1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH ở VIỆT NAM

89 336 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 726 KB

Nội dung

Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ cung cấp cho người đọc nhưng lý thuyết cơ bản nhất về thị trường chứng khoán phái sinh; để người đọc cóthể hiểu về những công cụ đó, biết cách áp d

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO, gia nhậpvào thị trường quốc tế ngày càng có nhiều khó khăn và thách thức đối với các

tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam, những cạnh tranh khốc liệt trên thị trườngkinh tế thế giới

Hơn nữa ta thấy rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm

2008 đến nay đã gây ra không ít những cú sốc kinh tế lớn, những biến độngkinh tế bất thường xảy ra không ít Sự biến động giá cả như: giá xăng dầu, tỷgiá đồng ngoại tệ, giá vàng,…… Đi kèm theo đó chính là sự gia tăng mức độrủi ro trong hoạt động tài chính của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kể cảhoạt động trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu

Chính lúc này, sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một công cụ tàichính nhằm phòng chống, giảm thiểu được những rủi ro, những biến động củathị trường ngày càng lớn Yêu cầu này tăng cũng đồng nghĩa cần phải hìnhthành thị trường chứng khoán phái sinh để có thể đáp ứng được nhu cầu trên.Các công cụ chứng khoán phái sinh phát triển không những có ý nghĩa trongviệc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro Mà nó cũng là cơ sở nền tảng cho sựphát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và các hoạt động tài chính nóichung

2 Mục đích nghiên cứu.

Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ cung cấp cho người đọc nhưng

lý thuyết cơ bản nhất về thị trường chứng khoán phái sinh; để người đọc cóthể hiểu về những công cụ đó, biết cách áp dụng các công cụ đó trong hoạtđộng thực tiễn của mình

Tìm hiểu về thị trường chứng khoán phái sinh ở một số nước phát triển,những thành tựu đã đạt được trong quá trình hình thành và hoạt động.Rút ra

Trang 2

kinh nghiệm để có thể áp dụng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tạiViệt Nam.

Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh tạiViệt Nam, tìm ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạnchế còn tồn tại trong thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.Nhữngđiều kiện cần thiết cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

Đề xuất một lộ trình những bước đi cho thị trường chứng khoán pháisinh Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, đưa ra những giải pháp và kiếnnghị để phát triển thị trường phái sinh trong thời gian này, sao cho phù hợpvới điều kiện thực tiễn ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các công cụ phái sinh cơ bản trên thị trường chứng khoánphái sinh, đặc điểm, công dụng của các loại chứng khoán phái sinh đó

Nghiên cứu về quá trình hình thành, quy mô, khuôn khổ pháp lý về thịtrường chứng khoán phái snh phát triển ở một số nước trên thế giới và trongkhu vực

Những vấn đề cơ bản nhất về thị trường chứng khoán phái sinh tại ViệtNam: quá trình hình thành, sự hiểu biết của các chủ thể tham gia đầu tư và tạolập thị trường, những hạn chế còn tồn tại, triển vọng phát triển và chính sáchcủa nhà nước, Chính Phủ

4 Phương pháp nghiên cứu

Từ tìm hiểu các kiến thức trên sách vở và lý thuyết kết hợp với cácthông tin về thực trạng các chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ởViệt Nam

Từ những thông tin trên tổng hợp phân tích và đưa ra các nhận định vềbối cảnh chung của nền kinh tế và điều kiện đó phải được đặt trong bối cảnhchung khi nước ta khi đã gia nhập vào WTO

Phân tích những hạn chế tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam

từ đó khắc phục, tạo sự ổn định và định hướng phát triển cho các sản phẩmphái sinh Việt Nam

Trang 3

CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN PHÁI SINH

1.1 Khái quát chung về thị trường chứng khoán phái sinh

1.1.1 Những vấn đề chung về thị trường chứng khoán phái sinh

Nhắc đến thị trường chứng khoán, những công cụ chúng ta nghĩđến đầutiên đó là các loại cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ quỹ đầu tư – các côngcụđầu tư hiệu quả Mục đích cuối cùng của hoạt động đầu tư này là nhằm sinhlời, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư Vì vậy, với mỗi nhà đầu tư, họ luôn kỳvọng một mức sinh lời cho khoản đầu tư của mình gọi là mức sinh lời kỳ vọng

Mức sinh lời có thể là thấp hay cao phụ thuộc rất nhiều vào độ rủi rocủa hoạt động đầu tưđó Mà thị trường tài chính thì luôn luôn biến động theonhiều hướng, những biến cố xảy ra có thể làm tăng độ rủi ro của hoạt độngđầu tư Vì thế, trên thị trường chứng khoán đã sinh ra một công cụđể phòngngừa rủi ro theo những thay đổi, biến động của thị trường với tên gọi là chứngkhoán phái sinh

 Các thành viên của thị trường chứng khoán phái sinh

 Các chủ thể đầu tư:

Nhóm các chủ thể với mục đích phòng ngừa rủi ro: các nhà đầu tư này

sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro về nhữngbiến động về giá cả của tài sản cơ sở có thể xảy ra ngoài kỳ vọng của họ

Nhóm các chủ thể với mục đích đầu cơ: các nhà đầu tư này cố gắng dựbáo xu hướng biến động của giá cả các tài sản tài chính trên thị trường đểtham gia vào nhằm hưởng chên lệch giá

 Các nhà tạo lập thị trường:

Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện đăng ký với Sởtham gia với tư cách là các nhà tạo lập thị trường Họ đóng vai trò rất quan trọng

Trang 4

đối với thành công hay thất bại của thị trường Với tư cách này, họ thường hayđược hưởng các ưu đãi đặc biệt về thuế hay các điều kiện giao dịch…

 Các tổ chức tham gia tạo lập và quản lý giám sát thị trường: tùy thuộcvào từng nước mà các tổ chức này có thể là khác nhau, nhưng nhìn chung đều

là các tổ chức lớn về tài chính, có thể thuộc Chính Phủ hoặc phi Chính Phủ Ở

Mỹ, thị trường chịu sự giám sát của Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC và Ủy banhợp đồng tương lai hàng hóa CFTC; Ở Anh, Sở giao dịch Luân Đôn chịu sựquản lý giám sát của Financial Services Authority (FSA) FSA là một tổ chứcđộc lập không trực thuộc chính phủ và hoạt động theo luật FianancialServices and Markets Act 2000

1.1.2.Chứng khoán phái sinh

1.1.2.1 Khái niệm

 Khái niệm:

Chứng khoán phái sinh là một loại công cụ tài chính mà sự hình thành vàgiá trị của nó phụ thuộc vào một hoặc một số tài sản cơ sở.Bản thân công cụphái sinh chỉ là một thỏa thuận giữa hai hoặc một số bên mà giá trị của nóđược xác định bởi sự biến động của tài sản cơ sở

 Đặc điểm của chứng khoán phái sinh:

 Chứng khoán phái sinh được hình thành từ một loại chứng khoán gốc Giácủa chứng khoán phái sinh được xác định dựa trên giá của chứng khoán gốc

Trang 5

1.1.2.2 Các loại chứng khoán phái sinh.

1.1.2.2.1.Quyền mua cổ phần (rights)

Các công ty với nhu cầu huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh,thực hiện các chiến dịch quảng cáo để chiếm lĩnh thị phần sẽ thực hiện cácđợt phát hành cổ phiếu bổ sung Trong các đợt phát hành cổ phiếu bổ sung đó,công ty cổ phần sẽ phát hành kèm một loại chứng khoán phái sinh là quyềnmua cổ phần dành cho các cổđông hiện hành  

 Khái niệm : Quyền mua cổ phần là loại chứng khoánchứng nhận quyền

của các cổ đông hiện hành được mua trước cổ phần thường mới phát hành

 Lượng quyền mua của các cổđông tương ứng với lượng cổ phiếu nắm giữtrong tay cổđông đó, thông thường 1 cổ phiếu sữ tương ứng có một quyềnmua vàđược tính theo công thức

Số quyền mua 1 cổ phần=

 Quyền mua cổ phần có thời hạn ngắn từ 4 đến 6 tuần

 Giá mua cổ phiếu trên quyền mua thấp hơn giá trị thị trường

Đối với quyền mua cổ phần, sau khi được mua thì nó hoạt động tách biệtvới cổ phiếu Khi đó các chủ sở hữu có thể mang ra để giao dịch trên thịtrường thứ cấp( trong khoản thời gian quyền mua còn giá trị ) và hưởng lãi,cũng có thể giữ lại nhưng thực hiện hay không thực hiện quyền mua của mình

là lựa chọn của nhà sở hữu

Trang 6

Ví dụ: Công ty A có 10 triệu cổ phần đang lưu hành quyết định huy động

thêm 12 tỉ VND bằng cách phát hành thêm 1 triệu cổ phần mới cho cổ đônghiện hữu, giá mỗi cổ phần phát hành là 12.000 VNĐ 10 triệu quyền sẽ đượcphát hành tương ứng với 10 triệu cổ phần đó.Để mua một cổ phần mới thì cần

có 10 quyền.Thị giá của cổ phiếu vào trước ngày chốt quyền phát hành là20.000 VNĐ

1.1.2.2.2 Hợp đồng kì hạn

 Khái niệm: Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán

về một tài sản cơ sởđược giao trong tương lai với một mức giá đãđược ấnđinh trước tại một thời điểm xác định

 Các yếu tố cấu thành hợp đồng kì hạn

 Tài sản cơ sở: đây chính làđối tượng giao dịch của hợp đồng kì hạn có thể

là ngoại tệ, hàng hóa và các chỉ số chứng khoán

 Thời điểm thanh toán của hợp đồng: tức là ngày thanh toán hợp đồng giữa

2 bên đãđược kí kết trong hợp đồng

 Giá kì hạn: mức giá ấn định trước trong hợp đồng kì hạn để chuyển giaotài sản cơ sở tại thời điểm thanh toán

Giá của hợp đồng kì hạn sẽđược xác định dựa vào lãi suất thị trường và giágiao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm hiện tại

 Đặc điểm của hợp đồng kì hạn

 Tại thời điểm kí kết hợp đồng kì hạn không có sự chuyển giao về tài sản

cơ sở hay thanh toán tiền giữa người mua và người bán

 Vào ngày thanh toán của hợp đồng thì hai bên bắt buộc phải thực hiệnnghĩa vụ mua bán của mình ( bên bán giao tài sản cơ sở và bên mua thanhtoán tiền ) theo mức giá đãấn định trong hợp đồng kì hạn bất kể giá thị trườngcủa tài sản cơ sởđó là như thế nào

 Đây là hợp đồng được kí kết, thỏa thuận giữa hai bên và không có sựtham gia của bên thứ 3 ( các tổ chức trung gian )

Trang 7

 Cách xác định lãi lỗ trong hợp đồng kì hạn

K: Giá ấn đinh của tài sản trong tài sản cơ sở hợp đồng

P: Giá thị trường của tài sản cơ sở tại ngày thanh toán hợp đồng

Nếu tại ngày thanh toán hợp đồng K>P thì người mua bị lỗ và người bán cólãi cùng một khoản tiền:

V=K-P

Nếu tại ngày thanh toán hợp đồng K<P thì người mua có lãi và người bán bị

lỗ cùng một khoản tiền:

V=P-K

Ví dụ: X muốn mua một ngôi nhà trong vòng 1 năm tới, đồng thời Y sở

hữu một căn nhà và anh ta muốn bán trong cùng thời gian đó Y thoả thuậnbán ngôi nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với giá là 104,000 USD, hợp đồngnày là một hợp đồng kì hạn

Vì X là người mua nên X mong muốn giá sẽ tăng trong tương lai, ngượclại, Y muốn giá giảm Cuối năm, giả sử giá thị trường của ngôi nhà lúc đó là110,000 USD, trong khi Y có nghĩa vụ phải bán nhà cho X với giá 104,000USD theo như cam kết trong hợp đồng nên có thể coi như Y đã lỗ 6000 USD,còn X lãi 6000 USD (vì X có thể mua nhà của Y với giá 104,000 USD và bánngay trên thị trường với giá 110,000 USD) Nhìn chung nếu không tính đếncác nhân tố khác thì giá kì hạn bao giờ cũng lớn hơn giá giao ngay, vì nó baogồm cả lãi suất

Ưu và nhược điểm của hợp đồng kì hạn

Trang 8

Nhược điểm:

 Tính thanh khoản kém, do không có thị trường tập trung để giao dịch,cũng không có tổ chức trung gian nào nên việc các chủ thể tham gia hợp đồngmuốn chuyển nhượng vị trí của mình là gặp khó khăn

 Mặt khác, rủi ro khi một bên tham gia hợp đồng nếu sựu biến động về giácủa tài sản là quá mạnh, gây ra một sự thua lỗ lớn

1.1.2.2.3 Hợp đồng tương lai.

 Khái niệm: Hợp đồng tương lai là một thoản thuận giữa 2 bên người mua

và người bán về một tài sản cơ sởđược giao trong tương lai tại một thời điểmnhất định với một mức giá xác định từ thời điểm kí kết hợp đồng

Các tài sản cơ sở ở đây có thể là những tài sản như ngũ cốc, thực phẩm,năng lượng, cũng có thể là các chỉ số chứng khoán hay lãi suất……

Ví dụ : Vào năm 2004, ông A kí với ông B một hợp đồng tương lai sẽ bán

cho ông B 1,000 tấn bột mì với giá bán 2USD/1kg vào năm tháng 4/2007.Đến tháng 4/2007, dù giá bột mì có thay đổi như thế nào thì ông A vẫn phảibán cho ông B 1,000 tấn bột mì với giá 2USD/1kg và ông B vẫn phải mua1,000 tấn bột mì trên với giá 2USD/1kg

 Đặc điểm của hợp đồng tương lai.

 Hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán tậptrung, Vì thế hợp đồng tương lai được chuẩn hóa, Sở quy định cho các hợpđồng tương lai các qui định về: loại tài sản, quy mô hợp đồng ( chính xác vềlượng tài sản chuyển giao trong mỗi đơn vị hợp đồng), loại và đơn vị tiềntệđối với giá chuyển giao hàng phiên, biên độ giao động giá chuyển giao hàngphiên giao dịch, địa điểm thực hiện việc chuyển giao và thời gian thực hiệnviệc chuyển giao

 Mức giá chuyển giao luôn được điều chỉnh theo tình hình thị trường Mứcgiá này ban đầu được ấn định ban đầu và thay đôi theo từng phiên giao dịch

 Hợp đồng tương lai luôn quy định tỷ lệ ký quỹ : Để tránh những rủi rokhi kí kết hợp đồng tương lai, bên mua có thể không có đủ khả năng tài chính

Trang 9

vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng hoặc bên bán có thể không thực hiệntrước những biến động về giá bất lợi cho mình Tuy nhiên những rủi ro này là

ít gặp phải do rủi ro được kiểm soát thông qua trung tâm thanh toán bù trừ, sẽlàm trung gian thanh toán trong tất cả các giao dịch

 Tính thanh khoản cao nhờ có các trung tâm thanh toán bù trừ trong hoạtđộng tìm đối tác và khớp lệnh mua bán

 Cách xác định lãi (lỗ) đối với hợp đồng tương lai

Cách xác định lãi lỗ đối với hợp đồng tương lai nhìn chung là giống với hợpđồng kì hạn

Các nhà đầu tư thường không giữ hợp đồng tương lai đến thời gian đáo hạn Gọi K là giá chuyển giao tài sản ấn định trong hợp đồng

Pi là mức chuyển giao tài sản tại thời điểm i ( thời điểm trước hoặc tạithời điểm đáo hạn)

Nếu hợp đồng được giữ đến thời điểm i thì (Pi- K) chính là giá trị lãi lỗ

mà người bán nhận được

 Nếu Pi>Po thì (Pi – Po)>0 và người bán có lãi

 Nếu Pi<Po thì (Pi – Po)<0 và người bán lỗ

 Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai

Ưu điểm

 Tương tự như hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai cũng là một công cụphòng ngừa rủi ro đối với các cá nhân doanh nghiệp đểđảm bảo cốđịnh đượckhoản doanh thu của mình

 Hợp đồng tương lai sẽ là cơ hội cho các cá nhân phòng ngừa biến động rủi

ro về giá Rủi ro có thể chuyển sang những người tham gia vào thị trường vớimục đích đầu cơ Những biến động giá khó có thể nắm bắt của thị trườngchính là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và tạo tính thanh khoản cho các hợp đồngtương lai

Trang 10

 Giá tương lai thường chứa đựng những yếu tố thông tin bên trong nó, chobiết xu hướng thị trường trong tương lai, giúp cho nhà đầu tư đưa ra các quyếtđinh chính xác và hiệu quả hơn.

Nhược điểm

Được chuẩn hóa về nhiều mặt: loại tài sản, quy mô, số lượng, đơn vị, thờigian và địa điểm giao dịch… do đó hợp đồng tương lai kém linh hoạt

1.1.2.2.4 Hợp đồng quyền lựa chọn (options)

 Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người sở hữu nó

có thể mua hoặc bán tài sản cơ sở với giá đãđược ấn định từ trước vào trướchoặc đúng ngày quy định trong hợp đồng

 Các yếu tố cấu thành một hợp đồng quyền chọn:

 Người mua quyền: người bỏ ra phí mua quyền chọn và có quyền yêu cầungười bán quyền thực hiện theo lựa chọn của mình

 Người bán quyền: người nhận phí mua quyền từ người mua quyền và cónghĩa vụ phải thực hiện theo sự lựa chọn của người mua quyền nếu ngườiquyền có yêu cầu

 Giá thực hiện: giá ấn định trong hợp đồng mà người mua hoặc người bán

có thể mua tài sản cơ sở với mức giá đó

 Ngày đáo hạn: ngày kết thúc của hợp đồng, hợp đồng chỉ có hiệu lực đếnngày đáp hạn

 Phí mua quyền: Số tiền mà người mua quyền trả cho người bán quyền để

sở hữu quyền chọn

 Kiểu quyền chọn: có hai kiểu quyền chọn đó là quyền chọn kiểu Châu Âu

và quyền chọn kiểu Mỹ Với quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép ngườimua quyền thực hiện quyền chọn vào đúng ngày đáo hạn của hợp đồng; vớiquyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua quyền có thể thực hiện quyền chọncủa mình vào đúng hoặc trước ngày đáo hạn của hợp đồng

Trang 11

Hợp đồng quyền chọn có thể được giao dịch tại thị trường tập trung hoặc thịtrường phi tập trung Tương tự như hợp đồng tương lai, nếu được giao dịch tạithị trường tập trung thì nó sẽ được chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thựchiện và ngày đáo hạn……

 Có hai loại hợp đồng quyền chọn :

 Hợp đồng quyền chọn mua ( call option ): là hợp đồng cho phép người sởhữu có quyền mua tài sản cơ sở với mức giá đãấn định vào trước hoặc đúngngày đáo hạn của hợp đồng

 Hợp đồng quyền chọn bán ( put option ): là hợp đồng cho phép người sởhữu có quyền bán tài sản cơ sở với mức giá đãấn định vào trước hoặc đúngngày đáo hạn của hợp đồng

 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn

 Hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm

 Hợp đồng này cũng không bắt buộc người tham gia phải thực hiện, màhợp đồng có được thực hiện hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của ngườimua quyền

 Tùy từng loại hợp đồng mà có thể thực hiện trước hay đúng vào ngày đáohạn của hợp đồng

 Giá trị nhận được của quyền chọn mua và lãi lỗđối với hợp đồng quyền chọn mua

Ví dụ: Giả định ngày hôm nay là ngày 1/1/2013, công ty dệt may A muốn

nhập khẩu vải sau 5 tháng nữa, tức là ngày 1/6/2013 Nhưng công ty lo lắngrằng vào 5 tháng nữa giá vải sẽ tăng cao so với giá hiện nay vì thế công ty đãmua một hợp đồng quyền chọn theo kiểu Châu Âu để có thể mua giá vải theođúng giá thị trường hiện tại

Công ty quyết định mua quyền chọn mua 1,000m2 vải với giá thực hiện

là 20$/1m2.Phí mua quyền chọn là 2$/5m2

Chúng ta cùng phân tích công ty A trong ví dụ trên để biết được công

ty sẽđưa ra quyết định như nào trong các trường hợp

Trang 12

Giả sử tại thời điểm đáo hạn, giá vải lúc ấy là 23$/1m2.

Rõ ràng lúc này giá vải đã tăng lên là 3$/1m2 đúng như dựđoán củacông ty dệt may A Vì thế công ty sẽ yêu cầu thực hiện hợp đồng này:

Vậy :Giá trị nhận được của hợp đồng trên là : V=0

Trang 13

V: Giá trị nhận được từ hợp đồng quyền chọn

L: Lãi lỗ của người sở hữu hợp đồng quyền chọn

K: Giá đãđược ấn định trong hợp đồng quyền chọn ( Giá tài sản cơ sở tại ngày

kí kết hợp đồng )

P: Giá thị trường của tài sản cơ sở

C: Chi phí bỏ ra để sở hữu hợp đồng quyền chọn

 Giá trị nhận được từ hợp đồng quyền và lãi lỗđối với hợp đồng quyền chọn bán.

Trong trường hợp trên nếu công ty A đứng trên cị trí là công ty xuấtkhẩu vải may và công ty dựđoán rằng giá của vải sẽ giảm xuống thì công ty A

sẽ mua một hợp đồng quyền chọn bán đểđảm bảo mức doanh thu của mình.Nếu thực sự vào ngày đáo hạn của hợp đồng giá của vải giảm xuống nhưdựđoán thì công ty A với mức giá 19USD/1m2 thì công ty A sẽ thực hiệnquyền chọn bán của mình giá trị nhận được từ hợp đồng sẽ là:

V=(20-19)×1,000=1,000USD

Giá trị nhận được vẫn lớn hơn phần chi phí bỏ ra do đó công ty A vẫnđạt 1 khoản lãi:

L=V-C=1,000-400=600USD

Nếu vào ngày đáo hạn, giávải lại tăng lên 23USD/1m2, thì công ty A

sẽ không thực hiện quyền chọn bán của mình và giá trị nhận được từ hợpđồng là: V=0

Và công ty sẽ bị lỗđúng bằng khoản chi phí bỏ ra:L=-400

Vậy ta đưa ra công thức tổng quát với hợp đồng quyền chọn mua như sau:V=Max(K-P,0)

L=Max(K-P,0)-C

1.1.2.2.5.Hợp đồng hoán đổi

 Khái niệm: hợp đồng hoán đổi là hợp đồng giữa hai bên để hai bên đối

tác trao đổi một dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia Những dòngtiền này được gọi là các nhánh của hợp đồng hoán đổi

Trang 14

 Mục đích: các hợp đồng hoán đổi thường để tránh các rủi ro tài chính về

lãi suất, tỷ giá, rủi ro về giá cổ phiếu… để hưởng các ưu đãi giành cho công tytrong nước

Hợp đồng hoán đổi có thể thực hiện trực tiếp giữa hai bên hay thông quabên trung gian thứ 3 là ngân hàng, các tổ chức tín dụng Hợp đồng hoán đổichỉ được thưc hiện khi cả hai bên cùng có lợi, dù lợi ích của bên này thường

sẽ là thiệt hại của bên kia Nhưng hai bên tham gia hoạt động trong môitrường khác nhau, tiếp xúc với những nguồn lực khác nhau thì sẽ vẫn cónhững khoảng trống để cả hai bên cùng có lợi

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số hơp đồng hoán đổi lãi suất

 Hợp đồng hoán đổi lãi suất

 Khái niệm: hợp đồng hoán đổi lãi suất là hợp đồng giữa hai bên trong đóhai bên sẽ hoán đổi dòng lãi suất của mình để lấy dòng lãi suất của bên kia

Chú ý rằng trong hợp đồng hoán đổi này, hai bên chỉ hoán đổi dòng lãisuất cho nhau, chứ không hoán đổi số tiền gốc

Thông thường một hợp đồng hoán đổi lãi suất thì sẽ là hoán đổi giữa 2bên có lãi suất “cố định – biến đổi” hoặc “biến đổi – biến đổi”, chứ theo lýthuyết thì hợp đồng “cố định – cố định” sẽ không xảy ra vì ngay từ đầu đã xácđịnh được lợi ích của mình

Hợp đồng hoán đổi lãi suất thường có kì hạn nhất định, chính là thờigian kết thúc hợp đồng tính từ thời điểm kí kết

 Ví dụ:

Công ty A có thể vay với một lãi suất cố định là 13%/năm, công ty B vay vớilãi suất biến đổi phụ thuộc lãi suất thị trường Công ty A dự định trong thờigian tới lãi suất sẽ giảm xuống còn công ty B muốn ổn định chi phí lãi vayphải trả ở các kì

Vì thế hai công ty này sẽ kí kết với nhau 1 hợp đồng hoán đổi lãi suất “biếnđổi – cố định”

Trang 15

Hợp đồng hoán đổi tiền tệ.

 Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệgiữa hai bên, bao gồm cả số tiền gốc và lãi suất, sau một khoảng thời giannhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi lại như ban đầu

Điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng hoán đổi tiền tệ và lãi suất là hợpđồng tiền tệ được thực hiện giữa hai hợp đồng tiền khác nhau còn hợp đồnglãi suất thực hiện trên một đơn vị tiền tệ Hợp đồng hoán đổi tiền tệ có thểgiúp công ty hoán đổi khoản nợ hoặc khoản đầu tư bằng đồng tiền này sangđồng tiền khác, huy động vốn với lãi suất thấp hơn, tiếp cận được nhiều thịtrường vốn, phòng chống rủi ro tỷ giá, lãi suất hoặc ấn định mức lợi nhuận đạtđược từ các giao dịch kinh tế

Ví dụ: Công ty X ở Việt Nam là công ty xuất nhập khẩu, nên muốn phòng

ngừa rủi ro biến động của đôla bằng cách vay đôla Đồng thời lúc đó công ty Y ở

Mỹ muốn vay tiền VND để thực hiện một khoản đầu tư vào Việt Nam

Hai công ty này sẽ vay ở thị trường mà mình có lợi thế, tức X vay VND,

Y vay đôla và sẽ kí với nhau một hợp đồng hoán đổi tiền tệ Ở thời điểmthanh toán lãi vay, X sẽ trả lãi USD cho Y và nhận lãi VND từ Y Khi kếtthúc hợp đồng thì số tiền gốc lúc ban đầu sẽ được hoán đổi lại giữa hai bên đểhoàn trả vốn gốc

1.2 Ứng dụng của các công cụ chứng khoán phái sinh

1.2.1 Đối với công tác quản trị rủi ro từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính.

Quản trị rủi ro là quá trình xác định rủi ro và tìm các giải pháp, cáccách quản lý nhằm giảm thiếu tối đa các rủi ro xảy ra với tổ chức

Sở dĩ các công cụ phái sinh có ứng dụng này lo do nó có cho phép rủi

ro liên quan đến giá của tài sản cơ sở được chuyển từ một bên sang bên kia

Ví dụ: Một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản (như một hàng hóa,

một trái phiếu có trả lãi, một cổ phiếu trả cổ tức, v.v.) và bán nó bằng cách sửdụng một hợp đồng tương lai Cá nhân, tổ chức đó có quyền nắm giữ tài sản

Trang 16

trong một thời gian nhất định, và sau đó có thể bán nó trong tương lai ở mộtmức giá xác định theo hợp đồng tương lai Tất nhiên, điều này cho cá nhânhoặc tổ chức đó lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm rủi ro rằnggiá bán tương lai sẽ đi chệch một cách bất ngờ khỏi đánh giá hiện tại của thịtrường về giá trị tương lai của tài sản đó.

Hoặc là một công ty vay mượn một số tiền lớn với một lãi suất xácđịnh.Lãi suất vay này được định lại sau mỗi 6 tháng.Công ty lo ngại rằng lãisuất có thể cao hơn nhiều trong sáu tháng.Công ty này có thể mua một thỏathuận tỷ giá kỳ hạn (FRA), là một hợp đồng phải trả một lãi suất cố định sáutháng sau khi mua bán trên số lượng danh nghĩa tiền Nếu lãi suất sau sáutháng cao hơn lãi suất trong hợp đồng, người bán sẽ trả tiền chênh lệch chocông ty, hoặc người mua FRA Nếu lãi suất thấp hơn lãi suất trong hợp đồng,công ty sẽ trả tiền chênh lệch cho người bán Việc mua FRA được dùng đểgiảm sự không chắc chắn liên quan đến tăng lãi suất và ổn định thu nhập

Các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động đầu tư tài chínhcủa mình như: rủi ro về giá thị trường, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất, rủi ro

về thanh khoản…… mà mỗi loại rủi ro trên đều có những loại phái sinh nhấtđịnh có thể giúp giảm thiểu phòng ngừa nó một cách hiệu quả Cụ thể :

 Rủi ro về giá cả thị trường: dùng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,hợp đồng quyền chọn

 Rủi ro về tỷ giá: dùng hợp đồng hoán đổi

 Rủi ro về lãi suất:dùng hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi

 Rủi ro về tính thanh khoản: dùng REPO chứng khoán

Tuy nhiên việc lựa chọn và kí kết một hợp đồng về phái sinh cần phải

có những tìm hiểu kỹ lưỡng nhất định vì nó luôn có tính hai mặt, có nhữngthông tin chính xác hiệu quả để làm cơ sở cho việc dự đoán những biến độngcủa tương lai

Trang 17

1.2.2 Sử dụng công cụ phái sinh như một đòn bẩy

Đòn bẩy được hiểu đơn giản là dùng một lực nhỏ thông qua đòn bẩy tạomột lực lớn hơn tác động vào vật mục tiêu, làm nó trở nên có lợi cho con người Theo tài chính, đòn bẩy từ công cụ phái sinh là với một thay đổi nhỏcủa tài sản cơ sở nếu đúng như dự đoán của nhà đầu tư sẽ mang lại một khoảnlãi lớn.Tuy nhiên do tính hai mặt của công cụ phái sinh nên nó cũng có thểlàm cho chủ đầu tư bị lỗ một khoản lớn

Ở đây muốn nói các phái sinh có thể được sử dụng để mua rủi ro, chứkhông phải là hàng rào chống lại rủi ro Vì vậy, một số cá nhân và tổ chức sẽtham gia vào một hợp đồng phái sinh để đầu cơ giá trị của các tài sản cơ sở,đánh cược rằng các bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ là sai lầm về giá trị tương laicủa tài sản cơ sở Các nhà đầu cơ tìm mua một tài sản trong tương lai ở mộtmức giá thấp theo một hợp đồng phái sinh khi giá thị trường tương lai là cao,hoặc bán một tài sản trong tương lai ở một mức giá cao theo một hợp đồngphái sinh khi giá thị trường tương lai là thấp

Ví dụ: Nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 16.000$ (khi 1 chỉ vàng

bằng 160$) bạn có thểchỉcần bỏ ra 1.600$

Đó chính là một sự đảm bảo tốt cho bạn và sẽ tạo cho bạn một lực bẩyhơn 100 chỉ vàng.Với một hàng hoá có giá dao động bất ổn như vàng, daođộng giá khoảng 100$ trong suốt thời hạn của hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy

ra Vì vậy, nếu giá tăng 50$, tức là lên đến 210$ một chỉ, giá trị đầu tư của bạn

có thể lên đến 5.000$ - đạt mức lãi trên 300% so với đầu tư gốc 1.600$ củabạn Mỗi lần giá một ounce vàng tăng lên 1$ thì giá trị hợp đồng sẽ tăng lên100$

Cá nhân và các tổ chức cũng có thể tìm kiếm cơ hội hưởng chênh lệch,như khi giá mua hiện tại của một tài sản giảm xuống dưới mức giá quy địnhtrong hợp đồng kỳ hạn để bán tài sản

Trang 18

1.3 Thị trường chứng khoán phái sinh ở một số nước và bài học kinh nghiệm.

1.3.1 Thị trường phái sinh Mỹ.

1.3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Năm 1848, ở Mỹ xuất hiện thị trường hợp đồng tương lai đầu tiênChicago Board of Trade.Chicago thời điểm đó được coi như một trung tâmlớn về lưu trữ, mua bán và phân phối các hạt ở Miền Tây Do có tính mùa vụnên giá trao đổi, mua bán các hạt này bị biến động theo Các nhà thương nhân

và người nông dân sớm nhận ra được việc bán và phân phối hạt của mình gầnnhư không quan trọng bằng việc chuyển giao những rủi ro liên quan đếnhạt.Các hợp đồng này cuối cùng đã được chuẩn hóa vào khoảng năm 1865, vàtrong năm 1925, trung tâm thông tương lai đầu tiên được thành lập Từ thờiđiểm này,hợp đồng tương lai đã được khá nhiều các hình thức chúng ta biếtngày nay

Năm 1972 sàn giao dịch Chicago, thả nổi tự do tiền tệ quốc tế, tạo racác thị trường tiền tệ quốc tế, cho phép kinh doanh tương lai tiền tệ Đây lànhững hợp đồng tương lai đầu tiên mà không được trênhàng hóa vật chất.Năm 1977, CBOT tạo ra các hợp đồng tương lai Trái phiếu, mà đã đi vào giaodịch được hợp đồng khối lượng cao nhất

Năm 1973 công bố mô hình định giá quyền chọn củaFischer Black vàMyron Scholes.Năm 1983, Hội đồng Chicago Options Exchange quyết địnhtạo ra một chỉ số của cổ phiếu Mặc dù ban đầu được biết đến như làCBOE100 Index, nó đã nhanh chóng chuyển sang Standard and Poor và đượcgọi là chỉ số S & P100, mà vẫn là lựa chọn ngoại tệ được niêm yết giao dịchnhiều nhất

1.3.1.2 Quy mô thị trường.

Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ có bề dày hơn 160 năm Hiệnnay, tại Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ SEC ( U.S Securities and ExchangeCommission) có 6 thị trường quyền chọn đăng kí hoạt động và 12 thị trường

Trang 19

hợp đồng tương lại.Sở giao dịch quyền chọn Chicago ( CBOE) là sở giao dịch

có thị phần dẫn đầu thị trường quyền chọn tại mỹ chiếm khoảng 31,8%, cácnăm tiếp theo mức đạt được ước chừng 33%, số lượng hợp đồng quyền chọn

cổ phiếu tính đến ngày 28/3/2008 là 2416 hợp đồng

Về hàng hóa, trên thị trường phái sinh rất phong phú và đa dạng: quyềnchọn cổ phiếu, quyền chọn chỉ số cổ phiếu, quyền chọn các hợp đồng tươnglai và rất nhiều sản phẩm phái sinh khác

Về hệ thống giao dịch, các sản phẩm niêm yết trên Sở giao dịch quyềnchọn Chicago và các Sở giao dịch khác được giao dịch thông qua phươngthức giao dịch trực tiếp giữa các nhà giao dịch và giao dịch điện tử thông qua

hệ thống giao dịch CBOE direct.Năm 2003, hệ thống giao dịch CBOE Hybridđược đưa vào sử dụng.CBOE Hybrid cho phép giao dịch đấu giá mởvà giaodịch điện tử cùng được thực hiện.Hệ thống này ngày càng được nâng cấp vớinhững chức năng ưu việt cho các đối tượng sử dụng

Về hệ thống tạo lập thị trường, CBOE rất đa dạng, bao gồm các tổchức, cá nhân đăng ký là thành viên của Sở và có hoạt động giao dịch tựdoanh Tùy thuộc vào loại hình nhà tạo lập thị trường mà số phần trăm cácsản phẩm đã đăng ký bảo lãnh thanh khoản mà các nhà tạo lập thị trường phải

có nghĩa vụ đảm bảo các lệnh chào mua/bán được thực hiện liên tục là khácnhau

1.3.1.3 Khuôn khổ pháp lý.

Về khung pháp lý, thị trường hoạt động trong khuôn khổ của hệ thốngluật hai cấp: luật liên bang và các quy định của tổ chức tự quản như Sở giaodịch, hiệp hội các công ty chứng khoán, hiệp hội các nhà giao dịch hợp đồngtương lai… đồng thời chịu sự giám sát của hai tổ chức trực thuộcQuốc hội là

Ủy ban chứng khoán Mỹ SEC và Ủy ban hợp đồng tương lai hang hóa CFTC

Trang 20

1.3.2 Thị trường phái sinh của Đài Loan.

1.3.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển.

Quá trình này của thị trường: được chia làm 2 giai đoạn:

 Giai đoạn giao dịch CPPS nước ngoài: tháng 6/1992, luật giao dịch CPPSnước ngoài đã được ban hành, hình thành khuôn khổ pháp lý đầu tiênchocacs giao dịch CPPS tại các thị trường nước ngoài

 Giai đoạn thành lập TTPS trong nước: tháng 12/1995, xây dựng bộ máythực hiện giao dịch và thanh toán bù trừ cho giao dịch hợp đồng tương lai vàquyền chọn Tháng 6/1997, Luật giao dịch hợp đồng tương lai được ban hành,tạo khuôn khổ pháp lý cho 4 loại giao dịch áp dụng cho cả giao dịch trongnước và quốc tế

SGD hợp đồng tương lai Đài Loan( TAIFEX) tiến hành phiên giao dịchđầu tiên vào ngày 21/7/1997 với sản phẩm đầu tiên của mình là hợp đồngtương lai

1.3.2.2 Quy mô thị trường.

Về các sản phẩm phái sinh, hiện nay, trên TAIFEX có khoảng 48 công

cụ phái sinh được giao dịch, chủ yếu là hợp đồng tương lai chỉ số, hợp đồngquyền chọn chỉ số, hợp đồng quyền chọn cổ phiếu…

Về thành viên thị trường, có hai loại thành viên tham gia thị trường làthành viên giao dịch và thành viên thanh toán bù trừ Số thành viên thanh toán

bù trừ của TAIFEX hiện nay là 34 thành viên, gồm 3 loại: thành viên thanhtoán độc lập, thành viên thanh toán chung và thành viên thanh toán

Từ khi đi vào hoạt dộng năm 1998 chỉ có75035 tài khoản giao dịch pháisinh nhưng đến năm 2005 con số này là 569002 tài khoản Tốc độ tăngtrưởng khối lượng giao dịch cũng rát ấn tượng, những năm gần đây khốilượng giao dịch không ngừng tăng lên đạt mức trung bình hơn 463.109 hợpđồng/ ngày, vào năm 2005 khối lượng giao dịch của TAIFEX đứng thứ 3toàn cầu, chỉ sau KOSPI 200 của Hàn Quốc và Down Jones Euro Stock 50

Trang 21

1.3.3 Thị trường phái sinh của Hàn Quốc.

1.3.3.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Hàn Quốc bắt đầu cho sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh vàonăm 1988.Vào thời gian này, một tổcông tác đặc biệt đã được thiết lập đểchuẩn bị cho sự ra đời của thị trường.Trải qua tám năm chuẩn bị cơ sở hạ tầngđào tạo nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức rộng rãi về chứng khoán phái sinhcho các nhà đầu tư và cả những nhà tạo lập thị trường, đến năm 1996 HànQuốc mới chính thức cho ra đời TTCKPS

Chỉ số KOSPI 200 index được xây dựng vào năm 1994, hệ thống giao dịchđiện tử được chạy thử một năm trước khi Ủy ban giám sát Tài chính HànQuốc quyết định đưa thị trường phái sinh vào hoạt động.Hiện nay, Hàn Quốcđứng thứ 1 trong 10 SGD hợp đồng tương lai trên thế giới xét về khối lượnggiao dịch ( gần 2500 triệu hợp đồng )

1.3.3.2 Quy mô thị trường.

Năm 1996, thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc chính thức rađời với sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai KOSPI 200.Hiện nay, HànQuốc có 14 sản phẩm phái sinh (gồm 13 sản phẩm phái sinh tài chính và mộtsản phẩm phái sinh hàng hóa) trên thị trường niêm yết Các sản phẩm pháisinh tài chính tập trung vào các lĩnh vực cổ phiếu, lãi suất, tiền tệ, bao gồmcác sản phẩm hợp đồng tương lai về cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, tiền

tệ, và các sản phẩm quyền chọn cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, quyền chọn hợpđồng tương lai trái phiếu Trong 14 sản phẩm phái sinh trên chỉ có 4 sản phẩmphái sinh tài chính là có tính thanh khoản cao trên thị trường là hợp đồngtương lai và quyền chọn liên quan tới cổ phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất vàhợp đồng tương lai tiền tệ

Về tăng trưởng của thị trường, Hàn Quốc hiện là một trong những thịtrường quyền chọn và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu sôi động nhất thếgiới, với ba sản phẩm phái sinh thành công nhất là hợp đồng tương lai chỉ

Trang 22

sốKOSPI 200, Quyền chọn chỉ số KOSPI 200 và hợp đồng tương lai tráiphiếu KTB 3 năm.

1.3.3.3 Nguyên nhân thành công và hạn chế.

 Nguyên nhân dẫn đến thành công:

 Xây dựng được một cơ chế pháp lý chặt chẽ và có các ưu đãi nhất địnhban đầu đối với những thành viên tham gia thị trường, mà cụ thể là những ưuđãi về thuế

 Tạo dựng được một cơ sở hạ tầng hiện đại chi TTPS, đáp ứng được yêucầu giao dịch khớp lệnh nhanh chóng Chấp nhận giao dịch trực tuyến ngay từkhi đưaTTCKPS vào hoạt động

 Áp dụng biện pháp ký quỹ chặt chẽ khi thực hiện các giao dịch CKPSnhằm ngăn ngừa rủi ro thanh khoản, việc ký quỹ được thực hiện dựa trên 2quy chế đó là mữa ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì

 Một số hạn chế :

 Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chỉchiếm khoảng 10% tổng khối lượng giao dịch, các NĐT nước ngoài chiếm tỷtrọng nhỏ

 Tỷ trọng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân còn hạn chế, với tỷ trọng khoảng9%, thị trường hàng hóa phái sinh Hàn Quốc hầu như không phát triển

1.3.4 Thị trường phái sinh của Singapore

Năm 1995, lần đầu tiên Singapore đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịchnhưng không thành công, việc đưa quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch khôngthành công là do:

Trang 23

 Tiêu chuẩn đối với việc được niêm yết quyền chọn quá cao

 Nhiều quy định còn hạn chế

 Trình độcủa các nhà đầu tư còn hạn chế

 Giai đoạn 2: đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào hoạt động năm 2004cộng với một số nguyên nhân khác như những qui định chặt chẽ đối vớiviệc phát hành các công cụ CKPS mới đã tạo đã phát triển với tốc độ tăngtrưởng cao cả CKPS niêm yết và CKPS OTC

Trong giai đoạn này, lần thứ 2 Singapore đưa quyền chọn cổ phiếu vào giaodịch và đã thành công có thể kể ra như sau:

 Thay hệ thống khớp lệnh tại sàn bằng hệ thống giao dịch điên tử trực tuyến

 Miễn yêu cầu về bản cáo bạch

 Giảm bớt các tiêu chuẩn niêm yết quyền chọn

 Xây dựng một số nhà tạo lập thị trường

1.3.4.2 Quy mô thị trường và Điều kiện tham gia giao dịch TTCKPS Singapore.

Về hàng hóa giao dịch, trên thị trường chứng khoán phái sinhSingapore có 04 loại hợp đồng phái sinh chủ yếu là các hợp đồng phái sinh cổphiếu, các hợp đồng phái sinh hàng hóa, các hợp đồng phái sinh lãi suất, cáchợp đồng phái sinh ngoại hối Các sản phẩm phái sinh phổ biến nhất thịtrường Singapore là hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei, hợp đồng tương lai chỉ

số cổ phiếu MSCI Đài Loan, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu MSCISingapore, quyền chọn cổ phiếu Hiện nay, Singapore đứng trong nhóm 10 thịtrường giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu lớn nhất thế giới

Về sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán phái sinh, trải qua hơn

20 năm xây dựng và phát triển, thị trường chứng khoán phái sinh Singapoređạt được những thành tựu rất ấn tượng Chỉ bắt đầu với 0.1 triệu hợp đồngvào năm 1984 theo hình thức giao dịch tại sàn, doanh số giao dịch trên thịtrường phái sinh Singapore đã tăng lên mức 36.5 triệu hợp đồng vào năm

2006, đứng thứ 8 trên thế giới và thứ tư trong châu Á

Trang 24

Các thành viên tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tạiSingapore cần đáp ứng những điều kiện nhất định như:

 Đối với thành viên giao dịch là cá nhân: phải là một nhà kinh doanh pháisinh chuyên nghiệp, có đây đủ kiến thức, hiểu biết về CKPS, không yêu cầu

 Thành viên giao dịch: phải có mức vốn tối thiểu 1tr đôla Singapore cógiấy phép cung cấp thị trường vốn ngoài ra còn phải đáp ứng những chuẩnmực tài chính thấp hơn thành viên thanh toán

1.3.4.3 Khuôn khổ pháp lý.

Cơ quan Tiền tệ Singapore ("MAS") đề nghị bắt buộc thanh toán bù trừ tất cảcác hợp đồng phái sinh.Thanh toán bù trừ các cơ sở thực hiện vai trò của CCPhoặc tạo điều kiện thanh toán chứng khoán và được coi là hệ thống quantrọng

 Phạm vi nhiệm vụ thanh toán bù trừ.

Các sản phẩm: Ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi sẽ được miễn nghĩa vụ thanhtoán bù trừlà do rủi ro hệ thống phát sinh từ các sản phẩm này là rủi ro thanhtoán đã được giảm nhẹ bằng một quá trình thanh toán quốc tế

Hợp đồng: thanh toán bù trừ Trung sẽ được yêu cầu cho tất cả các hợpđồng phái sinh có ít nhất một chân của hợp đồng được đặt tại Singapore và cảhai bên ký kết hợp đồng đang cư trú hoặc có sự hiện diện tại Singapore, hoặcmột bên là cư dân / có mặt tại Singapore và khác bên sẽ là chủ đề của nhiệm

vụ thanh toán bù trừ nếu nó đã được cư dân / có mặt tại Singapore Nơi khôngbên nào là cư dân / có mặt tại Singapore nghĩa vụ thanh toán bù trừ này sẽkhông áp dụng trừ khi nó là cần

Trang 25

Tất cả các tổ chức tài chính (tức là tổ chức tài chính theo quy định củaMAS) và các tổ chức phi tài chính trên ngưỡng có liên quan sẽ phải chịuthanh toán bù trừ bắt buộc của hợp đồng phái sinh.

 Các đối tượng sau đây sẽ được miễn các nghĩa vụ thanh toán bù trừ:

 Cơ quan nhà nước: ngân hàng trung ương, chính quyền trung ương và các

tổ chức siêu quốc gia

 Nội bộ nhóm ngành nghề

 Quỹ hưu trí

1.3.5 Bài học kinh nghiệm.

Từ các cơ cấu tổ chức, cơ chế giao dịch, qui trình thanh toán và giámsát của Các sàn giao dịch công cụ phái sinh trên, điển hình là Sàn giao dịchquyền chọn Chicago (CBOE), Sàn giao dịch giao sau OneChicago, Sàn giaodịch Singapore, nhóm nghiên cứu chúng tôi rút ra những nhận xét của các sàngiao dịch mà Việt Nam cần tìm hiểu và áp dụng chọn lọc như sau:

Thứ nhất, vai trò của hệ thống thanh toán bù trừ.

Hoạt động của hệ thống thanh toán bù trừ được hiểu: là hoạt động thựchiện xử lýthông tin các báo cáo giao dịch chứng khoán nhằm đưa ra con sốcuối cùng mà các bên thực hiện giao dịch phải thanh toán, trên cơ sở đó thựchiện hoàn tất việc thanh toán, trong đó, bên bán chứng khoán chuyển giaoquyền sở hữu chứng khoán phái sinh và bên mua thanh toán tiền

Đối với Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và Sàn giao dịchSingapore, việc thanh toán qua công ty thanh toán bù trừ giúp cho việc kiểmsoát dễ dàng và thuận lợi hơn Mô hình quản lí và cơ chế giám sát chặt chẽ,qui trình giao dịch linh hoạt và hình thức đăng kí giao dịch dân chủ Ngoài racòn có một số ưu điểm khác à hệ thống thanh toán bù trừ mang lại: Giảm chiphí cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán (do thực hiện qua cơ sở

dữ liệu có tính chất tự động, nên sẽ tiết kiệm thời gian và giảm chi phí trongkhâu thanh toán); Giảm rủi ro cho hoạt động của thị trường (tránh được rủi ro

Trang 26

trong thanh toán) giúp cho hoạt động quản lý thị trường chứng khoán pháisinh có hiệu quả

Tuy nhiên, để có một qui mô giao dịch, quản lí và giám sát như vậy,sàn giao dịch cần phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, một hệ thống cơchế pháp lí hoàn chỉnh.Đây được xem là điểm yếu lớn nhất của ViệtNam.Việt Nam sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, chi phí để có thể dựng nên mộtsàn giao dịch quy mô như vậy

Bên cạnh đó, vai trò của nhà tạo lập thị trường được xem là thành viênchính thức và hợp pháp tại CBOE Nhà tạo lập thị trường thường là các tổchức tài chính lớn, có thể là các tổ chức môi giới để giúp cho thị trường luôn

ở trạng thái cân bằng và ổn định; đồng thời chịu sự giám sát theo các qui địnhcủa Ủy ban chứng khoán và Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ Trong khi đó, nhàtạo lập thị trường tại Việt Nam thường là các cá nhân, tổ chức hoạt động tựphát, rất dễ gây ra tình trạng tiêu cực và lũng đoạn thị trường Ngoài ra, sàngiao dịch quyền chọn Chicago có một hệ thống lệnh vô cùng đa dạng, đápứng được nhu cầu của các nhà đầu tư

Thứ hai, cần một mô hình thị trường thích hợp, đa dạng hóa các tài sản

cơ trên thị trường.

Như đã nói ở trên, điểm yếu lớn nhất của Việt Nam là phần cơ sở kĩthuật yêu kém và hệ thống cơ chế pháp lý còn nhiều sơ hở

Áp dụng mô hình như ở Singapore, mô hình giao dịch củasàn có thể kết hợp vừa là sàn giao dịch chứng khoán vừa làsàn giao dịch chứng khoán phái sinh.Chúng ta đã có sàn giaodịch chứng khoán, nếu tập trung đầu tư phát triển nó tạothành sàn kết hợp có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao cơ

sở kĩ thuật lên một mức mới đáp ứng cùng lúc cho hai thịtrường này.Không chỉ thế, kinh nghiệm ở Hàn Quốc, ta còn cầnmột cơ chế pháp lý chặt chẽ, cũng là một trong những cơ sởquan trọng cho sự hình thành và phát triển một thị trường với

Trang 27

nhiều biến động và khó đoán như thị trường chứng khoán pháisinh.

Bên cạnh đó tài sản cơ sở của hợp đồng giao sau và hợp đồng quyềnchọn không chỉ là cổ phiếu mà còn là các chỉ số chứng khoán (chứng khoánchỉ mục), đặc biệt sàn giao dịch chứng khoán Singapore nổi bật về giao dịchcác chỉ số chứng khoán Châu Á Ví dụ như chỉ số Nikkei 225 – chỉ số đolường giá chứng khoán của 225 đơn vị niêm yết phát hành đầu tiên trên sởgiao dịch chứng khoán Tokyo – được sử dụng trên toàn thế giới như là chỉ sốđại diện cho thị trường chứng khoán Nhật Bản, bằng giao dịch quyền chọnSGX Nikkei 225, nhà đầu tư có thể theo dõi sự biến động của thị trườngchứng khoán Tokyo Tương tự, Việt Nam cũng có thể thực hiện giao dịch hợpđồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số VNIndex, đưa ra những tiêuchuẩn cho một hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán sao cho thích hợpvới tình hình kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thứ ba, những tiêu chuẩn tham gia thị trường ban đầu cần phù hợp với tình hình Việt Nam và trình độ các nhà đầu tư

Xét về nền kinh tế tài chính nước ta vẫn còn đang ở một mức thấp sovới nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.Ngay cả thị trường chứngkhoán đã hình thành và phát triển gần 15 năm nhưng vẫn còn phát triển chậm,quy mô còn nhỏ và cơ chế pháp lý vẫn còn lỏng lẻo.Mà thị trường chứngkhoán phái sinh thì luôn gắn chặt với thị trường tài chính mà đặc biệt là thịtrường chứng khoán, vì thế những tiêu chuẩn ban đầu đặt ra cần phù hợp vớiđiều kiện Việt Nam

Một bài học từ sự thất bại vào lần phát hành quyền chọn đầu củaSingapore năm 1995 do tiêu chuẩn niêm yết đề ra quá cao

Thêm vào đó, ta phải chú trọng đào tạo và nâng cao sự hiểu biết củacác nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán phái sinh.Chỉ có khi các nhàđầu tư nắm bắt được một cách chính xác về thị trường, những vai trò và ứng

Trang 28

dụng của nó thì nhu cầu mới hình thành và nâng cao, chính là yếu tố để hìnhthành và phát triển thị trường.

1.4 Điều kiện hình thành phát triển thị trường chứng khoán phái sinh 1.4.1 Đa dạng hóa các công cụ phái sinh.

Thị trường phái sinh muốn hình thành và phát triển, trước hết cần phảitồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm Các hợp đồng phái sinh và nhu cầunày xuất phát từ nhiều bên tham gia Nói cách khác, cần phải có nhu cầu thiếtthực về việc sử dụng sản phẩm Hợp đồng tương lai và nhu cầu này phải cótrước khi thị trường được xây dựng

Như trên đã đề cập, nhu cầu về giao dịch tương lai nói chung trước hếtxuất phát từ phía những đơn vị sở hữu tài sản cơ sở với mong muốn hạn chếthiệt hại khi giá giảm; đồng thời những đơn vị nhập hàng/ tổ chức sản xuấtcũng mong muốn rào chắn rủi ro giá thành tăng trong tương lai; trong khi đónhu cầu từ một bên thứ ba là các tổ chức cá nhân mong muốn kinh doanhnhằm mục tiêu hưởng lợi nhuận chênh lệch từ các công cụ phái sinh Một khikhông có nhu cầu cao của các bên nói trên thì không thể có thị trường chứngkhoán phái sinh

Ví dụ: sàn giao dịch café ở Việt Nam (BCEC) khó phát triển vì đa số

nông dân trồng café không có nhu cầu giao dịch qua sàn; lý do cơ bản bởi vì

họ nhận thấy giao dịch qua các đại lý trung gian thuận tiện và tiết kiệm thờigian hơn nhiều, đó là chưa kể yêu cầu ký quỹ của sàn mà nhiều nông dânkhông có đủ khả năng Về phía các công ty kinh doanh café, họ cũng khôngnhận thấy mình có nhu cầu rõ rệt về việc kinh doanh qua sàn tập trung vì vẫn

có thể thu mua café đủ phục vụ cho sản xuất, chế biến trực tiếp từ nông dân.Hiện tượng tương tự chắc chắn sẽ xảy ra đối với các sản phẩm gốc là công

cụ tài chính: nhu cầu giao dịch không có hoặc có nhưng không thiết thực,cộng với thói quen, tập quán giao dịch không phù sẽ khiến cho thị trườngtương lai trở nên ảm đạm và khó phát triển

Trang 29

1.4.2 Hình thành triết lý mới “đầu tư chứ không phải cờ bạc”.

Cần xây dựng triết lý kinh doanh mới về vấn đề đầu tư Một trongnhững tính chất của thị trường giao dịch sản phẩm phái sinh là tính “đánhcược” vào tương lai dựa trên dự đoán; trong khi đó bản thân việc dự đoánluôn có xác suất đúng, nên kết quả thu được từ việc tham gia giao dịch tươnglai có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ

Chính vì vậy, tính “đánh bạc” của thị trường hợp đồng phái sinh làkhó tránh khỏi và thậm chí còn rõ rệt hơn nhiều so với mua bán hàng hóa trênthị trường cơ sở Điều này đòi hỏi việc tuyên truyền một triết lý kinh doanh

mới: “đầu tư chứ không phải cờ bạc”, nhất là tại các nước không cho phép

loại hình casino tồn tại Tại Việt Nam, trước thực trạng suy thoái mạnh mẽcủa TTCK trong thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều quan niệm không thiệncảm về TTCK như là một “thị trường ảo”, “không thực”, hoặc “phi sản xuất”

Do vậy, một khi xã hội chấp nhận triết lý kinh doanh mới nói trên, TTCK sẽ

có điều kiện mở rộng và sẽ có được môi trường tốt cho hoạt động giao dịchcông cụ phái sinh phát triển vững chắc

1.4.3 Điều kiện kinh tế - tài chính.

Thứ nhất, thị trường hàng hóa tài chính phát triển đầy đủ là nền tảngcho thị trường phái sinh tồn tại Một đặc điểm dễ thấy là không có thị trường

cơ sở thì không thể có thị trường chứng khoán phái sinh, và giá cả hàng hóaphái sinh phụ thuộc vào biến động giá cả hàng hóa cơ sở Thị trường hàng hóa

cơ sở phát triển bao hàm tính thanh khoản cao và thông tin thị trường minhbạch, đầy đủ Tính chất và quy mô của thị trường cơ sở càng cao thì thịtrường giao dịch công cụ phái sinh tương ứng càng phát triển

Thứ hai, một cơ sở đầu tư tài chính đủ rộng và sâu là điều kiện khôngthể thiếu Thông thường trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng phát triển

Trang 30

trước hoạt động cổ phiếu, tiếp đến mới có sự phát triển công cụ phái sinh.Điều đó có ý nghĩa rằng trình độ phát triển thị trường phải đạt đến một mức

độ nhất định mới phát sinh nhu cầu giao dịch tương lai (phái sinh) Cụ thể, sốlượng và tiềm lực của các thành viên có thể tham gia vào thị trường giao dịchtương lai sẽ quyết định sự tồn tại như thế nào của thị trường này Thị trườngtương lai không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ của hai bên nắm giữ hàng hóa cơ

sở và bên nhập hàng, mà còn có sự tham gia tích cực của các nhóm đối tượngđầu cơ, kinh doanh chuyên nghiệp (trong nhiều trường hợp một đối tượng cóthể đóng nhiều vai trò); và chính nhóm đối tượng này là chất xúc tác tiếpthêm sức sống cho thị trường tương lai với điều kiện họ có đủ năng lực thamgia Hơn nữa, không chỉ có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà nhà đầu tư

cá nhân cũng cần được nuôi dưỡng và khuyến khích tham gia, tạo điều kiệncho thị trường phái sinh phát triển đi lên

1.4.4 Hoàn thiện thể chế thị trường và hình thành hệ thống pháp luật quản lý thị trường phái sinh chuyên biệt.

Một là, thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hìnhthành nhu cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau Thị trường chứngkhoán nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng là một bộphận của nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường với những hệ giá trị vàquy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành mộtcách tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu giao dịch phái sinh đi kèm với nhữngđặc trưng vốn của của loại hình thị trường này

Ví dụ: Cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện

trao đổi giữa các bên tham gia Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoànthiện thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra môi trường sống cho thị trường giaodịch các sản phẩm phái sinh khác nhau được hình thành

Hai là, một điều kiện nền tảng quan trọng là cần có hệ thống văn bảnpháp luật, quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động củathị trường công cụ phái sinh Hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban

Trang 31

hành trước mở đường cho hoạt động giao dịch hợp đồng tương lai hìnhthành Tuy nhiên, khi thị trường đã đi vào hoạt động, cần có hành lang pháp

lý khuyến khích và hỗ trợ các SGDCK trong việc cải tiến, phát triển cácsản phẩm mới phù hợp hơn Xuyên suốt trong quá trình đó là những nội dungquản lý hướng tới bảo vệ nhà đầu tư thông qua các quy định về ký quỹ, bảolãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp quản lý rủi ro khác

Ba là, cần phân định rạch ròi chức năng quản lý, giám sát thị trườngphái sinh Do đặc thù thị trường tương lai có thể giao dịch nhiều loại hànghóa gốc khác nhau, nên liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quanquản lý chuyên ngành và dễ dẫn tới xung đột lợi ích Thực tiễn cho thấy nếu

có sự chồng chéo và không rõ ràng trong chức năng, nhiệm vụ quản lý, giámsát thị trường sẽ dẫn tới sự thất bại thị trường phái sinh nói chung và pháisinh trái phiếu nói riêng Như vậy, việc phân định rạch ròi chức năng sẽ đemlại các lợi ích: Tránh xung đột giữa các bên tham gia thị trường; Tạo điềukiện tập trung trách nhiệm quản lý những rủi ro đặc thù của hàng hóa gốc;Tạo cơ chế hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả trước thay đổi của thị trườngphái sinh

1.4.5 Hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hiện đại, tương thích.

Thứ nhất, có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệtin học.Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng thị trường phái sinh cần ápdụng công nghệ tin học hiện đại ngay từ đầu nhằm xử lý được quy trình thanhtoán và kết nối thông tin Trong vấn đề này, năng lực của đơn vị thanh toán bùtrừ trung tâm đóng vai trò mũi nhọn

Thứ hai, việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp cho giao dịchcông cụ phái sinh sẽ ảnh hưởng tới phương thức giao dịch của các thành viênthị trường Lựa chọn thanh toán bằng tiền thường được áp dụng đối với cácsản phẩm phái sinh tài chính Liên quan đến vấn đề này, việc áp dụng cácchuẩn mực kế toán, kiểm toán cho sản phẩm phái sinh cần phải thống nhất vàphù hợp

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này đặc biệt là phần thực trạng và giảipháp phát triển thị trường CKPS ở Việt Nam, chúng tôi đã thực hiện điều trathực tế với một số nội dung như sau:

+Nội dung của cuộc điều tra: tìm ra thực trạng cũng như những tồn tại,hạn chế cảu thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời tìm ra các định hướng,giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian tới

+Đối tượng: các chuyên gia và các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.+Số lượng phiếu điều tra đã phát ra và thu về:

 Phát ra 100 phiếu điều tra các chuyên gia, thu về 82 phiếu

 Phát ra 200 phiếu điều tra các nhà đầu tư, thu về 146 phiếu

+Kết quả: Được trình bày trong các nội dung phía dưới

1 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

1.1 Sự hình thành và triển vọng của thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường tài chính

Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động muabán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua các phương thức giao dịch

và công cụ tài chính nhất định Nó là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu vềvốn, diễn ra dưới hình thức vay, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ cógiá nhằm dịch chuyển vốn từ nơi cung đến nơi cầu về vốn, nhằm đảm bảo chocác hoạt động kinh tế

Trang 33

Cũng giống như các loại thị trường khác, thể chế thị trường phải đượcduy trì trong nền kinh tế tài chính Tức là, các chủ thể thừa vốn và thiếu vốntrên thị trường tạo ra cung và cầu về sản phẩm tài chính.

Trong nền kinh tế bao cấp, các chủ thể cần vốn luôn bị động trong việctìm nguồn vốn, chấp nhận mức lợi tức không cao Nhưng trong nền kinh tế thịtrường tự do cạnh tranh như hiện nay các chủ thể luôn chủ động trong việctìm kiếm các nguồn vốn để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng quy mô sảnxuất, đầu tư dự án mới hay đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ, củadoanh nghiệp Vì vậy, huy động nguồn tài chính là một nhu cầu thường xuyêncủa mỗi doanh nghiệp

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng thường xuyên cần huy động nguồntài chính để cho vay, các nhà đầu tư cần vốn cho dự án mới, các hộ gia đình,

cá nhân cần nguồn tài chính để trang trả nhu cầu chi đột xuất

Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng cần những chủ thể thừa vốn, cónhững khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế: Doanh nghiệp có những khoảnvốn đang thừa từ các khoản thu nhập chưa có nhu cầu sử dụng, những khoảnnày đều có thể cho vay Các hộ gia đình, cá nhân có tiền tiết kiệm, để dànhchưa dùng đến Mặc dù số tiền tiết kiệm của mối hộ gia đình là con số nhỏnhưng khi tập hợp lại dựa trên quy luật số lớn, chúng ta có thể có được mộtkhoản rất lớn để giúp cho các chủ thế thiếu vốn huy động được số tiền cần thiếtphục vụ cho các mục đích của mình Số tiền huy động từ thành phần nàythường chiếm tỉ trọng rất cao trong xã hội (khoảng 70%) Quỹ tiền tệ của các tổchức xã hôi, quỹ bảo hiểm mà chưa sử dụng cũng là nguồn cung ứng vốn

Các chủ thể thừa vốn không muốn để phí nguồn tài chính nhàn rỗi củamình, họ tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động thông qua hoạt động đầu tư,còn các thể thiếu vốn dùng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

và các nhu cầu đầu tư khác sao cho có hiệu quả và tiết kiệm Vấn đề là làmsao để cho đầu tư gặp được tiết kiệm; phải có nơi để tạo ra sự gặp gỡ này Sựgặp gỡ này chính là quá trình giao lưu vốn hay nói cách khác là cần tạo ra một

Trang 34

nơi để cho những nguốn vốn nhàn rỗi không có chỗ đầu tư giao lưu với nhữngnhà đầu tư đang cần vốn.

Ban đầu, việc vay và cho vay dựa trên sự quen biết, tín nhiệm lẫn nhaunên phạm vi còn hạn chế Sau này, khi các chủ thể gặp nhau thông qua vai tròcủa các trung gian tài chính thì việc lưu chuyển được dễ dàng và tin cậy hơn.Một nên kinh tế muốn tăng trưởng thì phải có hoạt động đầu tư, phải huyđộng vồn từ nguồn tiết kiệm; đầu tư có hiệu quả sinh ra lợi nhuận lại làm tăngthêm nguồn tiết kiệm Bắt nguồn từ mối quan hệ nhân quả giữa tiết kiệm vàđầu tư, yêu cầu phải có một hình thức huy động vốn nhanh chóng, linh hoạt,hiệu quả, góp phần giải quyết cân đối giữa cung và cầu về nguồn tài chínhtrong xã hôi

Như vậy, thị trường tài chính ra đời là để giải quyết mâu thuẫn giữacung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ tài chính đặc biệt

đã ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhucầu mua bán, trao đổi chứng khoán các loại

Trang 35

Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và sơ khai,xuất phát từ nhu cầu đơn lẻ Vào giữa thế kỷ XV, tại những thành phố trungtâm ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để traođổi, mua bán các vật tư hàng hóa,… lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, sau đótăng dần và hình thành một khu chợ riêng Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơncho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quyước và dần dần các quy ước này được sửa đổi và hoàn chỉnh thành những quytắc có giá trị bắt buộc chung cho mọ thành viên tham gia thị trường.

Thị trường chứng khoán ở Việt Nam được thành lập từ năm 2000,nhưng chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004 và thực sự phát triển chỉtrong một vài năm trở lại đây Đến năm 2013, thị trường chứng khoán ViệtNam đã đạt được một số thành tựu nhất định:

Trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế

vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tácdụng Lạm phát được kiềm chế; Chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% sovới cùng kỳ năm ngoái; Cán cân thanh toán được cải thiện; Mặt bằng lãi suất

có chiều hướng giảm dần; Thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữngoại tệ tăng; Vốn FDI tăng 54,2% so với cùng kỳ năm ngoái

Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứngkhoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giaodịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng.Đồng thời, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắpxếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy địnhmới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốnđầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài

Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quảkhả quan Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuốinăm 2012 TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ

Trang 36

phục hồi mạnh nhất trên thế giới Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng(tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP.

Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31% Tổng giá trị huyđộng vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong

đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếuchính phủ (TPCP) đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24% Tổng dòng vốn nướcngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ nămngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012

Về tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên TTCK: Tiêu chuẩn phát hành,

niêm yết được nâng cao theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012.Trên cơ sở đó, các văn bản pháp lý đã được ban hành để nâng cao tính côngkhai, minh bạch của thị trường; tăng cường quản trị công ty và từng bước tiếpcận các chuẩn mực quốc tế Nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc cáccông ty niêm yết qua quá trình hợp nhất, sáp nhập DN, Bộ Tài chính cũng đãban hành Thông tư hướng dẫn về việc niêm yết của công ty cổ phần hìnhthành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN

Về tái cấu trúc thị trường trái phiếu: Bộ Tài chính đã ban hành Lộ

trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, trong đó đề xuất chi tiếtcác giải pháp và kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường tráiphiếu bao gồm việc tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa TPCP có kỳ hạn từ 10năm trở lên; củng cố hệ thống nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và hệ thống giaodịch trái phiếu chính phủ và xây dựng và phát triển hệ thống các nhà tạo lậpthị trường

Trên cơ sở Thông tư 234/2012/TT-BTC hướng dẫn quản lý giao dịchtrái phiếu chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã banhành Quyết định 160/QĐ-UBCK quy định chào mua, chào bán trên thị trườngTPCP Từ ngày 18/3/2013, hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và hệ thốngĐường cong lợi suất TPCP chính thức vận hành

Trang 37

Về cơ bản hệ thống hoạt động ổn định, không ghi nhận lỗi phát sinh,thành viên đã tham gia chào mua, chào bán trên cả hai hệ thống (Giao dịch vàĐường cong lợi suất) Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thị trường nợ vàtạo tiêu chuẩn cho cả thị trường cổ phiếu Việc hoán đổi tiếp tục được triểnkhai nhằm nâng cao tính thanh khoản; đã hoán đổi 4 đợt với khối lượng 33,4triệu trái phiếu.

Về tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư: Khung pháp lý cho việc ra đời các

loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản, ETF, công ty đầu tưchứng khoán đã được ban hành Hiện nay đã có 9 quỹ mở được UBCKNNcấp phép chào bán, thành lập Đây là tín hiệu thu hút vốn trong và ngoài nướcnhằm tăng sức cầu của thị trường UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán,Trung tâm lưu ký chứng khoán đang triển khai xây dựng hệ thống giao dịchcác sản phẩm mới như quỹ ETF, quỹ mở để đưa vào vận hành trong thời giantới Bộ Tài chính hiện cũng đang triển khai quỹ hưu trí tự nguyện nhằm tạođiều kiện bổ sung hệ thống an sinh, đồng thời tạo ra nhà đầu tư có tổ chức vớivốn dài hạn cho TTCK

Về tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Để tạo cơ sở pháp

lý cho quá trình tái cấu trúc, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính sửa đổi Thông

tư an toàn tài chính; Thông tư sửa đổi về tổ chức và hoạt động của tổ chứckinh doanh chứng khoán

Quá trình tái cấu trúc được triển khai quyết liệt, trên cơ sở thượng tônpháp luật và các giải pháp thị trường Căn cứ chỉ tiêu an toàn tài chính,UBCKNN đã phân loại các công ty chứng khoán (CTCK) thành 4 nhóm:Nhóm 1: nhóm hoạt động lành mạnh; Nhóm 2: nhóm hoạt động bình thường;Nhóm 3: nhóm bị kiểm soát; Nhóm 4: nhóm bị kiểm soát đặc biệt, từ đó đã cócác giải pháp xử lý tương ứng Cụ thể như sau:

+ Đối với các CTCK có hoạt động lành mạnh: Duy trì, ổn định và từngbước nâng cao năng lực tài chính; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh; nâng caonăng lực kiểm soát và quản trị rủi ro Nâng cao năng lực quản trị và điều hành

Trang 38

công ty qua việc cơ cấu lại hệ thống quản trị, tổ chức lại bộ máy, nhân sự Tạođiều kiện và hướng dẫn để các công ty tái cấu trúc thông qua hợp nhất, sápnhập trên cơ sở phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua và theo quyđịnh của pháp luật.

+ Đối với các CTCK hoạt động bình thường: Ngoài áp dụng các giảipháp như đối với các CTCK hoạt động lành mạnh còn thực hiện giám sát chặtchẽ hoạt động của các công ty thuộc nhóm này, tăng tần suất báo cáo về tỷ lệ

an toàn tài chính lên 2 lần/tháng

+ Đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soátđặc biệt: yêu cầu bổ sung vốn, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.Đến nay, UBCKNN đã ra Quyết định chấp thuận: Rút nghiệp vụ môi giớichứng khoán của 6 CTCK; nghiệp vụ tự doanh của 2 CTCK; nghiệp vụ Bảolãnh phát hành của 4 CTCK; nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của 01công ty; thực hiện hợp nhất đối với 2 công ty; tiến hành thủ tục giải thể đốivới 3 công ty; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứngkhoán của 2 CTCK Như vậy, trên thực tế đến nay có 13/105 CTCK không cóhoạt động môi giới chứng khoán

Bên cạnh việc giảm dần số lượng các CTCK, UBCKNN hướng đếnviệc nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của các CTCK UBCKNN đãban hành Quy chế vận hành hệ thống quản trị rủi ro; Quy chế xếp loại và cảnhbáo sớm theo tiêu chuẩn CAMEL, đồng thời, đang gấp rút hoàn thiện chế độ

kế toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường giám sát chế độ báo cáo, kiểm toánđối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán

Về tái cấu trúc Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứngkhoán: UBCKNN đang xây dựng Đề án hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoánnhằm thống nhất theo chuẩn mực chung Đề án thành lập Sở Giao dịch chứngkhoán Việt Nam đang được tổng hợp ý kiến và dự kiến trình Thủ tướng Chínhphủ trong thời gian tới

Trang 39

Ngoài ra, UBCKNN hiện đang nghiên cứu xây dựng Trung tâm thanhtoán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm; Hệ thống vay và cho vay chứngkhoán phục vụ cho việc thanh toán, bù trừ các sản phẩm phái sinh; phối hợpNgân hàng Nhà nước xây dựng và triển khai đề án chuyển chức năng thanhtoán tiền TPCP từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước.

1.1.2 Quá trình hình thành và sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

1.1.2.1 Giao dịch kỳ hạn

Giao dịch kỳ hạn xuất phát từ các hợp đồng kỳ hạn, đã xuất hiện từ rấtlâu trên thị trường Việt Nam Xuất phát từ hoạt động giao dịch các loại nôngsản trên thị trường nhằm giảm thiểu rủi ro của người nông dân trong quá trìnhtrồng trọt, buôn bán các loại nông sản Điển hình là các sàn giao dịch cà phê,nơi giao dịch sản phẩm cà phê giao sau (tập quán của người kinh doanh càphê thường gọi là giao dịch cà phê kỳ hạn) Hàng hóa giao dịch thông qua Sởgiao dịch thường được quy chuẩn theo các tiêu chuẩn định sẵn Vì vậy, sẽkhuyến khích người sản xuất chú ý đến các tiêu chuẩn chất lượng trong quátrình trồng trọt và chăm sóc cà phê và nông sản Từ đó, từng bước nâng caochất lượng cà phê Việt Nam và các sản phẩm nông sản trên mọi kênh giaodịch hoặc phân phối

Ngoài ra còn có giao dịch kỳ hạn của các loại tệ, vàng trên thị trường

đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phát triển

1.1.2.2 Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng

Thời gian qua ở Việt Nam, quyền chọn ngoại tệ dường như là công cụphái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưuđiểm vốn có của nó trong bối cảnh tỷ giá luôn ở trạng thái tăng giảm liên tục.Trong khi đó, quyền chọn cổ phiếu chỉ mới được thí điểm bước đầu

Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụbảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợpđồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số

Trang 40

thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào.

Từ 2004 đến 2007, mặc dù không còn giới hạn về số lượngNHTM tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tếcho thấy các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vàochi nhánh các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay CITIBANK và một số ítNHTM Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các hàng không cógiao dịch

Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đóVNĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới Vị thế của VNĐ

và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thíđiểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện Sau 4 nămhoạt động, công cụ phòng ngừa rủi ro đã có những bướcphát triển nhưng vẫnchưa thu được kết quả như mong muốn, và hầu hết các doanh nghiệp vẫnchưa thiết tha với các nghiệp vụ này Dù gặp phải một số khó khăn trong việc

áp dụng, song các công cụ này đang là nhu cầu cấp thiết cho các doanhnghiệp và là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh tronggiai đoạn hiện nay

1.1.2.3 Giao dịch hoán đổi

Giao dịch hoán đổi ở Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi lắm, nómới chỉ là những hoạt động manh nha, nhen nhóm Hoạt động phổ biến nhất

là hoán đổi ngoại hối

Trên thị trường ngoại hối quốc tế , các nghiệp vụ kinh doanh đã đạt đếnmột trình độ cao.Trong đó giao dịch hoán đổi  được sử dụng như một công

cụ chuyên nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá cũng như kinh doanhngoại hối kiếm lời

Tại Việt Nam, do thị trường ngoại hối chưa hoàn thiện và còn kém pháttriển cho nên các sản phẩm tài chính trên thị trường rất hạn chế và chật hẹp

Ngày đăng: 22/05/2019, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w