC được thiết kế để khuyến khích các thành viên cố gắng tăng cường việc quản lý tại nơi làm việc và cải tiến hoạt động nhóm QC Vì vậy, việc tìm ra một phương pháp giới thiệu phù hợp với truyền thống, đặc điểm và môi trường của công ty tương ứng là rất quan trọng

3 Nội dung

3.1 Chuẩn bị tinh thầh và thủ tục giới thiệu

Cán bộ tuyên truyền phải xác nhận ý kiến của tất cả các nhân viên trước khi giới thiệu hoạt động nhóm QC tại cơ sở Nếu có những nhân viên không đồng ý với việc giới thiệu, cán bộ tuyên truyền nên lắng nghe cẩn thận lý do phản bác của họ và dành thời gian để giải thích cho họ đồng ý Tổ chức quản lý không nên bắt buộc việc giới thiệu đối với nhân viên Điều quan trọng là khuyến khích tính tự giác và sự tham gia của nhóm QC vào các hoạt động ở mọi nơi

3.2 Triển khai hoạt động nhóm QC

Có 3 phương pháp cơ bản để giới thiệu nhóm QC tại công ty:

(1) Đồng thời giới thiệu tại tất cả các cơ sở

Với phương pháp này, nhóm QC được giới thiệu đồng thời tại tất cả các công sở bộ phận sản xuất và phòng ban của công ty vào một ngày ấn định Phương pháp này không những khuyến khích sự hợp tác trong tổ chức mà còn khuyến khích nhóm QC

nỗ lực thi đua một cách lành mạnh Một số công ty tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập công ty và mời chủ tịch, giám đốc hoặc trưởng phòng ban để thông báo việc giới thiệu nhóm QC

(2) Tổ chức nhóm thông qua trưởng nhóm/quản đốc (nhóm điểm)

Quản đốc được chỉ định làm trưởng nhóm cùng cấp trên trực tiếp của họ thành lập nhóm QC và điều hành những vấn đề chung của nhóm Họ giải quyết các vấn đề sử dụng các phương pháp QC theo các thủ tục giải quyết vấn đề và bổ sung kinh nghiệm của họ vào phương pháp giải quyết vấn đề QC

Sau 2 hoặc 3 cuộc họp, nhóm QC trình bày kinh nghiệm của mình tại hội nghị Vậy,

Trang 10

khi quản đốc lập nhóm QC dựa trên kinh nghiệm như thế, họ có thể tuyên truyền hoạt động và hướng dẫn những người khác tin tưởng lãnh đạo và cấp trên của họ Nhóm giới thiệu thử nghiệm này được gọi là nhóm điểm và là cơ sở để lập nên hàng loạt các nhóm QC sau này Cần duy trì các hoạt động này từ 3 đến 6 tháng

(3) Lập nhóm những người tình nguyện (nhóm mẫu)

Theo phương pháp này nhóm QC được thành lập trước tiên gồm các quản đốc tình nguyện và nhiệt tình Trên cơ sở này, nhóm QC dần dần mở rộng ra các nơi khác Nhóm tiên phong này được gọi là nhóm điểm vì họ có vai trò như là nhóm tiên phong cho nhóm khác Sau 3 đến 6 tháng với hoạt động giải quyết vấn đề, nhóm điểm tổ chức cuộc họp và trình bày kết quả của họ với mọi người Phương pháp này làm cho người nghe có cảm giác rằng họ cũng có thể đạt được kết quả tương tự Như vậy phương pháp này được áp dụng để truyền bá rộng rãi hoạt động QC

Cả 3 phương pháp giới thiệu này đòi hỏi các quản đốc và cán bộ tuyên truyền luôn luôn giám sát hoạt động của nhóm và trợ giúp khi cần thiết

Trang 11

BẢNG 4.1 THỦ TỤC GIỚI THIỆU VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Thủ

tục

Cán bộ quản lý Các nhân viên

ban tuyên truyền

4 Xem xét việc giới thiệu Nghiên cứu các tình trạng

sau khi giới thiệu và các vấn đề ở các công ty khác

Thông báo chính sách giới thiệu cho cấp dươis

Lập kế hoạch tuyên truyền Xem xét tổ chức tuyên truyền

Hiểu rõ về hoạt động nhóm QC

8 Lập kế hoạch, tổ chức

tuyên truyền và đảm

nhiệm vai trò lãnh đạo

trong công tác tuyên

Phổ biến rộng rãi các hoạt động cho công nhân thường

Đào tạo hoạt động nhóm QC cho cấp dưới và nâng cao sự hiểu biết của họ

10 Quyết định cải tiến các

quy tắc liên quan khác

Sửa đổi phác thảo các quy định liên quan khác nhau

dẫn cho các hoạt động, sổ sách và hoá đơn giấy tờ

Thảo luận việc thành lập nhóm QC với cấp dưới

* Hướng dẫn cần được chỉ đạo từ cán bộ lãnh đạo Cán bộ tuyên truyền tuân theo những sự chỉ đạo này

** Trong suốt giai hướng dẫn, giám sát viên cùng cấp dưới phải đảm đương vai trò lãnh đạo nhóm QC

*** Không cần thiết phải sửa đổi cải tiến các quy định khác nhau và chuẩn bị tài liệu, hồ sơ trước hoặc ngay sau khi giới thiệu

Trang 12

[5] PHẠM VI THAM GIA NHÓM QC

1 Mục đích

Phạm vi tham gia cần được xác định để triển khai hoạt động nhóm QC theo mức độ phù hợp Tất cả các nhân viên nên tham gia vào hoạt động nhóm QC khi các hoạt động này là một phần của TQM Tuỳ vào thực tế của từng công ty, mức độ tham gia nhóm QC là khác nhau

2 Định nghĩa

Có 3 phương thức tham gia được chấp nhận trong hoạt động của nhóm QC Mức độ tham gia khác nhau đối với từng công ty

(1) Tất cả các phòng ban và bộ phận trong công ty tham gia vào hoạt động này

(2) Những đồng nghiệp (bao gồm hợp đồng dài hạn và ngắn hạn, làm ngoài giờ và những cộng tác viên của công ty) tham gia vào hoạt động

(3) Chỉ những bộ phận lập nhóm QC tham gia vào hoạt động

3 Nội dung

3.1 Sự tham gia của tất cả các phòng ban và bộ phận trong công ty

Phòng sản xuất, phòng quản lý và kiểm tra chất lượng, phòng cơ khí và bảo dưỡng văn phòng và kế toán, phòng vật tư và nguyên liệu, phòng kinh doanh và dịch vụ, phòng thiết kế

và thử nghiệm, phòng máy tính, phòng dịch vụ kỹ thuật cùng các phòng ban và bộ phận khác

3.2 Những cán bộ hợp đồng (bao gồm hợp đồng dài và ngắn hạn, làm ngoài giờ và những cộng tác viên của công ty) cán bộ biên chế, quản đốc, tổ trưởng, trưởng bộ phận và trưởng các phòng ban

3.3 Sự tham gia của những bộ phận lập nhóm QC

Tất cả những người cùng nơi làm việc tham gia vào các cuộc họp, trình bày ý kiến của họ và thực hiện nhiệm vụ được phân công

Sự tham gia của mọi nhân viên làm họ thích thú và tin tưởng và tạo sự suy nghĩ thống nhất

và giúp cho nhóm người làm việc cùng một nơi có tinh thần đoàn kết và mở rộng khả năng Tuy nhiên mức độ tham gia nhóm QC khác nhau đối với từng công ty Một số công ty chỉ phòng nghiên cứu và phát triển tham gia trong khi công ty khác chỉ có những nhân viên thường tham gia

Điều mong muốn là trong tương lai, toàn bộ công nhân ở vị trí quan trọng đến tất cả các phòng ban và bộ phận đều tham gia

Trang 13

[6] PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

3.1 Quy trình cơ bản cho các hoạt động nhóm QC

3.2 Nguyên tắc triển khai hoạt động nhóm QC

(1) Lãnh đạo hiểu rõ và nhận thức được vai trò của các hoạt động nhóm QC

(2) Cán bộ lãnh đạo đảm nhận vai trò lãnh đạo

(3) Giúp các thành viên nhận thức về nhu cầu đối với các hoạt động nhóm QC và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động này

(4) Tạo ra môi trường để khuyến khích các hoạt động tự giác

(5) Tiến hành các hoạt động theo mục tiêu đã định trước

(6) Nghiên cứu các phương pháp QC

(7) Triển khai các hoạt động bằng cách tìm ra điểm thích hợpm thích hợp

(8) Tự đánh giá hoạt động nhóm QC

4 Ví dụ

Báo cáo bằng văn bản hoạt động nhóm QC

Xem bảng 6.1 - Báo cáo bằng văn bản hoạt động nhóm QC

Bảng 6.2: Quy tình cơ bản của hoạt động nhóm QC

Trang 14

BẢNG 6.1- LẬP BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

phận

Trưởng nhóm Báo cáo hoạt động nhóm QC

Ngày lập

Bộ phận liên quan Tên thành viên

Thời gian hoạt

động

Số cuộc họp 5 Sự ổn định của tiêu chuẩn và quản lý

1 Hiểu biết của tình trạng hiện tại

của công việc và lập mục tiêu

6 Các vấn đề tồn tại và kế hoạch cho tương lai

2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

chính

3 Kiểm tra các biện pháp khắc phục

và việc thực hiện Tóm tắt kết quả hoạt động Hoàn thành Kết thúc

(Khoanh tròn những câu Tiếp tục Đình chỉ trả lời tương ứng)

Chú ý: Hoàn thành: các buớc hoạt động được hoàn thành Số liệu mục tiêu đã đạt được Kết thúc: các bước hoạt động được hoàn thành nhưng số liệu mục tiêu không đạt được Tiếp tục: Trình bày chủ để của các hoạt động sắp tới Đình chỉ: huỷ bỏ đề tài

Đánh giá của ban thư ký Đánh giá của trưởng bộ phận

Trang 15

BẢNG 6.2 - QUY TRÌNH CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

2 Việc đăng ký của nhóm Các nhóm cần đăng ký với ban thư ký nội bộ

h Nêu ra chủ đề • Lựa chọn để tài cải tiến việc thực hiện công việc bằng

cách làm cho công việc thực hiện dễ hơn và nhanh hơn

• Tổ chức thảo luận với quản đốc phân xưởng để đảm bảo rằng đề tài phù hợp với chính sách và mục tiêu

3 Giấy phép và đăng ký đề tài

và mục tiêu

Sự cho phép của quản đốc và đăng ký đề tài và mục tiêu với ban thư ký

Chuẩn bị kế hoạch • Chỉ rõ vai trò của mỗi thành viên

• Chuẩn bị kế hoạch để có thể thực hiện vòng PDCA sẽ được hoàn thành trong 4 đến 6 tháng

Họp sáng và họp chiều Thiết kế sơ bộ để báo cáo tiển triển hoạt động của nhóm

Giải thích và nâng cao nhận thức của nhóm Giới hạn thời gian 5 đến 10 phút, sử dụng các cuộc họp 5 phút vào buổi sáng và các dịp thuận tiện khác

Các hoạt động khác ngoài các cuộc họp

• Thực hiện công tác quản lý cụ thể và hoạt động cải tiến gắn liền với công việc hàng ngày

• Viết các số liệu bằng cách sử dụng thời gian giải lao

• Lập kế hoạch và thực hiện các trường hợp có thể xảy ra

và họp nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao sự đoàn kết giữa các thành viên và tăng cường mối quan hệ nhóm Kiểm tra trung gian Cán bộ cấp trên kiểm tra tiến triển hoạt động của nhóm giữa

các quá trình và đề ra phương pháp tốt hơn cho các thành viên

Cán bộ lãnh đạo sát hạch các hoạt động cho bản thân họ

Kết quả vô hình là sự hoàn thành mà không thể tính được bằng số

Thực hiện tiêu chuẩn hoá, làm cho mọi người thấu hiểu và chuẩn bị phiếu kiểm tra như là phương pháp phòng ngừa

Cố gắng áp dụng từng biện pháp phòng ngừa đối với mục sản phẩm tương tự và việc thực hiện tương tự

Hành động • Xem xét các hoạt động và đưa chúng vào kế hoạch hành

động tiếp theo

• Viết báo cáo các hoạt động, kết quả đạt được và các điểm quan trong để cải tiến trong các báo cáo và trình bày báo cáo với ban thư ký qua cán bộ cấp trên tại nơi làm việc

Trang 16

• Lập báo cáo tại hội thảo nội bộ và chuyển số liệu có liên quan đến các nhóm khác

Trang 17

[7] QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÀ NHÓM QC PHẢI ĐỐI MẶT

3 Nội dung

3.1 Quy trình giải quyết vấn đề

Bước 1- Lựa chọn chủ đề

(1) Phát hiện vấn đề tại nơi làm việc

1 Các công việc thường xuyên gặp rắc rối

2 Các công việc khó thực hiện

3 Các công việc không được thực hiện

4 Các công việc ảnh hưởng đến các vấn đề an toàn

5 Sự lãng phí (lao động, tiền, nguyên liệu hoặc thời gian)

6 Các công việc mà thường xảy ra tại nạn, rối loạn hoặc khiếm khuyết

7 Các công việc mà thường xuyên phải tái sản xuất

8 Các công việc mà đòi hỏi một thời gian dài

9 Các nhiệm vụ mà không ai được phân công thực hiện

10 Sự cần thiết của giải pháp bằng bất kỳ giá nào

11 Các nhu cầu và khiếu nại của quá trình sản xuất trước đó và quá trình tiếp theo, các

phòng ban và bộ phận khác hoặc khách hàng

12 Mục tiêu và chính sách đạt được của các bộ phận và tiểu ban

13 Hoàn thành kế hoạch sản xuất

(2) Lựa chọn đề tài

Thu thập tất cả các vấn đề đang tồn tại lên sơ đồ, đánh giá và lựa chọn đề tài phù hợp nhất

Trang 18

Bước 2: Hiểu rõ toàn bộ thực trạng vấn đề và lập mục tiêu

(1) Hiểu rõ tình trạng hiện tại của vấn đề quan tâm

Xếp trật tự các dữ liệu cũ

Thu thập các số liệu mới cho một giai đoạn xác định

(2) Đề ra mục tiêu

Cái gì (mục tiêu), bao nhiêu (giá trị mục tiêu), lúc nào (thời hạn)

Tiêu chuẩn cho mục tiêu - so sánh với thực trạng công việc tại cơ sở khác - áp dụng lý thuyết - ý thức về nhu cầu cần đạt được bằng bất cứ giá nào - đề ra mục tiêu ban đầu (giảm khuyết tật, loại bỏ lỗi v.v.) - duy trì các số liệu mục tiêu do quản đốc lập ra tại nơi làm việc - tôn trọng ý kiến lãnh đạo

Bước 3 - Chuẩn bị kế hoạch hàng động

(1) Nhóm QC xác định vai trò của mỗi thành viên, thời gian hoạt động, và các nội dung

khác Tất cả các nhân viên xác nhận vai trò, thời gian và nội dung

(2) Nhóm QC sử dụng hiệu quả biểu đồ Gantt

Bước 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chính

(1) Nhóm QC nghiên cứu thực trạng các vấn đề cần được cải tiến bằng cách sử dụng

phương pháp QC và số liệu

(2) Nhóm QC điều tra các vấn đề cho đến khi tìm ra nguyên nhân thực của chúng bằng

cách liên tục hỏi các câu hỏi "Tại sao"

Bước 5: Kiểm tra và thực hiện biện pháp khắc phục

(1) Kiểm tra biện pháp khắc phục

1) Đưa ra các ý kiến để loại bỏ nguyên nhân thông qua "phương pháp huy động trí não tập thể"

2) Thể hiện những ý kiến này vào kế hoạch cụ thể để thực hiện các hoạt động cải tiến

3) Kiểm tra cẩn thận những điểm sau: Có đạt được kết quả dự kiến không, chi phí có chấp nhận được không (hiệu quả chi phí), kế hoạch có tính khả thi về mặt kỹ thuật không (tính kỹ thuật), nhiệm vụ có được thực hiện đầy đủ không (khả năng thực hiện) và có đảm bảo an toàn không (tính an toàn)

4) Thử nghiệm và xác nhận các nội dung có ảnh hưởng chất lượng và an toàn

(2) Thực hiện biện pháp khắc phục

Trang 19

Thực hiện các biện pháp khắc phục theo kế hoạch không sai lỗi

Bước 6 - Xác nhận hiệu quả

(1) Xác nhận kết quả của biện pháp khắc phục

(2) So sánh kết quả với mục tiêu bằng cách sử dụng cùng một đơn vị

(3) Nắm được kết quả hữu hình (các kết quả có thể định lượng, không bao gồm các số

liệu mục tiêu) và kết quả vô hình (các kết quả mà không dễ dàng định lượng)

Bước 7- ổn định quản lý và tiêu chuẩn hoá

(1) Tiêu chuẩn hoá

(1) Lập và sửa đổi các tiêu chuẩn liên quan theo cách dễ hiểu

(2) Xác định biện pháp khắc phục cho các sự cố bất ngờ và lập các phương pháp

quản lý định kỳ

(2) Lập phương pháp quản lý

(1) Chỉ rõ các điểm chính trong tiêu chuẩn mới cho mọi người hữu quan biết

(2) Đào tạo và huấn luyện những người có trách nhiệm

(3) Lập phương pháp quản lý để đảm bảo rằng các nhiệm vụ mới luôn được thực

hiện đúng

3.2 Sử dụng phương pháp QC để giải quyết vấn đề

(1) Chỉ rõ các điều kiện của dữ liệu

Khi nhóm QC cố gắng giải quyết vấn đề, họ tiến hành phân tích thực tế dựa trên số liệu, đánh giá và thực hiện biện pháp khắc phục cụ thể Để thực hiện các bước này, nhóm QC cần chỉ rõ điều kiện để thu thập dữ liệu Điều cần thiết là phải giải thích rõ ràng các điều kiện bằng cách sử dụng khái niệm "5W và 1H"

Tại sao (Why) Lý do và mục đích để thu thập số liệu

Cái gì (What) Đối tượng dữ liệu chọn, tên sản phẩm

Lúc nào (When) Ngày và giờ thu thập số liệu

ở đâu (When) Địa điểm thu thập dữ liệu, tên cơ sở và tên quá trình sản xuất

Như thế nào (How) Phương pháp thu thập số liệu, thiết bị đo lường, phương

Trang 20

pháp đo lường (2) Sử dụng hiệu quả phương pháp QC đơn giản

Việc áp dụng phương pháp QC mà mọi người dễ hiểu, dễ chuẩn bị và mọi người đều có thể áp dụng được là rất quan trọng

Bảy công cụ QC được sử dụng phổ biến để giải quyết vấn đề Đó là: biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả, biểu đồ phân vùng, phiếu kiểm tra, biểu đồ phân bố, biểu đồ phân tán, biểu đồ kiểm soát

4 Ví dụ

Xem bảng 7.1 - 7 bước giải quyết vấn đề và các mục thực hiện

ình 7.1 - Quy trình giải quyết vấn đề và phương pháp QC đơn giản

5 Các điểm khác

6 Liên hệ với ISO 9000

7 Những ý chính

• Quy trình giải quyết vấn đề

• Sử dụng phương pháp QC để giải quyết vấn đề

Trang 21

BẢNG 7.1: BẢY BƯỚC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ CÁC MỤC THỰC HIỆN

• Chỉ rõ các vấn đề tại nơi làm viêc

• Chính sách của quản đốc tại nơi làm việc đã được hoàn thành chưa

• Vấn đề nào mà nhóm QC chưa giải quyết

• Đánh giá các vấn đề và lựa chọn đề tài phù hợp (năng lực thực tế tại cơ sở Sự hợp tác của tất cả các nhân viên, hiệu quả của quá trình giải quyết vấn đề)

• Kiểm tra mức độ mong muốn của mỗi đề tài tương ứng

Phác thảo kế hoạch hành động Lập tổ chức để phối hợp và phân chia vai trò trong nhóm

- Mọi thành viên được giao trách nhiệm thích hợp với khả năng tương ứng của họ

- Nhiệm vụ nào mà nhân viên cần thực hiện

• Chuẩn bị kế hoạch hành động cho nhóm QC (làm gì, lúc nào, bao nhiêu, ai làm và làm như thế nào)

• Đánh giá kế hoạch cải tiến

• Thực hiện hoạt động cải tiến cụ thể

• Chỉ đạo kế hoạch không sai lỗi

• Thực hiên theo phương pháp khoa học

- Áp dụng chu trình quản lý (PDCA: kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) khi thực hiện

- Sử dụng hiệu quả số liệu và cố gắng đưa ra quyết định dựa vào thực tế

• Thực hiện hoạt động Sai sót có thể đem lại các kinh nghiệm

• Thực hiện biện pháp phòng ngừa và tiêu chuẩn hoá

• Các sáng kiến phải tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn

• Phản ánh tất cả các hoạt động cải tiến và chỉ ra trước sự thành công, sai sót và các vấn đề đang tồn tại

Chỉ đạo các hoạt động tương lai dựa trên sự phản ánh đó

Trang 22

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp – NHÓM KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG -QC 22

Lập báo cáo tiến triển hoạt động và in ấn

HÌNH 7.1: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP QC ĐƠN GIẢN

Xác định chủ đề (sau khi phát hiện vấn đề)

Tiêu chuẩn hoá

và ổn định quản lý Xác nhận hiệu quả

Xác định khả năng cảu quá trình (Cp)

Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố chính (các

nguyên nhân) và các kết quả (các đặc tính)

Trang 23

Tài liệu tư vấn Quản trị doanh nghiệp – NHÓM KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG -QC 23

3.1 Cơ sở của việc lựa chọn trưởng nhóm

(1) Trong giai đoạn đầu của

hoạt động nhóm QC, quản

đốc phân xưởng là người

trưởng nhóm phù hợp

nhất Nếu quản đốc phân

xưởng không chịu trách

nhiệm là trưởng nhóm thì

việc quản lý chất lượng sẽ

không lôi kéo được công

Trưởng phòng A

Trưởng nhóm B

Nhóm QC Hình 1

Trưởng nhóm Thành viên

Trưởng phòng A

Trưởng nhóm B

Nhóm QC Hình 2

Trưởng nhóm Trưởng nhóm nhỏ Thành viên

Trưởng phòng A

Nhóm QC Trưởng nhóm B

Hình 3

Trang 24

nhỏ khác (Xem bảng 3)

3.2 Các điểm cần xem xét liên quan đến việc lựa chọn trưởng nhóm

1) Một số nhóm QC chọn trưởng nhóm theo kiểu luân phiên Dưới hệ thống này, có thể một thành viên không được đào tạo về khả năng lãnh đạo sẽ đảm đương vai trò lãnh đạo Những người trưởng nhóm như thế sẽ làm gián đoạn tiến trình hoạt động Việc lựa chọn chọn trưởng nhóm đòi hỏi có sự xem xét đầy đủ

2) Có thể các thành viên sẽ nắm được hoạt động nhóm QC và nắm được phương pháp giải quyết vấn đề sau khi chỉ đạo triển khai hoạt động nhóm QC sau 2 đến 3 năm Nếu có những thành viên như thế thì họ cần được chỉ định làm trưởng nhóm cụ thể Thành viên này được xem là trưởng chủ đề Họ cần trau dồi năng lực lãnh đạo và dẫn dắt nhóm đi lên

Trang 25

[9] VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG NHÓM QC VÀ CÁC THÀNH VIÊN

1 Mục đích

Trưởng nhóm phải bộc lộ vai trò năng động và thể hiện vai trò lãnh đạo để dẫn dắt các hoạt động sôi động của nhóm QC Các thành viên nhóm QC cần thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và hợp tác với trưởng nhóm

2 Định nghĩa

Nhiệm vụ của trưởng nhóm QC là khuyến khích và giúp các thành viên bộc lộ đầy đủ khả năng của họ và đẩy mạnh hoạt động nhóm QC để đáp ứng sự mong đợi của cấp trên Các thành viên cần hỗ trợ với trưởng nhóm và tiếp tục nâng cao chất lượng công việc và môi trường làm việc thông qua sự tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng

3 Nội dung

3.1 Vai trò cụ thể của trưởng nhóm

(1) Củng cố nhóm QC

Trưởng nhóm QC cần thu thập ý kiến và khuyến nghị của các thành viên liên quan để cải

thiện môi trường làm việc thông qua hoạt động nhóm QC Trưởng nhóm cũng cần chỉ rõ các vấn đề cụ thể tại nơi làm việc, quyết định cách giải quyết và lựa chọn mục tiêu cần đạt được

(2) Xác định vai trò và tạo điều kiện cho các hoạt động nâng cao nhóm QC trên tinh thần tự giác

Trưởng nhóm QC cần nắm rõ đặc điểm và khả năng của các thành viên nhóm QC, phân công nhiệm vụ cho họ để họ có thể phát huy năng lực, sáng tạo của họ và tạo ra bầu không khí khuyến khích các thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao

(3) Đào tạo thành viên nhóm QC

Trưởng nhóm QC cần có kiến thức cần thiết để cải tiến các hoạt động Trưởng nhóm cũng cần phải khởi xướng việc nghiên cứu và đào tạo các thành viên

(4) Đào tạo người kế cận

Trưởng nhóm QC cũng cần thể hiện phương pháp mà trưởng nhóm nên làm, phân công hoạt động cho các thành viên và đào tạo người kế cận

(5) Hiểu rõ ý kiến và sự mong muốn của cấp trên tại nơi làm việc

Trưởng nhóm QC cần tổ chức thảo luận với cấp trên, hỏi ý kiến và yêu cầu của họ về

Trang 26

nhóm QC, trò chuyện với các thành viên và thảo luận về cách thức để triển khai các yêu cầu của cấp trên vào các hoạt động

3.2 Vai trò cụ thể của các thành viên nhóm QC

(1) Các thành viên nhóm QC cần phối hợp với trưởng nhóm với thái độ tích cực và củng cố tinh thần đoàn kết

(2) Các thành viên nhóm QC cần tham gia vào các cuộc họp và nhiệt tình trình bày ý kiến của họ dựa trên kinh nghiệm bản thân

(3) Các thành viên nhóm QC cần thực hiện nhiệm vụ phân công theo đúng tiến độ để hoạt động nhóm QC phát triển một cách thuận lợi Họ cũng cần đảm nhiệm vai trò thư ký hoặc người tham gia tại các cuộc họp

(4) Các thành viên nhóm QC cần nghiên cứu kỹ thuật công nghệ, kiểm soát chất lượng và

Trang 27

[10] TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM QC

1 Mục đích

Cơ cấu nhằm xây dựng một tổ chức toàn công ty để không ngững phát động và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhóm QC

2 Định nghĩa

Hoạt động nhóm QC được tiến hành như một phần của TQM Theo khía cạnh này, việc lập

ra 3 hệ thống là rất quan trọng Đó là: Một hệ thống "từ trên xuống" trong đó chính sách hợp tác và chính sách TQM được truyền đạt một cách chính xác tới các thành viên nhóm

QC Hệ thống "từ dưới lên" trong đó các vấn đề khác nhau mà nhóm QC phải đối mặt được thông báo chính xác cho lãnh đạo và thông tin này được phản ánh trong các hoạt động

do lãnh đạo chỉ đạo Một hệ thống trong đó nhóm QC nhận được hướng dẫn và giúp đỡ cần thiết để triển khai các hoạt động của họ một cách chính xác và năng động

3 Nội dung

3.1 Tổ chức tuyên truyền hoạt động nhóm QC

(1) Thành lập ban tuyên truyền hoạt động nhóm QC Uỷ ban do lãnh đạo cao nhất làm chủ tịch và các thành viên là các trưởng phòng ban

(2) Lập Ban thư ký tuyên truyền hoạt động thành lập nhóm QC (thuộc Ban thư ký tuyên truyền hoạt động TQM)

(3) Tổ chức những người tự nguyện tham gia các hoạt động nhóm QC (như hội đồng các trưởng nhóm QC)

(4) Lập hệ thống đăng ký nội bộ và hệ thống báo cáo cho các nhóm QC

(5) Phác thảo kế hoạch hoạt động toàn công ty để tuyên truyền hoạt động nhóm QC

4 Ví dụ

Sơ đồ tổ chức cho hoạt động tuyên truyền

Xem hình 10.1 - Sơ đồ tổ chức tuyên truyền hoạt động nhóm QC

Bảng 10.1 Vai trò cụ thể của những người phụ trách nhóm QC

Trang 28

Phòng quản lý chất lượng

tại Trụ sở đảm bảo chất lượng

(tại văn phòng chính) Họp ban thư ký nhóm QC

(Ví dụ)

HÌNH 10.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

Trưởng nhóm

Nhóm QC

Trang 29

BẢNG 10.1: VAI TRÒ CỤ THỂ CỦA NGƯỜI PHỤ TRÁCH NHÓM QC

Tiếp cận với lãnh đạo và những người liên quan đến tình trạng hoạt động

Phác thảo, lập chính sách và kế hoạch cho hoạt động nhóm QC toàn công ty Hoạch định, thực hiện chương trình đào tạo quản lý chất lượng toàn công ty Hoạch định và thực hiện các sự kiện toàn công ty

Điều chỉnh khối sản xuất và phòng kinh doanh, hướng dẫn và giúp đỡ hoạt động nhóm QC

Điểu chỉnh các tổ chức bên ngoài và hoạch định, chuẩn bị và sắp xếp nhân sự dự các hội thảo bên ngoài công ty

Chuẩn bị môi trường hoạt động nhóm QC toàn công ty (chuẩn bị và dự kiến sổ tay, tài liệu tham khảo cho việc đào tạo và công cụ đào tạo)

Thu thập và thông báo các thông tin và hoạt động nhóm QC liên quan Đánh giá hoạt động nhóm QC và khen thưởng

Tổ chức quản lý Chỉ rõ chính sách và mục tiêu cho các phòng ban và bộ phận dựa trên sự chuẩn bị

của công ty, nhà máy hoặc trưởng bộ phận

Chuẩn bị môi trường để triển khai hoạt động, hướng dẫn và giúp đỡ (thiết lập môi trường)

Đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật mới, kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật quản lý Điều chỉnh các phòng, bộ phận khác và uỷ quyền các hoạt động bên ngoài Kiểm tra kế hoạch hành động và sự uỷ quyền của họ

Đánh giá tình trạng hoạt động, kết quả và khen thưởng Thành viên hội đồng

nhóm QC

Điều chỉnh tổ chức quản lý (giúp đỡ và đề xuất chức năng quản lý liên quan bao gồm tham gia quyết định chính sách, xem xét quan điểm, ý kiến liên quan đến quy định)

Điều chỉnh các phòng ban, bộ phận liên quan Hoạch định và thực hiện chương trình nhằm đào tạo và huấn luyện trưởng nhóm và thành viên nhóm QC

Hoạch định và thực hiện các cuộc họp nhóm QC và các sự kiện khác Quản lý chung và báo cáo (trình bày số liệu thống kê các hoạt động khác) Thông báo và chuẩn bị các sự kiện nội bộ và bên ngoài

Trưởng tiểu bộ phận và

tổ trưởng

Hướng dẫn và phát triển hoạt động hàng ngày của nhóm QC, chuẩn bị môi trường

và tạo bầu không khí tốt (thảo luận với trưởng nhóm QC và thành viên) Chuẩn bị các thông tin về lựa chọn đề tài

Chuẩn bị thông tin, tham gia họp nhóm QC và trao đổi giữa các nhóm khác nhau Đào tạo và huấn luyện kỹ thuật mới, kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật quản lý

Kiểm tra nội dung kế hoạch thực hiện và chuẩn bị các khuyến nghị Hiểu rõ tình trạng hoạt động và đánh giá hiệu quả

Thảo luận với tổ chức quản lý, các thành viên hội đồng nhóm QC và thông báo với các chuyên gia kỹ thuật

Lựa chọn người tham gia vào các hoạt động bên ngoài

Trang 30

[11] VAI TRÒ CỦA BAN THƯ KÝ TUYÊN TRUYỀN HOẠT ĐỘNG NHÓM QC

1 Mục đích

Ban thư ký tuyên truyền hoạt động nhóm QC truyền đạt các chính sách và quyết định của lãnh đạo và Ban tuyên truyền tới cán bộ công nhân viên và giải thích chúng để họ dễ hiểu hơn Đồng thời, Ban thư ký giúp nhóm QC giải quyết các vấn đề và đạt được các mục tiêu Ngoài ra, Ban thư ký còn tiếp cận với cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý và chuẩn bị một môi trường thuận lợi cho các hoạt động nhóm QC

2 Định nghĩa

Ban thư ký tuyên truyền hoạt động nhóm QC hỗ trợ và chuẩn bị cơ chế để "tăng cường hoạt động nhóm QC" trong công ty Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ như thông tin và điều chỉnh với các nhóm bên ngoài, thu thập và ứng dụng thông tin

3 Nội dung

(1) Chuẩn bị kế hoạch tuyên truyền hàng năm

(2) Hiếu rõ thực trạng của nhóm QC, cung cấp sự trợ giúp cần thiết và báo cáo tình trạng hoạt động với lãnh đạo

(3) Chuẩn bị môi trường để phát triển nhóm QC

(4) Thực hiện các công việc hành chính liên quan đến hội đồng nhóm QC và các cuộc họp (5) Chuẩn bị các tài liệu tra cứu nội bộ bao gồm cẩm nang và tài liệu đào tạo

(6) Hoạch định, triển khai và hỗ trợ đào tạo nhóm QC

(7) Phát hành tờ tin nhóm QC và các tài liệu liên quan khác

(8) Thực hiện các công tác hành chính liên quan đến việc đánh giá của nhóm QC và trao tặng giải thưởng

(9) Thu thập thông tin ngoài công ty và ứng dụng thông tin nội bộ

(10) Đăng ký các nhiệm vụ phát sinh do tổ chức lại nhóm QC

Trang 31

BẢNG 11.1 - VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA BAN THƯ KÝ

công

ty

Văn phòng

Bộ phận

Thời gian biểu

4 Ban tuyên

truyền

(1) Xác định các chính sách và kế hoạch (phác thảo kế hoạch) (2) Trao đổi thông tin và phối hợp triển khai liên quan đến chính sách

và kế hoạch (3) Trao đổi thông tin liên quan tình trạng tuyên truyền và phối hợp chính sách để tuyên truyền (4) Các vấn đề khác

(1) Mời mọi nhân viên của tất cả các

bộ phận đăng ký giải thưởng (2) Hết hạn đăng ký

(3) Chuẩn bị kế hoạch theo đõi (thành viên hội đồng giám sát và lịch làm việc)

(4) Họi đồng giám sát, quản lý và thông báo người đoạt giải

Tháng 2 - tháng 3 8.Hoạch định

9 Hỗ trợ hoạt

động quảng bá

(1) Tuyên truyền và hỗ trợ cho việc chuẩn bị kế hoạch phòng ngừa tái diễn cho các phòng và bộ phận mà chưa đạt mục tiêu

10 In ấn (1) In các loại đơn đăng ký, các tài liệu

(1) Nghiên cứ các sự kiện bên ngoài

Lập lịch công tác cho sáu tháng đầu năm tiếp theo

(2) Lập kế hoạch tham gia các sự kiện

O

Tháng 3

Tháng 3 Các hội nghị

Trang 32

ngoài bên ngoài

(3) Quản lý các dịch vụ mở liên quan đến việc tham gia vào các sự kiện bên ngoài

Ngày đăng: 01/09/2014, 12:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 4.1 THỦ TỤC GIỚI THIỆU VÀ VAI TRề CỦA CÁC BấN LIấN QUAN - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 4.1 THỦ TỤC GIỚI THIỆU VÀ VAI TRề CỦA CÁC BấN LIấN QUAN (Trang 11)
BẢNG 6.1- LẬP BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHểM QC - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 6.1 LẬP BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHểM QC (Trang 14)
BẢNG 6.2 - QUY TRèNH CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG NHểM QC - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 6.2 QUY TRèNH CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG NHểM QC (Trang 15)
BẢNG 7.1: BẢY BƯỚC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ CÁC MỤC THỰC HIỆN - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 7.1 BẢY BƯỚC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ CÁC MỤC THỰC HIỆN (Trang 21)
HÌNH 7.1: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP QC ĐƠN GIẢN - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
HÌNH 7.1 QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP QC ĐƠN GIẢN (Trang 22)
BẢNG 10.1: VAI TRề CỤ THỂ CỦA NGƯỜI PHỤ TRÁCH NHểM QC  Người phụ trách - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 10.1 VAI TRề CỤ THỂ CỦA NGƯỜI PHỤ TRÁCH NHểM QC Người phụ trách (Trang 29)
BẢNG 11.1 - VAI TRề VÀ NHIỆM VỤ CỦA BAN THƯ Kí - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 11.1 VAI TRề VÀ NHIỆM VỤ CỦA BAN THƯ Kí (Trang 31)
BẢNG 12.1: NỘI DUNG TRỢ GIÚP CHÍNH TẠI MỖI BƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG NHểM QC   CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ QUẢN ĐỐC - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 12.1 NỘI DUNG TRỢ GIÚP CHÍNH TẠI MỖI BƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG NHểM QC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ QUẢN ĐỐC (Trang 35)
BẢNG 14.1 - KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 14.1 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO (Trang 42)
BẢNG 15.1 - PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHểM QC (THEO CHỦ ĐỀ) - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 15.1 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHểM QC (THEO CHỦ ĐỀ) (Trang 46)
BẢNG 15.2:  PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHểM QC (NĂM) - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 15.2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHểM QC (NĂM) (Trang 47)
BẢNG 15.4 - PHIẾU ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỌP NHểM QC - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 15.4 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỌP NHểM QC (Trang 51)
BẢNG 15.5 - BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHểM QC (HÀNG NĂM) - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 15.5 BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHểM QC (HÀNG NĂM) (Trang 52)
BẢNG 17.1 - VAI TRề CỦA CÁC THÀNH VIấN VÀ CÁN BỘ QUẢN Lí NHểM QC. - Nhóm kiểm soát chất lượng QC là nhân tố chính để thúc đẩy năng suất, chất lượng
BẢNG 17.1 VAI TRề CỦA CÁC THÀNH VIấN VÀ CÁN BỘ QUẢN Lí NHểM QC (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w