1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt

79 1,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển mở cửa hội nhập của nền kinh tế, sự phong phú đa dạng của các loại hình doanh nghiệp, phân tích tài chính ngày càng trở lên quan trọng và cần thiết không chỉ với các nhà quản lý doanh nghiệp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển mở cửa hội nhập của nền kinh tế, sự phong phú đadạng của các loại hình doanh nghiệp, phân tích tài chính ngày càng trở lên quantrọng và cần thiết không chỉ với các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn thu hút sựquan tâm chú ý của nhiều đối tượng khác Việc thường xuyên tiến hành phântích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy rõ thực trạng hoạt độngtài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong kì của doanh nghiệp cũng như xácđịnh được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố, thông tin có thể đánh giá tiềm năng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro

và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ranhững giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượngcông tác quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đốivới sự phát triển của doanh nghiệp, kết hợp với kiến thức lý luận được tiếp thu ởnhà trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệttình của các thầy cô trong khoa đặc biệt là thầy Nguyễn Ngọc Điện, cùng toàn

thể các cô chú, anh chị trong công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Phân tích tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt” cho chuyên đề thực tập của mình.

Đề tài nhằm nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và đánh giá các báo cáo tàichính, vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn,tài sản, các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Kết cấu của chuyên đề ngoài phần lời mở đầu và kết luận gồm 3 phầnchính:

Trang 2

Phần 2: Phân tích tài chính tại công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt Phần 3: Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt.

Khóa luận này được thực hiện trong khoảng thời gian có hạn nên sẽ khôngtránh khỏi những thiếu sót nhưng đây là những gì em ghi nhận được trong thờigian thực tập và vốn kiến thức hạn chế của mình Em rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn Qua đây em xin chân thành cảm ơnthầy giáo Nguyễn Ngọc Điện cùng các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ PhầnTập Đoàn Hùng Cường Thiên Việt đã giúp đỡ chỉ bảo để em hoàn thiện khóaluận này

Sinh viên thực hiện

Nguyễn thị Huệ

Trang 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH.

1.1.1.Khái niệm tài chính doanh nghiệp.

Tài chính là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một

Trang 4

phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóatiền tệ.

Phân tích hoạt động tài chính là việc miêu tả các mối quan hệ cần thiết giữacác khoản và các nhóm khoản mục trên báo cáo tài chính để xác định các chỉtiêu cần thiết nhằm phục vụ cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các đối tượng

có liên quan trong việc đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với các mục tiêucủa đối tượng đó

1.1.2.Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết địnhtài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận không ngừng làm tăng giá trịdoanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp,

nó thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệtài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện tốt nhấtcác mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

1.1.3.Phân tích tài chính doanh nghiệp

Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu về tài chính hiệntại với quá khứ để đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính của doanh nghiệp,nắm vững tiềm năng , xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như rủi rotrong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp

1.2 MỤC TIÊU, Ý NGHĨA, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

1.2.1.Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phân tích tài chính giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sứcmạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp Bởi vậy, phântích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tượng

 Phân tích tài chính đối với các nhà quản lý: Họ là người trực tiếp quản

lý doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp, do đó họ có

Trang 5

nhiều thông tin phục vụ cho phân tích Phân tích tài chính doanh nghiệp đối vớinhà quản lý nhằm đáp ứng những mục tiêu sau:

- Tạo ra những chu kì đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giaiđoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp…

- Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp vớitình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợinhuận…

- Phân tích tài chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lýtrong doanh nghiệp và là cơ sở cho những dự đoán tài chính

 Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là những ngườigiao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và như vậy có thể có những rủi ro.Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanhnghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị củavốn Vì vậy các nhà đầu tư phải dựa vào các chuyên gia phân tích tài chính đểnghiên cứu các thông tin kinh tế tài chính, làm rõ triển vọng phát triển của doanhnghiệp

Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp vàước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khảnăng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh…

 Phân tích tài chính đối với người cho vay: Đây là những người chodoanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh Khi cho vay, họphải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ chính là lãisuất tiền vay Do đó, phân tích tài chính đối với người cho vay là xác định khảnăng hoàn trả nợ của khách hàng

 Ngoài ra còn nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chínhcủa doanh nghiệp Đó là các cơ quan tài chính, thuế, các nhà phân tích tài chính,

Trang 6

những người lao động… bởi vì nó liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của họ.

Từ những vấn đề đã nêu ở trên cho thấy: phân tích tài chính doanh nghiệp

là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặtmạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan vàchủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợpvới mục đích mà họ quan tâm

1.2.2.Ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp.

Ta biết rằng hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuấtkinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Tất

cả các hoạt động sản xuất đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanhnghiệp Tình hình tài chính tốt hay xấu sẽ tác động thúc đẩy hay kìm hãm đốivới quá trình kinh doanh Do đó trước khi lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệpcần nghiên cứu báo cáo tài chính của kỳ thực hiện

Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức và huy động vốn sao cho cóhiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, chấp hảnh pháp luật.Việc thường xuyên phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý,các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng thấy được tình trạng tàichính, tiềm năng của doanh nghiệp để xây dựng đúng đắn các nguyên nhân, cácnhân tố ảnh hưởng từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp

Vây, qua phân tích tài chính cho ta biết điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động

sử dụng lao động của doanh nghiệp, xuất phát từ tình hình đó nhà quản lý tàichính có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính doanhnghiệp trong tương lai bằng cách dự báo và lập kế hoạch

1.2.3.Các phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi, phổbiến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định

vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích Sử dụng phương pháp sosánh cần quan tâm tới tiêu chuẩn để so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh

Trang 7

Tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa

chọn làm gốc so sánh Gốc so sánh được xác định tùy thuộc vào mục đích phântích Khi tiến hành so sánh cần có hai đại lượng trở lên và các đại lượng phảiđảm bảo tính chất so sánh được

Điều kiện so sánh

- So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất

về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường

- So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhấtđịnh, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinhdoanh tương tự nhau

- So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tíchvới kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan

hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu

- So sánh số bình quân: biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt sốlượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay mộttổng thể chung có cùng có cùng một tính chất

Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêuphân tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biếnđộng về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểuhiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích

Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiệntheo 2 hình thức chính sau:

Trang 8

- So sánh theo chiều dọc là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tươngquan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành.

- So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiềuhướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau.Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang cần chú ý trong điều kiện xảy ra lạmphát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hưởng củabiến động giá

1.2 3.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính trong quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xácđịnh các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh tình hình tài chínhdoanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệpvới các tỷ lệ tham chiếu

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thànhcác nhóm chỉ tiêu đặct trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêuphân tích của doanh nghiệp Nhưng nhìn chung có bốn nhóm chỉ tiêu cơ bảnsau:

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

+ Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

+ Nhóm chỉ tiêu về hoạt động

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

1.2.3.3.Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnhhưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liêntiếp số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch của nhan tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêukinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố Phương phápthay thế liên hoàn có thể áp dụng khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa cácnhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng quan hệ hàm số Thay thế

Trang 9

Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyêntắc trên trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện Trong trường hợp cùng mộtlúc có nhiều nhân tố chất lượng, khối lượng… tức nhiều nhân tố có cùng tínhchất như nhau, việc xác định trình tự trở nên khó khăn Tuy nhiên ta có thể ápdụng phép lấy vi phân trong toán học để tính toán.

1.2.3.4.Phương pháp Dupont

Bên cạnh đó các nhà phân tích tài chính còn sử dụng phương pháp phântích tài chính Dupont Phương pháp này sẽ giúp các nhà phân tích tài chính nhậnbiết được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt hay xấu trong doanh nghiệp.Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợicủa doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốnchủ sở hữu (ROE) thành tích số của các chuỗi tỷ số có mối quan số tổng hệ nhân

Trang 10

quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷhợp.

1.3.Căn cứ phân tích và đánh giá tài chính.

- Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

Bảng Cân Đối Kế Toán

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh B02.DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

- Các chỉ tiêu tài chính mục tiêu như: Các chỉ tiêu kế hoạch do doanhnghiệp xây dựng như kế hoạch huy động vốn, phân phối sử dụng vốn, các chỉtiêu tài chính khác

- Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

- Các số liệu có liên quan

1.3.1 Bảng cân đối kế toán

Là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của đơn vị tại những thời

điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rấtquan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh vớidoanh nghiệp Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạngbảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: Một bên phản ánh tài sản và một bênphản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp

Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năngchuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống

Bên tài sản

Tài sản ngắn hạn gồm: tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn; các khoản phải thu; hàng tồn kho; tài sản ngắn hạn khác.Tài sản dài hạn gồm: tài sản cố định; các khoản đầu tư tài chính dài hạn;chi phí xây dựng cơ bản dở dang; các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn; chi phí trảtrước dài hạn

Trang 11

1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanhnghiệp trong từng thời kỳ nhất định, phản ánh tóm lược các khoản thu, chi phí,kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh theo từng hoạt động kinh doanh (sản xuất kinh doanh, đầu

tư tài chính, hoạt động bất thường) Bên cạnh đó, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệptrong thời kỳ đó Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Lãi, lỗ

Phần này phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác

- Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí,

lệ phí và các khoản phải nộp khác

- Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuếGTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa Phản ánh thuế GTGT đượckhấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT được giảm, đãgiảm và còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngânsách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ

1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 12

nghiệp, tình hình trả nợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.Báo cáo lưu chuyển tiền bao gồm các phần sau:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòngtiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào

và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền thuvào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp

1.3.4 Thuyết minh các báo cáo tài chính

Nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa cótrong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích một số chỉ tiêu màtrong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích thêm một cách cụ thể,

rõ ràng

1.4 .NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH.

1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính

Nội dung phân tích để xem xét đánh giá sự thay đổi giữa đầu kỳ so với cuối

kỳ, đầu năm so với cuối năm, năm này so với năm khác để xác định tình hìnhtăng giảm vốn trong doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm củatổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì chưa thể thấy rõ tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Vì vậy, cần phải phân tích mối quan hệ giữa cáckhoản mục của bảng cân đối kế toán

1.4.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy đượcmức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ từngloại hình kinh doanh để xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số làcao hay thấp

Trang 13

Chỉ tiêu

Số tiền (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quantrọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vàokinh doanh, phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sảnxuất và phương hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp

1.4.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn

Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản

Trang 14

trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu nguồn vốn chủ sởhữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khảnăng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối vớichủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp ) cao và ngược lại Điều này dễ thấy qua tỷsuất tài trợ và bảng phân tích sau.

Bảng 2 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu

Số tiền (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hìnhthành từ nợ vay bên ngoài, còn hệ số vốn chủ sở hữu lại đo lường sự đóng gópvốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp

Qua nghiên cứu 2 chỉ tiêu này ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc

Trang 15

của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình Tỷ suất tự tài trợ càng lớnchứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, có tính độc lập cao với các chủ

nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của các khoản nợ vay Nhưng khi

hệ số nợ cao thì doanh nghiệp càng có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn

mà chỉ đầu tư vào một lượng tài sản ít và các nhà tài chính sử dụng nó như mộtchính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận Để nhận xét được các kết cấu đó cóhợp lý hay không cần kết hợp các kết quả tính được với các đặc điểm cụ thể củadoanh nghiệp như: tính chất ngành nghề kinh doanh, đặc điểm luân chuyểnvốn… Nói chung các chủ nợ thường thích tỷ suất tự tài trợ càng cao càng tốt Chủ

nợ nhìn vào hệ số này để đảm bảo cho các món nợ được hoàn trả đúng hạn

1.4.1.3 Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho người phân tích biếtđược sự tương quan về cơ cấu vốn và giá trị các tài sản của doanh nghiệp Đồngthời nó cũng thể thiện tương quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ thanhtoán nguồn vốn Chính vì vậy, nó cũng phần nào phản ánh khả năng thanh khoảncủa doanh nghiệp

Bảng 3 Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

TSLĐ và ĐTNH

Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạnTSCĐ và ĐTDH

Nguồn vốn chủ sở hữu

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đápứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốnkinh doanh Tất cả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trả, dùng vàomục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp Do vậy nảy sinh các

Trang 16

trường hợp sau:

- Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn: điều này hợp lý, doanh nghiệp

giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúngmục đích nợ ngắn hạn Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự hài hoà kỳ hạn giữanguồn vốn và tài sản ngắn hạn

- Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn: doanh nghiệp không giữ vững

quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn Do đó, doanh nghiệp phải

sử dụng một nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn

- Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn

+ Doanh nghiệp dùng vốn chủ sở hữu bù đắp phần thiếu hụt thì hợp lý vì nhưvậy là sử dụng đúng mục đích của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu

+ Doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn để bù đắp phần thiếu hụt thì điều này làbất hợp lý

- Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn: doanh nghiệp sử dụng một phần

nợ dài hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn điều này vừa lãng phí lãi vay và nợ dài hạnvừa phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng sai mục đích của nợ dài hạn dẫn tới lợinhuận kinh doanh giảm và rối loạn tài chính của doanh nghiệp

1.4.2 Phân tích hiệu quả tài chính .

1.4.2.1 Phân tích khả năng quản lý tài sản

Người ta thường sử dụng phương pháp so sánh kết quả hoạt động với các loạivốn kinh doanh để đánh giá khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính

Các chỉ số sau dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của mộtdoanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dướicác tài sản khác nhau là trả lời câu hỏi một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu

Bảng 4 Các hệ số hoạt động

Trang 17

1.Vốn luân chuyển Đồng NVCSH + NDH –TSCĐ &ĐTDH2.Kỳ thu tiền bình quân Số ngày

3.Số ngày tồn kho bình quân Số ngày

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Vốn luân chuyển = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số

ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số

tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tỷ số này cho biếtdoanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu củamình

Số ngày tồn kho bình quân:

Số ngày vòng quay hàng tồn kho cho thấy khoảng thời gian trung bìnhhàng tồn kho được lưu giữ Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn khohiệu quả như thế nào Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấydoanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong

Trang 18

doanh nghiệp

Vòng quay tài sản cố định

Số vòng quay tài sản cố định (Hệ số quay vòng tài sản cố định) là mộttrong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp Số vòng quay tài sản cố định cho biết 1 đồng giá trị bình quântài sản cố định thuần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Nếu sốvòng quay tài sản cố định lớn, có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcthâm dụng vốn

Vòng quay toàn bộ vốn:

Chỉ tiêu này cho nhà đầu tư thấy cứ 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo rabao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay đượcbao nhiêu vòng Số vòng quay vốn càng lớn hiệu suất sử dụng vốn càng cao.

Vòng quay vốn lưu động:

Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng hay trong kỳ doanh nghiệp có mấy lần thu hồi được vốn lưu động Nếu sốvòng tăng chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn tăng và ngược lại

Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu thể hiện kết quả cuối cùng của việcluân chuyển vốn lưu động để bảo đảm quá trình sản xuất - kinh doanh được liêntục và có hiệu quả

1.4.2.2 Phân tích khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lợi là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lựckinh doanh, cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình trạng tăng trưởng, giúpdoanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừarủi ro ở mức độ tốt nhất, đề xuất hướng phát triển tương lai Các hệ số doanh lợi

là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như

để so sánh hiệu quả sử dụng vốn cũng như mức lãi của doanh nghiệp cùng loại

Trang 19

Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của công ty chiếm tỷtrọng nhỏ so với tổng nguồn vốn Việc huy động vốn quá nhiều có thể ảnh hưởngđến độ lành mạnh trong kinh doanh của công ty tài chính.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Nếu ROA quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợinhuận Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán đối chiếu với sự dichuyển của các loại tài sản, nhà phân tích có thể rút ra nguyên nhân thành cônghoặc thất bại của công ty

Lợi nhuận doanh thu (Lợi nhuận biên – ROS)

Phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ cómấy đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu

ROS =

LN sau thuế Doanh thu thuần

Trang 20

lúc nào giá trị của nó cao cũng là tốt vì tỷ suất này cao do giá thành giảm thì tốtnhưng nó cao do giá bán tăng lên trong trường hợp cạnh tranh không đổi thìkhông tốt vì tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm dẫn đến việc tiêu thụgiảm, từ đó làm cho doanh thu và lợi nhuận cũng giảm theo Vì vậy, để đánh giáchỉ tiêu này được chính xác thì phải đặt nó trong một ngành cụ thể và so sánh nóvới năm trước và chỉ tiêu của ngành.

1.4.3 Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh

1.4.3.1 Phân tích khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua khảnăng thanh toán Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tàichính sẽ khả quan và ngược lại Do vậy khi đánh giá khái quát tình hình tài chínhdoanh nghiệp không thể bỏ qua việc xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khảnăng thanh toán ngắn hạn

Để đo khả năng này, khi phân tích cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau:

a) Khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ gữa tài sản ngắn hạn

và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảocủa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn Trong tổng tài sản mà hiện doanh nghiệpđang quản lý, sử dụng chỉ có tài sản ngắn hạn là có khả năng dễ dàng hơn khichuyển đổi thành tiền Do đó, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn được xác định bởicông thức:

Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanhtoán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) là cao hay thấp Tùy ngànhnghề kinh doanh mà hệ số này có giá trị khác nhau

b) Khả năng thanh toán nhanh.

Các tài sản ngắn hạn trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phảichuyển đổi thành tiền Trong tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tư hàng hóa tồn

Trang 21

kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kémnhất Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngaycác khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc bán cácloại vật tư hàng hóa Tùy thuộc mức độ kịp thời của việc thanh toán nhanh, cóthể được xác định theo công thức:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong thời gianngắn Ta thấy rằng, khoản phải thu của khách hàng không phải lúc nào cũng cóthể cần là lấy ngay được vì có khoản doanh nghiệp thực sự không thể đòi được(nợ xấu)

1.4.3.2 Phân tích khả năng quản lý nợ

“Nợ” là từ mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng cần phải quan tâmtới khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đó là con dao hai lưỡi, mộtlưỡi sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, mặt khác đó là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản nếu quản lý không tốt Vì vậy, quản lý nợ

là một trong những công việc quan trọng của nhà tài chính

Chỉ số nợ phản ánh bình quân trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệpđang sử dụng có mấy đồng vay nợ mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trongkinh doanh

Chỉ số nợ = Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vaytrong cơ cấu vốn Đây là cơ sở để có lợi nhuận cao Chỉ số nợ cao là một chứngminh về uy tín của doanh nghiệp đối với chủ nợ

1.4.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (Đẳng thức Dupont)

1.4.4.1 Đẳng thức Dupont thứ nhất

TTS

thu Doanh thu

Doanh

ròng Lãi TTS

ròng Lãi

= ROS x VQTTS

Trang 22

Có 2 xu hướng cần phải tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tănggiá bán Việc tăng giá bán phải được thị trường chấp nhận, có nghĩa là giá bántăng thì chất lượng sản phẩm cũng phải tăng.

Muốn tăng VQTTS cần phải tăng doanh thu bằng cách giảm giá bánnhưng giảm giá sẽ làm cho ROS giảm, vì vậy ta có thể vẫn tăng giá bán nhưngchất lượng sản phẩm cũng phải tăng, sự tăng lên này được người tiêu dùng chấpnhận Như vậy, đảm bảo doanh thu vẫn tăng bên cạnh đó doanh nghiệp tăngcường hoạt động xúc tiến bán hàng như: áp dụng các dịch vụ chăm sóc kháchhàng, dịch vụ bảo hành, triết khấu thương mại…

1.4.4.2 Đẳng thức Dupont thứ 2

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư quantâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đầu tư vào côngty

VCSH

TTS

x TTS

ròng Lãi VCSH

ròng Lãi

VCSH

TTS x ROA

Có 2 xu hướng để tăng ROE: Tăng ROA và tăng tỷ số TTS/ VCSH

- Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức thức Dupont thứ nhất

- Muốn tăng tỷ số TTS/ VCSH cần phải giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ.Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao lợi nhuận của chủ sở hữu càng lớn.Đương nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro sẽ tăng Vì vậy, khi muốn tăng tỷ số nàythì doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá khả năng trả nợ của mình để đưa raquyết định có vay thêm hay không

1.4.4.3 Đẳng thức Dupont tổng hợp

VCSH

TTS TTS

thu Doanh thu

Doanh

ròng Lãi

Trang 23

TTS

x VQTTS

x ROS

Trang 24

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Lãi vay

Thuế

Tiền

&

TĐ tiền

Khoản phải thu

Hàng tồn kho

TSLĐ khác

Sơ đồ 1: Sơ đồ Dupont

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)

Trang 25

Bảng 5: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tài chính

2.Phân tích khả năng sinh

lợi

1.Tỷ suất lợi nhuận vốn

CSH(ROE)2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản(ROA)

Trang 27

PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

Trang 28

2.1.Khái quát chung về Công ty CP Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt

2.1.1 Giới thiệu về Công ty

- Công ty cổ phần tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt (Viết tắt tiếng nướcngoài: Hùng Cường Thiên Việt Group Joint Stock Company) Chính thức hoạt độngbắt đầu từ ngày …

- Tên doanh nghiệp viết tắt: Thiên Việt Group.JSC

- Địa chỉ trụ sở chính: Khu nhà 10 – Trung tâm Thương Mại Quốc Tế HùngCường – KCN Hải Hoà – Thành phố Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0333.777.168 Fax: 0333.777.555

Email: info@thienvietgroup com Website: www.thienvietgroup com

Vốn điều lệ: 8.000.000.000 VNĐ

(Bằng chữ: Tám tỉ đồng Việt Nam)

Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng

Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp: 80.000 cổ phần – 8000.000.000

Số cổ phần được quyền chào bán: 0 cổ phần

Phương pháp hạch toán: Nhập trước xuất trước

Niên độ kế toán: 12 tháng

2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

 Năm 2002 Công ty được thành lập mang tên “ Công ty TNHH sản xuấtthương mại Hùng Cường”

 Ngày 03 tháng 04 năm 2006, sau quá trình hình thành và phát triển cùngvới sự thay đổi từng bước, Công ty đã quyết định đổi tên thành Công ty Cổ phầntập đoàn Hùng Cường Thiên Việt

Công ty Cổ phần tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt là doanh nghiệp cổ phần

có đầy đủ tư cách pháp nhân và là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập ,có con dấu

Trang 29

riêng,có tài khoản tại ngân hàng,có vốn điều lệ 8.000.000 000đồng Công ty đượcthành lập năm 2006 theo quyết định số 1158/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Ninh

 Năm 2007 Công ty dần dần đã ổn định về mọi mặt và đã đặt ra mục tiêucủa thời kỳ phát triển là đảm bảo sự tăng trưởng của Công ty ,thích ứng với nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước.Đồng thời trong giai đoạn này Công ty đã mở rộng thêm các ngành nghề như: kinhdoanh vật liệu xây dựng, kinh doanh khoáng sản, lắp ráp điện tử, điện gia dụng,hàng thủ công mỹ nghệ…

 Năm 2008 đến nay quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mởrộng Ngoài ra Công ty còn không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ, tăng thị phần tiêu thụ

Đây là thời kỳ chuyển đổi đột biến về chất để hoàn thiện cơ cấu sản xuất,kinh doanh đa dạng: Đời sống cho cán bộ công nhân viên được đảm bảo,ổn địnhviệc làm, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thiết bị công nghệ tiêntiến, đội ngũ cán bộ của Công ty có đủ năng lực thích ứng với thị trường

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty

Chức năng.

Theo quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty Cổphần Tập đoàn Thiên Việt có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh hàngnội thất, ngoài ra Công ty còn thực hiện một số chức năng sau bao gồm:

Sản xuất, xuất nhập khẩu, lắp ráp điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bịmáy móc, hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất

Kinh doanh vật liệu xây dựng, dây truyền công nghiệp

Nuôi trồng và kinh doanh hàng nông, lâm, thuỷ hải sản

Trang 30

Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, mua bán ô tô, phụ tùng ô tô, phụ tùng

xe máy, phụ kiện hàng may mặc, gia công hàng may mặc

- Để hoàn thiện được những mục tiêu đặt ra là sản phẩm, dịch vụ kinhdoanh có lãi, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước đảm bảo và nâng cao đờisống cho người lao động, không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanhCông ty đề ra các nhiệm vụ sau:

- Sử dụng khai thác hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh theo những định hướng mà Nhà nước giao cho Công ty phải thựchiện đúng, đầy đủ cam kết đã có trong hợp đồng mà Công ty đã ký với bạn hàng, giữ

và tăng uy tín cho Công ty

-Công ty phải có sự đổi mới trang thiết bị ,công nghệ, đổi mới phương thứcquản lý trong nội bộ Công ty

-Công ty có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và nguồnlực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh và đảm bảo đời sống cho cán bộ côngnhân viên và làm nghĩa vụ với Nhà nước

-Trả các khoản tín dụng mà Công ty sử dụng do Công ty trực tiếp vay

Nhiệm vụ.

Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tàisản, các quỹ, kế toán hạch toán và các chế độ khác mà Nhà nước quy định, chịutrách nhiệm sát thực hiện các hoạt động tài chính của Công ty Phải công bố côngkhai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá khách quan về hoạt độngtài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá khách quan về hoạt động tài chính củaCông ty Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ nhằm đápứng nhu cầu người tiêu dùng

Bảo toàn và phát triển vốn của cổ đông

Kinh doanh có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao

Trang 31

Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên

Trang 33

2.2.2 Cơ cấu tổ chức

a) Cơ cấu quản lý chức năng

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao

nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông sở hữu cổ phần cóquyền biểu quyết của công ty hoặc người được cổ đông ủy quyền Đại hội đồng cổđông có các quyền và nghĩa vụ như : Thông qua định hướng phát triển công ty,quyết định loại và tổng số cổ phần, quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ, tăng giảm

vốn điều lệ…

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị công ty gồm 05 thành viên có

nhiệm kỳ 05 năm Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty quyết địnhcác vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với luật pháp,trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành

viên cùng có nhiệm kỳ như nhiệm kỳ của HĐQT Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trướcĐại hội đồng cổ đông và pháp luật về những vấn đề thuộc quyền hạn và nhiệm vụ củaBan kiểm soát

Giám đốc công ty: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công tytrong mọi giao dịch Theo quy định tại Điều lệ công ty, Giám đốc có các nhiệm vụ vàquyền hạn được quy định tại điều 33 của Điều lệ công ty

Phòng kế toán tài chính: Hạch toán, thống kê các hoạt động sản xuất

kinh doanh theo quy định của nhà nước Tham mưu giúp việc cho giám đốc, thựchiện nghiêm túc các quy định về kế toán- tài chính hiện hành Phân tích các hoạtđộng sản xuất kinh doanh Thường xuyên cung cấp cho giám đốc về tình hình tàichính, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn Lập kế hoạch về vốn và đào tạo cho cáchoạt động kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công

tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu sản

Trang 34

xuất kinh doanh đề ra Xây dựng cơ chế hợp lý cho cán bộ công nhân viên với mụcđích khuyến khích người lao động và kiểm tra xử lý những trường hợp bất hợp lý,

có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, chăm sóc sức khỏe

an toàn lao động

Phòng kinh doanh: Tham mưu và giúp việc cho giám đốc về việc xây

dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức kinh doanh các mặt hàng đã sản xuất, khaithác kinh doanh các mặt hàng khác(nếu có) có thể vận dụng cơ sở vật chất, thịtrường hiện có Tổ chức hoạt động Marketing để duy trì và mở rộng thị trường, đadạng hóa hình thức dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh

Phòng nhân sự: Tham mưu và giúp việc cho giám đốc về việc tuyển

dụng đào tạo đội ngũ nhân viên lao động

b) Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đặc điểm, cơ cấu sản phẩm của Công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt

Công ty CPT Đ Hùng Cường Thiên Việt là công ty Cổ Phần có rất nhiềungành nghề kinh doanh,đặc thù của các ngành nghề chủ yếu là dịch vụ và thươngmại,không đi sâu vào sản xuất một sản phẩm cụ thể nào mà chỉ có một lĩnh vựcnhỏ kinh doanh hàng nội thất, do đó cơ cấu về sản phẩm của Công ty chủ yếu làhàng nội thất

c) Cơ sở vật chất trang thiết bị

Về cơ sở vật chất: Công ty đã có trụ sở làm việc khang trang với đầy đủ cáctrang thiết bị phù hợp với tính chất công việc của từng phòng ban bên cạnh đóCông ty đã xây dựng thêm nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên lao động ở xa

Về máy móc thiết bị: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh vậnchuyển hàng hóa, công ty hiện có 2 xe bán tải chuyên phục vụ chuyển hàng chokhách và 1 xe ô tô 4 chỗ phục vụ cho cán bộ quản lý

Trang 35

d)Những thuận lợi và khó khăn của công ty

Thuận lợi

Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, cùng với đó nền kinh tếnước ta đang bước vào một giai đoạn mới Nên vị thế phát triển của ngành nóichung và công ty Cổ phần Tập Đoàn Hùng Cường Thiên Việt nói riêng là rất lớn.Với nhu cầu hiện nay ngành xây dựng phát triển đi cùng với đó là sự phát triển củacác mặt hàng trang thiết bị đồ nội thất nhà ở, văn phòng, đây là mặt hàng có rấtnhiều thuận lợi và cơ hội phát triển

Được sự chỉ đạo, hỗ trợ phát triển của lãnh đạo giám đốc Công ty và cácphòng ban trong định hướng phát triển và tổ chức để tham gia vào ngành nghề sảnxuất kinh doanh

Khí thế tích cực của người lao động và sự hỗ trợ thiết thực với nhiều hìnhthức, trên nhiều lĩnh vực của Công ty là nguyên nhân động lực cho sản xuất kinhdoanh phát triển

Bộ máy lãnh đạo Công ty được bổ sung tăng cường, đã thể hiện được tinhthần đoàn kết, trách nhiệm, sự năng động và vận dụng sáng tạo trong nghiệp vịquản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh

2.3.Phân tích tình hình tài chính tại Công ty.

2.3.1.Phân tích tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính của Công ty 2.3.1.1 Phân tích bảng Cân Đối Kế Toán.

Trang 36

Phân tích cơ cấu tài sản.

Trang 37

Bảng 6 Bảng phân tích cơ cấu tài sản.

I.Tiền và các khoản TĐ tiền 2,337,571,257 18.3 1,026,128,321 7.5 -1,311,442,936 -56.1

-III Các khoản phải thu ngắn hạn 163,572,127 1.3 93,294,642 0.7 -70,277,485 -42.96

1 Phải thu khách hàng

91,707,20

-4 Thuế GTGT được khấu trừ.

Trang 38

-3 Chi phí xây dựng cơ bản dở

Trang 39

*) Phân tích tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm xuống từ 27.8% năm 2008 xuống 16.1% vào năm 2009 Tài sản ngắn hạn giảm nhiều như vậy chứng tỏ Công ty đã làm tốt công tác thu hồi công nợ

Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 1.311.442.936đồng, tương ứng tỷ lệ56.1%, nguyên nhân do công ty dùng tiền đầu tư TSCĐ

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống từ 163.572.127 đồng năm 2008 xuống 93.294.642 đồng năm 2009 tương ứng tỷ lệ giảm là 42.96% Trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng giảm từ 91.707.206 đồng năm 2008 xuống 53.294.642 đồng năm 2009 tương ứng giảm 41.9% Điều này phản ánh công ty đã làm tốt hơn công tác thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho tăng 3.666.813đồng tương ứng 3% Lượng hàng tồn kho tăngnhằm đề phòng giá cả thị trường lên xuống đồng thời dễ cung ứng hàng hóa kịpthời phục vụ nhu cầu khi cần thiết

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang do xây dựng thêm các cửa hàng và đại lýnăm 2008 là 5.370 triệu đồng tương ứng 42%, năm 2009 là 6.382 triệu đồng tươngứng 46.4% Như vậy qua 2 năm chi phí này tăng 1.012 triệu đồng tương ứng tăng18.84%

Ngày đăng: 25/03/2013, 13:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp”. Đồng chủ biên GS.TS.Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ. NXB Tài chính Hà Nội năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính Hà Nội năm 2008
2. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – TS. Nguyễn Minh Kiều. Trường Đại học kinh tế TP.HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. NXB Giáo dục năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2006
3. Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” – PGS.TS Phạm Thị Gái. Trường Đại học kinh tế quốc dân. NXB Giáo dục năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2004
4. Luận văn tốt nghiệp” Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Phương” tác giả Dương Thị Huệ Khác
5. Luận văn tốt nghiệp” Phân tích và biện pháp nâng cao cải thiện tình hình tài chính của Công ty Hoa Tiêu khu vực II” tác giả Hà Thị Hiền Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.  Bảng phân tích cơ cấu tài sản - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản (Trang 12)
Hình tài chính. - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Hình t ài chính (Trang 25)
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp (Trang 31)
Bảng 8. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 8. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn (Trang 42)
Bảng 10. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh. - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 10. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh (Trang 44)
Biểu đồ 2: Bảng so sánh lợi nhuận của Công ty qua 2  năm 2008, 2009: - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
i ểu đồ 2: Bảng so sánh lợi nhuận của Công ty qua 2 năm 2008, 2009: (Trang 45)
Bảng 11: Phân tích khả năng quản lý tài sản của công ty. - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 11 Phân tích khả năng quản lý tài sản của công ty (Trang 48)
Bảng 12: Bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán của công ty - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 12 Bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán của công ty (Trang 54)
Bảng 13. Bảng phân tích khả năng quản lý nợ. - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 13. Bảng phân tích khả năng quản lý nợ (Trang 55)
Sơ đồ 2: Sơ đồ Dupont - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Sơ đồ 2 Sơ đồ Dupont (Trang 59)
Bảng 16:  Kết quả dự kiến và so sánh với các giá trị khi chưa thực hiện biện pháp: - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 16 Kết quả dự kiến và so sánh với các giá trị khi chưa thực hiện biện pháp: (Trang 67)
Bảng 15: Tỷ trọng các thành phần trong chi phí quản lý doanh nghiệp - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 15 Tỷ trọng các thành phần trong chi phí quản lý doanh nghiệp (Trang 69)
Bảng 16: Phân tích tình hình thực hiện chi phí dịch vụ mua ngoài - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 16 Phân tích tình hình thực hiện chi phí dịch vụ mua ngoài (Trang 70)
Bảng 17:  Ước tính chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi thực hiện biện pháp. - Phân tích  tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt
Bảng 17 Ước tính chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi thực hiện biện pháp (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w