1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty Diana

73 843 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 553,5 KB

Nội dung

Quốc gia là một con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo, con thuyền đất nước chỉ lướt tới đích nếu các tay chèo nhịp nhàng, phối hợp”. Đó là luận điểm của Robert S.Kaplan

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Quốc gia là một con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo, con thuyền đấtnước chỉ lướt tới đích nếu các tay chèo nhịp nhàng, phối hợp” Đó là luận điểm củaRobert S.Kaplan – một giáo sư chuyên nghành kế toán & quản trị kinh doanh tạitrường đại học Harvard, là đồng chủ tịch cao cấp của tập đoàn Palladium Group và làcha đẻ của mô hình Balarced Scorecard Luận điểm đó được ông nêu ra trong buổi lễtrao giải 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009 Câu nói đó cho thấy mỗidoanh nghiệp đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia Dễ thấy,trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không hoạt động đơn lẻ một mình mà cóquan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, kháchhàng….Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanhnghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức rủi ro khi đầu

tư vốn.Trong khi đó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanhnghiệp có quan hệ tín dụng Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, saocho doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước

Như vậy các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đều muốn biếttình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khảnăng thanh toán….Để có câu trả lời cho vấn đề nêu trên họ phải thực hiện phân tích tài

chính của doanh nghiệp, do đó phân tích tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt

động của doanh nghiệp Xuất phát từ những nhận thức đó cùng với thực tiễn của việc

phân tích tài chính ở công ty Diana nên khi thực tập tại đây em đã chọn đề tài “ Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty Diana” làm

chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp 1 số kiến giải nhằmgóp phần nâng cao năng lực tài chính tại công ty

Sau thời gian kiến tập tại công ty Cổ phần Diana, được sự giúp đỡ tận tình củaGiám đốc công ty, ban lãnh đạo công ty cán bộ công nhân viên chức trong công ty vàđặc biệt là sự tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo giảng viên hướng dẫntôi, để tôi hoàn thành bán báo cáo này

Trong thời gian đầu thực tập tại công ty, tôi xin trình bày nội dung bài: "Báo cáo thực tập" của mình, bao gồm những nội dung sau:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 2

1.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm

Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệthống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thôngtin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn

về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểmsoát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như

dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các quyết định xử lýphù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi

1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ bản củaquá trình sản xuất như :

1Tư liệu lao động

1Đối tượng lao động

1Sức lao động

Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa vì vậycác yếu tố trên đều được thế hiện bằng tiền Số tiền ứng trước để mua sắm các yếu tốtrên gọi là vốn kinh doanh

Trong doanh nghiệp vốn luôn vận động rất đa dạng có thể là sự dịch chuyểntrong giá trị chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc sự dịchchuyển trong cùng một chủ thể Sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp vân diễn ra liên tục, xen kẽ kế tiếp nhau không ngừngphát triển

Mặt khác sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ sảnxuất mà sự vận động đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tất cả các khâu củaquá trình tái sản xuất xã hội ( sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng ) Nhờ sự vậnđộng của tiền tệ đã làm hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh ởcác khâu của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường Những quan hệ kinh tế

đó tuy chứa đựng nội dung kinh tế khác nhau nhưng đều có những đặc trưng giống

Trang 3

nhau mang bản chất của tài chính doanh nghiệp Hệ thống những quan hệ kinh tế dướihình thái giá trị thuộc phạm trù bản chất tài chính doanh nghiệp bao gồm :

+Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước : Thể hiện thông qua việc nhànước cấp vốn cho doanh nghiệp ( đối với các doanh nghiệp nhà nước ); ngân sách nhànước mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh….cấp trợ giá cho doanh nghiệp khi cần thiết;doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như các loại thuế, phí, và

lệ phí…

+Quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với nhau : Quan hệ giữa doanh nghiệpvới các tổ chức tài chính trung gian( như ngân hàng, quỹ tiền tệ ) với các cơ quan, tổchức kinh tế phi tài chính , với dân cư Thể hiện thông qua các hoạt động như vay, chovay vốn, mua bán trao đổi cổ phiếu, trái phiếu, mua bán trao đổi sản phẩm, hàng hóacác vật tư máy móc phục vụ cho sản xuất, cung cấp các dịch vụ, chi trả tiền công, cổtức…

+Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp : Quan hệ giữa doanh nghiệp với cácphòng ban, đơn vị sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán tài sản, thể hiện thông quacác hoạt động tài chính như trả lương, thưởng, chi trả cổ tức cho các cổ đông, trích lậpquỹ của doanh nghiệp,…

Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độclập chiếm địa vị chủ thể trong nền kinh tế, một mặt phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa tàichính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính quốc gia

1.1.3 Sự cần thiết của phân tích tài chính trong nền kinh tế thị trường

Thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ, kỹ thuật phân tích giúp chongười sử dụng thông tin có thể vừa đánh giá tổng hợp toàn diện khái quát, vừa xem xétmột cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để qua đó có thể đánh giá chính xácsức mạnh tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp Vì thế phân tích tàichính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp là mối quan tâmcủa rất nhiều đối tượng Mỗi nhóm đối tượng này có nhu cầu thông tin khác nhau dovậy họ sẽ quan tâm đến những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanhnghiệp

1.1.3.1 Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là lợi nhuận và sự phát triển bền

Trang 4

vững của doanh nghiệp Vì vậy hơn ai hết các nhà quản lý cần đầu đủ thông tin đểnhận biết đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào có hiệu quả hay không, cơ cấu vốn, khảnăng thanh toán… thông qua việc phân tích tài chính Đây chính là cơ sở để các nhàquản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định cần thiết có hiệu quả để thực hiện các mụctiêu của doanh nghiệp và là cơ sở để định hướng cho Ban giám đốc, Giám đốc tàichính xây dựng các kế hoạch đầu tư, dự báo tài chính, kiểm soát các hoạt động củadoanh nghiệp

1.1.3.2 Đối với các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư ở đây chính là các tổ chức và cá nhân giao vốn cho doanh nghiệp

sử dụng và sẽ chấp nhận chịu chung mọi rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải Thu nhậpcủa họ bao gồm: tiền chia lợi tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư Hai yếu tố chịuảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp Đối với các nhà đầu tư lớn họthường dựa vào các nhà chuyên môn, các chuyên gia phân tích tài chính, các nhànghiên cứu kinh tế tài chính để phát triển và làm dự báo về triển vọng phát triển củadoanh nghiệp, đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp, khả năng đảm bảo mức lợi tức mà

họ yêu cầu Đối với các nhà đầu tư hiện tại cũng như các nhà đầu tư tiềm năng thì mốiquan tâm của họ trước hết là việc đánh giá những đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp

Họ quan tâm tới an toàn trong đầu tư và mức lợi tức kỳ vọng được phản ánh thông quađiều kiện tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động tài chính Các nhà đầu tưnày quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp,khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, những rủi ro mà doanh nghiệp

có thể phải hứng chịu Thông qua đó để họ đưa ra quyết định đầu tư một cách có hiệuquả nhất: có nên bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp hay không, nếu đầu tư thì với khốilượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu?

1.1.3.3 Đối với người cho vay

Người cho vay là ngân hàng, các công ty tài chính… họ phân tích tài chính đểnhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng Khi quyết định cho vay thì một trongnhững vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu haykhông? khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?

1.1.3.4 Các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế

Trang 5

Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế gồm: cục thuế, các bộ chủ quản, thanh tra,cảnh sát kinh tế… Họ phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt độngsản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính sáchchế độ và luật pháp không, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước

1.1.3.5 Các đối tượng khác

Phân tích tài chính cũng cần thiết với một số đối tượng khác như

- Người lao động (người hưởng lương trong doanh nghiệp)

- Bạn hàng của doanh nghiệp: cụ thể là các nhà cung ứng và các khách hàng

1.2 NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1 Nhiệm vụ của phân tich tài chính

Nhiệm vụ của phân tich tài chính là làm rõ xu hướng tốc độ tăng trưởng, thựctrạng tài chính của doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tiêubiểu cùng nghành và các chỉ tiêu bình quân nghành chỉ ra những thế mạnh và cả nhữngbất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để pháthuy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn

1.2.2 Mục tiêu của phân tích tài chính

Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoànvới nhau Bởi vậy chỉ có thể phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới đánh giáđầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng Trong điềukiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanhnghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh Mỗi doanh nghiệp đều có rấtnhiều những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính, mỗi đối tượng quan tâm ởmột góc độ khác nhau Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòngtiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa Bởi vậy phântích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau :

- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích chonhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra quyết định đầu

tư, tín dụng và các quyết định tương tự Thông tin phải dễ hiểu với những người cótrình độ tương đối về kinh doanh và về hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu thôngtin này

Trang 6

- Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất chochủ doanh nghiêp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá

số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi,

- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốnchủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi cácnguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp Đồng thời qua đó cho biết nghĩa vụ củadoanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ kinh tếgiúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển của doanh nghiệptrong tương lai

1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.3.1 Tài liệu phân tích

Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõmục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thông tin từ các báo cáo tài chính

a) Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộgiá trị tài sản hiện có nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểmnhất định theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốnkinh doanh

Số liệu bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản tài sản.Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chínhdoanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu 2 phần:

+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thờiđiểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Tài sản được chia thành 2 phần: Tài sản lưu động vàđầu tư ngắn hạn, Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệptại thời điểm lập báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý củadoanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp Nguồn vốnđược chia thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

Trang 7

Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, sốđầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)

Nội dung trong bảng cân đối kế toán thoả mãn phương trình cơ bản

Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là các sổ kế toán tổng hợp và chi tiếtcác tài khoản loại 0,1,2,3,4 và bảng cân đối kế toán kỳ trước

b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh chính và hoạt động khác tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

về thuế và các khoản nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:

Phần 1: Lãi - Lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác tất cả các chỉ tiêu trongphần này đều trình bày số liệu của kỳ trước tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo

Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phảinộp khác tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳtrước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp trong kỳ báocáo, số còn phải nộp đến cuối lỳ báo cáo

Phần III Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn giảm, đượchoàn lại: phản ánh số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, đã khấu trừ, và còn đượckhấu trừ ở cuối kỳ số thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoànlại cuối kỳ

Số thuế giá trị gia tăng được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm

c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và chitiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và

Trang 8

hoạt động tài chính Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ thanh toán có thể đánh giá khảnăng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán và dự đoán được bằngtiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.

+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ đồng tiền thuvào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thutiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiềnmặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương, nộp thuế, chi trả lãi tiềnvay

+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư phản ánh toàn bộ đồng tiền thu vào vàchi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của đã nộp Các khoản thu chi tiền mặtnhư bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thu lại về phần đầu

tư các khoản chi tiền mặt như mua tài sản chứng khoán đầu tư của các doanh nghiệp

+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ đồng tiền thu chiliên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụlàm tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vayvốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn góp liên doanh, phát hành trái phiếu

+ Có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp vàphương pháp gián tiếp Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuân theonguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau

d) Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận lập thành hệ thống báo cáo tàichính của doanh nghiệp được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà báo cáo tài chính không thể trình bày rõràng và chi tiết được

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuấtkinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụngtình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng,phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp Cơ sở sốliệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các sổ kế toán kỳ trước báo cáo, bảng cân đối

kế toán kỳ trước báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước

Trang 9

1.2.3.2 Công cụ phân tích

Để có được những thông tin đầy đủ chính xác cho người sử dụng thì phân tíchtài chính cần phải tổ chức thực hiện theo một quy trình hoàn thiện với nguồn thông tinđầy đủ, phương pháp và nội dung phân tích khoa học

Quy trình phân tích tài chính có thể thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích.

Xác định mục tiêu kế hoạch phát triển, từ đó lập ra các kế hoạch chi tiết vềnguồn thông tin sử dụng, tiến hành phát triển, chất lượng nhân sự phục vụ cho côngtác phân tích tài chính, phân công công việc

- Lập kế hoạch phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình phát triển

- Lựa chọn các phương pháp và nội dung phát triển nhằm đảm bảo hoàn thànhmục tiêu đề ra

Bước 2 Thu thập thông tin.

Căn cứ vào mục đích của công tác phân tích tài chính, nhà phân tích sẽ lựa chọnnhững nguồn tin phù hợp

Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau: Từ thông tin ngoài doanh nghiệp đếnthông tin nội bộ, thông tin về kế toán, thông tin về quản lý… Những thông tin đó rấtcần thiết, đều giúp được cho các nhà phát triển để đưa ra kết luận chính xác

Nhưng để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp thìthông tin khách quan trong nội bộ doanh nghiệp là thông tin quan trọng nhất đặc biệt

là thông tin từ báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính Vì vậy tất cả cácnhà phân tích tài chính luôn chú trọng vào việc thu nhập đầy đủ chính xác các thôngtin khách quan trong nội bộ khách quan doanh nghiệp

Bước 3 Xử lý thông tin.

Đây là bước tiếp theo sau quá trình thu thập thông tin, bằng các công cụ phươngpháp các nhà phân tích sẽ tiến hành nghiên cứu, xử lý thị trường đã thu thập đượcnhằm để so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả thu được và xuhướng vận động

Tuy nhiên, các đối tượng tài chính mà ta cần nghiên cứu, phân tích luôn luônbiến động vì vậy phân tích tài chính không chỉ đơn thuần là việc tổng hợp và sắp xếp

Trang 10

số liệu mà các nhà phân tích tài chính cần phải đặt một đống tượng tài chính này trongmối quan hệ biện chứng với các đối tượng khác và trong mối liên hệ với các tài chínhcác định mức tài chính va kinh tế.

Bước 4 Báo cáo kết quả phân tích.

Đây là bước cuối cùng trong quy trình phân tích tài chính Các nhà phân tíchdựa vào kết quả thu được ở bước trên để đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về tình hình tài chính của doanh nghiệp Thôngqua đó để đưa ra được hoạt động trong thời gian tới để có thể phát huy được thế mạnhcủa doanh nghiệp và khắc phục được những mặt yếu

1.3 CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

1.3.1 Năng lực tài chính

1.3.1.1 Khái niệm

Năng lực tài chính của doanh nghệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chínhcho doanh nghiệp Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanh nghiệp có đủđiều kiện đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các họat động đầu tư, họat độngsản xuất kinh doanh hướng tới đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hướng tới tối đahóa giá trị doanh nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các họat động sản xuất kinh doanh,vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh được nguồn lực tài chính được đầu tưvào sản xuất kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người tachú ý đến việc quản lý huy động và luân chuyển của vốn Sức mạnh tài chính củadoanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp quy định

mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính, ngânhàng quy định Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nguồn tài chínhlớn để tài trợ cho các dự án mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu không

có uy tín, để được vay vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện vay khắc khe củacác tổ chức tài chính, hoặc vay được ít, hoặc phải chịu lãi suất huy động vốn cao Tiềmnăng tài chính của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc huy động được nguồn vốnlớn, chi phí sử dụng vốn thấp mà còn bao gồm cả việc sử dụng một cách có hiệu quảcác nguồn vốn ấy Để làm được điều đó doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược

Trang 11

phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, vững chắc, lâu dài, ổn định, đápứng được mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Như vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm khả năng mở rộng nguồnvốn chủ sở hữu, huy động vốn kinh doanh, tăng khả năng sinh lời, khả năng phòngngừa và chống đỡ rủi ro, khả năng quản lý tài chính

1.3.1.2 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính

A) Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

*) Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn

Đây là căn cứ vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổngtài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô mà đơn vị sửdụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanhnghiệp

Nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn thì chưa thểthấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được, vì vậy cần phải phân tích mối quan

hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán

*) Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm tàisản lưu động và tài sản cố định được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữudoanh nghiệp Quan hệ cân đối được thể hiện bằng công thức :

TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Mối qua hệ này không thường xảy ra vì không thể nào nguồn vốn chủ sở hữu cóđầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác Do

đó mối quan hệ này thường xảy ra các trường hợp sau :

VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI

Trường hợp này doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên để quátrình kinh doanh không bị bế tắc doanh nghiệp phải huy động them nguồn vốn từ cáckhoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm hơn

so với thời hạn thanh toán

VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHẢI

Trang 12

Trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn sử dụng không hết nên sẽ bịchiếm dụng từ bên ngoài.

Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luônluôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn Nên quan hệ cân đối được viết một cách đầy

đủ như sau :

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO NGẮN HẠN + TÀI SẢN CỐ ĐỊNHĐẦU TƯ VÀO DÀI HẠN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HŨU

a) Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

Quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không, có hiệu quả hay không đượcbiểu hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn phải hợp lý, phân bổ hợp lý sẽ dễ dàng choviệc sử dụng cũng như mang lại hiệu quả cao Vì vậy việc nhận xét về quan hệ kết cấutrên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu tài chính hiệnhành có biến động phù hợp với hoạt động doanh nghiệp hay không

*) Phân tích kết cấu tài sản

Phân tích kết cấu tài sản là việc so dành tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu nămngoài ra còn xem xét từng khoản vốn của doanh nghiệp chiếm trong tổng số để thấyđược mức dộ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích kết cấu tài sản phải chú ý đến tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữagiá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản.Tỷ suất đầu tư cũng là chỉtiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau

về dặc điểm, nghành nghề kinh doanh

Tỷ suất đầu tư = (Trị giá TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn/ Tổng tài sản) x100%

*) Phân tích kết cấu nguồn vốn

Phân tích kết cấu nguồn vốn là việc so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồnvốn giữa cuối kỳ và đầu năm Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm củ từng loại nguồnvốn, qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỷ suất tự tài trợ( tỷsuất vốn chủ sở hữu) Chỉ số này cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là

tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn

Trang 13

Tỷ suất tự tài trợ = (Vốn chủ sỏ hữu / Tổng tài sản ) x 100%

Tỷ suất này càng cao thể hiện khả năng tự chủ cao vê mặt tài chính hay mức độ

tự tài trợ của doanh nghiệp tốt

B)PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Để tiến hành phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của nó Cáckhoane mục của nó chủ yếu gồm :

Doanh thu : Đó là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sảnxuất kinh doanh Doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ Đây là mộttrong những chỉ tiêu có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một doanh nghiệp trong nềnkinh tế thị trường

Giá vốn hàng bán : Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa,giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán Giá trị là yếu tố lớn quyết định khảnăng cạnh tranh và mức kết quả của doanh nghiệp

Lãi gộp : Là doanh thu trừ giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này tiến triển phụ thuộcvào cách biến đổi các thành phần của nó Nếu phân tích rõ những chỉ tiêu trên, doanhnghiệp sẽ hiểu được mức độ và sự biến động của chỉ tiêu này

Chi phí bán hàng : Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ

Chi phí quản lý kinh doanh : Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt độngquản lý kinh doanh, quản lý hành chính, và quản lý điều hành chung của toàn bộdoanh nghiệp

Tổng lợi nhuận trước và sau thuế : Là chỉ tiêu tổng hợp, tóm tắt bảng báo cáokết quả kinh doanh Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanhnghiệp Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp C)PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH

C.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Tình hình tài chính doanh nghiệp đươc thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu và khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ảnhmối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong ký Nhóm chỉ tiêunày bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau :

Trang 14

- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tựu trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp,đồng thời nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trảibằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ

Trong đó :

∙ Tài sản lưu động : Là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong khoảng thờigian dưới một năm Cụ thể bao gồm những khoản tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoảnphải thu, hàng tồn kho

∙Nợ ngắn hạn : Là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn trả nợ dưới một năm kể từngày lập báo cáo Cụ thể báo gồm các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ tích lũy, cáckhoản nợ ngắn hạn khác

Tỷ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặc bằng 2 chứng tỏ sự bình thường tronghoạt động tài chính của doanh nghiệp Khi giá trị tỷ số này giảm chứng tỏ khả năng tàitrợ của doanh nghiệp đã giảm là cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính.Tuy nhiên khi tỷ số này có giá trị quá cao thì có nghĩa doanh nghiệp đầu tư quá nhiềuvào tài sản lưu động hay đơn giản là việc quản trị tài snr lưu động của doanh nghiệpkhông hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi…do

đó có thể giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

- Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Các khoản phải thu / Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tínhtoán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứngnhững yêu cầu thanh toán cần thiết

Hệ số này càng lớn thể hiện thanh toán nhanh càng cao Tuy nhiên hệ số quá lớnlại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền,đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu có thể không hiệu quả

- Hệ số thanh toán tức thời = Tiền / Nợ đến hạn

Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung và dài hạn ( nợ phải trả) đếnhạn trả tiền

Về khả năng thanh toán các chỉ tiêu được sắp xếp theo khả năng huyđộng( ngay, thời gian tới) về nhu cầu thanh toán các chỉ tiêu đươc sắp xếp theo mức

độ khẩn trương

Trang 15

C.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

- Hệ số nợ tổng tài sản = ΣNợ phải trả / ΣTài sảnNợ phải trả / ΣNợ phải trả / ΣTài sảnTài sản

Hệ số nợ dùng để đó lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay.Các chủ nợ rất ưa thích hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp món nợ của họ càngđược đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản Khi hệ số nợ caonghĩa là doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trongkinh doanh chủ yếu do chủ nợ gành chịu

- Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ lãi vay

Hệ số này cho biết vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào đểđem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có thể bù đắp tiền lãi vay hay không.Trong đó :

∙Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp cóthể sử dụng để trả lãi vay trong năm

∙Lãi vay là số tiền nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả có thể là lãi vayngân hàng hoặc các tổ chức khác

Nhóm chỉ tiêu này còn bao gồm :

- Hệ số nợ vốn cổ phần = ΣNợ phải trả / ΣTài sảnNợ phải trả / ΣNợ phải trả / ΣTài sảnVốn chủ sở hữu

- Hệ số cơ cấu tài sản = TSCĐ hoặc TSLĐ / ΣNợ phải trả / ΣTài sản Tài sản

- Hệ số cơ cấu nguồn vốn = ΣNợ phải trả / ΣTài sảnVốn chủ sở hữu / ΣNợ phải trả / ΣTài sản Nguồn vốn

C.3 Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quânVòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ số ngày cho 1 vòng ngắn, càng tốt.Tuy nhiên với số vòng quá cao càng thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp hànghóa dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp

- Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / TSLĐ bình quân

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần / TSCĐ bình quân

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần / ΣNợ phải trả / ΣTài sảnTSCĐ bình quân

- Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân 1 ngày

Kỳ thu tiền bình quân : Là khoảng thời gian bình quân mà doanh nghiệp phải chờđợi sau khi bán hàng để nhận được tiền hay nói cách khác là số ngày mà doanh thu

Trang 16

tiêu thụ bị dồn dưới hình thức khoản phải thu Tỷ số này dùng đê đo lường khả năngthu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán.

C.4 Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

C.4.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

- Hệ số sinh lợi doanh thu =

Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) =

- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

C.4.2 Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận

- Thu nhập cổ phiêu = Lợi nhuận sau thuế / Số lượng cổ phiếu thường

- Cổ tức = Lợi nhuận đem chia / Số lượng cổ phiếu thường

- Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức / Thu nhập cổ phiếu = Lãi đem chia/LN sau thuế.D) PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là một bộ phận hợp thành của báo cáo tàichính, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của

DN BCLCTT cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tàisản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanhtoán và khả năng của DN trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.BCLCTT gồm 3 phần:

Phần 1: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến cáchoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DN, cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khảnăng tạo tiền của DN từ các hoạt động kinh doanh để trang trải nợ, duy trì hoạt động,trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến nguồn tài chínhbên ngoài Thông tin về luồng tiền này khi sử dụng kết hợp với các thông tin khác sẽgiúp người sử dụng dự đoán luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai Cácluồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

LN sau thuế + Tiền lãi phải trả ΣNợ phải trả / ΣTài sản Tài sản

Trang 17

vụ; tiền trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ, tiền chi trả lãi vay, tiền chi trả chongười lao động…

Phần 2: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc muasắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác khôngthuộc các khoản tương đương tiền Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư gồm:tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản tài sản dài hạn khác;tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác (trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổphiếu đã mua vì mục đích thương mại); tiền thu hồi cho vay (trừ trường hợp tiền thuhồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính); tiền chi muasắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; tiền chi đầu tư góp vốn vào cácđơn vị khác (trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại)…

Phần 3: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việcthay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN Các luồng tiềnchủ yếu từ hoạt động tài chính gồm: tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp củachủ sở hữu; tiền thu từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ

sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính DN đã phát hành; tiền chi trả các khoản nợ gốc đãvay…

Theo quy định, DN được trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạtđộng đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinhdoanh của DN Việc phân loại và báo cáo luồng tiền theo các hoạt động sẽ cung cấpthông tin cho người sử dụng đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tìnhhình tài chính và đối với lượng tiền và các khoản tương đương tiền tạo ra trong kỳ của

DN Thông tin này cũng được dùng để đánh giá các mối quan hệ giữa các hoạt độngnêu trên

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

Trang 18

1) Nhân tố chủ quan

- Quy mô vốn của Doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn tài trợ chonhững hoạt động doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế,được doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ chếkhác nhau để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt và lâudài Nhu vậy một cấu trúc vốn an toán, ổn định, hợp lý, linh hoạt sẽ mang lại sự pháttriển năng động và hiệu quả cho doanh nghiêp

Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần

ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanhnghiệp Cấu trức vốn trong doanh nghiệp gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoảnphải trả

- Mức độ tiếp cận thị trường tài chính

+ Tiếp cận vốn từ nội tại doanh nghiệp – huy động nguồn vốn chủ sở hữu như :Tăng vốn góp, tăng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại

+ Tiếp cận vốn từ thị trường tài chính – Huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanhnghiệp

Huy động vốn từ trung gian tài chính ( ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm vàcho vay, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ, hiệp hội tín dụng, quỹ trợ cấp huu bổng,công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty thuê mua )

Huy động vốn từ thị trường vốn ( Phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu)

Huy động vốn thông qua thị trường bất động sản

Huy động vốn thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm

- Nguồn nhân lực trong quản trị tài chính

Trang 19

Nguồn nhân lực và hệ thống quản trị tài chính là yếu tố quan trọng trong việc quyếtđịnh thành baị của doanh nghiệp Một hệ thống quản trị nhan sự và chiến lược conngười tốt là tài sản của doanh nghiệp, là tiền đè cho doanh nghiệp phát triển vữngmạnh , củng cố năng lực tài chính của doanh nghiệp Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọitrường hợp làm ăn kém hiệu quả chính là sự thiếu thốn vế chất lượng và sức mạnh củanhà quản trị doanh nghiệp, không biết cách khai thác các nguồn nhân lực và sự lãngphí về các nguồn nhân lực và vật lực.

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp đang rất quan tâm dến yếu tốcon người mà thông qua hệ thống quản trị tốt sẽ phát huy hết tài năng để đóng gópthật nhiều cho sự tồn tại, phát triển lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp

- Cơ chế quản trị tài chính

Các quyết định tài chính rất quan trọng đối với sự phát triển và thành công củadoanh nghiệp Các chuyên gia tài chính của doanh nghiệp luôn phải đói mặt với 3 câuhỏi, đó là :

o Trong rất nhiều các cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyếtđịnh lựa chọn cơ hội đầu tư nào?

o Doanh nghiệp nên dùng nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu

tư đã được hoạch định đó?

o Doanh nghiệp nên thực hiện phân phối kết quả hoạt động đó như thếnào?

Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc chi tiêu tiền, câu hỏi thứ 2 liên quan đến việc huyđộng vốn và câu hỏi thứ 3 liên quan đến sự kết hợp 1 và 2

Như vậy nhà quản trị là đầu nối quan trọng giữa hoạt động của doanh nghiệp vàthị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi mà các nhà đầu tư nắm giữ tài sản tàichính được phát hành bởi doanh nghiệp Cầu nối này được thể hiện trong hình sau :

Trang 20

Các hoạt động

của 1 công ty( Tất

cả các tài sản thực)

Giám đốc tài

chính(Các nhà đàu tư nắm giữ tài sản tài chính)

Vai trò của giám đốc tài chính được thể hiện trong hình : Dòng chảy tiền mặt đi

từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp và sau đó quay trở lại nhà đầu tư như thế nào Dòng

chảy đầu tiên khi công ty huy động vồn(mũi tên 1) và sau đó tiền được chi tiêu để mua

sắm các tài sản thực sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (mũi tên 2) Sau đó

nếu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì các tài sản thực này sẽ tạo nên dòng tiền gia

tăng để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu(mũi tên 3) Cuối cùng tiền được tái đầu tư trở

lại(mũi tên 4a) hoặc hoàn trả vốn cho nhà đầu tư (mũi tên 4b)

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA

PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP DIANA

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP DIANA

Công ty Diana trước đây là công ty TNHH Đầu tu và phát triển kỹ thuật Việt Ýđược thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 053160 ngày 03/09/1997 do

sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp

- Từ năm 1997 đến nay công ty đã có đăng ký thay đổi kinh doanh như sau : + Thay đổi lần 1 : Ngày 29/08/2000 về việc bổ sung nghành nghề kinh doanh vàthay đổi tên giao dịch đối ngoại

+ Thay đổi lần 2 : Ngày 18/10/2002 về việc tăng vốn điều lệ thay đổi tên công tythành công ty TNHH sản xuất khăn – tã – giấy Diana

+ Thay đổi lần 3 : Ngày 21/02/2003 về việc thay đổi địa chỉ công ty

+ Thay đổi lần 4 : Ngày 26/08/2003 về việc bổ sung tên, địa chỉ chi nhánh tại HồChí Minh

+ Thay đổi lần 5 : Ngày 24/02/2004 về việc bổ sung nhành nghề kinh doanh

Đến ngày 11/04/2007 Công ty chuyển đổi hình thưc kinh doanh thành công ty cổ phầnDiana theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103016721 do sở kế hoạch vàđầu tư TP.hà nội cấp

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA

Địa chỉ : Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại : 04-36445757 Fax : 04-36445777

Trang 22

Những sản phẩm đầu tiên của công ty Diana được đưa ra thị trường vào tháng 11/1997 với việc không ngừng áp dụng các công nghệ tiên tiến đi đầu thế giới vào sản phẩm, Diana đã phục vụ tôt nhất nhu cầu người tiêu dùng trong các năm qua

Công nghệ sản xuất sản phẩm băng vệ sinh (BVS) Diana là công nghệ ép chân không Ngay từ năm 1997 công nghệ này đã được áp dụng ngay vào sản xuất những gói BVS Diana đầu tiên tại Việt Nam.Với công nghệ này sản phẩm BVS được cách mạng một cách triệt để về độ dày , sản phẩm nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng

Tháng 6/1998 Diana đưa ra thị trường sản phẩm Diana Night dùng cho ban đêm– đây là loại sản phẩm cho đêm đầu tiên tại và duy nhất trên thị trường Việt Nam vào thời điểm đó Cho đến nay những tính năng của sản phẩm này vẫn chưa có đối thủ nào trên thị trườn vượt qua được

Giữa năm 2000 Phụ nữ Việt Nam thật sự ngạc nhiên bởi công nghệ “ Lớp thấm thông minh “ được ứng dụng vào BVS Diana Sự cải tiến này đã nhen nhóm xu hướng

sử dụng BVS Siêu thấm sau này, đặc biệt là với giá cả phù hợp nên thêm một lần nữa sản phẩm Diana được mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam tin dùng

Giữa tháng 7/2001 Công ty tiếp tục tung ra thị trường một sản phẩm thế hệ mới với những tính năng mà cho tới nay chỉ có ở những sản phẩm nhập ngoại hàng đầu – giá cả rất đắt Trong khi đó được sản xuất tại Việt Nam nên không phải chịu thuế nhập khẩu – do vậy dòng sản phẩm này có mức giá có thể chấp nhận được đã thực sự tạo được 1 chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Năm 2003 đánh dấu một tiến bộ vượt bậc của công ty trong việc áp dụng kýthuật công nghệ mới vào sản xuất BVS dành riêng cho các bà mẹ sau khi sinh Đâycũng là sản phẩm duy nhất trên thị trường Việt Nam năm 2003 Cho đến nay sản phẩmvẫn luôn dành được sự tin dùng của khách hàng

Công nghệ “màng đáy thoát ẩm” của Italia được công ty Diana áp dụng từ giữanăm 2003 để tạo ra sản phẩm Bỉm trẻ em và tã người lớn như một món quà tri ân dànhtặng cho khách hàng

Mỗi năm cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Diana cũng không ngừng cải tiến, ápdụng những khoa học công nghệ mới nhất, tiến tiến nhất để tạo ra những sản phẩm tốt

Trang 23

Bà Trung Thị Lâm Ngọc 2.500.000 cổ phầnĐến ngày 31/12/2007, danh sách các thành viên góp vốn vào công ty như sau :

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 5 ngày 24/02/2004,nghành nghề hoạt động của công ty cổ phần Diana bao gồm :

- Sản xuất kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy để phục vụ vệ sinh tiêu dùng

- Sản xuất hàng may công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ

- Bán buôn tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng: các nghành hàng hóa mỹ phẩm,giấy, băng vệ sinh, may công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ

- Đại lý gửi hàng hóa

- Sản xuất kinh doanh hóa mỹ phẩm

- Kinh doanh nhà nghỉ khách sạn

Tuy nhiên hiện nay, công ty chủ yêu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tiêudùng như khăn, tã giấy, băng vệ sinh phụ nữ Với giá thành hợp lý, tiện lợi, an toàn

Trang 24

cho người sử dụng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người già, phụ nữ và trẻ em trong các

Cơ quan, bệnh viện, trường học, gia đình …

PHẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐƯỢC CHÚ TRỌNG

I MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

5% Quản lý 64% Sản xuất trực tiếp

30% lao động gián tiếp 1% khác

Giám đốc, các phó giám đốc và các trưởng phòng đều sử dụng tốt từ 2->3 ngoại ngữ.Nhiều cán bộ phòng nghiệp vụ bán hàng, mua hàng thông thạo nhiều ngoại ngữ khácnhau

Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư có trình độ cao được đào tạo ở các trườngđại học nổi tiếng trong nước và nước ngoài Có bề dầy trong lĩnh vực sản xuất các sảnphẩm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em và người già, luôn tâm huyết gắn bó vớicông việc Luôn hăng say nghiên cứu để cải tiến kỹ thuật nâng cao năng xuất lao động,

hạ giá thành sản phẩm và đặc biệt cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm phù hợp vớithị hiếu người tiêu dùng Bên cạnh đó công ty cũng có đội ngũ công nhân lành nghềhăng say với công việc, một lòng gắn bó với công ty, luôn sát cánh cùng công ty trongmọi hoàn cảnh khó khăn

2 ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

Công ty Diana đã gần nhu hội tủ đủ mọi yếu tố để ra nhập vào đội ngũ nhữngcông ty tiện nghi vật chất hiện đại, phù hợp với chiến lược phát triển nhanh, có quy mô

Trang 25

lâu dài của công ty.

Công ty đang sở hữu hệ thống dây truyền máy móc hiện đại, những trang thiết bị sảnxuất tiến tiến, phương pháp sản xuất khoa học vào loại bậc nhất hiện nay tại Việt Namtrong nghành sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ en và ngườigià

Trang thiết bị hệ thống máy tính nối mạng các phòng ban, xưởng sản xuất để nâng caohiệu quả công việc Những hệ thống thông tin liên lạc bằng điện thoại, máy Fax, rấthiện đại giúp cho việc truy cập và thông tin liên lạc giữa các phòng ban tại văn phòngchính với các văn phòng chi nhánh, hệ thống phân phối trên khắp mọi miền đất nướccũng như các đối tác luôn luôn dễ dàng và tiện lợi

đó công ty đã khắc phục khó khăn, tích cực tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường,đồng thời mở rộng sản xuất

II. CÁC CÔNG TÁC ĐƯỢC CHÚ TRỌNG

1 CÔNG TÁC THU HÚT & ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Tuyển chọn trực tiếp cán bộ quản lý và các sinh viên xuất sắc thông qua cácbuổi giao lưu với sinh viên tại các trường đại học lớn tại Hà Nội

Công ty luôn chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, từ công nhân sảnxuất liên tục đựợc đào tạo để phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng cao, cũng nhưcông nghệ ngày càng tiên tiến, cho đến đội ngũ cán bộ quản lý theo phong cáchchuyên nghiệp, ứng dụng khoa học tiên tiến vào quản lý Từ khi thành lập đến naycông ty đã luôn cử cán bộ đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn về kế toán, các nghiệp vụhoặc mời các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước về giảng dậy cho nhân viên

Trang 26

Có thể nói lãnh đạo công ty đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của con ngườitrong mọi hoạt động nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó cùng với sựmỗi ngày một lớn mạnh của Diana đôi ngũ cán bộ công nhân viên của công ty ngàycàng chứng tỏ vaoi trò chủ đạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có được.

2 CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

Công ty không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu, phát triểnsản phẩm và nâng cao hiệu quả sản suất Sản phẩm của Công ty được cải tiến theocông nghệ tiên tiến có kiểu dáng, chất lượng, giá thành ngày càng phù hợp với ngườitiêu dùng

Trong 5 năm (2004 – 2008), Công ty đã đầu tư hơn 51,1 tỷ đồng để đầu tư mớidây chuyền sản xuất tã giấy cho người già, dây chuyền băng vệ sinh siêu mỏng phục

vụ nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng, trang bị phương tiện làm việc cải tạonhà xưởng nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm

Tháng 5/2008 Công ty đầu tư 25 triệu đô la Mỹ xây dựng nhà máy giấy Tissuetại Bắc Ninh, đây là Nhà máy được trang bị dây chuyền máy móc hiện đại nhất hiệnnay của Italia Đây là nhà máy nằm trong số những nhà máy có công suất lớn nhấthiện nay tại Việt Nam, thu hút thêm khoảng 500 lao động vào làm việc

Hàng năm đầu tư liên tục mới các dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất

và chất lượng thiết bị, năng cao uy tín với khách hàng, đồng thời nâng cao thu nhậpcho người lao động

3 NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT & TINH THẦN CHO CBCNV

Công ty Cổ phần Diana luôn chú trọng đến việc nâng cao đời sống vật chất chocán bộ công nhân viên Cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn được hưởng cácquyền lợi: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Công đoàn công tykết hợp với Ban Giám đốc công ty mời trung tâm y tế về khám chữa bệnh định kỳ chotất cả cán bộ công nhân viên Hàng năm Công ty thường xuyên tổ chức các chuyến đithăm quan du lịch, nghỉ mát cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.Ngoài ra công ty còn tổ chức các hoạt động văn thể mỹ để nâng cao đời sống tinh thầncho tập thể cán bộ công nhân viên, tổ chức các cuộc thi thể thao như bóng đá, bóng

Trang 27

chuyền, văn nghệ… Mặt khác ban chấp hành công đoàn Công ty thường xuyên tổ chứcthăm hỏi các trường hợp anh chị em cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thăm viếngtrong các trường hợp hiếu hỉ, tặng quà cho chị em nhân ngày 08/03, ngày 20/10 và cácngày lễ tết Những anh em làm việc ở những công việc có tính chất độc hại đều có chế

độ và đựợc bồi dưỡng Hơn nữa ban chấp hành Công đoàn Công ty phối hợp với BanGiám đốc lập quỹ tiết kiệm hàng tháng từ việc tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhânviên trong công ty để cho các anh chị em cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khókhăn vay mà không hề lấy lãi

PHẦN 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC & CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG PHÒNG BAN

4.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

Trang 28

KẾ TOÁN

TRƯỞNG

PTGĐ (PHỤ TRÁCH TC)

PTGĐ (PHỤ TRÁCH TC)

PTGD (PHỤ TRÁCH

CN HCM)

PTGD (PHỤ TRÁCH

CN HCM)

KH MUA HÀNG

KH MUA HÀNG

CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG IT

P.F-MKT

PTGĐ (PHỤ TRÁCH NS)

PTGĐ (PHỤ TRÁCH NS)

HÀNH CHÍNH

HÀNH CHÍNH KHO

CN HCM

HĐ QTRI

BAN KS

ĐHĐ CĐôn g

Trang 29

2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN

2.1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty, gồm có : Đại hội đồng cổ đông thànhlập, đại hội đồng cổ đông thường niên và đại hội đồng cổ đông bất thường

Đại hội đồng cổ đông thành lập có nhiệm vụ : Thảo luận và thông qua điều lệ công ty,bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát của công ty, thông qua phương án sản xuấtkinh doanh của công ty, thông qua phương án bộ máy tổ chức quản lý và mạng lướicủa công ty, ấn định thù lao và các quyền lợi của hội đồng quản trị, ban kiểm soát Đại hội đồng cỏ đông thường niên có nhiệm vụ : Thông qua báo cáo của hội đồngquản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, báo cáo của ban kiểm soát,thông qua đề nghị của hội đồng quản trị về quyết toán năm tài chính, phương phápphân phối, sử dụng lợi nhuận, sử dụng các quỹ Quyết định phương hướng, nhiệm vụsản xuất kinh doanh và đầu tư năm tài chinh mới.Quyết định tăng giảm vốn điều lệ,gọi vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồngquản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát gây hại cho công ty và cổ đông công ty Bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát theoquy định Quyết định thành lập hay giải thể chi nhánh văn phòng, đại diện công ty Đại hội cổ đông bất thường : Được triệu tập để giải quyết các trường hợp phát sinh,những vấn đề bất thường ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công ty

Nhiệm vụ của đại hội cổ đông bất thường là : Quyết định xử lý các vấn đề bất thường,bãi, miễn và bầu bổ sung, thay thế thành viên của hội đồng quản trị, kiểm soát viên,giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện Biểu quyết sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, xử

Trang 30

2.3 TỔNG GIÁM ĐỐC

Là người có toàn quyền quyết định cao nhất về điều hành công ty Tổ chức thực hiệncác quyết định của hội đồng quản trị Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt độngkinh doanh của công ty theo nghị quyết của đại hội cổ đông, điều lệ công ty và tuânthủ pháp luật

Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bảo toànphát triển vốn

Xây dựng và trình hội đồng quản trị, phê duyệt kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàngnăm, các quy chế điều hành, quản lý công ty, quy chế tài chính, quy chế lao động tiềnlương, quy chế sử dụng lao động v.v kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức côngty

Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích

mở rộng sản xuất

Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các trưởng phòng ban,các chức danh tương đương và cán bộ công nhân viên dưới quyền trừ các chức danh

do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức

Chịu sự kiểm tra, giám sát của hội đồng quản trị, đại hội cổ đông và pháp luật vềnhững sai phạm gây tổn thất cho công ty Chịu sự kiểm tra, giám sát của hội đồngquản trị, ban kiểm soát, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thựchiện điều hành công ty

2.4 BAN KIỂM SOÁT

Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị, điềuhành công ty cổ phần Diana Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đôngbầu và bãi nhiệm với đa só phiếu tính theo số cổ phần bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏphiều kín

Trang 31

Quản lý toàn bộ hệ thống nhân sự.

2.8 PHÒNG BÁN HÀNG

- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số của ban giám đốc công ty đề ra

- Xây dựng kế hoạch bán hàng và những chương trình xúc tiến bán hàng theo định hướng của công ty

- Khai thác và tìm kiếm nguồn hàng

- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

- Kết hợp với phòng C.Marketing và Field Marketing thực hiện công tác quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm Thiết lập và xây dựng hệ thống các kênh phân phối các sản phẩm của Công ty

- Đề xuất ý kiến xây dựng chính sách bán hàng, kế hoạch bán hàng…với ban giám đốc

- Tham gia xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2000

2.9 PHÒNG KẾ TOÁN

Có chức năng nhiệm vụ như sau :

- Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu kế toán Đôn đốc giám sát tình hình hoạt động tài chính, nắm bắt hoạt động kinh doanh của công ty, của các chi nhánh một cách kịp thời, đầy đủ Phân tích hoạt động kế toán, tham mưu cho Phó giám đốc phụ trách về tàichính và tổng giám đốc về khả năng, năng lực tài chính công ty

- Xây dựng mô hình hạch toán phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của công ty Phản ánh, ghi chép và giám sát các hoạt động kinh tế phát sinh trong công ty Nắm bắt đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu, kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ nội dung chứng từ Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản và mẫu sổsách được nhà nước quy định Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi phát sinh thu, chi trong quá trình sản xuất kinh doanh Tổng hợp và lập các báo cáo kế toán tài chính vào mỗi kỳ kế toán

- Xây dựng chương trình cho ban lãnh đạo công ty ban hành các quy định về tài chính, kế toán, giá cả Đó là hướng dẫn tổ chức và thực hiện công tác tài chính kế toán của chi nhánh phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty Đề xuất với phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, tổng giám đốc xem xét phân bổ các nguồn vốn đáp ứng

Trang 32

nhiệm vụ kinh doanh của công ty Theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thu hồi công nợ, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ tài chính, kế toán nội bộ Phối hợp có hiệu quả với chi nhánh trên các mặt công tác nghiệp vụ, lập báo cáo tài chính thống kê theo quy định

Kết hợp với các bộ phận chức năng khác lập kế hoạch sản xuât kinh doanh của công ty

2.10 PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ

- Quản lý hành chính, quản lý nhân sự của Công ty

- Thực hiện và giám sát thực hiện các nội quy, chính sách lao động của Công ty

- Quản lý các tài sản trong Công ty

- Tuyển dụng nhân sự và xây dựng chế độ đối với người lao động

- Lập kế hoạch nhân sự hàng năm, kế hoạch đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng…Lập vàlưu giữ hồ sơ cán bộ công nhân viên công ty

- Tham mưu cho Phó giám đốc phụ trách nhân sự các biện pháp nâng cao đời sống cán

bộ công nhân viên

- Làm cầu nối công tác từ ban lãnh đạo xuống các phòng ban và ngược lại, làm trungtâm thông tin giữa các truyền tin, truyền mệnh lệnh của lãnh đạo đến nơi cần thiết mộtcách kịp thời, chính xác

2.11 PHÒNG C.MARKETING

- Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty

- Xây dựng chiến lược và các hoạt động Marketing cụ thể cho từng thương hiệu

- Sáng tạo với hình thức marketing phù hợp với đặc tính thương hiệu

- Lên kế hoạch ngân sách, các chiến lược PR, tổ chức sự kiện

- Đưa tin bài lên Website

2.12 PHÒNG FIELD MARKETING

- Triển khai kế hoạch Marketing từ phòng C.Marketing đưa xuống

- Phối hợp với phòng kinh doanh trong việc sáng tạo và phát triển các vật phẩm quảngcáo tại cửa hàng, các chương trình khuyến mại

- Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả các kênh phânphối như : Kênh siêu thị, kênh cửa hàng, đại lý, kênh công sở, kênh bệnh viện…

- Cập nhật và đưa ra những phản hồi thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, phối

Trang 33

hợp với phòng kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối.

Văn phòng tổng giám đốc bao gồm các phòng ban : Phòng kế hoạch mua hàng,Phòng chất lượng sản phẩm và phòng IT

- Thường xuyên đánh giá các nhà cung cấp hiện tại, tìm kiếm các nhà cung cấp mới trên thị trường

- Nghiên cứu, thu thập và xử lý các nguồn thông tin liên quan đến thị trường vật tư , nguyên vật liệu và nhà cung cấp, đề xuất với tổng giám đốc những biến động của thị trường để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời

2.14 PHÒNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

- Kiểm soát kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng toàn công ty

- Kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hàng ngày: kiểm tra chất lượng đầu

vào(nguyên liệu đưa vào sản xuất) , giám sát chất lượng trên dây chuyền và thành phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 – 2000

- Kiểm tra, đánh giá thông số kỹ thuật mẫu, phân tích mẫu, xác định về yêu cầu chất lượng cho từng loại sản phẩm

- Tìm ra phương pháp tốt nhất để quản lý chất lượng sản phẩm trên dây chuyền nhằm ngăn chặn những sản phẩm lỗi có thể xảy ra

- Kiểm tra những sản phẩm lỗi do phản hồi của khách hàng, phân tích nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục

- Đề xuất các vấn đề cải tiến hệ thống Quản lý chất lượng của Công ty

- Thực hiện thử nghiệm các sản phẩm mới và nghiên cứu các thông số kỹ thuật cho sản

Trang 34

phẩm mới.

2.15 PHÒNG IT

Quản trị hệ thống mạng máy tính, hệ thống máy chủ của công ty

- Sửa chữa, cài đặt phần cứng, phần mềm máy vi tính, thiết bị văn phòng

- Đảm bảo hệ thống an ninh mạng, hệ thống phần mềm kế toán, website luôn luôn ổn định

- Hướng dẫn, đào tạo các thành viên trong công ty sử dụng máy tính và các thiết bị vănphòng ( máy phôto, máy in, máy fax…) một các hiệu quả

- Xử lý các sự cố máy tính và các thiết bị máy văn phòng

2.16 PHÒNG DỰ ÁN

- Triển khai dự án “Nhà máy giấy Bắc Ninh”( Chi nhánh KCN Tân Chi – Tiên Du – Bắc Ninh) Đảm bảo dự án hoạt động đúng tiến độ và phù hợp chính sách hoạt động của công ty và quy định của nhà nước

- Quản lý toàn bộ hàng hóa ( nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm và hàng loại)

- Xuất và nhập hàng khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ : phiếu xuất hàng hoặc phiếu nhậphàng từ phòng kế toán

- Đảm bảo hệ thống kho luôn có đầy đủ điều kiện để có thể bảo quản hàng hóa tốtnhất Hệ thống kho phải luôn được trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy,

an toàn lao động

Trang 35

Kinh doanh tất cả các loại mặt hàng công ty sản xuất, cập nhật và báo cáo sốliệu theo mỗi đơn vị chuyên trách ở tổng công ty.

Trang 36

1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 272.539.345.262 399.239.642.942 505.181.021.804 907.948.666.612

2 Các khoản giảm trừ Doanh thu 167.855.886 162.915.090 907.515.506 56.016.098.846

3 Doanh thu thuần về bán hàng và c/c DV ( =1 - 2 ) 272.371.489.376 399.076.327.882 504.273.506.298 851.932.567.766

4 Giá vốn hàng bán 194.178.784.798 260.890.130.056 306.773.911.488 530.673.681.826

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và c/c DV ( = 3 - 4 ) 78.192.704.578 138.186197.826 197.499.594.810 321.258.885.940

7 Chi phí quản lý Doanh nghiệp 16.642.621.772 39.095.050.208 38.533.456.746 31.875.992.624

Trong đó : Chi phí lãi vay 16.543.809.384 39.864.712.060 37.409.758.774 31.417.865.836

8 Chi phí bán hàng 20.700.650.000 46.701.276.322 111.861.948.423 144.230.746.156

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 37.961.721.838 49.123.969.398 37.289.851.614 45.313.719.062

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh(=5+6-7-8-9) 3.318.427.106 3.791418.940 10.646.931.500 104.973.156.930

13 Lợi nhuận khác (=11-12) 660.988.856 867.219.098 1.112.880.114 2.797.914.172

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(= 10+13) 3.979.415.962 4.667.638.038 11.759.811.614 107.771.071.102

15 CP thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 500.228.218 640.905.070 1.895.220.016 13.266.661.436

Ngày đăng: 25/03/2013, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w