Đó là các nội dung như: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, ngữ cảnh, nhân vật giaotiếp… điều này đã phần nào khẳng định sự cụ thể hóa mục
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Mục đích nghiên cứu 9
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
6 Phương pháp nghiên cứu 10
7 Đóng góp của khóa luận 11
8 Cấu trúc của khóa luận 11
NỘI DUNG 12
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quan điểm dạy học bài “Nhân vật giao tiếp”
12 1.1 Những vấn đề cơ bản về quan điểm dạy học tích hợp 12
1.1.1 Quan điểm tích hợp trong hệ thống đổi mới PPDH trong nhà trường
12 1.1.2 Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn 16
1.1.3 Vai trò của việc dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp 27
1.2 Những vấn đề cơ bản về “Nhân vật giao tiếp” 29
1.2.1 Khái niệm về nhân vật giao tiếp 29
1.2.2 Đặc điểm cơ bản của nhân vật giao tiếp 29 Chương 2: Dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp
33 2.1 Thực trạng dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” theo quan điểm tích hợp ở THPT
33 2.1.1 Thực trạng dạy 33
2.1.2 Thực trạng học 35
2.2 Xác định những cơ sở để dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” theo quan điểm tích hợp
36 2.3 Các hoạt động dạy học sử dụng quan điểm tích hợp trong bài “Nhân vật giao tiếp”
39 2.3.1 Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới 39
2.3.2 Tích hợp trong hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài 40
2.3.3 Tích hợp thông qua nội dung tiểu kết từng phần hay tổng kết sau giờ học
41 2.3.4 Tích hợp thông qua bài tập thực hành 42
2.4 Quy trình dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” 44
Trang 3Chương 3: Thực nghiệm 50
3.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 51
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 51
3.3 Kế hoạch thực nghiệm 51
3.4 Nội dung thực nghiệm 51
3.5 Cách thức tiến hành thực nghiệm 80
3.6 Kết quả thực nghiệm 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tích hợp là vấn đề thời sự khoa học của giáo dục thời đại.
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỉ của công nghệ thông tin Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đã và đang len lỏi vào cuộc sống của từng con người, từng ban ngành, cơ quan, công sở… Ngành giáo dục cũng nằm trong xu thế phát triển chung đó Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, các nhà nghiên cứu ra sức tìm tòi, xây dựng những mô hình mới, những quan điểm, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với giáo dục hiện đại, nhằm đem lại những kết quả khả quan hơn
Trang 4Hòa chung với không khí thời đại, trong những thập kỉ gần đây chúng ta
đã làm quen với những quan điểm giáo dục mới như: liên môn, xuyên môn,tích hợp… và hiện nay quan điểm tích hợp đã chiếm một vị trí chủ đạo trong
hệ thống giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới Các nước như: Mỹ,Anh, Pháp, Nhật, Úc,… đã biên soạn chương trình và chỉ đạo phương phápgiảng dạy theo hướng tích hợp Việc làm này của họ đã được kiểm nghiệm vàđem lại sự thành công nhất định Như vậy, quan điểm tích hợp không đơnthuần chỉ là một đề xuất, một ý tưởng tức thời mà nó đã trở thành một vấn đềthời sự mang tính khoa học, đã được nhiều nước trên thế giới vận dụng và thuđược những thành tựu đáng kể
Để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới ngành giáo dụcnước ta đang từng bước đổi mới chương trình SGK, phương pháp dạy họctheo quan điểm tích hợp
1.2 Tích hợp được vận dụng vào nền giáo dục nước ta đang là vấn đề mới mẻ nhưng còn nhiều tồn tại
Vận dụng quan điểm tích hợp – quan điểm tiên tiến trong giáo dục của thếgiới vào công cuộc đổi mới giáo dục nước ta, nền giáo dục nước ta đã cónhiều thay đổi Mặc dù những đổi thay đó đã thể hiện sự tiến bộ nhưng vẫncòn tồn tại những bất cập như: chương trình SGK vẫn còn nặng; chưa thật sựgiảm tải, việc thi cử, kiểm tra, đánh giá vẫn còn những hạn chế, việc dạy họcchưa có sự sáng tạo Tất cả những lí do trên đã khiến học sinh phải học vất vả
mà hiệu quả giáo dục chưa cao
Trong những năm đầu thực hiện thay đổi chương trình SGK, thay đổiphương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp, chúng ta không khỏi bỡ ngỡ,lúng túng trước vấn đề mới mẻ này Giáo viên và học sinh đang từng bướclàm quen với chương trình mới, cách dạy – học mới Chính vì vậy mà trongquá trình thực hiện chương trình, cả giáo viên lẫn học sinh không tránh khỏi
Trang 5những khó khăn Chương trình SGK mới, cách dạy học mới theo hướng tíchhợp đòi hỏi giáo viên và học sinh ở một mức độ cao hơn hẳn so với chươngtrình và cách dạy học cũ Để thực hiện được chương trình tích hợp, giáo viên
và học sinh phải đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc soạn bài, tham khảo tàiliệu, suy nghĩ để tìm ra hướng tiếp cận vấn đề có tính khoa học hơn Làm sao
để trong một tiết học, giờ học, bài học, giáo viên tổ chức, hướng dẫn, địnhhướng để thúc đẩy được sự hoạt động bên trong của học sinh Học sinh phải
tự tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức trong mỗi bài học Đồng thời từkiến thức của bài học, môn học đó, học sinh biết liên hệ, mở rộng sang nhữngkiến thức của bài học, môn học khác có liên quan Thực hiện tốt được nhữngyêu cầu đó không phải là điều dễ dàng đối với cả giáo viên và học sinh
Một thực trạng dễ nhận thấy là: trong quá trình dạy học, một số giáo viênchưa hiểu kĩ, hiểu sâu về tích hợp nên nhiều khi vận dụng vào bài học cụ thểcòn nhiều vướng mắc, lúng túng Nhiều khi, giáo viên sử dụng hệ thống câuhỏi theo quan điểm tích hợp nhưng chưa có định hướng rõ ràng Bên cạnh đó,một số giáo viên khi dạy tiếng Việt lại lấy quá nhiều ngữ liệu từ Văn màkhông có sự chọn lọc để đưa ra những ngữ liệu thật tiêu biểu Hơn nữa, nhiềugiáo viên lại sa vào phân tích chất văn chương làm cho học sinh có cảm giác
đó là một giờ phân tích cảm thụ văn hơn là một giờ dạy – học tiếng Việt
1.3 Cách dạy học tách rời các phân môn thuộc môn Ngữ văn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả giờ học Tiếng việt.
Sở dĩ nền giáo dục của nước ta chưa phát triển được như một số nướctrong khu vực và trên thế giới bởi nhiều lí do, nhưng lí do nổi cộm nhất làviệc dạy học tách biệt các phân môn, các môn học trong một thời gian dài Xuhướng dạy học tách biệt các phân môn thuộc môn Ngữ văn đã làm cho quátrình đào tạo của chúng ta bộc lộ những hạn chế như: tình trạng trùng lặp, dưthừa kiến thức gây lãng phí thời gian đào tạo, học sinh học một cách thụ
Trang 6động, không phát huy được vai trò chủ thế sáng tạo, học sinh không có khảnăng tư duy tổng hợp Nhà nghiên cứu Pháp Edgor.Morin cảnh báo rằng: xu
hướng dạy học tách biệt, chia ô các bộ môn, phân môn “làm mất khả năng nắm được những gì kết dệt vào nhau, phá vỡ thế giới thành những mảnh tách rời nhau Nó teo đi sự lĩnh hội và sự suy nghĩ cùng cách nhìn về lâu về dài”
[30, 70] Chính vì vậy mà giáo dục hiện đại cần từ bỏ tư duy tách biệt để xáclập tư duy nối liền, thay thế quan hệ nhân quả tuyến tính bằng quan hệ nhiềuvòng, nhiều quy chiếu, thay thế logic cứng nhắc bằng logic biện chứng, thaythế sự hòa nhập bộ phận và cái toàn thể bằng sự hòa nhập cái toàn thể bêntrong
Qua khảo sát thực trạng dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông theo xuhướng tách rời các phân môn và đã thu được các kết quả trùng hợp với nhữngnhận định trên Giáo viên và học sinh thiếu ý thức liên hệ, gắn kết tri thức củacác phân môn với nhau trong chương trình giáo dục Giáo viên và học sinhthường xuyên lặp lại kiến thức một cách không cần thiết dẫn đến việc lãng phíthời gian dành cho các công việc khác Và một thực trạng phổ biến nhấtkhông khỏi lo ngại là học sinh học Tiếng việt một cách phiến diện, chỉ bó hẹptrong phạm vi văn bản chứ chưa có cái nhìn tổng thể, mở rộng
1.4 Tiếng Việt nói chung và bài “Nhân vật giao tiếp” tiềm ẩn nhiều yếu tố và dữ liệu để thực hiện tích hợp.
Chương trình Tiếng Việt THPT triển khai nhiều vấn đề liên quan đến hoạtđộng giao tiếp Đó là các nội dung như: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, ngữ cảnh, nhân vật giaotiếp… điều này đã phần nào khẳng định sự cụ thể hóa mục tiêu của tiếng Việt
và việc quán triệt quan điểm tích hợp trong xây dựng nội dung chương trình.Các vấn đề nói trên rất cần thiết cho quá trình tiếp nhận và tạo lập văn bản.Chúng sẽ giúp học sinh có cơ sơ ngôn ngữ để đọc hiểu và sản sinh văn bản có
Trang 7hiệu quả Nghiên cứu các vấn đề nói trên theo hướng tích hợp là một việc làm
vô cùng cần thiết
Cùng với những vấn đề khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tôi chọn đề
tài: Dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12 theo quan điểm tích hợp
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mỗi một phương pháp dạy học mới ra đời đều thu hút được sự quan tâmcủa nhiều nhà nghiên cứu Ở nước ta từ những năm 60, việc nghiên cứu giảngdạy tích hợp trong các môn học đã được thử nghiệm, áp dụng nhưng chưa phổbiến Thông tin về dạy học theo quan điểm tích hợp có rải rác trên các báo vàtạp chí chuyên ngành, nó giúp cho quan điểm dạy học theo hướng tích hợpgần gũi hơn với mọi người
Ngay từ khi thống nhất đất nước mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng
và Nhà nước luôn quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao dântrí Điều này được thể hiện rõ trong bài viết của cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng: “Dạy văn là quá trình rèn luyện toàn diện” (Tạp chí Nghiên cứu giáo
dục 1973) Bài viết đã nêu ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới phương pháp dạyhọc Tác giả đã hướng mọi người tới phương pháp mới – phương pháp tíchhợp văn với các khía cạnh của đời sống Bài viết này tuy được viết khá lâunhưng được coi là tư tưởng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học theohướng tích hợp
Khi bộ GD – ĐT thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình và cáchbiên soạn SGK theo quan điểm tích hợp từ năm 2000 thì một yêu cầu cấpthiết đã được đặt ra Đó là phải tìm ra phương pháp giảng dạy theo quan điểmtích hợp Và đã có rất nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này qua một số bài báo,tạp chí sau:
Trang 8Nguyễn Trọng Hoàn với bài “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học ngữ văn” trong Tạp chí Giáo dục số 22 – 2002 đã đề cập đến
tích hợp trong môn Ngữ văn trong quan điểm của mình Tuy trong bài viết,tác giả chưa đi sâu về sự tích hợp kiến thức theo chiều dọc Nhưng tác giả đãtập trung vào việc trình bày quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn trên
cơ sở một số văn bản có vai trò là kiến thức nguồn phục vụ cho các phânmôn
Tác giả Nguyễn Hữu Châu với bài: “Vai trò của giáo viên trong các phương pháp dạy học được lựa chọn” (Tạp chí Giáo dục số 99), đã đề cập
đến các phương pháp dạy học, đặc biệt đề cao vai trò của người giáo viên.Tuy nhiên các vấn đề nêu ra có phần sơ giản, quan điểm tích hợp chưa đượcnhìn nhận sâu sắc
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong bài: “Tích hợp trong dạy học ngữ văn” (Tạp chí Giáo dục số 6-2006) đã chỉ ra tích hợp chính là một phương
hướng phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học đạt hiệu quả Và tácgiả còn nêu rõ tích hợp trong môn Ngữ văn là sự liên kết giữa ba phân mônVăn, Tiếng Việt, Làm Văn
Trên đây là các bài báo tạp chí đã nói về quan điểm tích hợp trong dạyhọc Đó có thể xem là định hướng, tiền đề lí luận cho việc tìm hiểu quan điểm
này trong dạy học bài: “Nhân vật giao tiếp” trong SGK Ngữ văn 12 Bên
cạnh các bài báo tạp chí thì các sách tham khảo cũng nói rất nhiều về vấn đềnày
Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong cuốn: “Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn ở THPT” (NXB Giáo dục – 2006) đã đề cập đến nội dung của chương
trình SGK Ngữ văn 10 Trong cuốn sách, tác giả dã đề cập đến vấn đề đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng tích hợp và phát huy tính tích cực chủ độngcủa học sinh Theo ông, tích hợp là sự hợp nhất, hòa trộn các phân môn
Trang 9Nhưng ông trình bày quan điểm này còn rất sơ giản trong việc dạy từng phânmôn của môn Ngữ văn.
TS Nguyễn Hải Châu trong cuốn: “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Ngữ văn 10” (NXB Hà Nội) đã đề cập đến các
vấn đề có tính định hướng về đổi mới chương trình và SGK Tác giả đã đi sâuvào tìm hiểu quan điểm tích hợp khi thiết kế giáo án dạy học còn với việc ápdụng quan điểm tích hợp trong dạy học từng bộ phận của môn Ngữ văn vẫnchưa được xem xét một cách cụ thể
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã trình bày những vấn đề chung về mụctiêu và chương trình Ngũ văn, về nguyên tắc tích hợp, về các phương pháp
khác trong cuốn: “Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT những vấn đề cập nhật” khi viết về nguyên tắc tích hợp ông đã khẳng định đây là một nguyên
tắc dạy học hiện đại và nêu ra những phương hướng khi vận dụng nguyên tắcnày trong dạy học ngữ văn
Trong cuốn: “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK môn Ngữ văn 10” GS Phan Trọng Luận và GS Trần Đình Sử đã chỉ ra cần
lấy quan điểm tích hợp làm tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng nội dungSGK Các tác giả còn đề cập đến các vấn đề đổi mới trong sách chuẩn và sáchnâng cao Không những thế các tác giả còn phân tích chương trình Ngữ văntheo quan điểm tích hợp Đây là những định hướng soi sáng cho việc triểnkhai đề tài của chúng tôi
Trong SGK Ngữ văn 10 tập 1, các tác giả viết sách đưa ra những gợi ý vềmặt phương pháp giảng dạy cho GV Ở phần tiếng Việt, ngoài định hướng
giảng dạy tiếng Việt gắn với giao tiếp “bằng thực hành, thông qua thực hành
và hướng tới thực hành”, nhóm biên soạn cũng đã đề ra yêu cầu tích hợp là
GV cần chú ý thực hiện việc tích hợp trong dạy loại bài luyện tập: “Có thể yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm hoặc phát biểu các định nghĩa về các
Trang 10hiện tượng ngôn ngữ liên quan, rồi áp dụng vào phân tích, lĩnh hội và thực hành sử dụng, hoặc ngược lại” Tuy nhiên, định hướng nói trên vẫn chỉ ở mức
độ khái quát chung
Có thể nói, tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại Đã có nhiều côngtrình, tài liệu nghiên cứu về quan điểm này và nghiên cứu về sự quán triệt nótrong xây dựng nội dung chương trình SGK Hiện nay, nó được áp dụng trongdạy học nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng Tuy nhiên, áp dụng quanđiểm tích hợp vào dạy học từng bộ phận của Ngữ Văn như thế nào vẫn là mộtvấn đề chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu
Những tài liệu đã nêu ở trên chỉ mang tính chất định hướng, khái quát
chung Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: Dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” trong SGK Ngữ Văn 12 theo quan điểm tích hợp còn hướng tới một mục
đích là tìm ra một phương hướng dạy học mới cho bài “Nhân vật giao tiếp”
theo đúng nguyên tắc tích hợp, giúp học sinh có thể hiểu bản chất hệ thốngkiến thức về hoạt động giao tiếp nói chung và nhân vật giao tiếp nói riêng
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nói trên, chúng tôi nhằm các mục đích cụ thể như sau:
- Đưa ra hướng đi mới trong dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới vàphù hợp với thực tiễn trong công cuộc cải cách xã hội
- Đưa dạy học theo quan điểm tích hợp gần hơn nữa với giáo viên và họcsinh
- Nhằm triển khai việc dạy học bài: “Nhân vật giao tiếp” theo quan điểm
tích hợp có hiệu quả hơn, góp phần nâng chất lượng bài học nói riêng vàTiếng Việt nói chung
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, khóa luận này hướng tới các nhiệm vụ cụ thểsau:
Trang 11- Hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu để kế thừa, vận dụng giải quyếtvấn đề.
- Xác định được cụ thể cơ sở thực tiễn của đề tài
- Trình bày những kiến thức cơ bản về nhân vật giao tiếp
- Áp dụng quan điểm tích hợp vào việc dạy học đặc biệt ở bài “Nhân vật
giao tiếp”
- Tổ chức thực nghiệm bằng việc thiết kế giáo án bài “Nhân vật giao
tiếp” thể hiện rõ quan điểm tích hợp.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình DHTV theo quan điểm tích hợp cho học sinh THPT.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khóa luận, chúng tôi chỉ đi vào xem xét và vận
dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” trong SGK
6.2 Phương pháp hệ thống hóa
Phương pháp này nhằm hệ thống hóa các tri thức lí thuyết về tích hợp, vềnhân vật giao tiếp dưới góc độ ngôn ngữ và nhân vật giao tiếp trong SGKNgữ văn lớp 12
6.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để so sánh khi phân tích các nhân tốtrong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Trang 126.4 Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này nhằm tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thicủa thiết kế, từ đó rút ra kết luận chung
7 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy
học Tiếng Việt nói chung, phương pháp dạy học bài “Nhân vật giao tiếp”
trong SGK Ngữ Văn 12 để quá trình DHTV đạt được hiệu quả nhất định
8 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận của chúng tôi gồm ba chươngchính:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quan điểm dạy học tích hợp
và nhân vật giao tiếp
- Chương 2: Dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” trong SGK Ngữ
văn 12 theo quan điểm tích hợp
- Chương 3: Thực nghiệm
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUAN ĐIỂM DẠY
HỌC TÍCH HỢP VÀ NHÂN VẬT GIAO TIẾP 1.1 Những vấn đề cơ bản về quan điểm dạy học tích hợp
1.1.1 Quan điểm tích hợp trong hệ thống đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cơ bản cấp thiết hiện nay Trongbáo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của BCH TW Đảng, khi đềcập tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 đã đặt ra
Trang 13cho ngành GD – ĐT nhiệm vụ “Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng
ổn định trong cả nước bộ chương trình và SGK phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới” Điều này cho thấy Đảng ta thực sự coi trọng sự nghiệp
GD – ĐT, coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “ Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh GD –
ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố căn bản của sự phát triển nhanh và bền vững” Chính sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và toàn bộ xã hội đã
đòi hỏi ngành GD – ĐT phải có nhiều đổi mới, trong đó có đổi mới vềphương pháp dạy học, chương trình và SGK
Có thể nói, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được các tác giảquán triệt vào quá trình lựa chọn nội dung SGK và SGV Giáo viên cần nắmđược những yêu cầu và quy trình đó để cho hoạt động đổi mới phương phápdạy học ngày càng được mở rộng nâng cao hơn Tuy nhiên, đổi mới phươngpháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phảivận dụng một các hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểmdạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại
1.1.1.1 Các quan niệm khác nhau về tích hợp
Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, tiên tiến đã và đang đượcvận dụng rộng rãi trên thế giới Giáo dục nước ta cũng đang trên con đườngvận dụng quan điểm này vào việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK vàđào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới thiết bị dạy học Cho nên, khi bàn vềquan điểm tích hợp đã có rất nhiều ý kiến khác nhau
Trong chương trình THPT dự thảo, môn Ngữ Văn năm 2002 của Bộ giáo
dục và đào tạo khái niệm tích hợp được hiểu là: “Sự phối hợp các tri thức gần gũi có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc” [4.27]
Trang 14Trong SGV Ngữ văn 6, GS Nguyễn Khắc Phi (Tổng Chủ biên) có nêu: “
Tích hợp là một phương pháp hướng tới phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học khác nhau theo những hình thức mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau”.
Phát triển quan điểm trên, GS Phan Trọng Luận trong cuốn SGK Ngữ
văn 10 cũng nói: “SGK Ngữ văn 10 tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp ở THCS, cụ thể là học Ngữ vản trong nhà trường không thể tách rời ba bộ phận Văn, Tiếng, Làm Văn”.
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong bài viết: “Tích hợp trong dạy học Ngữ
văn cho rằng: “Có thể hiểu tích hợp là một phương pháp hướng tới phối hợp một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học”.
TS Nguyễn Trọng Hoàn trong bài “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn” quan niệm : “Tích hợp là thuật ngữ mà nội hàm của
nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công
cụ thuộc từng phân môn, trên cơ sở một văn bản có vai trò là kiến thức nguồn”.
Ngoài ra còn có rất nhiều ý kiến của các tác giả khác nữa như NguyễnVăn Đường, Nguyễn Huy Quát… về quan điểm tích hợp Có thể nói, các cáchhiểu về tích hợp nói trên đều có điểm chung khi nhìn nhận tích hợp là sựthống nhất của nhiều môn học và Ngữ Văn là một trong những môn thể hiện
rõ nhất quan điểm tích hợp cả trong nội dung, mục tiêu chương trình vàphương hướng dạy học Tuy nhiên, cần phải tránh quan niệm cho rằng tíchhợp chỉ là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các bộ phận hay là tíchhợp dùng để giảm tải kiến thức, rút ngắn thời lượng môn học Mà cần phải cómột cách hiểu đúng đắn về tích hợp Đó sẽ là định hướng giúp chúng tôi triểnkhai đề tài đạt hiệu quả cao hơn
Trang 15Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng quan niệm trong SGK Ngữ Văn 6 tập
1 do Nguyễn Khắc Phi làm Tổng Chủ biên: “Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau”.
Từ quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy, quan điểm tích hợp là một quanniệm hiện đại, thể hiện sự sâu chuỗi của kiến thức khoa học Đồng thời nó thểhiện mục đích giúp học sinh “Học ít hiểu nhiều” có thể giảm áp lực học tậpnhưng vẫn đảm bảo những mục đích giáo dục cho các em
1.1.1.2 Các hình thức tích hợp
Trong quá trình giảng dạy GV có thể sử dụng linh hoạt các hình thức tíchhợp
* Tích hợp ngang (tích hợp theo từng thời điểm): “ là sự tích hợp trong
một bài học, một tiết học Đối với môn Ngữ văn, tích hợp ngang là sự tích hợp cả ở ba phần Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một đơn vị bài học để tận dụng tri thức, kĩ năng của chúng để giải quyết nhiệm vụ học tập Nghĩa là tự một văn bản văn học có thể khai thác, sử dụng những tri thức nào của tiếng Việt và Làm văn để phục vụ hiệu quả cho quá trình đọc hiểu văn bản đó Và ngược lại khi dạy học tiếng Việt hoặc Làm văn, giáo viên có thể chọn các ngữ liệu nào trong văn bản văn học cho phù hợp với nội dung bài học, cho sự liên kết giữa các phân môn để chúng có sự phối hợp và hỗ trợ nhau” [5.75] so với
Ngữ văn ở THPT tích hợp ngang ở SGK Ngữ văn THPT được vận dụng íthơn
VD: Khi dạy bài “Ngữ cảnh” giáo viên có thể sử dụng những kiến thứccủa bài “Hai đứa trẻ”, những kiến thức của “Hoạt động giao tiếp bằng ngônngữ”, về các phương châm hội thoại để lí giải khái niệm này
Trang 16* Tích hợp dọc ( tích hợp theo vấn đề): “ là tích hợp ở một đơn vị kiến
thức và kĩ năng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng trục ( còn gọi là vòng tròn đồng tâm) Tích hợp theo từng vấn đề còn tập trung khai thác sâu rộng về mối quan hệ giữa nội dung đang dạy với các nội dung đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phân môn còn lại hay ở chính phân môn đang dạy Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc đưa ra những vấn đề mang tính chất liên thông, tổng quát Đồng thời giúp học sinh biết liên hệ kiến thức, rèn luyện tư duy khái quát, tồng hợp và
có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách hệ thống từ cái cũ đến cái mới, từ cái đã biết đến cái sẽ biết” [5.76] Ở Ngữ văn THPT, quan điểm tích hợp dọc
được vận dụng linh hoạt hơn tích hợp ngang
Ví dụ: ở tuần 12,14, phần tiếng Việt dạy bài “ Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt” trước đó ở tuần 9 học sinh được học bài “ Đặc điểm của ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết” hai đơn vị kiến thức này có liên quan hỗ trợ cho nhau rấtnhiều Trên cơ sở những kiến thức được học về đặc điểm ngôn ngữ, học sinhtiếp nhận kiến thức về ngôn ngữ sinh hoạt dạng nói, viết được dễ dàng hơn
1.1.2 Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ Văn
1.1.2.1 Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc xây dựng nội dung chương trình Ngữ Văn.
Nguyên tắc tích hợp dựa trên sự liên kết các phân nhóm hữu quan thànhmột chỉnh thể thống nhất nhằm tạo thành hợp lực để nâng cao hiệu quả giờdạy học Ngữ Văn Quan điểm tích hợp thể hiện rõ nhất ở sự sát nhập của baphân môn “Tam vị nhất thể” Ngữ Văn Trước đây là ba phần Văn, Làm Văn,Tiếng Việt được biên soạn thành ba cuốn sách, tồn tại tương đối độc lập vớinhau và thường được gọi là ba phân môn thì nay được tích hợp lại trong một
Trang 17cuốn sách Biên soạn theo hướng này sẽ tránh trùng lặp giẫm đạp lên nhau vềkiến thức, khiến cho các đơn vị kiến thức vốn có mối quan hệ với nhau, trongthực tiễn có thể phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình dạy học… Như vậy
có nghĩa là cơ sở của việc tích hợp giữa ba bộ phận kiến thức nói trên: Ba bộphận Văn, Tiếng Việt và Làm Văn tuy khác nhau nội dung và kĩ năng nhưngvẫn có nhiều điểm chung cơ bản đó là tiếng Việt và sự biểu đạt bằng tiếngViệt có đối tượng nghiên cứu chung là văn bản tiếng Việt và có mục tiêuchung là rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Các kĩ năng này tự chúng cómối liên hệ khăng khít với nhau đã được xác nhận Chẳng hạn: nghe tốt quan
hệ với nói tốt, đọc tốt làm tiền đề cho viết tốt kết quả nghe đọc chuyển vào trínhớ sẽ tác động tích cực tới năng lực nói, viết Bỏ qua việc tích hợp là bỏ phímột khả năng cơ bản để nâng cao hiệu quả đào tạo
Ba bộ phận Văn, tiếng Việt, Làm Văn mỗi bộ phận có tri thức riêngnhưng tất cả được tích hợp trong hoạt động nghe, nói, đọc, viết mà chủ yếu làđọc hiểu và làm văn Do đó hai trục tích hợp chính của chương trình là đọc vàviết các tác phẩm, đoạn trích văn học được sắp xếp theo hai trục: Đọc văn vàLàm văn, Phần Tiếng việt vừa phục vụ cho việc đọc văn vừa phục vụ cho việclàm văn Do biên soạn theo hướng tích hợp nên đơn vị bài học trong sách giáokhoa cũng có sự thay đổi cơ bản.Cụ thể là một bài học bao gồm ba phần: đọchiểu văn bản, Làm văn và Tiếng Việt chứ không tồn tại độc lập như trongsách giáo khoa trước đây Điều này tạo nên điều kiện hết sức thuận lợi đểgiảng dạy và học tập theo hướng tích hợp Học sinh có thể vận dụng nhữngkiến thức và kĩ năng về Tiếng Việt và Làm văn để khám phá, giải mã văn bản.Ngược lại, những kiến thức và kĩ năng trong giờ đọc hiểu văn bản sẽ là nhữngyếu tố có thể hỗ trợ tích cực cho việc học Làm văn và Tiếng Việt Tuy nhiên,trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản hay Làm văn, giáo viên cần phải tôntrọng những đặc trưng cơ bản của các vấn đề kiến thức Ví dụ: khi dạy đọc
Trang 18hiểu văn bản, giáo viên cần phải tôn trọng tiến trình lịch sử và thể loại vốn cócủa từng thời kì Điều đó, không cho phép giáo viên vận dụng hình thức tíchhợp hàng ngang giữa văn bản, tiếng Việt, và Làm văn Hoặc ở chương trìnhlớp 10, khi dạy các bài làm văn kiểu bài tự sự được học song song với các vănbản tự sự thuộc văn học dân gian Đáng nói hơn, các bài về phong cách chứcnăng ngôn ngữ thuộc phần Tiếng Việt trong SGK đều được lồng ghép với cácbài Văn hoặc Làm văn có phong cách tương ứng Ví dụ: “Bài phong cáchngôn ngữ chính luận ( lớp 11) được gắn với các bài đọc hiểu văn bản nghịluận như: “Tiếng mẹ đẻ sức mạnh để giải phóng dân tộc” của Nguyễn AnNinh, “Về luân lý xã hội của nước ta” của Phan Châu Trinh, “Một thời đạitrong thi ca” của Hoài Thanh… “Phong cách ngôn ngữ khoa học” gắn liền vớichùm văn bản nhật dụng…Tương tự như thế, các bài nghị luận văn học cũngđược xếp tương ứng với các thể loại được dạy ở phần đọc văn Các bài làmvăn nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi ở lớp 12 được họcđồng thời với các bài đọc hiểu truyện ngắn hiện đại, bài nghị luận về mộtđoạn thơ, bài thơ và bài luật thơ ở phần Tiếng Việt cũng được đặt sau các bàihọc về tác phẩm thơ hiện đại… Như đã nói, phương thức tích hợp giữa ba bộphận kiến thức Đọc văn, Làm văn và Tiếng Việt trong SGK là khá linh hoạt,
nó không đơn thuần là tích hợp kiến thức và kĩ năng trong một bài học màcòn cho phép tích hợp theo từng vấn đề, vấn đề đang dạy ở phần này có thểtích hợp với các nội dung khác đã dạy hoặc sẽ dạy ở hai phần kia
VD: Bài: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” các nhân tố giao tiếptrong Tiếng Việt trong đầu cuốn sách Ngữ Văn 10 sẽ là cơ sở đọc hiểu vănbản và Làm văn Hoặc ngữ liệu ở các phần Tiếng Việt và Làm Văn đều lấy ởcác văn bản đã học chứ không nhất thiết phải là văn bản trong cùng đơn vị bàihọc Chính sự phối hợp nhiều hình thức mà tránh cho những người biên sọanhay người dạy, người học những gò bó không cần thiết
Trang 19Chúng ta mới nói đến sự tích hợp giữa ba bộ phận Văn, Tiếng Việt vàLàm văn nhưng không chỉ có thế, phần đọc văn trong SGK còn tích hợp vớitri thức lí luận văn học , lịch sử văn học và văn hóa dân tộc Phần lí luận vănhọc trong SGK Ngữ văn không phải xếp vào cuốn sách như trước đây màtrình bày xen kẽ với các bài đọc văn nhằm tạo nên sự phối hợp giữa chúng.Thể hiện rõ nét nhất cho điều này chính là các bài lí luận về các thể loại vănhọc đều gắn liền với các bài đọc hiểu về cụm thể loại tương ứng Đó là chưanói, những tri thức lí luận cũng được viết ngắn gọn hơn, bớt đi tính hàn lâm,
và nhất là bên cạnh tri thức lí thuyết thì còn có tri thức về phương pháp baogồm những chỉ dẫn cần thiết để vận dụng những tri thức lí luận đó vào việcđọc hiểu các văn bản cụ thể VD: Ở lớp 10 bên cạnh bài: “Đặc trưng của vănbản văn học” là các bài về đọc hiểu văn bản văn học, bên cạnh phần trình bàyđặc trưng là những chỉ dẫn về phương pháp đọc hiểu thể loại đó Đáng chú ý
là trong SGK 11 bài lí luận: “Đặc trưng thể loại: thơ, truyện” gắn liền vớicụm bài về thơ và truyện như: “Vi hành”, “Chí Phèo”, “Hầu trời”, “Xuấtdương lưu biệt”, “Tràng giang”…Những thay đổi đó đã tạo điều kiện thuậnlợi để học sinh có thể từ những hiểu biết cụ thể về tác phẩm khái quát nênkiến thức lí luận và ngược lại kiến thức lí luận lại trở thành công cụ để khámphá các tác phẩm cụ thể trong chương trình
Có thể nói thêm rằng các dẫn chứng trong các bài học lí luận văn học đềuđược rút ra từ những tác phẩm trong SGK VD: Bài đọc thơ sách Ngữ văn 11lấy dẫn chứng từ các tác phẩm sau: “Thuật hoài”, “Độc Tiểu Thanh kí”,
“Khóc Dương Khuê” phần luyện tập, nếu ra các bài tập về các tác phẩmsau: “Tự tình”, “Chạy giặc”, “Thương vợ”, “Câu cá mùa thu”… hầu hếtnhững bài luyện tập của bài lí luận văn học đều yêu cầu học sinh dùng nhữngkiến thức lí luận đã học để soi sáng một khía cạnh trong tác phẩm Phần lịch
sử văn học trong chương trình SGK Ngữ văn không có vai trò như trong các
Trang 20bộ SGK trước đây, tri thức lịch sử văn học chỉ cung cấp ngữ cảnh để học sinhđọc hiểu tác phẩm cụ thể Tuy nhiên những người biên soạn cũng không hềxem nhẹ tri thức văn học sử Rõ ràng trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn họcbài, cũng như hệ thống bài tập của SGK vẫn có những câu hỏi yêu cầu họcsinh vận dụng những hiểu biết về đặc trưng về văn học sử, cũng như về vănhóa để khám phá giá trị tác phẩm Chẳng hạn: Ngữ văn 10 có bài tổng kết vềđọc hiểu văn học trung đại Ở đây các soạn giả đã lưu ý học sinh cần phảinắm những đặc điểm cơ bản nào về đặc trưng thi pháp văn học trung đại vàchỉ dẫn cách vận dụng chúng trong những trường hợp cụ thể để khám phá giátrị, ý nghĩa của tác phẩm Kèm theo nó là hệ thống bài tập yêu cầu học sinhvận dụng những hiểu biết cụ thể đó để lí giải một số câu thơ, đoạn thơ đã học.Trong bài tổng kết phương pháp đọc hiểu văn học ( Ngữ văn lớp 10 nâng cao,tập 2, soạn giả viết: “ Ngữ cảnh văn hóa là bối cảnh kinh tế xã hội mà văn hóa
là người phát ngôn ( ở đây là nhà văn nhà thơ) sống và sáng tác Ngữ cảnhnày bao hàm lí tưởng sống, quan niệm về văn học, về cái đẹp, về cái truyềnthống văn hóa, truyền thống văn học ngôn ngữ… ví dụ: lí tưởng công danhtrong bài thơ của Phạm Ngũ Lão, lí tưởng sống hưởng thụ nhàn trong bài thơcủa Nguyễn Bỉnh Khiêm, lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi trong Đại CáoBình Ngô…Đều phải đặt vào trong bối cảnh xã hội, triết học, tâm lí con ngườiđương thời thì mới hiểu rõ được
Sự trình bày trên cho thấy quan điểm tích hợp đã thấm nhuần trong cấutrúc chương trình và trong từng đơn vị bài học cụ thể của SGK Nó luôn khiếncho GV có thể phát huy được tất cả những kiến thức và kĩ năng liên quan đến
bộ phận Ngữ Văn để tạo hiểu quả học tập cao nhất Đồng thời quán triệtnguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ Văn cũng chính là cách để phát huytính tích cực học tập của người học
Cơ sở tích hợp của chương trình Ngữ văn được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:
Trang 21
1.1.2.2 Kết cấu của chương trình Ngữ Văn
Việc lấy hai hoạt động học văn và làm văn làm trục tích hợp của chươngtrình đòi hỏi phải thay đổi kết cấu chương trình, cụ thể là phải dùng hainguyên tắc hàng ngang và đồng tâm để sắp xếp các nội dung của chươngtrình
Theo nguyên tắc hàng ngang, khi dạy một kiểu văn bản thì ở các bộ phậncần lựa chọn nội dung và sắp xếp nội dung sao cho thích ứng với kiểu văn bản
đó Các nội dung làm văn tự sự , thuyết minh hay nghị luận cũng như kiếnthức về văn bản, về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ nghệ thuật haykhoa học… đều được kết cấu thích ứng với sự sắp xếp các văn bản văn bảncủa từng lớp học
Ví dụ: Phần làm văn tự sự đi song song với việc học các văn bản cổ tích,truyền thuyết, truyện cười Hay phần các biện pháp tu từ trong tiếng Việtđược sắp xếp đi liền với các văn bản văn học trung đại hay hiện đại có giá trịnghệ thuật cao…
Trang 22Theo nguyên tắc đồng tâm, chương trình phải sắp xếp sao cho kiến thức,
kĩ năng ở bậc sau phải bao hàm kiến thức, kĩ năng ở bậc trước và mở rộngnâng cao hơn Đồng tâm không có nghĩa là sự lặp lại giản đơn tạo nên chồngchéo, trùng lặp
VD: phần tiếng Việt không dạy lại những kiến thức cơ bản mà học sinh
đã học ở THCS mà chỉ củng cố, luyện tập bằng các bài thực hành Phần làmvăn tiếp tục mở rộng hơn tri thức, kĩ năng về các kiểu văn bản Chẳng hạn:văn tự sự, nghị luận, thuyết minh đã học ở THCS Ở lớp 10, chương trìnhnhằm ôn tập đi sâu vào việc rèn luyện kĩ năng lập ý bằng quan sát, liên tưởng,tưởng tượng, chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp miêu tả, biểu cảm trongvăn tự sự…
1.1.2.3 Định hướng dạy học Tiếng Việt THPT theo quan điểm tích hợp.
Giữa nội dung chương trình và phương pháp dạy học luôn luôn có mốiquan hệ biện chứng qua lại với nhau Ở phần trên ta đã tìm hiểu về sự đổi mớitrong nội dung chương trình Ngữ Văn THPT theo quan điểm tích hợp Khinội dung chương trình thay đổi tất yếu sẽ dẫn tới đổi mới phương pháp dạyhọc Sau đây là một số định hướng khái quát về mặt phương pháp giảng dạyTiếng Việt theo quan điểm tích hợp
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các trithức, kĩ năng riêng của từng bộ phận Vấn đề là làm thế nào để phối hợp cáctri thức, kĩ năng thuộc từng phần thật nhuần nhuyễn nhằm đạt mục tiêu chungcủa môn Ngữ văn
Chương trình Ngữ văn THPT được biên soạn theo quan điểm tích hợp.Bởi vậy, giáo viên cần có nhiều biện pháp hướng dẫn học sinh vận dụng tối
đa kiến thức tiếng Việt đối với quá trình đọc hiểu văn bản ở phần Văn và vớiquá trình học tập, tạo lập các kiểu văn bản ở phần Làm văn và ngược lại Xét
Trang 23đến cùng, dạy học theo quan điểm tích hợp cũng là để giúp học sinh hiểu Văn
và Làm văn tốt hơn
Tích hợp Văn học trong dạy học tiếng Việt:
Tiếng Việt và Văn học có mối quan hệ hai chiều tác động lẫn nhau vì thếviệc thực hiện tích hợp giữa hai phần này là điều tất yếu
Nguyên tắc tích hợp trong giờ tiếng Việt thể hiện ở chỗ: khi cung cấptri thức về một đơn vị ngôn ngữ nào đó, người giáo viên luôn hướng dẫn họcsinh liên hệ với các tác phẩm văn học đã và đang học, đặt đơn vị đó, yếu tốtiếng Việt đó trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm, vận dụng một cách thànhthạo để nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng và viết đúng Học sinh khai thác, phântích từ ngữ, hình ảnh trong văn bản là đã sử dụng kiến thức của tiếng Việt,học sinh biết hướng nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và biết nhận xét,bình giá về vấn đề đề cập là đã sử dụng kiến thức của văn học Tiếng Việtdùng các văn bản nghệ thuật của văn học để khám phá giá trị ngôn ngữ được
sử dụng và ngược lại dạy học tiếng Việt giúp cho học sinh cảm thụ được vẻđẹp của các tác phẩm văn chương Ví dụ: Khi chọn ngữ liệu trong bài “Phongcách ngôn ngữ nghệ thuật” chúng ta có thể lấy ngữ liệu là các văn bản vănhọc giàu tính hình tượng hay những câu ca dao, tục ngữ…
Tuy nhiên, tiếng Việt không chỉ sử dụng ngữ liệu trong văn bản văn học
mà còn lấy trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, vì thế không nên quá máymóc trong việc chọn ngữ liệu khi dạy học tiếng Việt Ví dụ: Khi dạy bài
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” để giúp học sinh hiểu rõ hơn các đặc trưngcủa phong cách cần lấy thêm cho các em ngữ liệu từ hoạt động giao tiếp hàngngày chính trong lời ăn tiếng nói của học sinh
Như vậy, khi xác định và phân tích được những từ ngữ, hình ảnh tậptrung thể hiện chủ đề, nội dung tác phẩm, chúng ta sẽ hiểu và cảm nhận đượctốt hơn tác phẩm văn học
Trang 24 Tích hợp Làm văn trong dạy học tiếng Việt:
Bên cạnh đó, những kiến thức, kĩ năng về tiếng Việt cũng cần đượctích hợp với Làm văn Sự tích hợp với hai phần này cũng được thể hiện trongmối quan hệ hai chiều Cụ thể là:
+ Làm văn cũng có thể cung cấp kiến thức cho việc dạy học tiếng Việt.Bởi tiếng Việt chính là một quá trình tạo lập văn bản của hoạt động giao tiếp.Chúng ta có thể thấy các bài văn của học sinh là đối tượng để chữa lỗi ngônngữ cho các em Khi dạy bài “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” giáoviên yêu cầu cho học sinh chữa lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi về phongcách trong bài Làm văn số 4 vừa được trả Những bài luyện tập kĩ năng nói,viết trong Làm văn là ngữ liệu minh họa cho việc dạy tiếng Việt về đặc điểmngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ…
+ Những tri thức về kiểu văn bản, những kĩ năng viết các kiểu văn bảngóp phần hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt Giáo viên phải chú ý tới điềunày để phối hợp chúng với nhau trong quá trình dạy học Ví dụ: ở bài “Hoạtđộng giao tiếp bằng ngôn ngữ” tiết 2, Ngữ văn lớp 10, tập 1, có một nội dungluyện tập liên quan đến việc sử dụng kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản củaLàm văn Đó là bài tập 4, trang 21, bài tập yêu cầu học sinh “hãy viết mộtthông báo ngắn cho các bạn học sinh trong toàn trường biết về hoạt động làmsách môi trường…” Như vậy, ở nội dung này có sự tích hợp hai chiều tiếngViệt với Làm văn và ngược lại Làm văn hỗ trợ cho tiếng Việt Muốn viếtđược thông báo theo yêu cầu của bài tập, trước hết học sinh phải có sự hiểubiết về kiểu văn bản, hình thức, đặc trưng của văn bản và cách viết văn bản
đó Đây là sự tích hợp kiến thức, kĩ năng của Làm văn với tiếng Việt vàngược lại Làm văn cũng là một hoạt động giao tiếp Dạy tiếng Việt phải gópphần rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản cho Làm văn
Trang 25Rõ ràng, giữa tri thức, kĩ năng Làm văn và tiếng Việt có mối quan hệ hỗtrợ cho nhau Đây là một trong những điểm đồng quy mà người giáo viên cầnphải xác định để thực hiện tích hợp.
Bên cạnh đó, những tri thức, kĩ năng của tiếng Việt hỗ trợ đắc lực chodạy học Làm văn Đối với việc tạo lập văn bản, những kiến thức tiếng Việt sẽgiúp học sinh biết cách dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ phù hợpvới đặc trưng của từng loại văn bản, từ đó góp phần giúp học sinh ngày càng
có ý thức trau dồi tiếng Việt Muốn viết được văn bản, học sinh phải biết sửdụng đúng từng đơn vị ngôn ngữ để tạo lập Thiếu những hiểu biết về cách sửdụng các đơn vị ngôn ngữ như cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết vănbản… học sinh không biết tạo lập văn bản Để làm được công việc này, họcsinh phải có những kiến thức, kĩ năng định hướng thực hành việc sử dụng cácđơn vị ngôn ngữ Muốn vậy, giáo viên cần yêu cầu học sinh dùng những líthuyết, kĩ năng của tiếng Việt để ứng dụng vào quá trình tạo lập văn bản, cóthể đặt câu, viết đoạn… Ví dụ: khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí”giáo viên yêu cầu học sinh viết một bài báo nói về một sự kiện nào đó, từ đógiúp các em có kĩ năng thực hành tạo lập văn bản
Dùng đúng các đơn vị ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một yêu cầu thiếtnhưng chưa đủ trong việc tạo lập văn bản, dùng ngôn ngữ cần phát huy và cóhiệu quả nghệ thuật cao Việc học các biện pháp tu từ, các đơn vị ngôn ngữcủa từng phong cách ngôn ngữ sẽ giúp học sinh tạo lập tốt các văn bản, đặcbiệt là các văn bản nghệ thuật Ví dụ: Học các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán
dụ sẽ ứng dụng vào việc viết văn miêu tả, biểu cảm
Phần tiếng Việt và Làm văn lấy kiểu văn bản làm trục chính nên haiphần này có điều kiện tích hợp triệt để hơn Chúng quy tụ vào việc tiếp tụchình thành và hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đã được trang bị ở
Trang 26các bậc học dưới và kĩ năng tạo lập văn bản thuộc các kiểu tự sự, miêu tả, lậpluận, biểu cảm về đề tài văn học hoặc sinh hoạt xã hội cho học sinh.
Việc vận dụng tổng hợp các kĩ năng ngôn ngữ (dùng từ, đặt câu, sử dụngphương tiện diễn cảm ) và các hoạt động ngôn ngữ (kể, tả ) sẽ giúp các emtrong quá trình tạo lập văn bản Hơn nữa, trong các tiết tự chọn hoặc giờluyện nói, giáo viên lưu ý sửa các lỗi mà học sinh mắc phải về chính tả, cáchdùng từ, đặt câu, việc vận dụng các biện pháp tu từ Qua các bài học tiếngViệt, kiến thức của phần Làm văn được hệ thống hóa cụ thể Ví dụ: khi dạyhọc bài “Văn bản” học sinh không chỉ nắm được những đặc điểm của văn bản
mà còn biết được những loại văn bản khác (về đặc điểm của phương thức biểuđạt) Những văn bản như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận chính là những thể loại mà các em sẽ học trong phầm Làm văn Cách thứctích hợp Làm văn trong giờ tiếng Việt được thể hiện qua một số hình thứcnhư: lời vào bài, thực hành chữa lỗi, thực hành viết đoạn ở các tiết thựchành
Tích hợp tiếng Việt trong dạy học tiếng Việt:
Đây là tích hợp dọc thông qua củng cố, ôn tập, rèn luyện kĩ năng phầntiếng Việt Trong SGK Ngữ văn, bên cạnh các bài tập rèn luyện kĩ năng nói,viết được thực hiện thông qua phần Làm văn, yêu cầu tích cực hóa hoạt độngcủa học sinh còn được thể hiện qua một số biện pháp tổ chức làm bài tập phầnluyện tập
Trong giờ dạy phần tiếng Việt, giáo viên luôn phải kết hợp quá trình chohọc sinh phân tích ngữ liệu, rút ra kết luận với việc khơi gợi những hiểu biết
về ngôn ngữ tiếng Việt sẵn có của các em Ví dụ: để nắm được đặc trưng cơbản của ngôn ngữ nghệ thuật (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể)cần cho các em nhắc lại kiến thức về các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,nói quá…bởi đây chính là cách để tạo ra tính hình tượng của phong cách; hay
Trang 27để làm rõ tính truyền cảm cần chỉ ra được những yêu cầu về sự lựa chọn cácyếu tố ngôn ngữ: từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu…
Tích hợp dọc còn được thể hiện trong việc bố trí nội dung chương trình
Đó là dựa trên nguyên tắc đi từ nội dung quen thuộc, gần gũi đến kiến thứcmới, từ hoạt động giao tiếp hàng ngày đến văn bản (sản phẩm của sự giaotiếp), đến các dạng biểu hiện của ngôn ngữ rồi sau đó là các bài về phongcách ngôn ngữ Đây là một trục tích hợp tạo cho học sinh kĩ năng tiếp nhậntốt trên cơ sở những hiểu biết xã hội, vốn ngôn ngữ của bản thân sẽ chủ độngtrong việc đón nhận những tri thức mới
Kiến thức và kĩ năng tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn được sắp xếptheo quan hệ đồng trục, vì vậy đối với kiến thức sẽ dạy có thể giới thiệu ởchừng mực cần thiết cho sự hiểu biết của học sinh và đặt cơ sở khoa học choviệc trình bày kiến thức sẽ học ở phần sau
Sự tích hợp giữa tiếng Việt với tiếng Việt được thể hiện rõ qua bài thựchành và bài tổng kết ôn tập cuối năm, trong giờ tiếng Việt, luyện tập thựchành là hoạt động chủ yếu Ở hoạt động này, giáo viên cần giúp học sinh thựchành, nhận diện hoặc phân tích giá trị biểu hiện của các hình tượng, các đơn
vị ngôn ngữ, thực hành dùng từ, đặt câu hoặc dưng đoạn…ở các bài này, giáoviên nên cho các em nhắc lại hệ thống kiến thức cũ mà các em đã học ở cáclớp dưới để vận dụng vào làm bài tập tốt hơn
Như vậy, trong mỗi giờ dạy tiếng Việt, việc tích hợp kiến thức trongcác bộ phận là rất cần thiết, đồng thời việc tích hợp được thể hiện qua nhiềuhình thức Vì vậy, tùy theo nội dung bài học mà giáo viên lựa chọn các hìnhthức tích hợp cho phù hợp để bài dạy đạt kết quả cao
1.1.3 Vai trò của việc dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp.
Tích hợp là điểm nổi bật nhất trong Chương trình và SGK Ngữ vănmới đã chi phối cách xây dựng chương trình, chỉ đạo nội dung và phương
Trang 28pháp dạy học môn Ngữ văn Tích hợp trong giảng dạy nói chung và giảng dạytrong Văn học nói riêng sẽ giúp học sinh học tập thông minh, vận dụng sángtạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hàihòa và hợp lí trong giải quyết những tình huống mới mẻ , phức tạp trong cuộcsống hiện đại.
Dạy học theo quan điểm tích hợp có vai trò rất lớn trong việc dạy họcNgữ văn nói chung và dạy tiếng Việt nói chung Vai trò đó được thể hiệntrước tiên trong việc phát huy tính tích cực, tự học của học sinh Dạy học Ngữvăn theo quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hóa hoạt động củahọc sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học, tìm mọi cách pháthuy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh Nguyên tắc tích hợp đòihỏi phải chú ý tới nhân tố học sinh trong quá trình dạy học Ví dụ: khi dạyhọc bài “Nhân vật giao tiếp” trong SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2, giáo viên cóthể gọi học sinh thực hiện một cuộc hội thoại và yêu cầu học sinh chỉ ra nhânvật giao tiếp và các đặc điểm của các nhân vật đó
Vận dụng quan điểm tích hợp một cách hữu hiệu ở từng bộ phận của mônNgữ văn là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất thúc đẩy tinh thần họctập của học sinh Vì phương hướng không có chỗ cho học sinh lười suy nghĩ,học đâu biết đó, không biết vận dụng chuyển hóa những bài ở lĩnh vực nàysang lĩnh vực khác, tình huống khác
Qua ví dụ nêu trên, chúng ta thấy rằng, đổi mới phương pháp dạy họctheo quan điểm tích hợp đã góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh
Trong quá trình dạy học Tiếng Việt, giáo viên ngoài việc hướng dẫn họcsinh tìm hiểu và phân tích các ngữ liệu để hướng tới những tri thức cần lĩnhhội, những kiến thức cần hình thành Các ngữ liệu và câu hỏi tìm hiểu đãđược cung cấp ở đầu mỗi bài học Giáo viên có thể tích hợp ngữ liệu trích
Trang 29trong văn bản đã học hoặc sắp học và cho học sinh phát biểu, thảo luận theocác câu hỏi, sau đó điều chỉnh, bổ sung và tổng kết Điều này giúp các em rènluyện được kĩ năng thực hành và qua đó các em hiểu sâu bài hơn.
Dạy học theo quan điểm tích hợp giúp cho các kiến thức khoa học đượctriển khai một cách hệ thống, sâu chuỗi, những kĩ năng ở lớp trên, bậc trênbao hàm và cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng bậc dưới Các kiến thức cơbản về Tiếng Việt của chương trình THCS đã được củng cố, ôn lại, nâng caoqua những bài thực hành ở THPT
Việc dạy học theo phương pháp tích hợp sẽ giảm tải được lượng SGKrất lớn mà học sinh phải học Ví dụ: trước đây ba phân môn Văn, Tiếng Việt,Làm văn gồm ba quyển sách thì nay nhờ có quan điểm tích hợp, học sinh chỉphải học một quyển sách Ngữ văn Điều này vừa thể hiện được tính khoa học,vừa phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh Tác phẩm văn học
có thể xem là văn bản sáng tạo, tiếng Việt là văn bản khai thác, Làm văn làvăn bản luyện tập kĩ năng
Dạy học theo quan điểm tích hợp giúp học sinh có điều kiện để pháttriển tri thức, kĩ năng tốt Theo quan điểm tích hợp, các quá trình học tậpkhông tách rời cuộc sống hàng ngày mà được tiến hành trong mối liên hệ vớicác tình huống cụ thể Xu hướng tích hợp các môn học giúp rèn luyện tư duytổng hợp cho học sinh Tích hợp nhằm nêu bật cách sử dụng kiến thức mà họcsinh lĩnh hội được trong các tình huống, qua đó giúp các em trở thành nhữngcông dân có trách nhiệm, có năng lực, có ý thức tự lập, sáng tạo
Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học không những hạn chếđược tình trạng dư thừa kiến thức mà nó còn tiết kiệm được thời gian đào tạo
và thanh lọc những điểm chưa hợp lí của chương trình phổ thông hiện nay.Hơn nữa, vận dụng quan điểm này còn tạo ra những ưu điểm mang tính chất
Trang 30chủ quan, có thể tác động mạnh mẽ đến quá trình hoàn thiện kĩ năng, nhâncách, tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.
1.2 Những vấn đề cơ bản về nhân vật giao tiếp.
1.2.1 Khái niệm về nhân vật giao tiếp.
Khi bàn về hoạt động giao tiếp của con người, GS.TS Đỗ Hữu Châu
đã nêu khái niệm nhân vật giao tiếp như sau: “Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo
ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân”[4, 15].
1.2.2 Đặc điểm cơ bản của nhân vật giao tiếp.
Trong giao tiếp, nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào quá
trình giao tiếp, là người trực tiếp tạo ra các lời nói để thực hiện những mụcđích nhất định Từ đặc trưng ấy của nhân vật giao tiếp, chúng ta nhận thấynhân tố này có các đặc trưng cơ bản sau:
Vì nhân vật là những người trực tiếp tạo ra các lời nói, các phát ngôncho hoạt động giao tiếp nên đặc điểm cơ bản nhất của nhân vật giao tiếp đượcthể hiện rõ ràng qua vai giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai:vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết) và vai tiếp nhận diễn ngôn tức nghe(đọc) Trong cuộc giao tiếp nói mặt đối mặt, hai vai nói, nghe thường luânchuyển, vai nói sau khi nói xong chuyển thành vai nghe và ngược lại
Trong một cuộc giao tiếp bằng lời trừ thuyết ngôn, có vai giao tiếp trên
có thể có mặt hoặc vắng mặt và tiếp ngôn hoặc đích ngôn (nói chung là ngườinhận) Có thể ở tình trạng chủ động (có thể đáp lời ngay lời của người nói) màcũng có thể bị động (chỉ tiếp nhận, không phản hồi tại chỗ)
Trang 31Trong một cuộc giao tiếp SP1 (cả chủ ngôn, cả thuyết ngôn) đều có ýđịnh còn gọi là đích giao tiếp, niềm tin (vào SP2, vào chính cuộc giao tiếp vàvào chính mình) Mà như chúng ta đã nói SP2 có thể chuyển thành SP1 chonên cả SP2 cũng phải có ý định và niềm tin tương tự Trong một cuộc giaotiếp, người tham gia này phải xây dựng nên hình ảnh tinh thần về các đặcđiểm, trạng thái năng lực của người kia theo đích giao tiếp của mình để rồicăn cứ vào cái hình ảnh tinh thần đó mà định ra chiến lược hoặc kế hoạchgiao tiếp, kế hoạch này là một tổ chức gồm những hành động chủ yếu là bằnglời để đạt tới đích của mình Mà cái hình ảnh tinh thần này luôn luôn thay đổitrong quá trình giao tiếp bởi vì con người theo diễn tiến của giao tiếp mà biếnđổi Có thể nói, cứ mỗi lần nói, nghe là một lần nói – nghe theo hình ảnh tinhthần mà người này xây dựng lại về người kia Niềm tin mà người tham giagiao tiếp phải có trong giao tiếp bao gồm cả niềm tin vào tính phù hợp của cáihình ảnh tinh thần mà mình đã xây dựng nên với đối phương của mình.
Từ mối quan hệ và sự chi phối vai giao tiếp, cho nên, trong quá trìnhgiao tiếp các nhân vật còn thể hiện rõ các mối quan hệ liên cá nhân Quan hệvai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát,nhận trong giao tiếp Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tươngquan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau
Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo haitrục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy, trục hoành là trụccủa quan hệ khoảng cách còn gọi là trục thân cận Trong xã hội, con ngườikhác nhau về địa vị xã hội Cái gọi là địa vị xã hội có thể do chức quyền, tuổitác, nghề nghiệp… mà có Cũng tùy theo quan niệm văn hóa của từng xã hội,trong từng giai đoạn lịch sử mà địa vị xã hội khác nhau, ví dụ: ở xã hội ViệtNam cho đến nay, tuổi tác (người cao tuổi) có lẽ lấn át các giá trị Nói năng
mà “hỗn” với người già cả thì dù địa vị xã hội có cao đến đâu vẫn bị xem là
Trang 32“thiếu văn hóa” Theo trục quyền uy thì những người giao tiếp ở mức độ cao,thấp hoặc bình đẳng với nhau và quan hệ vị thế là phi đối xứng, có nghĩa làmột khi đã được xác định đúng thì sẽ giữ nguyên trong quá trình giao tiếp,không thể qua thương lượng mà thay đổi vị thế Trên trục khoảng cách, cácnhân vật giao tiếp có thể gần gũi mà cũng có thể xa cách nhau Trục này cóhai cực: thân tình và xa lạ với những mức độ khác nhau Nên chú ý mức độthân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu biết về nhau của những người giaotiếp nhưng không nhất thiết là đã hiểu nhau thì sẽ thân nhau Có khi những kẻ
tử thù với nhau thì lại hiểu nhau rất kĩ Thân cận là trục đối xứng, có nghĩa làtrong quá trình giao tiếp nếu SP1 dịch lại gần SP2 thì SP2 cũng dịch lại gầnSP1 (tất nhiên trừ trường hợp có người không cộng tác chối từ sự biến đổi đó)
và ngược lại qua thương lượng có thể thay đổi khoảng cách
Giữa hai trục quyền uy và thân cận có sự tương ứng Khoảng cách địa
vị xã hội càng lớn thì người ta càng khó gần gũi nhau Tuy nhiên, không phảibao giờ hai trục này cũng đi đôi với nhau Không ít vị thủ trưởng “cánh hẩu”với nhân viên bậc thấp nhất trong cơ quan của mình
Vị thế xã hội và mức độ thân cận cũng là những yếu tố thuộc hình ảnhtinh thần mà những người tham gia giao tiếp xây dựng về nhau Khi tròchuyện với người chưa từng quen biết, thông thường chúng ta phải thăm dò
để xác định vị thế xã hội của người đó Trừ tuổi tác, để xác định được đúng vịthế của người giao tiếp, chúng ta phải dựa vào những chỉ dẫn bên ngoài nhưcách ăn mặc, điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng, cho đến bên trong như nhữnghiểu biết, hứng thú… mà người giao tiếp với mình để lộ ra trong quá trìnhgiao tiếp Giới thiệu trong buổi sơ giao là cần thiết giúp cho những người mớitiếp xúc với nhau rút ngắn được quá trình thăm dò, làm cho cuộc hội thoạidiễn ra thuận lợi hơn
Trang 33Quan hệ liên cá nhân chi phối cả quá trình giao tiếp, cả nội dung vàhình thức của diễn ngôn Trong các ngôn ngữ, đặc biệt trong tiếng Việt xưng
hô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân Qua xưng hô mà SP2 nhậnbiết SP1 đã xác định quan hệ vị thế và quan hệ thân cận giữa anh ta với mìnhnhư thế nào Chính bởi quan hệ liên cá nhân chi phối mạnh cách xưng hô chonên những người đối thoại cũng thường thay đổi cách xưng hô để thử nghiệmhoặc bày tỏ ý muốn thay đổi quan hệ liên cá nhân Trong các ngôn ngữ nhưtiếng Việt, sử dụng từ xưng hô là một chiến lược thiết lập quan hệ liên cánhân trong hội thoại
Bên cạnh khái niệm vị thế xã hội còn có khái niệm vị thế giao tiếp Vịthế giao tiếp cũng có mạnh, yếu Người nào trong một cuộc hội thoại nắmquyền chủ động nêu đề tài diễn ngôn lái cuộc hội thoại theo hướng của mình,điều hành việc nói năng của những người cùng giao tiếp với mình… thì người
đó ở vị thế giao tiếp mạnh Vị thế giao tiếp có thể thương lượng và chuyểngiao từ người này sang người kia
CHƯƠNG 2: DẠY HỌC BÀI “NHÂN VẬT GIAO TIẾP” TRONG SGK
NGỮ VĂN LỚP 12 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP.
2.1 Thực trạng dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” theo quan điểm tích hợp ở THPT.
2.1.1 Thực trạng dạy.
Trang 34Việc đánh giá thực trạng dạy của giáo viên được chúng tôi thực hiệnthông qua một số công việc như: khảo sát, thăm dò ý kiến (Bảng 1 – Phụ lục).
Và qua những hoạt động ấy, chúng tôi nhận thấy việc dạy học bài học này cònmột số tồn tại sau:
Việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp là một tất yếu trong giờdạy học bộ môn Ngữ văn mà phần Tiếng Việt nằm trong môn Ngữ văn, nóđược coi như là một môn công cụ giúp đỡ đắc lực cho Văn và Làm văn Thếnhưng việc vận dụng phương pháp này trong thực tế không phải lúc nào cũngđạt hiệu quả
Do thời đại kinh tế thị trường xã hội phát triển, một số ngành kinh tế đượccoi trọng, ưa chuộng nên vấn đề học tập các môn xã hội đang ngày càng giảmsút mạnh mẽ Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, một số trường phổ thông luôncoi trọng việc đào tạo các môn tự nhiên hơn các môn xã hội, các bậc phụhuynh cũng cố gắng động viên các em học môn tự nhiên hơn môn xã hội.Chính các yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến tâm lí dạy của giáo viên vàviệc học của học sinh Các em coi trọng các môn tự nhiên, coi nhẹ môn xãhội, còn giáo viên chỉ coi dạy Ngữ văn là môn phụ chứ không coi trọng nhưtrước kia nữa
Bài: “Nhân vật giao tiếp” được bố trí trong chương trình SGK Ngữ văn
lớp 12, tập 2, đây là kì học cuối cùng của cấp THPT Trước đó các em đãđược trang bị rất nhiều tri thức liên quan đến nhân vật giao tiếp như bài:
“Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” ở Ngữ văn 10; bài “Ngữ cảnh” lớp 11;
“Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” ở lớp 10… Đây là cơ sở thuận lợi
cho việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài “Nhân vật giao tiếp”.
Tuy nhiên, khi dạy bài học này giáo viên còn chưa chú trọng đến việcvận dụng quan điểm tích hợp vào quá trình dạy học Cho nên, giờ dạy diễn ra
Trang 35một cách gượng gạo Do đó dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệthống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học Ngữ văn nhiều giáo viên chỉ coitrọng dạy Văn và Làm văn mà bỏ quên hoặc dạy các tri thức tiếng Việt một
cách sơ lược Và bài “Nhân vật giao tiếp” cũng vậy Nhiều khi giáo viên dạy bài: “Nhân vật giao tiếp” mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức
đơn thuần cho học sinh
Hơn nữa, khi áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học, giáo viên cầnnắm chắc những đơn vị kiến thức có thể sử dụng để tích hợp với kiến thứcmới Đồng thời, khi dạy học theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần nhiềuthời gian để phân tích làm sáng tỏ kiến thức cho học sinh trong khi thời lượngmột tiết dạy Tiếng Việt là 45 phút Đây là một khó khăn khi giáo viên dạy
Tiếng Việt nói chung và dạy học bài: “Nhân vật giao tiếp” nói riêng theo
quan điểm tích hợp Vì vậy khi vận dụng phương pháp dạy học tích hợp giáoviên chưa đầu tư nhiều thời gian, sử dụng tích hợp tùy hứng, hiệu quả tíchhợp không cao
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Tiếng Việt nói chung và
việc dạy học bài: “Nhân vật giao tiếp” nói riêng đạt hiệu quả chưa cao do
nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Giáo viên chưa có thực sự chưa chú trọng đến việc vận dụng các PPDHtheo quan điểm tích hợp để tạo ra những thuận lợi cho bản thân
Kĩ năng lựa chọn các đơn vị kiến thức tích hợp còn hạn chế, tích hợpkhông đúng trọng tâm, tích hợp gò ép, gượng gạo
Giáo viên chủ quan, tùy hứng, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch
Giáo viên chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị để thực hiện dạy học theoPPDH tích hợp
Trang 36Chính việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học của giáo viên cònhạn chế đã dẫn đến một hậu quả lớn Đó là:
+ Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trongSGK, một vấn đề mà người biên soạn sách rất lưu tâm
+ Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗitác phẩm văn học trong hệ thống thể loại, đề tài, chủ đề
+ Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh Đó là sự vậndụng kết hợp các kiến thức Tiếng việt, văn học và Làm văn có sự vận dụngkiến thức không phong phú tức là ảnh hưởng đến chất lượng học tập
+ Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn của học sinh
Để đạt hiệu quả cao trong dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy làmột trong những yêu cầu cấp thiết mà Đảng và Nhà nước đặt ra đối với ngànhgiáo dục Làm thế nào để giờ học trở nên hấp dẫn sinh động gây được hứngthú học tập đối với học sinh là một trong những điều mà nhiều nhà giáo dụcphải quan tâm Và một trong những quan điểm dạy học được coi là hữu hiệulôi cuốn hứng thú học tập nói chung và môn Ngữ văn nói riêng của học sinh
là dạy học theo quan điểm tích hợp
2.1.2 Thực trạng học.
Nhìn vào phía học sinh ta dễ dàng nhận thấy thái độ đối với môn văn củacác em có sự phân lập rất rõ Số đông học sinh hiện nay có thiên hướng thi đạihọc vào các khối tự nhiên (do dễ kiếm việc làm sau khi ra trường) Với bộphận này môn văn dĩ nhiên bị gạt ra Số còn lại, rất ít dự thi vào hai khối C, Dthì các em học văn với một động cơ rất thực dụng để thi Đại học, Cao đẳng…rất ít học sinh học văn là để thưởng thức văn chương, để bồi đắp mĩ cảm, đểhoàn thiện nhân cách Thực tế này càng làm cho học sinh không quan tâmđến những tri thức của tiếng Việt Điều đó khiến cho giờ học càng trở nên khôkhan, máy móc
Trang 37Hơn nữa, trong quá trình dạy học, giáo viên chưa tìm cách sáng tạo giờgiảng nên việc học tập của học sinh còn nhiều điều cần lưu ý Để làm sáng tỏthực trạng học của học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát đốitượng học sinh và điều tra kết quả học tập của các em (Bảng 2 – Phụ lục)
Ngoài ra, chúng tôi còn đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua
đề kiểm tra (Bảng 3 – Phụ lục)
*Điều tra kết quả học tập
Sau khi tiến hành điều tra khảo sát thái độ, không khí học tập của họcsinh, chúng tôi đã tiến hành cho các em làm bài kiểm tra kiến thức ngaysau khi học xong nhằm mục đích: đánh giá xem các em đã nắm được kiếnthức chưa, đã biết vận dụng kiến thức đó vào thực hành ra sao, và đánh giá
về việc vận dụng tri thức, kĩ năng của các bộ phận Văn và Làm văn vàohọc Tiếng Việt như thế nào
2.2 Xác định những cơ sở để dạy học bài “Nhân vật giao tiếp” theo quan điểm tích hợp.
Việc xác định cơ sở tích hợp là một việc rất quan trọng, nó gópphần tạo nên thành công cho bài học và định hướng lối đi đúng cho bàigiảng, tránh việc xa đà, lan man Phần tiếng Việt tích hợp với phần Văn vàLàm văn qua quá trình giải mã và tạo lập văn bản Thực chất của việc xácđịnh cơ sở tích hợp chính là việc giáo viên đi tìm những điểm đồng quygiữa Văn, Tiếng Việt, Làm văn Không chỉ dừng lại ở đó, giáo viên cũngcần phải tìm ra những điểm đồng tâm trong phần Tiếng Việt Do cấu trúcchương trình Ngữ văn THCS, THPT có những điểm khác nhau nên việcxác định cơ sở tích hợp ở THPT không được lí tưởng như ở THCS ỞTHCS thì thuận lợi cho cả tích hợp dọc và tích hợp ngang Tuy nhiên,trong mỗi bài dạy cụ thể, giáo viên vẫn có thể tìm ra những yếu tố để cóthể tích hợp ngang góp phần làm cho bài dạy phong phú hơn Để làm được
Trang 38điều này thì không, người dạy phải đọc toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp
10, 11, 12 xác định điểm đồng quy giữa ba phần, và phải nắm chắc, hiểu
được bản chất nội dung của bài: “Nhân vật giao tiếp” Trên cơ sở đó tìm
ra những yếu tố có liên quan đến phần Văn và Làm văn
Từ việc khảo sát nội dung chương trình, chúng tôi nhận thấy bài
“Nhân vật giao tiếp” có một số đặc điểm có thể thực hiện tích hợp Cụ
thể:
Ở THCS, học sinh làm quen với nhân vật giao tiếp thông qua các bàihọc như: “Hội thoại”, “Hành động nói”, các bài về “Phương châm hộithoại”, “Xưng hô trong hội thoại” Đây là những tri thức tiền đề, có liênquan đến hoạt động giao tiếp của các nhân vật và thể hiện những đặc trưng
cơ bản nhất của nhân vật giao tiếp
Ở THPT, các em lại được học các kiến thức về hoạt động giao tiếp Cụthể: ở lớp 10, các em học bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, “Đặcđiểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viêt”; đến lớp 11, các em học bài “Từngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”, “Ngữ cảnh” Qua đó, giúp học sinh
có kĩ năng giao tiếp, tạo lập văn bản
Tất cả những tri thức trên đều gắn với hoạt động giao tiếp và nó có sựchi phối, có mối quan hệ với nhân vật giao tiếp Đây là cơ sở thuận lợi đểhình thành khái niệm, đặc điểm của nhân vật giao tiếp
Ngoài ra, để dạy bài “Nhân vật giao tiếp theo quan điểm tích hợp,chúng tôi còn căn cứ vào các cơ sở sau:
+ Cơ sở 1: bài “Nhân vật giao tiếp” có quan hệ với nhiều vấn đề
của tiếng Việt
Chương trình tiếng Việt THPT có nhiều kiến thức được triển khainhằm mục đích là củng cố, nâng cao hơn các kiến thức tiếng Việt THCS.Hay nói cách khác, chương trình tiếng Việt ở THCS và THPT được kết
Trang 39cấu theo hình xoáy trôn ốc, những yếu tố đầu làm nền tảng, là điểm khởi
phát cho yếu tố sau phát triển hơn Bài “Nhân vật giao tiếp” tuy là bài học
mới nhưng có nhiều kiến thức học sinh đã được làm quen ở THCS và cáclớp dưới của THPT như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích
giao tiếp… Đây là điều kiện cho việc tích hợp dọc khi dạy học bài “Nhân
là nhân vật giao tiếp có tác động rất lớn đến việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ,câu văn, cách xưng hô, nội dung cuộc thoại
+ Cơ sở 3: “Nhân vật giao tiếp” có quan hệ mật thiết với Làm Văn.
Mục tiêu của phân môn là rèn luyện kĩ năng tạo lập và lĩnh hội vănbản, do vậy giữa tiếng Việt và Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau Đốivới Làm văn, để tạo lập ra văn bản, người viết cần xác định rõ viết cho aiđọc Từ đó, người viết lựa chọn câu chữ, nội dung, hình thức để thể hiệnvăn bản Nhân vật giao tiếp chi phối rất lớn đến việc hành văn, lựa chọnngôn từ, cách xưng hô, nội dung của văn bản Đây là cơ sở thuận lợi đểtiến hành tích hợp ngang giữa phần Làm văn và tiếng Việt
Từ việc phân tích các cơ sở khoa học trên, chúng tôi xác định việcdạy học bài này có thể được vận dụng quan điểm tích hợp ở những thaotác, công việc, hoạt động cụ thể sau:
Trang 402.3 Các hoạt động dạy học sử dụng quan điểm tích hợp trong bài
“Nhân vật giao tiếp”
2.3.1 Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.
Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ chiếm một lượng thời gian khôngđáng kể trong giờ dạy Để giới thiệu bài mới có rất nhiều hình thức khác nhau
có thể là dùng một câu chuyện, dùng một đoạn thơ, một câu châm ngôn, mộtcâu hỏi… Tuy nhiên không phải bài dạy nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệubài mới một cách bài bản Dù chiếm một lượng thời gian rất nhỏ nhưng thaotác này lại có một ý nghĩa rất lớn trong việc gây hứng thú cho học sinh trướckhi vào bài mới Vì vậy giáo viên có thể tận dụng thao tác này để thực hiệntích hợp
Ở bài “Nhân vật giao tiếp” giáo viên có thể thực hiện tích hợp ngay với
Văn và Làm Văn khi nếu ra vai trò của nhân vật giao tiếp trong quá trình lĩnhhội và tạo lập văn bản Hoặc GV cũng có thể tích hợp dọc bằng cách giớithiệu bài “Nhân vật giao tiếp bằng ngôn ngữ” mà học sinh đã học ở lớp 10,
trên cơ sở đó giới thiệu vào bài : “Nhân vật giao tiếp”
.Ví dụ: Tích hợp dọc với Tiếng Việt trong giới thiệu bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn phải tham gia các hoạt độnggiao tiếp ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu về các nhân tố của hoạtđộng giao tiếp như: hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, cách thức giaotiếp, phương tiện giao tiếp và một nhân tố không thể thiếu được là nhân vậtgiao tiếp Ở bài “Hội thoại” SGK Ngữ văn lớp 8 các em đã nắm qua về vaigiao tiếp, quan hệ khi giao tiếp… đến lớp 10 các em đã được học về bài “Hoạtđộng giao tiếp bằng ngôn ngữ” lên lớp 11 các em được học bài “Ngữ cảnh”
và các em cũng biết nhân vật giao tiếp là một trong những nahan tos quantrọng của ngữ cảnh, nhưng đó mới chỉ là những kiến thức cơ bản nhất về nhân