THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

62 888 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN6I. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN61. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán62. Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán73. Nguyên tắc hoạt động104. Các chủ thể tham gia thị trường125. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán156. Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán:17II. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN181. Chứng khoán và việc phát hành chứng khoán181.1 Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán181.2. Phát hành chứng khoán191.3 Cách thức đầu tư chứng khoán202. Niêm yết chứng khoán23CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM HIỆN NAY25I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.251. Lịch sử ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam.252. Sự phát triển của TTCK ở Việt Nam:262.1. Giai đoạn 20002005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán.272.2. Giai đoạn 2006: Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam.312.3. Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.342.4. Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.372.5. Từ 2009 đến nay: Tiếp tục đà sụt giảm do suy thoái kinh tế và lãi suất cao423. Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán.464. Về cơ cấu thị trường.47II. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN50VIỆT NAM HIỆN NAY.50CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY.52I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20112020.52II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG53CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.531. Tăng cường quản lý hoạt động đầu tư.532. Cần nâng cao tính minh bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.543. Thực hiện đa dạng hàng hóa cho thị trường chứng khoán.554. Giải pháp thu hút đông đảo nhà đầu tư.575. Giải pháp trong điều hành kinh tế vĩ mô và ban hành các chính sách:576. Giải pháp vốn cho thị trường chứng khoán:587. Giải pháp về nhân lực58KẾT LUẬN59TÀI LIỆU THAM KHẢO60 LỜI MỞ ĐẦUThị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ đầu năm 2000. Tuy mới đi vào hoạt động hơn 10 năm song thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của thị trường: từ giai đoạn chập chững biết đi (2000 – 2005) đến sự phát triển đột phá của thị trường vào năm 2006 và sự bùng nổ năm 2007, tiếp đó là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán từ năm 2008 đến nay. Nguyên nhân của những biến động này là do đâu? Những thành tựu đã đạt được? Có nên phát triển tiếp thị trường chứng khoán hay không? Nếu có thì chúng ta phải thực hiện những giải pháp nào để phát triển thị trường chứng khoán bền vững….Như chúng ta đã biết, thị trường chứng khoán là nơi luân chuyển và phân bổ các nguồn vốn từ khu vực có lợi nhuận thấp sang khu vực có lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Do đó, khi vốn đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, phát triển thị trường chứng khoán là việc rất cần thiết để phát triển thị trường hàng hóa. Hơn nữa, thị trường chứng khoán cũng có sức hấp dẫn vốn có của nó. Nó không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế của một nước mà còn quan trọng đối với mỗi người bởi khả năng đầu tư sinh lợi của nó. Như vậy, phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam là thật sự cần thiết. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phát triển một cách ổn định, bền vững. Do đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay” nhằm mục đích hiểu rõ thực trạng hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị trường hiệu quả nhất.Ngoài lời mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm các nội dung sau:Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán Chương II: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nayChương III: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nayVới kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy giáo cùng các bạn góp ý kiến bổ sung cho bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơnCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNI. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN1.Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ nhu cầu trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hóa… của các thương gia. Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc cho mọi thành viên tham gia “thị trường”.Phiên chợ đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 ở Bruges (Bỉ), tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là “Bourse” tức là “Mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.Vào năm 1547, thành phố ở Bruges (Bỉ) mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và chuyển qua thị trấn Auvers (Bỉ), ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ XVI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và thiết lập một mậu dịch thị trường tại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Sự phát triển thị trường ngày càng mạnh cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy, theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán … với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  TIỂU LUẬN Môn tài chính ngân hàng và sự phát triển kinh tế Đề tài : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Gi¶ng viªn híng dÉn : TS. Đặng Anh Tuấn Nhãm thùc hiÖn : Nhóm 9 Líp : CH 19A Hà Nội - 2011 DANH SÁCH NHÓM 9: 1. Dương Kiều Anh 2. Nguyễn Thị Kim Dung 3. Lê Thị Như Quỳnh 4. Trần Văn Đức 5. Nguyễn Thuỳ Dương 6. Yommalalachanthavong MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ đầu năm 2000. Tuy mới đi vào hoạt động hơn 10 năm song thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của thị trường: từ giai đoạn chập chững biết đi (2000 – 2005) đến sự phát triển đột phá của thị trường vào năm 2006 và sự bùng nổ năm 2007, tiếp đó là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán từ năm 2008 đến nay. Nguyên nhân của những biến động này là do đâu? Những thành tựu đã đạt được? Có nên phát triển tiếp thị trường chứng khoán hay không? Nếu có thì chúng ta phải thực hiện những giải pháp nào để phát triển thị trường chứng khoán bền vững…. Như chúng ta đã biết, thị trường chứng khoán là nơi luân chuyển và phân bổ các nguồn vốn từ khu vực có lợi nhuận thấp sang khu vực có lợi nhuận cao, tạo điều kiện cho nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Do đó, khi vốn đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, phát triển thị trường chứng khoán là việc rất cần thiết để phát triển thị trường hàng hóa. Hơn nữa, thị trường chứng khoán cũng có sức hấp dẫn vốn có của nó. Nó không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế của một nước mà còn quan trọng đối với mỗi người bởi khả năng đầu tư sinh lợi của nó. Như vậy, phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam là thật sự cần thiết. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phát triển một cách ổn định, bền vững. Do đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay” nhằm mục đích hiểu rõ thực trạng hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam và từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị trường hiệu quả nhất. Ngoài lời mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm các nội dung sau: Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán Chương II: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Chương III: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy giáo cùng các bạn góp ý kiến bổ sung cho bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ nhu cầu trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hóa… của các thương gia. Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc cho mọi thành viên tham gia “thị trường”. Phiên chợ đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 ở Bruges (Bỉ), tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là “Bourse” tức là “Mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Vào năm 1547, thành phố ở Bruges (Bỉ) mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và chuyển qua thị trấn Auvers (Bỉ), ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ XVI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và thiết lập một mậu dịch thị trường tại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Sự phát triển thị trường ngày càng mạnh cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy, theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán … với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó. Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ, khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán cũng đã 5 được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho các giao dịch. Các Sở giao dịch dần dần sử dụng máy tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử. Cho đến nay, các nước trên thế giới đã có khoảng trên 160 sở giao dịch chứng khoán phân tán trêm khắp các châu lục. Ngày nay, NYSE, AMEX, NASDAQ và hàng trăm các thị trường chứng khoán khác đã góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. 2. Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán Hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thị trường chứng khoán: Quan điểm thứ nhất, cho rằng thị trường chứng khoán(TTCK) và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản. Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán. TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ hai, của đa số các nhà kinh tế cho rằng: “Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK. Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được tại đa số các sở giao dịch chứng khoán lại cho rằng “Thị trường chứng khoán là thị trường cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu. Các quan điểm trên đều được khái quát trên những cơ sở thực tiễn và trong điều kiện lịch sử nhất định. 6 Tuy nhiên, quan điểm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay, được trình bày trong giáo trình là: Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay là bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp hay thị trường thứ cấp, tại sở giao dịch hay thị trường chứng khoán phi tập trung, ở thị trường giao ngay hay thị trường có kỳ hạn. Các quan hệ trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vai trò của thị trường chứng khoán Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), của liên minh Châu Âu, của các khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế: Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ tài chính có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả. Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi. Thực tế trên thị 7 trường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển tải tởi tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán. Chỉ những công ty có hiệu quả và bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường. Thị trường chứng khoán tạo ra một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyến khích sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là các yếu tố đảm bảo cho sự phân bố có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. Thứ hai, TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở lên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công. Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở cửa của thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 8 Điều này cho phép các các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước. Hàn Quốc, Singapore, Thailand, Malaysia là những minh chứng điển hình về việc tận dụng các cơ hội do thị trường chứng khoán mang lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét các tác động tiêu cực có thể xảy ra như việc tăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu vốn, hoặc sự thâu tóm của người nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường chứng khoán cũng có những tác động tiêu cực nhất định. Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở các thị trường mới nổi, thông tin được chuyển đổi tới các nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau. Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư không dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Như vậy giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực . Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng khoán có thực sự phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường và sự quản lý của nhà nước. 3. Nguyên tắc hoạt động Nguyên tắc công khai Chứng khoán là các hàng hóa trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ 9 sở các thông tin liên quan. Vì vậy, TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan đến tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác. Việc công khai thông tin về TTCK phải thỏa mãn các yêu cầu: Chính xác: Các thông tin công khai nhưng không xác thực hoặc không tin cậy có thể dẫn tới những quyết định đầu tư sai lầm của các nhà đầu tư, ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư, vi phạm nguyên tắc công bằng trên TTCK. Do đó, đòi hỏi thông tin phải chính xác. Kịp thời: Nếu thông tin công khai nhưng không kịp thời, chậm trễ, lạc hậu thì sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Dễ tiếp cận: Thông tin TTCK phải dễ dàng tiếp cận đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, TTCK đã sử dụng nhiều loại phương tiện để công khai thông tin như báo chí, phát thanh, truyền hình, các cơ quan thông tin, mạng lưới thông tin của Sở giao dịch chứng khoán … Nguyên tắc trung gian Theo nguyên tắc này, trên TTCK các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. Nguyên tắc đấu giá Mọi việc mua bán chứng khoán trên TTCK đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc này dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Căn cứ vào hình thức đấu giá, có các loại đấu giá: 10 [...]... mình 23 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY I THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1 Lịch sử ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đũi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế Vỡ vậy, Việt Nam cần phải cú chớnh sỏch huy... trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp a Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành Vai trò của thị trường sơ cấp: - Chứng khoán. .. bảo lãnh phát hành … - Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán b Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành Đặc điểm của thị trường thứ cấp: - Trên thị trường thứ cấp các khoản thu được từ việc bán chứng khoán thuộc... việc phát hành), quản lý và giám sát công ty chứng khoán, giải quyết các tranh chấp và xử lý các trường hợp vi phạm II CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN 1 Chứng khoán và việc phát hành chứng khoán 1.1 Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán Chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư( tư bản đầu tư); chứng khoán có xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, ... thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC) Cũng có thể phân loại TTCK theo tính tập trung của thị trường (tính chất tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất) Khi đó, TTCK bao gồm Sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung) và thị trường OTC (thị trường phi tập trung) Tại sở giao dịch chứng khoán. .. yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xó hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đó ra đời Quá trình hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam * Trước năm 1975: 7/1963 Giáo sư Vũ Quốc Hùng, Trưởng khoa Luật Viện... khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng khoán phái sinh được phát hành Đây là loại thị trường cao cấp chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp, do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có TTCK phát triển mạnh Các chứng khoán phái sinh như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn… 6 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán: Tại mỗi nước,... phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ Thị trường các công cụ chứng khoán. .. cùng với sự phát triển của TTCK, thực hiện chức năng điều hành và giám sát thị trường nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn thị trường Các tổ chức tự quản bao gồm: Sở giao dịch và hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán 16 Các tổ chức tự quản thực hiện việc quản lý và giám sát thị trường trên cơ sở tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý của chính phủ Hoạt động điều hành và giám sát thị trường của... nước về chứng khoán cấp giấy phép hoặc chấp thuận Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán sẽ được giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán khi đã đáp ứng được các quy định về niêm yết chứng khoán của sở giao dịch chứng khoán Tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự quản lý, giám sát riêng theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 27/08/2014, 14:36