1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn học

56 6,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 278,5 KB

Nội dung

Giọng điệu là yếu tố quan trọng thuộc tổ chức nghệ thuật của tácphẩm, một trong những nhân tố quan trọng tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm vàgóp phần hình thành phong cách nhà văn.. Về tiểu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện được khóa luận này, tác giả khóa luận đã nhận được sựgiúp đỡ thường xuyên, tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn -Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Lýluận văn học và ThS Phùng Gia Thế - người hướng dẫn trực tiếp

Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhấttới các thầy cô!

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm

2010

Tác giả khóa luận

Giang Thị Bến

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Giọng điệu trần thuật trongtiểu thuyết Nguyễn Việt Hà” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của khóa luận 8

7 Bố cục của khóa luận 9

NỘI DUNG 10

Chương 1: Khái quát về giọng điệu và giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 10

1.1 Khái quát về giọng điệu trong nghiên cứu lý luận văn học 10

1.1.1 Từ ngữ, thuật ngữ 10

1.1.2 Khái niệm giọng điệu 11

1.1.3 Cơ sở của giọng điệu 13

1.1.4 Vai trò của giọng điệu 13

1.1.5 Giọng điệu và ngữ điệu 18

1.1.6 Giọng điệu và nhịp điệu 19

1.1.7 Giọng điệu và nhạc điệu 20

1.2 Khái quát về giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 20

Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 26

2.1 Các giọng chủ âm 27

2.1.1 Giọng giễu nhại 27

Trang 4

2.1.2 Giọng xót xa, cay đắng 322.1.3 Giọng triết lý, suy tư 342.2 Những sắc điệu 38

Chương 3: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản hình thành cá tính sáng tạo Nguyễn Việt Hà 41

3.1 Đôi điều về cá tính sáng tạo và vai trò của giọng điệu với việc hình thành

cá tính sáng tạo nhà văn 413.2 Vai trò của giọng điệu trong việc biểu hiện cái nhìn nghệ thuật của nhà

văn 45

3.3 Vai trò của giọng điệu trong việc thống nhất các yếu tố cấu trúc tác phẩm

và làm chúng phát lộ ý nghĩa 48

KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Giọng điệu là yếu tố quan trọng thuộc tổ chức nghệ thuật của tácphẩm, một trong những nhân tố quan trọng tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm vàgóp phần hình thành phong cách nhà văn Bạn đọc nhớ về nhà văn trước hết

là nhớ đến những nét riêng có, độc đáo trong giọng điệu của nhà văn Nghiêncứu văn chương nói chung, tiểu thuyết nói riêng cần đặt giọng điệu lên vị trícần quan tâm hàng đầu

1.2 Tiểu thuyết là một thể loại đặc biệt, trung tâm của đời sống văn họchiện đại Đối sánh với các thể loại khác, tiểu thuyết có nhiều ưu thế trong việcphản ánh sự phong phú, sinh động của đời sống khách quan Có nhiều hướngkhác nhau để tiếp cận thể loại này Khai thác từ phương diện giọng điệu cũng

là một hướng đi hợp lý để nhận diện tiểu thuyết, nhận biết cách cảm, cáchnghĩ, quan điểm của nhà văn về cuộc sống, từ đó thấy được những đóng gópcủa tác giả về phương diện này với nền văn học dân tộc

1.3 Nguyễn Việt Hà là nhà văn đương đại nổi tiếng Dù còn một sốđiểm chưa thống nhất, song cơ bản các ý kiến về Nguyễn Việt Hà đều thừanhận những cách tân mới mẻ trong sáng tác của ông, đặc biệt ở lĩnh vực tiểuthuyết Có thể nói, chính từ tiểu thuyết mà những nét chính trong cá tính sángtạo của nhà văn dần được xác lập, và trong sự thiết tạo cá tính nhà văn, giọngđiệu là nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu

1.4 Việc chọn và thực hiện đề tài này, theo tác giả khóa luận, cònmang những ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng khác Trước hết, đó là sựcập nhật thông tin trong nhà trường ĐHSP về một hiện tượng văn xuôi đang

Trang 6

được đông đảo bạn đọc quan tâm, và qua đó góp phần khắc phục một phần sựchia cắt giữa văn học nhà trường với đời sống văn học đương đại phức tạp,luôn đặt ra nhiều thách thức mới cho người nghiên cứu.

Thứ hai, việc thực hiện đề tài trên cũng là dịp để người viết học tập, rènluyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu (cả về thao tác và tư duy) trong phân tíchtác phẩm văn học, từ đó, góp phần phục vụ đắc lực cho công việc giảng dạyvăn học sau này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, qua khảo sát chúng tôi nhận thấycho đến nay có một số bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín quan tâm tớisáng tác của ông ở một số khía cạnh khác nhau Tiêu biểu trong số đó là cácbài viết của Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Cầm Thi, Trần Văn Toàn, Nguyễn ChíHoan,

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Đọc Cơ hội của Chúa

của Nguyễn Việt Hà” đã cắt nghĩa tác phẩm trên ba tiêu điểm: “Những khái quát xanh rờn”, “Những mẫu người lập thân lập nghiệp lý thú”, “Chủ đề văn hóa tôn giáo trong Cơ hội của Chúa” Trên cơ sở đó, ông đã khẳng định cái

mới của tiểu thuyết chủ yếu trên bình diện nghệ thuật [360 – books.com, Cơ

hội của Chúa, tháng 5/2010].

Trong bài “Cơ hội của Chúa: từ nhật kí đến hậu trường văn học”, nhà

nghiên cứu Đoàn Cầm Thi đã ghi nhận những cách tân về hình thức của

Nguyễn Việt Hà, đặc biệt ở phương diện trần thuật [360 – books.com, Cơ hội

của Chúa, tháng 5/2010].

Trần Văn Toàn, từ góc nhìn tự sự học, trong bài “Tự sự trong Cơ hội

của chúa, cách tân và giới hạn” đã phân tích những điểm mới và những chỗ

chưa đạt trong “Cơ hội của chúa”: “Cồn cào và đầy ắp những cách tân, song

những điều mà Nguyễn Việt Hà làm được chưa nhiều Phần lớn chúng còn là

Trang 7

những đề án cho tương lai” [360 – books.com, Cơ hội của Chúa, tháng

5/2010]

Về tiểu thuyết “Khải huyền muộn”, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí

Hoan đã phân tích rõ nét những điểm độc đáo về nội dung và nghệ thuật của

tác phẩm và coi đây là cuốn tiểu thuyết “đầu tiên trong văn chương nước nhà

xuất hiện một cuốn tiểu thuyết về chính nó, đúng hơn là trình bày nó như một văn bản nhiều tầng lớp đang trở thành cái mà nó tự ý thức là một cuốn tiểu thuyết” [360 – books.com, tháng 5/2010].

Bình luận về “Khải huyền muộn”, các nhà văn Trung Trung Đỉnh, Lê

Thiết Cương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Chí Hoan cơ bản đều ghi nhận nhữngđóng góp, những cách tân mới mẻ ở bình diện hình thức của tác phẩm này [360 – books.com, tháng 5/2010]

Ngoài ra, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà còn là đối tượng phân tích trongmột số bài tổng quan về tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986

Có thể thấy, dù chưa có công trình nghiên cứu quy mô, khảo sát kỹlưỡng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, song do tính chất mới mẻ về nghệ thuật và

ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong đó mà các sáng tác của Nguyễn Việt Hà đãđược khá nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm Trong các bài viết trênđây, phương diện giọng điệu, phương diện mà chúng tôi cho là yếu tính làmnên diện mạo tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà lại chưa được quan tâm thỏa đáng

và đặt ở vị trí xứng đáng

Tóm lại, phân tích các bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúngtôi nhận xét, dù đã có những lí giải thuyết phục về cái mới trong tiểu thuyếtNguyễn Việt Hà, song chưa có bài viết nào nghiên cứu riêng về giọng điệutrần thuật, và theo đó, cũng chưa ai chỉ rõ được đặc điểm và những nét đặcsắc trong giọng điệu tiểu thuyết của ông

Trang 8

3 Mục tiêu, nhiệm vụ của khóa luận

3.1 Mục tiêu của khóa luận: Chỉ ra những đặc điểm cơ bản và sự độcđáo trong giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

3.2 Nhiệm vụ của khóa luận:

Học tập được những lý luận cơ bản về giọng điệu và về cá tính sáng tạocủa nhà văn

Phân tích những nét mới ở phương diện giọng điệu, cung cấp cho độcgiả cái nhìn sâu hơn về giá trị tác phẩm, thấy được một phần cá tính sáng tạoNguyễn Việt Hà

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà,chúng tôi khai thác các sáng tác văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà, tậptrung vào hai tiểu thuyết, cũng là hai dấu ấn quan trọng nhất của cây bút nàytính đến thời điểm hiện nay

Hai tiểu thuyết được khảo sát gồm:

“Cơ hội của Chúa”, Nxb Văn học, 2001.

“Khải huyền muộn”, Nxb Văn học, 2005.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống

5.2 Phương pháp so sánh hệ thống

5.3 Phương pháp thống kê – so sánh

5.4 Phương pháp lịch sử - chức năng

6 Đóng góp của khóa luận

Đề tài nghiên cứu đi sâu khám phá tiểu thuyết từ phương diện giọngđiệu nhằm hệ thống hóa kiến thức về giọng điệu văn chương với tư cách mộtthuật ngữ khoa học; nêu bật đặc điểm giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyếtNguyễn Việt Hà từ các giọng điệu chủ âm đến các sắc điệu; chỉ ra vai trò

Trang 9

quan trọng của giọng điệu đối với việc hình thành cá tính sáng tạo củaNguyễn Việt Hà.

7 Bố cục của khóa luận

Khóa luận bao gồm các phần: thủ tục, mở đầu, nội dung và kết luận.Phần nội dung của khóa luận được cấu tạo thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát về giọng điệu và giọng điệu tiểu thuyết trong Văn

học Việt Nam từ sau 1986

Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà Chương 3: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản hình thành cá tính sáng

tạo Nguyễn Việt Hà

Trang 10

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ GIỌNG ĐIỆU VÀ GIỌNG ĐIỆU

TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1986 1.1 Khái niệm giọng điệu trong nghiên cứu lý luận văn học

1.1.1 Từ ngữ, thuật ngữ

Giọng điệu là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, mộttrong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng cho mỗi loại hình lờivăn nghệ thuật, yếu tố cơ bản cấu thành và khu biệt đặc trưng phong cách củamỗi một nhà văn, mỗi một khuynh hướng sáng tác

Bàn về giọng điệu, có nhiều ý kiến phong phú:

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Ngôn ngữ khi bàn về “giọng” và

“giọng điệu” đã xác định:

Giọng:

1 Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát Giọng ồm ồm

Hạ thấp giọng Có giọng nói dễ nghe Luyện giọng

2 Cách phát âm riêng của một địa phương Bắt chước giọng

miền Trung Nói giọng Huế.

3 Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất

định Nói bằng giọng dịu dàng, âu yếm Lên giọng kẻ cả Giọng

văn đanh thép Ăn nói lắm giọng (cứ thay đổi ý kiến luôn).

4 Gam đã xác định âm chủ Giọng pha

Giọng điệu:

1 Giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định: Giọng điệu

láo xược.

Trang 11

2 Như: Ngữ điệu [21, 403]

Bách khoa thư Mĩ định nghĩa: Voice (giọng) “là âm thanh do sinh vật phát ra” Tone (giọng điệu) “là âm thanh được xét theo sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng của nó” (theo 15).

Lê Huy Bắc trong bài viết “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện

đại” phân biệt giọng và giọng điệu ở những điểm cơ bản “bằng cách giới

thuyết nội hàm của hai khái niệm”: Giọng là âm thanh được xét ở góc độ vật

lý như cường độ, trường độ, cách phối âm, âm lượng Giọng điệu là âmthanh được xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện thái độ: buồn, vui, giận, hờ hững

Nhà nghiên cứu M Bakhtin khi nói về giọng điệu lại sử dụng khái niệm

golos (với ý nghĩa giọng - phát ngôn âm thanh mang tính cảm xúc, thái độ,

lập trường của chủ thể) (dẫn theo 5)

Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy “giọng” và “giọng điệu” có điểmgặp gỡ là đều mang đặc tính âm thanh Tuy nhiên, “giọng điệu” có phần khácbiệt với giọng ở chỗ: nó là nơi hàm chứa, biểu thị những thái độ, cảm xúc,quan niệm nhất định của người nói, người viết “Giọng điệu” được nhìn sâuhơn từ góc độ tâm lí trong khi “giọng” chủ yếu được xét ở góc độ vật lý của

âm thanh

1.1.2 Khái niệm giọng điệu

Về khái niệm giọng điệu, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa, thông quaviệc phân tích những biểu hiện khác nhau của giọng điệu trong những lời đối

thoại hàng ngày, khái quát: “giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và

hiện thực khác quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể”[12, 154] Từ đó, ông xác định giọng điệu bao gồm: “giọng chủ đạo” và “giọng bổ sung” Giọng chủ đạo của một người gần như là một

“hằng thể” biểu hiện tính cá thể, môi trường sống quen thuộc (nghề nghiệp,

Trang 12

địa lý, phong tục, ) của người đó, thêm vào các yếu tố năng lực, thói quen vàtrình độ làm nên trình độ ngôn ngữ Giọng bổ sung là tăng sự đa dạng, phongphú của ngôn ngữ

Như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa chủ yếu nhấn mạnh giọngđiệu ở phương diện đối thoại, tuy vậy ý kiến của ông cũng khơi gợi đượcnhững điều cơ bản về giọng điệu văn chương

Từ điển thuật ngữ văn học viết: “giọng điệu (Tone) là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm ” [6, 134].

Có thể nói đây là cách khái quát về giọng điệu vừa logic vừa hợp lý,nêu bật được những nét bản chất của yếu tố này trong tác phẩm văn học

Trong Giáo trình Dẫn luận Thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng “giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác

phẩm Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy Giọng điệu giúp ta tìm ra tác giả, giọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung, tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống.” [19, 132]

Từ điển thuật ngữ văn học, Giáo trình Thi pháp học đã xem giọng điệu

như một yếu tố quan trọng của thi pháp Không thể hiểu được cái nhìn của tácgiả và sự hấp dẫn của tác phẩm nếu không phân tích giọng điệu

Tổng hợp vấn đề ta thấy, cách khái quát giọng điệu của các nhà nghiêncứu như trên đã coi giọng điệu văn chương là một trong nhũng phương diện

cơ bản cấu thành hình thức văn học, tức nhìn giọng điệu bằng quan điểm hệthống theo tinh thần thi pháp học

Trang 13

1.1.3 Cơ sở của giọng điệu

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, do đó nókhông tồn tại ngẫu nhiên mà được hình thành trên những cơ sở nhất định Cơ

sở chủ quan của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn (thể hiện ở lòngsay mê lí tưởng, yêu cái đẹp, niềm vui, nỗi đau hay lòng căm giận; chẳng hạnnhư nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãn với thực tại thì anh

ta sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo; lúc đó anh ta sẽ sử dụng các biện pháp mỉamai, châm biếm ) và vị thế nhà văn (biểu hiện ở việc nhà văn tự coi mìnhhoặc thể hiện mình trong vai một ai đó ví như quan tòa, thần dân, ngườitruyền đạo, người tố cáo, thư kí, và lúc ấy tác phẩm sẽ có giọng điệu phùhợp với vị thế tương ứng) Cơ sở khách quan của giọng điệu xuất phát từchính những đặc tính thẩm mĩ cụ thể của đối tượng được miêu tả (ví dụ:chuyện đau thương đòi hỏi giọng ngậm ngùi, buồn đau, chua sót; chuyện hàihước thì phải có giọng đùa cợt, giễu nhại ) Trong đó, yếu tố quan trọng nhất

để tạo giọng điệu là yếu tố chủ quan, xuất phát từ điệu hồn, cách cảm nhận vàđánh giá thế giới của nghệ sĩ Không thể có giọng điệu nếu tác giả không cónhững rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa, những trăn trở suy tưtrước thân phận con người, không sẻ chia với họ niềm vui và tình yêu cuộcsống Nghệ sĩ lớn là nghệ sĩ biết đau trước nỗi đau của nhân loại, biết nói lênnhững điều mà mọi người muốn nói Khi đó, những xúc cảm chân thành,những rung động lớn lao trong trái tim người nghệ sĩ mới tạo được tiếng nói,giọng điệu có sức truyền cảm lớn

1.1.4 Vai trò của giọng điệu

Giọng điệu nghệ thuật là một trong những vấn đề phức tạp nhất của thipháp học hiện đại Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giọng điệu trong tác phẩm vănchương lại cung cấp những tri thức về một phương diện cơ bản cấu thành

Trang 14

hình thức nghệ thuật của văn học, một thước đo không thể thiếu để xác địnhtài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ.

Nhìn một cách khái quát, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độtình cảm và thị hiếu của tác giả Từ đây, giọng điệu có vai trò rất quan trọngtrong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc

Lê Huy Bắc trong “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại” khẳng định:

“ giọng điệu là một bộ phận của style (phong cách), chúng thoát thai từ các

cơ sở rồi góp phần tạo nên style cho mỗi tác phẩm, tác giả” [15, 411].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thông qua các bài viết về XuânDiệu, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi cũng đưa ra những ý kiến sắc sảo, nhữngkhám phá về giọng Mặc dù chưa tập trung khơi sâu về vấn đề này ở cấp độ lýthuyết nhưng ông cũng khẳng định giọng điệu là một yếu tố quan trọng tạonên phong cách nghệ sĩ

Cũng với ý nghĩa trên, M.B Khrapchenko trong “Cá tính sáng tạo của

nhà văn và sự phát triển của văn học” đã khẳng định:

“[ ] phong cách là một hệ thống phức tạp Trong hệ thống đó, trước

hết cần phải chú ý tới sự tổng hợp của những phương tiện giọng điệu Đề tài,

tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [13, 167]

M.B Khrapchenko trong khi khẳng định vai trò quan trọng của giọngđiệu với việc thể hiện phong cách nhà văn còn nhấn mạnh mối quan hệ chặt

chẽ giữa giọng điệu với các yếu tố cấu thành tác phẩm văn học: “Việc móc

nối tư liệu, việc gắn những bộ phận riêng lẻ của nó (tác phẩm văn học) chỉ có

Trang 15

thể thực hiện được khi giọng điệu cần thiết có được sự biểu hiện rõ ràng”

[13, 168]

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong bài viết “Giọng điệu văn

chương” (Văn học và Học văn) cũng nói lên mối quan hệ sâu sắc ấy cụ thể

trên phương diện giọng điệu và cảm hứng: “Cảm hứng nào, giọng điệu ấy

nhưng cũng có thể ngược lại, gọng điêu định hướng, hình thành cảm hứng”.

Một tác phẩm sẽ chưa thể được ra đời, sẽ chưa thể được hoài thai nếu thiếu đimột giọng điệu nhất định ngay cả khi có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thốngnhân vật Xin mượn lời của một cây bút viết văn xuôi nổi tiếng Xô - viết

Yujri Kazakôz: “Đôi khi thiên truyện không đạt ngay từ đầu ông nhận xét

-tôi viết được hai ba dòng và cảm thấy rằng không phải cái giọng điệu mà -tôi cần đến Trong trường hợp ấy tôi không viết nốt nữa mà quẳng đi vì cho rằng truyện ngắn ấy không đạt và quẳng đi và thế là xong Cũng có trường hợp ngược lại Mới bắt đầu viết được hai ba dòng và cảm thấy rằng xuôi rồi Có một uy lực nào đó xâm chiếm lấy ta và ta hòa nhập vào sự hài hòa với cái âm hưởng, cái giọng điệu duy nhất đối với tác phẩm này” [13, 169]

Như vậy, là một hiện tượng nghệ thuật, giọng điệu phải phù hợp, phảithống nhất với toàn bộ chỉnh thể tác phẩm với tư cách là một yếu tố của mộtsinh thể toàn vẹn Giọng điệu, do đó, phải thể hiện tính nhất quán với hệthống mà nó tồn tại và thể hiện lập trường, thái độ của chủ thể trong tác phẩmnghệ thuật Cũng từ đây, giọng điệu có vai trò quan trọng đối với mỗi sinh thể

nghệ thuật bởi nó “vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho

chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng điệu

ấy, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn” (Lê Ngọc

Trà) (theo 5)

Trang 16

Nhìn một cách tổng quát, giọng điệu có mối liên hệ chặt chẽ với cácyếu tố cấu thành tác phẩm; theo đó, giọng điệu cũng chịu sự chi phối củanhiều nhân tố (điểm nhìn, phong cách, cảm hứng chủ đạo ) trong đó cầnnhấn mạnh yếu tố điểm nhìn Nhiều khi đường biên giữa các phạm vi: điểmnhìn, giọng điệu và phong cách luôn có những điểm giao nhau để vừa tùy

thuộc, phù hợp nhau, vừa biểu hiện nhau nhằm đảm bảo sự “tồn tại như một

đơn vị nghệ thuật mang ý nghĩa trong tổng thể các đơn vị nghệ thuật khác nhau của tác phẩm” [15, 414]

Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là tác phẩm mà ở đó người trầnthuật, kể chuyện hoặc nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu, đặcbiệt phải xây dựng cho mình giọng điệu riêng mà theo như cách nói của I

Nemirovich - Đanchenko thì: “Một vở kịch hay bao giờ cũng có giọng điệu

riêng của tác giả Nếu cái giọng điệu ấy không có tức là tác giả ấy không có tài năng” [13, 174] Giọng điệu đó vừa gắn với giọng điệu “trời phú” của mỗi

tác giả, vừa phải mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng

thể hiện “do chỗ giọng điệu gắn liền với việc dùng hình tượng để miêu tả đối

tượng của sáng tác, cho nên nó có những đặc điểm của cách nhìn nhận riêng của cá nhân với đời sống” [13, 174] Xuất phát từ điểm này, những người

sành sỏi về văn chương có thể căn cứ vào giọng điệu của một đoạn văn, đoạnthơ hay một tác phẩm chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ để xác định tác giả củanhững tác phẩm ấy

Nhìn một cách tổng quát, giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường

đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ

không hề đơn điệu Nói như Khrapchenkô “Giọng điệu không những không

loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những sắc điệu khác nhau” Trong ý kiến này, Khrapchenkô khẳng định: trong một tác phẩm văn

học có sự xuất hiện của “giọng điệu chủ yếu” (hay còn gọi “giọng chủ đạo”

Trang 17

-giọng điệu cơ bản, xuyên suốt tac phẩm, thể hiện một cách sâu sắc lập trường

xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả với sự vật hiện tượng

được miêu tả) và các “sắc điệu bao quanh” với tư cách làm bè đệm (những

sắc điệu này diễn đạt sự phong phú của những phối cảnh cảm xúc trong việc lígiải hiện tượng, những khía cạnh giống nhau và khác nhau của đối tượng sángtác) Như thế, về thực chất, giọng điệu cũng là một hệ thống Hệ thống ấyđược kiến tạo trong sự kết hợp hài hòa giữa giọng điệu chung (giọng điệu chủđạo) và những sắc điệu khác nhau được thể hiện trong tác phẩm Về cơ bản,

giọng “giọng điệu tự nó cũng là một hệ thống, một tổ hợp” bao gồm nhiều

yếu tố Nó được thể hiện qua lời văn nghệ thuật nhưng tuyệt nhiên điều đókhông phải là phép cộng của những phương tiện ngôn ngữ Do đó, khi khaithác giọng điệu trong một tác phẩm văn học bất kì, ta phải xem xét theo hệthống ấy

Trong cấu trúc tác phẩm văn học giọng điệu tồn tại như một yêu cầu tấtyếu Giọng điệu mang những nét riêng thể hiện tính bản chất, không trùnglặp, không lẫn lộn với các yếu tố khác trong tác phẩm nghệ thuật:

Cần phân biệt giọng điệu nghệ thuật với giọng điệu tác giả vốn cóngoài đời: giọng điệu của tác giả ngoài đời là giọng điệu của con người cụthể, là giọng điệu ngôn ngữ trong đời sống với những nét đặc thù về tính cách,phong tục, nghề nghiệp, thói quen, trình độ , còn giọng điệu nghệ thuật luônmang nội dung tình cảm, thái độ, cách ứng xử của nhà văn trước những hiệntượng đời sống được miêu tả Việc đồng nhất giọng điệu nghệ thuật và giọngđiệu tác giả vốn có ngoài đời là một việc làm mang tính khiên cưỡng, thậmchí sai lệch về bản chất vấn đề

Cũng cần phân biệt giọng điệu với các khái niệm hữu quan như ngữđiệu, nhịp điệu, nhạc điệu để thấy được những nét nổi bật, riêng có của yếu tốgiọng điệu trong tác phẩm văn chương

Trang 18

1.1.5 Giọng điệu và ngữ điệu

“Không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu là phương diện biểu hiện

của lời nói thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh ” [6,135].

Như vậy, việc đồng nhất hai khái niệm này là không hợp lí bởi ngữ điệu làmột phạm trù của ngôn ngữ học trong khi giọng điệu lại là một phạm trù của

thi pháp học, ngữ điệu thuộc phạm vi câu còn giọng điệu lại “phụ thuộc vào

cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại” tức thuộc phạm vi tác phẩm và khuynh hướng sáng tác (Trần

Đình Sử)

Tuy nhiên, giữa ngữ điệu và giọng điệu lại có mối quan hệ với nhau, đó

là mối quan hệ “chi phối và phụ thuộc” (chữ dùng của Nguyễn Đăng Điệp).

Mối quan hệ này được thể hiện rõ nét ở việc ngữ điệu góp phần biểu lộ giọngđiệu, cũng có khi ngữ điệu bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói Chẳng hạn

như ở đoạn văn giàu kịch tính nhất trong tác phẩm “Chí Phèo” - đoạn Chí

Phèo thức tỉnh và thấm thía nỗi bi kịch của cuộc đời mình rồi tìm đến nhà Bá

Kiến để “đòi nợ” ta bắt gặp trong đoạn văn ba giọng: giọng người kể chuyện,

giọng Chí Phèo, giọng Bá Kiến Để biểu thị giọng điệu và thái độ khác nhaucủa hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến Nam Cao đã sử dụng nhiều loại ngữđiệu khác nhau: khi thì dồn dập, gấp gáp (lúc Chí Phèo làm căng), khi thìchùng xuống và mềm mại (lúc Bá Kiến dịu giọng) Qua đây, có thể thấy,ngữ điệu góp phần thể hiện thái độ của từng nhân vật (dè bỉu, ngạc nhiên, mỉamai ) và ngữ điệu cũng có chức năng biểu cảm (thể hiện sự mỉa mai, khinhnhờn, hài hước ) nhưng rõ ràng đó là những chức năng biểu đạt gắn vớichuẩn ngôn ngữ chứ không nằm ở phạm vi bao quát như giọng điệu

Trang 19

1.1.6 Giọng điệu và nhịp điệu

Nhịp điệu là sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh, nhẹ theo

những trật tự, cách thức nhất định “bài thơ có nhịp điệu thanh thoát”, “giàu

chất nhạc” [22, 540].

“Từ điển thuật ngữ văn học” khẳng định: “Nhịp điệu là một phương

tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hoặc quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng thẩm mĩ Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtíp, nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [6, 238].

Nhìn một cách tổng quát, nhịp điệu là sự lặp lại có tính chất chu kì,cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của các hiện tượng ngôn ngữ nhằmthể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới trong sự vận động của nó Nhịp

điệu có vai trò hết sức quan trọng đối với tác phẩm nghệ thuật: “Nhịp điệu là

sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ” (Maiacôpxki) Nhịp điệu

tồn tại ở mọi cấp độ của tác phẩm văn học Riêng trong văn xuôi, nhịp điệucủa tổ chức lời văn được hình thành trên cơ sở phân tách văn bản thànhchương, hồi, mục, câu văn ngắn dài khúc khuỷu được lặp lại cũng tạo nênnhịp điệu cảm nhận đời sống Như vậy, nhịp điệu có mối quan hệ chặt chẽ với

giọng điệu song không đồng nhất với giọng điệu mà “Nhịp điệu là một

phương diện bộc lộ giọng điệu” (Nguyễn Đăng Điệp), “Làm cho mỗi thành tố

can dự trực tiếp với hệ thống giọng điệu của chỉnh thể” (M Bakhtin) Vậy,thực chất mối quan hệ giữa giọng điệu và nhịp điệu chính là chỗ: nhịp điệuchịu sự chi phối của giọng điệu, giọng điệu được bộc lộ qua nhịp điệu và câuvăn

Trang 20

1.1.7 Giọng điệu và nhạc điệu

Nhạc điệu là nhịp cao, thấp, trầm, bổng của âm thanh trong bản nhạc,

bài thơ Ví dụ: “nhạc điệu của bài hát khí thế làm sao” “nhạc điệu hào hùng

của bài ca” [22, 519].

“Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa:

“Nhạc điệu là cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật hình thành bởi vật liệu âm thanh của ngôn từ thể hiện đặc sắc của văn học như một nghệ thuật thời gian Yếu tố hình thái vật chất tạo nên nhạc điệu là điệp âm, điệp vận với các hình thức đa dạng của chúng: bằng trắc, nhịp điệu, niêm, đối, vần, yếu tố tượng thanh, ngữ điệu” [6, 224].

Có thể thấy chức năng cơ bản của nhạc điệu là làm cho câu thơ, lời vănthêm réo rắt, trầm bổng, dễ đi vào lòng người đọc Dễ nhận thấy rằng, cũnggiống như ngữ điệu, nhịp điệu trong mối quan hệ với giọng điệu, nhạc điệucũng chịu sự chi phối của giọng điệu, góp phần thể hiện giọng điệu chứ khôngđồng nhất, không hòa trộn với giọng điệu

Tóm lại, các yếu tố ngữ điệu, nhịp điệu, nhạc điệu đều có mối quan hệchặt chẽ với giọng điệu, đều là một phương diện quan trọng góp phần thể hiệngiọng điệu song chúng không hề đồng nhất với giọng điệu Trong tác phẩmvăn học, khi khảo sát các yếu tố này, lẽ tất nhiên phải luôn nhìn nhận chúngtrong sự vận động, tương tác và tương hợp lẫn nhau, đặt chúng trong mốiquan hệ của sự toàn vẹn và thống nhất của một chỉnh thể nghệ thuật

1.2 Khái quát về giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986

Nền văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay đã cónhững chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu khắp các thể loại, trong đó có tiểuthuyết - một loại hình tự sự cỡ lớn Trong sự vận động chung của nền văn họcdân tộc, tiểu thuyết đã và đang nỗ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng

Trang 21

những yêu cầu của thời đại, của đời sống văn học và đông đảo độc giả đươngđại

Trước yêu cầu của sự đổi mới, nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thứccách tân trong cách nhìn, lối viết và đã cho ra đời những “đứa con tinh thần”thành công, có giá trị trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệthuật Điều đáng nói là không chỉ có những cây bút trong nước mà cả nhữngtác giả hải ngoại cũng góp phần làm cho diện mạo tiểu thuyết thêm phong phú

và đa dạng, đưa tiếng nói về con người và cuộc đời trong tiểu thuyết giàu sắcđiệu và đa nghĩa hơn

Đời sống văn học ngày càng dân chủ cho phép các nhà nghệ sĩ thỏa sứcbộc lộ sự sáng tạo, sự đổi mới tư duy tiểu thuyết trên mọi phương tiện từ nộidung (đề tài, chủ đề, tư tưởng) đến hình thức nghệ thuật (cốt truyện, nhânvật, )

Vấn đề giọng điệu tiểu thuyết sau 1986 cũng là một trong những nộidung được quan tâm, nghiên cứu bởi giọng điệu là một trong những yếu tố cơbản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, một phương diện quan trọngđảm bảo tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, thước đo không thểthiếu để xác định tài năng và phong cách nhà văn

Nhìn một cách tổng quát tiến trình phát triển văn học, mỗi thời đại, mỗigiai đoạn lịch sử thậm chí mỗi một trường phái, trào lưu, tác giả lại có nhữngbản sắc, những nét độc đáo riêng Điều cơ bản của nét độc đáo ấy là vấn đềgiọng điệu Chưa nói riêng về giọng điệu tiểu thuyết trong văn học sau 1986,nhìn một cách đại thể về văn xuôi Việt Nam ta thấy: văn xuôi nước ta từ 1945đến 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu Bao trùm hầu khắp các sáng tác

là giọng khẳng định, ngợi ca của một cái nhìn tin tưởng, lạc quan, cùng vớinhững biến thái đa dạng các biểu hiện giọng điệu như hào sảng, hào hùng,đanh thép, vui tươi, trang trọng tự hào, đầm ấm tin yêu

Trang 22

Trong giai đoạn này, văn học có xuất hiện cuộc tranh luận về “bôi

đen-tô hồng” cuộc kháng chiến của dân tộc, tuy ít nhiều kịch tính song văn họckhông vì thế mà đa giọng điệu Về cơ bản, việc sử dụng giọng điệu nhất quángiữa các nhà văn là phù hợp với yêu cầu thống nhất cao độ của cộng đồng,tuân thủ kinh nghiệm cộng đồng

Từ sau 1975, đặc biệt từ thời điểm đổi mới (1986) văn học ở ta, tậptrung diễn đạt những kinh nghiệm cá nhân đáp ứng sự đòi hỏi cao về giá trị cánhân Ý thức cá tính lên ngôi, cái công thức nhàm tẻ, đơn điệu bị chế giễu, bịcoi là thiếu thẩm mĩ Rất dễ để nhận ra trong văn học giai đoạn này giọngngợi ca cho những điều tốt đẹp, chuẩn mực với thời đại; giọng chế giễu dànhcho những gì phi cá tính

Văn xuôi Việt Nam từ sau 1986 ngày càng có sự đa dạng về giọng điệu,đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết

Sự ý thức về cá tính đã thôi thúc nhà văn tìm tòi, sáng tạo Khi cá nhânđược nhìn như một “nhân vị”, giá trị cá nhân được tôn trọng thì những giọngđiệu khác nhau biểu hiện những cách cảm thụ đời sống khác nhau sẽ đượcchấp nhận một cách tự nhiên Đó cũng là cơ sở để văn học phát triển theo tinhthần dân chủ hóa Văn học giai đoạn này nói chung, tiểu thuyết nói riêng bêncạnh giọng tự tin, tự hào xuất hiện giọng hoài nghi, chất vấn đay đả, giễunhại

Hoài nghi là tinh thần của tiểu thuyết - theo M Bakhtin là “luôn luôn

có sự nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” Ở một khía cạnh nào đó, giọng

hoài nghi còn góp phần khúc xạ tâm lí hẫng hụt, là “âm vang của một khủng

hoảng xã hội” (Đặng Anh Đào); tuy nhiên, nhìn một mặt nào đó, nó còn là

biểu hiện cho khát vọng về chân lí, về quan hệ bình đẳng và tin cậy thật sựgiữa nhà văn với bạn đọc Dễ dàng thấy giọng hoài nghi chứa đựng nỗi đau

Trang 23

nhân bản và niềm khao khát cái đẹp thể hiện trong nhiều sáng tác của Tạ DuyAnh, và nhiều cây bút tiểu thuyết khác.

Như để bổ sung cho giọng hoài nghi, giọng chất vấn đay đả xuất hiện điliền với lối hành văn miêu tả nghiêm túc nửa đùa cợt mỉa mai, nhấn mạnh vàothành phần định ngữ mở rộng hay mệnh đề phụ của câu hoặc đi với những sosánh, liên tưởng tạt ngang có tính chất cường điệu hay cực tả, xuất hiện khitác giả có nhu cầu truy tìm căn nguyên cái xấu Tiêu biểu cho loại giọng này

phải kể đến “Đám cưới không có giấy giá thú” - (Ma Văn Kháng), “Thiên

thần sám hối” - (Tạ Duy Anh)

Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nổi bật với giọng giễu nhại, đặc biệt ởlớp nhà văn trẻ Với sự nhạy cảm của tuổi trẻ trước cái mới, sớm được hít thở

làn gió dân chủ lại nhập cuộc hầu như “cùng cơ chế thị trường” năng động ,

lớp nhà văn này công khai chống lại tất cả những gì là nguyên tắc bảo thủ, là

lề thói cứng nhắc lỗi thời, các quy phạm, thói trịnh trọng cúng đồ, tính giáohuấn, những mối quan hệ xã giao đầy đạo đức giả, lối thưa gửi khúm núm,những húy kị nói chung là những gì trói buộc cá tính để bứt tung ra, bộc lộmình rõ nét hơn Dường như họ không còn quá coi trọng văn chương như lớpđàn anh nên quan niệm và ứng xử của họ với nó cũng tự do hơn Cũng tronggiai đoạn này, rầm rộ trên văn đàn cao trào đổi mới tư duy tiểu thuyết, giọngđiệu do đó cũng thêm đa sắc

Những năm đầu của công cuộc đổi mới văn chương, chủ yếu sự xuất

hiện của giọng giễu nhại mang sắc thái của “chất cay đắng, tàn nhẫn”

-Vương Trí Nhàn [3, 187] Bàn rộng kiểu giọng này trong văn xuôi sẽ thấy sựgóp mặt của các cây bút: Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn HuyThiệp, Tạ Duy Anh

Tiếp xúc với văn chương thời đổi mới, đặc biệt với những người yêuthích sự trang nghiêm mực thước hoặc bản tính không quen đùa giỡn, bỡn cợt

Trang 24

sẽ thấy khó đọc, khó hiểu, khó tiếp nhận; nó khiến họ lo ngại về một khả năng

“quá trớn”, coi thường mọi chuẩn mực Đặc biệt với văn chương đương đại

thì sự kén chọn độc giả là hiện tượng phổ biến Trên phương diện giọng điệu

sẽ dẫn đến kiểu trần thuật mà “giọng kể không mang tính chất răn dạy mà chỉ

đơn giản là thuật lại, một thứ giọng kể có vẻ không nghiêm túc, thậm chí như đùa giỡn, vừa coi điều mình kể là thành thực, vừa coi nó là chẳng có gì là quan trọng” (Lê Ngọc Trà) Tuy nhiên, độc giả cũng phải thấy rằng tính chất

“nửa đùa nửa thật” ấy không chỉ là tăng sự phong phú và vẻ thoải mái, lôi

cuốn của giọng kể mà còn làm nhòa đi những đối lập triệt để về nghĩa, về tưtưởng và do đó làm giàu thêm nội dung tinh thần của tác phẩm

Giữa hàng loạt những đổi thay, giữa sự xuất hiện của những cách tânmới mẻ về giọng điệu ta vẫn thấy tồn tại những giọng điệu quen thuộc vốngắn liền với văn chương truyền thống Độc giả bắt gặp trong nhiều tiểu thuyếtthời kì đổi mới những giọng điệu như thâm trầm - suy ngẫm, xót xa - thươngcảm, giọng dí dỏm hay giọng khách quan trung tính có điều dường nhưnhững giọng này không hiển hiện mà ẩn khuất, nó không dễ cho người đọcnhận diện sự biến đổi ngôn ngữ

Vài nét cơ bản nêu trên chắc chắn khó có thể bao quát đầy đủ về giọngđiệu tiểu thuyết trong chặng đường đổi mới - một thời kì đầy biến động Nhìnđại thể, tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nổi lên giọng phê phán, giễu nhại,phân tích xã hội với sự phát triển ồ ạt của dòng văn học chống tiêu cực Giọngđiệu này chứa đựng nhiệt tình sôi nổi, nhu cầu đối thoại ráo riết về vấn đề xãhội mà ý thức công dân vừa thức tỉnh theo tinh thần dân chủ đổi mới Về saugiọng phê phán trầm xuống, hòa đồng trong rất nhiều giọng khác: khi suy tưkhắc khoải, khi chiêm nghiệm sâu xa, lúc tự bạch và tư vấn về thế sự nhânsinh

Trang 25

Những năm gần đây, giọng giễu nhại và hoài nghi chiếm ưu thế với sự

đa dạng về sắc thái biểu hiện

Như vậy, có thể nói giọng điệu trong văn xuôi thời kỳ đổi mới nói

chung và tiểu thuyết nói riêng từ sau 1986 tiến gần hơn về sự “đa thanh”,

phức điệu

Trang 26

đã mang sẵn trong mình những tiền đề để tạo ra giọng điệu phù hợp với nó.Nếu thơ ca là thể loại “khép kín”, đơn giọng thì tiểu thuyết là thể loại “chưa bịđông cứng lại”, đa giọng Tiểu thuyết, với những đặc điểm mang tính bản chất(tính ba chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết gắn liền với ý thức đangữ được thể hiện trong tiểu thuyết, sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời giancủa hình tượng trong tiểu thuyết, sự tiếp xúc tối đa với cái hiện đại ở thì chưahoàn thành) đã cho phép nó trở thành thể loại năng động, giàu sức sống nhấttrong các thể loại, không bị câu thúc bởi các yếu tố mang tính cứng nhắc vàbất biến như sử thi hoặc một số thể loại khác Tiểu thuyết trong sự vận độngchung của nền văn học thời kỳ đổi mới, với ý thức hăng say tìm tòi và thểnghiệm của các nhà nghệ sĩ đã thu được sự cách tân trên cả hai phương diệnnội dung và hình thức tác phẩm, đặc biệt trên phương diện hình thức cónhững bước đột phá.

Cùng với hàng loạt các cây bút tiểu thuyết như Phạm Thị Hoài, NguyễnBình Phương, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Thuận ,Nguyễn Việt Hà đã góp phần làm cho diện mạo tiểu thuyết Việt Nam thêm

phong phú và đa dạng Hai cuốn tiểu thuyết “Cơ hội của chúa” và “Khải

huyền muộn” đã đem lại cho tác giả những thành công nhất định trên các

phương diện: nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, điểm nhìn trần thuật,

Trang 27

cấu trúc tác phẩm, giọng điệu trần thuật góp phần đưa tiếng nói về conngười và cuộc đời trong tiểu thuyết giàu sắc điệu và đa nghĩa hơn.

Ở phương diện giọng điệu Nguyễn Việt Hà không sử dụng lời văn “mộtgiọng” mà là hình thức “đa giọng” Trên cơ sở một giọng chủ âm nhà văn đãxen cài, phối hợp nhiều sắc điệu bao quanh với tư cách làm bè đệm đảm bảocho câu văn uyển chuyển, tăng sức biểu cảm Về cơ bản giọng điệu trần thuậttrong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà là hợp thể của giọng chủ âm (giễu nhại, xót

xa cay đắng, triết lý) và kết hợp nhuần nhuyễn trong những biểu hiện củanhững sắc điệu khác nhau Sự phân tích giọng điệu trần thuật của NguyễnViệt Hà được chúng tôi dựa trên sự phân tích giọng điệu người trần thuật và

cả giọng điệu nhân vật, nhất là khi nhân vật được coi như một điểm nhìn trầnthuật

2.1 Các giọng chủ âm

2.1.1 Giọng giễu nhại

Giễu nhại là nhắc lại, bắt chước lời nói của người khác để trêu chọc,châm biếm, bỡn cợt; là sự miêu tả những sự vật hiện tượng với bề ngoài có vẻbóng bẩy, mực thước, khuôn mẫu nhưng lại mang trong mình bản chất của sựxấu xa, bỉ ổi, phi thẩm mĩ nhằm mục đích phê phán, chế giễu, đả kích, phơibày cái thối nát, mục ruỗng bên trong

Giọng giễu nhại được hình thành trên cơ sở những lời văn giễu nhại tứcnhững lời “nói bằng giọng của kẻ khác” nhưng “đưa vào đó” một khuynhhướng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hướng của lời người đó Giọng thứ haisau khi chuyển vào trong lời của người khác thì xung đột thù nghịch với chủnhân vốn có của nó và buộc nó phục vụ trực tiếp cho các mục đích đối lập củamình Lời nói do đó trở thành vũ đài vật lộn của hai giọng

Tìm hiểu giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà chúngtôi nhận thấy nhà văn khái quát các vấn đề xã hội xung quanh một giọng chủ

Trang 28

đạo là giễu nhại Thông qua sự giễu nhại này, tác giả một mặt hạ bệ, làm đảolộn những cái được coi là nghiêm túc nhằm lột trần cái vỏ hào nhoáng, để trơ

ra cái giả dối, cái lố bịch trong xã hội; một mặt để cười, để châm biếm bỡncợt và để đả kích vào tất cả sự xấu xa tồi tệ được ẩn chứa dưới một cái vỏ bềngoài sạch sẽ, trang nghiêm

Độc giả bắt gặp trong “Cơ hội của Chúa” hàng loạt những câu văn

mang chất giễu nhại theo lối “umua đen” độc đáo về một thời buổi: “quan

buôn lậu có thế hơn dân buôn lậu Những phi vụ xuyên dọc chiều dài đất nước chỉ có thể là của dân, nhưng muốn xuyên ngang các quốc gia thì chỉ có thể là của quan” [7, 99]; về thị trường Việt Nam: “ thị trường còn chinh nguyên nhưng đã làm tự suy yếu bằng thói buôn bán thủ dâm” [7, 121], “các Company nhiều như nấm sau mưa, nơi liên doanh của quan chức cơ hội với bọn buôn lậu liều lĩnh” [7, 123] và “93% các công ty tư doanh chọn sự lừa đảo làm kim chỉ nam của hoạt động nghiệp vụ Khoảng hai năm sau bằng sự dốt nát thượng thặng của các quan chức ngân hàng, hệ thống hợp tác xã tín dụng của nhân dân ra đời Nó chết yểu một cách logic để lại danh thơm là vụ

bể bạc lớn nhất thế kỷ của nền tài chính xã hội chủ nghĩa” [7, 130] Có thể

thấy qua cách miêu tả đặc biệt này, cuộc sống hiện ra rõ nét đến từng chi tiết,

và ngồn ngộn những điệu bậy bạ Ngay từ những khái quát đầu tiên về đờisống, đã thấy hiện lên sự lố lăng của một thời buổi mà cái xấu, cái ác ngàycàng lên ngôi Xã hội thời cơ chế thị trường đầy rẫy những mặt trái Thế cuộc

đảo điên, con người tha hóa, trụy lạc: “ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó

giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa ”

[7, 402], quan chức phần đông “trở nên sung túc vì đã biết ăn cắp” [7, 133],

“cuộc sống sôi sục mùi đồng”, “lịch sử nhân loại chứng kiến số người tự tử về

tiền gấp mười tám lần số người tự tử vì tình đến thời kỳ kinh tế thị trường nền văn minh của chúng ta chết sạch những nhà đạo đức thật” [7, 476].

Ngày đăng: 19/08/2014, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w