Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
1,39 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIẾU HỌC
NGUYỄN THỊ SANG
BIỆN PHÁP DẠY HỌC TẬP ĐỌC
•
•
•
•
THEO NHÓM CHO HỌC SINH LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•
•
•
•
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI, 2015
•
TRƯỜNG ĐẠI HỌC su ' PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC
NGUYỄN THỊ SANG
BIỆN PHÁP DẠY HỌC
• TẬP
• ĐỌC
•
•
THEO NHÓM CHO HỌC SINH LỚP 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•
•
•
•
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Hòa
HÀ NỘI, 2015
•
LỜI CẢM ƠN
Đối với em việc nghiên cứu khoa học là một công việc thực sự mới.
Em thấy rất vinh dự và cũng ý thức được rằng đây là một công việc không
đơn giản, đòi hỏi phải có sự cố gắng, quyết tâm, phải học hỏi nhiều và phải có
kinh nghiệm thực tế.
Đề tài “Biện pháp dạy học Tập đọc theo nhóm cho học sinh lóp 3”
của em được bắt đầu thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
Quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài đã giúp em tiếp cận với
những đổi mới ở trường phổ thông và làm quen với công việc nghiên cứu
khoa học. Đây là một trong những kinh nghiệm quý báu giúp em mai sau có
thể thực hiện tốt hơn công việc giảng dạy của mình.
Với tất cả tình cảm tấm lòng của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới cô Phạm Thị Hòa - người hướng dẫn, chỉ bảo em trong
suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài.
Em xin cảm ơn BGH nhà trường cùng toàn thể các thầy cô trong
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đa giúp đỡ em trong quá trình học tập vừa
qua.
Em cũng cũng xin gửi lời cảm ơn tới BGH nhà trường cùng các thầy cô
giáo trong Trường Tiểu học cổ Loa đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành
đề tài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Sang
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập
và nghiên cún ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan kết quả
nghiên cứu của đề tài “Biện pháp dạy học Tập đọc theo nhóm cho học sinh
lóp 3” không có sự trùng lặp với bất kì một đề tài nào khác.
Neu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Sang
DANH MỤC CÁC CHỦ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
BGH
Ban Giám Hiệu
TN
Thực nghiệm
ĐC
Đối chứng
NNC
Người nghiên cứu
HĐ
Hoạt động
pp
Phương pháp
PPDH
Phương pháp dạy học
BPDH
Biện pháp dạy học
NXB
Nhà xuất bản
NCTT
Nghiên cứu thực tiễn
N1
Nhóm 1
N2
Nhóm 2
HTL
Học thuộc lòng
TV3
Tiếng Việt 3
SL
Số lượng
TL
Tỷ lệ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cún.......................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứ u ..................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4
7. Cấu trúc khóa luận...........................................................................................4
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC....................... 5
VẬN DỤNG BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM...........................................5
TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC Ở LỚP 3.......................................................... 5
1.1 Cơ sở lí luận của hoạt động dạy học tập đọc theo nhóm............................. 5
1.1.1 Lí thuyết hội thoại và hoạt động dạy học tương tác................................. 5
1.1.2 Một số vấn đề về dạy học theo nhóm........................................................7
1.1.2.1 Khái niệm dạy học theo nhóm................................................................ 7
1.1.2.2 Các hình thức tổ chức nhóm trong dạy học Tiếng Việt......................... 7
1.1.2.3 Các biện pháp dạy học theo nhóm........................................................ 10
1.1.2.4 Các bước thực hiện hoạt động nhóm.................................................... 12
1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh độ tuổi 8 đến 9.......................................... 14
1.1.4 Sự phù hợp của việc vận dụng hoạt động nhóm trong phân môn Tập đọc
lớp 3 ....................................................................................................................15
1.2
Cơ sở thực tiễn của đề tà i......................................................................16
1.2.1 Một số vấn đề về dạy học Tập đọc ở lớp 3.............................................. 16
1.2.2 Cấu trúc bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 ................. 16
1.2.3 Quy trình dạy học bài tập đọc cho học sinh lớp 3 ...................................19
1.2.4 Thực tiễn của việc sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Tập đọc ở
lớp 3 ................................................................................................................... 21
Tiểu kết chương 1..............................................................................................25
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
CHO HỌC SINH LỚP 3 .................................................................................. 26
2.1 Tổ chức hoạt động nhóm trong bước Luyện đọc đúng............................. 26
2.1.1 Xác định yêu cầu rèn kĩ năng luyện đọc đúng cho học sinh lớp 3 ....... 26
2.1.2 Chia nhóm để luyện đọc thành tiếng.......................................................27
2.1.3 Hướng dẫn các nhóm làm việc................................................................ 31
2.1.4 Cá nhân luyện đọc trong nhóm................................................................ 31
2.1.5 Các nhóm báo cáo kết quả đọc. Nhận xét đánh giá................................ 32
2.2 Tổ chức hoạt động nhóm trong bước Luyện đọc lạ i............................... 33
2.2.1 Xác định yêu cầu rèn kĩ năng luyện đọc lại của bài Tập đọc................. 33
2.2.2 Chia nhóm để luyện đọc lại..................................................................... 34
2.2.4 Các nhóm luyện đọc trước lớ p ................................................................ 37
2.2.5 Thi đọc giữa các nhóm............................................................................ 38
2.3 Tổ chức hoạt động nhóm trong bước Tìm hiểu bài................................. 39
2.3.1 Xác định yêu cầu Tìm hiểu bài trong bài tập.......................................... 40
2.3.2 Chia nhóm để làm bài tập tìm hiểu bài.................................................... 41
2.3.3 Hướng dẫn các nhóm làm việc................................................................ 41
2.3.4 Các nhóm làm việc.................................................................................. 42
2.3.5 Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. Nhận xét đánh giá........................ 43
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 44
CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................45
3.1. Mục đích thể nghiệm................................................................................. 45
3.2. Địa điểm, thời gian thể nghiệm.................................................................45
3.3. Đối tượng thể nghiệm................................................................................ 45
3.4. Nội dung thể nghiệm................................................................................. 45
3.5. Đặc điểm của nhóm thể nghiệm/đối chứng.............................................. 46
3.6. Giáo án thể nghiệm.................................................................................... 46
3.7. Ket quả thể nghiệm.................................................................................... 56
3.7.1. Một số nhận xét về kết quả thể nghiệm..................................................56
3.7.2. Kết quả thống kê..................................................................................... 57
KẾT LUẬN.......................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 60
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống và làm việc trong thế kỉ XXI - thế kỉ của những sự
vượt bậc về văn hóa và công nghệ, có trình độ chuyên môn cao, tự chủ và
sáng tạo. Vì thế đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là việc mà mỗi quốc
gia đều quan tâm, chú ý. Đất nước ta đang trong quá trình tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn lực con người và vai trò to lớn của giáo dục
là vô cùng quan trọng.
Giáo dục là mối quan tâm của toàn xã hội đặc biệt là giáo dục Tiếu học,
vì đây là bậc học nền tảng, hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ
năng, đặt nền móng vững chắc cho các bậc học trên.
Như chúng ta đã biết, ở các lóp đầu Tiểu học, đọc là một trong bốn kĩ
năng quan trọng của học sinh cần đạt được ở trong phân môn Tập đọc nói
riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Đọc tốt giúp các em tiếp thu kiến thức
được dễ dàng hơn. Các em biết trình bày, diễn đạt ý hiểu bằng lời hay giao
tiếp được tốt hơn. Tuy nhiên, kĩ năng đọc của các em là khác nhau. Mỗi em
lại có một khả năng đọc khác nhau. Có em đọc tốt, có em còn đọc chưa tốt, có
em còn mắc nhiều lỗi phát âm khi đọc... Đe giúp các em có thể hoàn thiện kĩ
năng đọc một cách tốt nhất, GV nên sử dụng những phương pháp dạy học tích
cực nhằm phát huy tối đa khả năng đọc của các em. Trong đó ta phải kể đến
biện pháp dạy học theo nhóm. Biện pháp này không chỉ đóng vai trò quan
trọng trong phân môn Tập đọc nói riêng, mà các phân môn khác hoạt động
nhóm cũng đóng vai trò quan trọng không kém như phân môn Ke chuyện,
Luyện từ và câu hay phân môn Tập làm văn,... Trong phân môn Tập đọc thì
hoạt động nhóm là một trong những biện pháp giúp các em phát huy được hết
khả năng, kĩ năng đọc của mình, biết giúp bạn bè cùng đọc đúng, biết tự sửa
1
sai cho chính bản thân mình, biết làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất,...
Thông qua hoạt động nhóm các em phát huy được tính tích cực, chủ động cho
mình, nhất là với các em đọc còn chậm hay với các em nhút nhát trước đám
đông. Hoạt động nhóm giúp các em được thỏa thích thể hiện suy nghĩ, thể
hiện kĩ năng đọc của mình một cách tự nhiên nhất.
Tuy nhiên, việc dạy học Tập đọc ở Tiểu học hiện nay giáo viên còn
chưa khai thác triệt để cũng như chưa áp dụng một cách có hiệu quả biện
pháp hoạt động nhóm vào trong bài giảng của mình. Điều đó đã làm cho bài
giảng chưa hay, chưa thực sự hấp dẫn các em, chưa phát huy được khả năng
đọc của từng học sinh và nhất là hiệu quả dạy học chưa cao.
Nhận thấy sự cần thiết của việc áp dụng hoạt động nhóm vào giảng dạy
Tập đọc cho học sinh lớp 3, nhiều tác giả đã nghiên cún song vẫn tập trung ở
các môn Toán, Tự nhiên và xã hội,... hay trong phân môn Luyện từ và câu,
phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt,... Rất ít tác giả nhìn nhận và
khai thác, tận dụng un thế của hoạt động nhóm trong lĩnh vục này. Hoạt động
nhóm giúp các em tích cực, chủ động trong việc đọc nói riêng và trong học
tập nói chung.
Từ những lý do kể trên nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp dạy học tập
đọc theo nhóm cho học sinh lóp 3” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành
sư phạm tiểu học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Vấn đề này đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu từ lâu và được biết
đến trong hệ thống các phương pháp: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
pp này được đề cập từ sớm thông qua việc xác định hệ thống các biện pháp
hữu hiệu để phát huy tính tích cực nhận thức của người học.
-
Thời cổ đại: Nhà giáo dục học Socrate (Hi Lạp), Khổng Tử (Trung
Quốc), Quintilien (La Mã).
2
- Thời Phục Hưng: Mông - tê - nhơ (Pháp)
- Thời Cận đại: Cô - men - xki (Tiệp Khắc), Ta - lây - răng (Pháp).
- Thế kỷ XVIII - XIX: Giăng - giắc - rút - xô (Pháp), Usinxki (Nga),...
- Cuối thế kỷ XX: Học tập theo nhóm diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau và được ứng dụng vào một số môn học, bài học: Thủ công, Âm
nhạc, Ngoại khóa,...
Gần đây, cách mạng Copecnich với pp học tập mới - lấy người học làm
trung tâm, nhiều nhà giáo dục đã nghiên CÚOI phương pháp học tập theo nhóm
và sử dụng hình thức tổ chức dạy học này rộng rãi.
Ở Việt Nam, bàn về vấn đề này cũng có nhiều tác giả đề cập đến như:
- Giáo dục đại học - p p dạy và học - Lê Đức Ngọc - NXB ĐHQG HN.
- Một số bài về lý luận và khả năng học tập theo nhóm của học sình Ngô Thị Dung - Tạp chí Giáo dục số 46/2003.
- Tố chức dạy học theo nhóm ở trường học - Phùng Như Thụy - Tạp chí
Giáo dục số 23/1999.
- To chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận
nhóm - Nguyễn Thị Hồng Nam - Tạp chí Giáo dục số 26/2002.
Các tác giả trên đã đưa ra được các quan niệm về nhóm, các cách tổ
chức nhóm, các bước tiến hành dạy học theo nhóm. Tuy nhiên mới chỉ dừng
lại ở bình diện khái quát, chưa đi sâu vào từng môn học cụ thể, từng lóp học
cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp vận dụng hoạt động nhóm trong giờ Tập đọc lớp 3
nhằm giúp giáo viên có thêm phương pháp dạy học phù hợp, học sinh đạt kết
quả tốt và nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học.
3
4. Nhiệm vụ nghiên cún
4.1. Tìm hiểu cơ sở lí thuyết về hoạt động nhóm, về các biện pháp dạy
học trong giờ Tập đọc lớp 3
4.2. Khảo sát thực tiễn việc dạy học Tập đọc theo nhóm ở lóp 3
4.3. Đe xuất cách tổ chức các biện pháp dạy học theo nhóm trong giờ
Tập đọc lớp 3
4.4. Bước đầu thể nghiệm các biện pháp dạy học Tập đọc theo nhóm
cho học sinh lớp 3 mà khóa luận đề xuất
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học theo nhóm trong giờ Tập đọc lớp 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu trên đối tượng học sinh lóp 3
trường Tiểu học cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Cùng với đó là HS lóp 3 trường Tiểu học Uy Nỗ, Thị trấn Đông Anh,
Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên CÚ01 lí luận: pp quan sát, tổng hợp, phân tích
- Phương pháp NCTT: pp điều tra, pp phỏng vấn
- pp xử lí thông tin
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng hình thức hoạt
động nhóm trong dạy học tập đọc ở lóp 3
Chương 2: Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ Tập đọc cho học sinh
lớp 3
Chương 3: Thể nghiệm khoa học
4
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VIỆC
VẬN DỤNG BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC Ở LỚP 3
1.1 Co' sở lí luận của hoạt động dạy học tập đọc theo nhóm
•
•
•
o
• */
•
• 1
•
1.1.1 Lí thuyết hội thoại và hoạt động dạy học tương tác
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của ngôn
ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình
thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt
động căn bản này.
Tương tác trong hội thoại
Tương tác là hiện tượng các nhân vật giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau, tác
động đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại.
Trong hội thoại nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác. Họ
tác động lẫn nhau về mọi phương diện. Đối với ngữ dụng học, quan trọng
nhất là tác động đến lời nói của nhau. Liên tương tác trong hội thoại trước hết
là liên tương tác giữa các lượt lời. Như thế lượt lời vừa là cái chịu tác động
vừa là phương tiện sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói
mà tác động đến tâm lý, sinh lý của người nói và người nghe.
Trong hoạt động dạy học theo nhóm, đặc biệt là khi hướng dẫn học
sinh tranh luận, thảo luận, giáo viên cần chú ý đến sự hòa phối lượt lời. Và
trước hết phải giúp học sinh biết tự hòa phối. Nghĩa là học sinh tự mình điều
chỉnh thái độ, hành động, lượt lời của mình theo từng bước của cuộc đối thoại
sao cho khớp với những biến đổi của đối tác và của tình huống hội thoại đang
diễn ra. Mặt khác giữa các nhân vật tương tác có sự liên hòa phối có nghĩa là
phối hợp sự tự hòa phối của từng nhân vật giao tiếp.
5
Đồng thời trong quá trình tương tác còn có những cặp trao đáp củng cố
và sửa chữa. Trao đáp củng cố nhằm thiết lập hay làm vững chắc quan hệ
giữa người trong cuộc để cuộc tương tác đạt hiệu quả.
Khi thực hiện hoạt động học theo nhóm, có thể coi học sinh phát biểu
đầu tiên, hoặc thực hiện hành động nói đầu tiên là thực hiện hành động hội
thoại trao lời. Các em phát biểu sau sẽ thực hiện các hành động nói củng cố
hay sửa chữa. Càng nhiều học sinh tham gia bổ sung ý kiến, các cặp trao đáp
củng cố và sửa chữa càng vững chắc. Nội dung bài học càng sinh động, phong
phú.
Ví dụ khi GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm câu hỏi “4. Theo em,
phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pỉ-a với quê hương như thế
nào?” ở phần Tìm hiểu bài của bài Tập đọc “Đất quỷ đất yêu ”( TV3, tập 1).
Hoạt động hội thoại trao đáp củng cố và sửa chữa sẽ diễn ra ngay từ khi các
em thảo luận trong nhóm và rất sôi nổi khi các nhóm báo cáo kết quả trước
lóp. Cụ thể với hoạt động nhóm ở câu hỏi nêu trên, hoạt động tương tác có thể
diễn ra như sau:
+ N1: Theo em thì họ rất yêu quê hương của họ ạ!
GV: Còn nhóm nào bố sung ý kiến cho nhóm bạn không?
+ N2: Theo em thì nhóm bạn trả lời đúng rồi nhưng còn thiếu ạ. Họ không chỉ
yêu quê hương của họ mà họ còn rất trân trọng quê hương của mình nữa.
GV: À nhóm 2 BS ý kiến khá hay, còn nhóm nào nhận xét hay bổ sung ý kiến
nữa không?
+ N3: Cả 2 nhóm trên đều trả lời đúng. Nhưng chúng con muốn bổ sung thêm
là. Đối với họ, đất Ê-ti-ô-pi-a là thiêng liêng cao quý nhất. Nó còn cao quý
hơn cả các sản vật quý hiếm. Họ không muốn cho những vị khách kia mang
đi những hạt cát, những lớp đất bụi của quê hương mình. Như vậy chứng tỏ
6
họ vô cùng yêu quý quê hương, trân trọng nó hơn bất kì thứ gì. Chắc hẳn họ
là những người vô cùng đáng yêu.
GV: Nhận xét, tổng kết và rút ra kết luận
1.1.2 Một số vấn đề về dạy học theo nhóm
1.1.2.1 Khái niệm dạy học theo nhóm
- Làm việc theo nhóm là một hoạt động có sự phân chia học sinh theo
từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng nhau trao đổi ý
tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá
nhân. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập
của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong
nhóm (dẫn theo đề tài “Tổ chức hoạt động nhóm” của Huỳnh Huyền Sử).
- Làm việc theo nhóm là tổ chức lớp học thành nhóm nhỏ để HS cùng
nhau làm việc, thực hiện nhiệm vụ học tập bằng cách kết họp giữa làm việc cá
nhân với chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong nhóm (dẫn theo: Phương pháp
DH Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học).
Tuy có những quan niệm rộng, hẹp về làm việc theo nhóm nhung các
tác giả đều đưa ra các dấu hiệu chung của làm việc theo nhóm là mối quan hệ
giúp đỡ, gắn kết và họp tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết
nhiệm vụ học tập.
Vậy làm việc theo nhóm là một hình thức cho HS hình thành các nhóm
học tập nhỏ. Môi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự
học tập vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong nhóm đế cùng hoàn
thành mục đích học tập chung của cả nhóm.
1.1.2.2 Các hình thức to chức nhóm trong dạy học Tiếng Việt
Có một số hình thức hoạt động nhóm sau:
- Hình thức nhóm đôi
7
Đây là hình thức HS trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình
huống do GV nêu ra. Trong quá trình giải quyết các tình huống, HS sẽ thu
nhận kiến thức một cách tích cực.
Loại nhóm này thường sử dụng khi thực hiện các nhiệm vụ tương đối
đơn giản.
Ưu điểm của hình thức này là không tốn nhiều thời gian tổ chức, không
xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùng nhau.
- Hình thức nhóm nhiều học sinh
GV chia lóp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi, tình
huống do GV đưa ra.
Có 2 loại hình thức bài tập: bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập
cho hoạt động so sánh.
Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau
(nhưng cùng một chủ đề), sau đó trao đổi và giải quyết vấn đề của nhóm mình
với nhóm khác.
Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề,
sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm.
Hoạt động trao đổi thường được sử dụng trong những bài học các nhiều
vấn đề cần giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường
dùng trong những bài học có dung lượng không lớn.
Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề,
sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm.
Hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều
vần đề cần giải quyết trong một khoảng thời gian ngắn. Hoạt động so sánh
thường dùng cho những bài học có dung lượng không lớn.
- Hình thức “kim tự tháp”
8
Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài
học. Đầu tiên, GV nêu một vấn đề cho các HS làm việc độc lập. Sau đó ghép
2 HS thành một cặp để các HS khác sẻ chia ý kiến của mình. Ke đến các cặp
sẽ tập hợp thành nhóm 8, nhóm 16,... Cuối cùng cả lớp sẽ có một bảng tổng
kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề.
Như vậy, bất kì một ý kiến cá nhân nào cũng phải dựa trên ý kiến của
số đông. Với hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và thể hiện tính
tương hỗ, mô hình này thích hợp với các giờ ôn tập khi HS phải nhớ lại các
kiến thức của các bài học trước đó.
- Hình thức “trà trộn”
Trong hình thức này, tất cả các HS trong lớp phải đứng dậy và di
chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác.
Sự di chuyển khỏi chỗ ngỗi cố định làm cho các HS cảm thấy thích thú,
năng động hơn.
Đối với các HS yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau
cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ.
Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời
đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điếm khác nhau cho cùng một vấn đề.
Hoạt động này thường được dùng trong phần mở đầu của tiết học nhằm
khởi động hoặc kích thích nhận thức của HS trước khi học bài mới.
- Tùy thuộc vào nội dung bài học có thể thành lập các hình thức hoạt
động nhóm sao cho phù họp.
- GV không nên lạm dụng các hình thức hoạt động nhóm. GV cần dựa
trên đặc điểm của từng câu hỏi, từng bài tập đọc để cân nhắc nên chọn các
hình thức hoạt động nhóm nào cho phù họp, mang lại hiệu quả tốt nhất. Đối
với những câu hỏi dễ, GV nên cho HS hoạt động nhóm đôi (gồm 2 HS), đối
9
với câu hỏi khó GV nên cho HS hoạt động nhóm vòng tròn, nhóm khăn trải
bàn, nhòm phòng tranh,...
1.1.2.3 Các biện pháp dạy học theo nhóm
Theo David Johnson và Roger Johnson phân chia các biện pháp dạy
học theo nhóm dựa trên tính cố định của nhóm. Neu lấy cấu tạo của nhóm và
nội dung, cách hoạt động nhóm làm tiêu chí phân loại thì theo tài liệu
“Phương pháp DH Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học” chúng ta có thể nói đến
những BPDH theo nhóm phổ biến, phù họp với nhà trường Việt Nam như:
nhóm đôi, vòng tròn, khăn trải bàn, XYZ, mảnh ghép, tranh luận, 0 bi, bể cá.
- Biện pháp “nhóm đôi”
“Nhóm đôi” là nhóm gồm 2 HS. Thông thường, đây là những HS ngồi
cạnh nhau trong lớp học, vừa làm việc độc lập vừa trao đổi với nhau khi cần
thiết. Tổ chức nhóm đôi là cách làm phù họp với hoàn cảnh lóp học có diện
tích nhỏ hoặc có cách sắp xếp bàn ghế không thuận tiện cho việc chia nhóm.
Nhược điểm của nhóm đôi là 2 thành viên dễ thỏa hiệp với nhau trong thảo
luận. Do đó, chỉ nên tổ chức nhóm đôi khi thực hiện các nhiệm vụ tương đối
đơn giản.
- Biện pháp “nhóm vòng tròn”
“Nhóm vòng tròn” là nhóm có cách tổ chức theo đó khoảng 4, 5 HS
ngồi quanh một bàn vừa làm việc độc lập, vừa trao đổi với nhau khi cần thiết.
- Biện pháp “khăn trải bàn”
Gọi cách tổ chức này là khăn trải bàn vì kết quả họp tác của các thành
viên trong nhóm được trình bày trên một tờ giấy (khố AO) giống như một
chiếc khăn trải bàn.
Theo cách làm này, mỗi nhóm HS sử dụng một tờ giấy to. Chia tờ giấy
thành nhiều phần: phần chính giữa để ghi ý kiến chung và một số phần xung
quanh tương ứng với số thành viên của nhóm. Mỗi HS ngồi vào vị trí tương
10
ứng với từng phần xung quanh, làm việc độc lập để trả lời câu hỏi hoặc nêu
cách giải quyết vấn đề và viết vào phần dành cho mình. Sau đó, cả nhóm thảo
luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.
- Biện pháp “phòng tranh”
Với biện pháp này mỗi HS viết suy nghĩ, ý tưởng của mình vào một tờ
giấy riêng 1'ồi dán lên trên bàn hoặc trên tường, giống như một “phòng tranh”.
Sau đó cả nhóm tham quan phòng tranh, lần lượt nghe các tác giả từng bức
tranh giới thiệu ý kiến của mình. Rồi cùng trao đổi, nhận xét, lựa chọn
phương án tối ưu hoặc thống nhất cùng xây dựng một phương án tối ưu.
- Biện pháp “XYZ”
XYZ là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm.
X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, z là thời gian
tính bằng phút dành cho mỗi người. Chẳng hạn, nếu giá trị cụ thể của XYZ là
522 thì hoạt động của nhóm sẽ diễn ra như sau:
Mỗi nhóm gồm 5 HS, mỗi HS viết 2 đáp án trên một tờ giấy trong vòng
2 phút về cách giải quyết một vấn đề, chuyển cho bạn bên cạnh, tiếp tục cho
đến khi các tất cả các HS trong nhóm đều viết và chuyển ý kiến của mình sau
10 phút.
Sau khi thu thập ý kiến, nhóm trưởng cho nhóm thảo luận về các ý kiến đó.
- Biện pháp “mảnh ghép”
Mảnh ghép là biện pháp tổ chức hoạt động họp tác liên nhóm nhằm giải
quyết một chuỗi nhiệm vụ độc lập với nhau trong cùng một vấn đề. Theo đó,
mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ riêng và sau khi hoàn thành nhiệm vụ của
mình, cử thành viên cùng đại diện nhóm khác lập ra những nhóm ghép để giải
quyết tổng thể vấn đề.
- Biện pháp “ổ bi”
11
Đây là cách tổ chức hoạt động liên nhóm, trong đó HS được chia thành
hai nhóm ngồi thành hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của 0 bi và đối
diện với nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các
HS của nhóm khác.
- Biện pháp “bể cá”
Be cá là hình thức hoạt động kết họp thảo luận nhóm với đánh giá về
hoạt động ấy, theo đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn
những HS khác trong lớp ngồi xung quanh theo dõi cuộc thảo luận và đưa ra
nhận xét về cuộc thảo luận sau khi nó kết thúc.
Trong quá trình thảo luận, nhũng người quan sát và những người thảo
luận sẽ thay đổi vai trò cho nhau. Những người quan sát có thế thay nhau ngỗi
vào một vị trì giống trong nhóm thảo luận để đặt câu hỏi đối với nhóm thảo luận
hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận trong nhóm có dấu hiệu chững lại.
- Biện pháp “tranh luận”
Áp dụng biện pháp nhóm tranh luận là tổ chức những nhóm có quan
điểm đối lập nhau hoặc khác nhau ở mức độ nhất định để cùng bàn về một
vấn đề.
1.1.2.4 Các bước thực hiện hoạt động nhóm
Theo tài liệu Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học: Đổi mới PPDH ở Tiểu
học, gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu
Trong bước này, GV phải xác định yêu cầu cho từng nhóm HS. Yêu cầu
đó phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ của HS. Không
đưa ra yêu cầu quá cao để HS không thể thực hiện được hay yêu cầu nhẹ
không kích thích được hứng thú của HS.
Bước 2: Chia nhóm
12
GV có thể chia 2 - 6 HS thành một nhóm theo tổ hoặc dãy bàn. Tùy thuộc
vào nội dung, mục đích, yêu cầu và thời lượng của tiết học mà GV có thể sử
dụng các loại nhóm sau:
Nhóm cặp đôi (2 HS): GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 2 HS.
Vị trí, vai trò của 2 HS trong nhóm là bằng nhau.
Nhóm nhiều người (từ 3 - 7 HS): GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi
nhóm từ 3 - 7 HS, HS thảo luận theo các tính huống mà GV đưa ra.
Các nhóm được chia ngẫu nhiên và có chủ định:
- Nhóm nhiều trình độ: có cả HS giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Nhóm cùng trình độ: trong nhóm HS có cùng trình độ.
- Nhóm tình bạn
- Nhóm cùng sở thích
- Nhóm cùng nhu cầu học tập
Trong các kiểu nhóm trên, hai kiểu đầu được sử dụng nhiều hơn và sử
dụng trong phần chính của bài.
Bước 3: Hướng dẫn các nhóm làm việc
Sau khi xác định nhiệm vụ cho HS cũng như việc chia nhóm được hoàn
tất thì GV cần hướng dẫn cho các nhóm làm việc.
GV cần khơi gợi cho HS những hướng mà HS phải thực hiện để các em
có thể dễ dàng thực hiện được công việc của nhóm mình.
Bước 4: Các nhóm làm việc độc lập
Các nhóm nhận được nhiệm vụ 1'ồi thì phải có hiệu lệnh “Bắt đầu” của
GV các nhóm mới được thực hiện. Bởi hoạt động nhóm nào cũng phải được
diễn ra trong một khoảng thời gian phù họp, đủ để cho các em hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình đó, GV phải quan sát, đôn đốc, cũng như nhắc nhở các
nhóm nếu như có nhóm nào thảo luận ồn ào quá, hoặc làm việc riêng, hoặc là
13
không hoạt động,... Cũng như gợi ý cho các nhóm còn chưa hiểu hay chưa
theo kịp các nhóm khác.
Bước 5: Tổ chức cho các nhóm báo cáo
Tùy từng phần của bài học, tùy từng yêu cầu của bài học mà GV tổ chức
cho HS trình bày dưới các hình thức khác nhau.
1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh độ tuổi 8 đến 9
Các em ở trường Tiểu học, hay còn gọi là tuổi nhi đồng, lứa tuổi đầu
tiểu học. Đen trường thực hiện hoạt động học tập là bước ngoặt quan trọng
trong đời sống trẻ ở lứa tuổi này. Thời kỳ này trẻ có sự phát triển mạnh và
khác nhau ở từng giai đoạn về nhận thức, tư duy, trí nhớ.
Tư duy của học sinh lớp 3 mang đậm màu sắc cảm xúc và chiếm iru thế
ở tư duy trục quan hành động. So với lóp 4, 5 thì tư duy của các em lóp 3
(cuối giai đoạn 1) mức độ nhận thức thấp hơn. Khả năng khái quát hóa, tư duy
logic của các em chưa cao. Các em chỉ chú ý đến ngôn từ dễ hiểu, hoạt động
phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đắng.
v ề nhu cầu nhận thức, trong nhũng năm đầu bậc Tiểu học, nhu cầu
nhận thức của học sinh phát triển rất rõ nét. Đặc biệt những nhu cầu tìm hiểu
thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết. Neu như học sinh lớp 1 có nhu cầu
tìm hiểu “cái đó là cái gì?” thì học sinh lóp 3 đã có nhu cầu giải quyết các câu
hỏi “tại sao?” và “như thế nào?”. Nhu cầu đọc sách của các em cũng phát
triển cùng với sự phát triến của kĩ xảo đọc. Các em ham thích đọc sách hơn.
Đây chính là thuận lợi cho việc phát triển năng lực đọc hiểu cho HS khi các
em tiếp nhận văn bản trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Mặt khác, các
em có nhu cầu giao tiếp, trao đổi ý kiến, kể lại những gì mình học với các
bạn, như vậy các em dễ dàng bộc lộ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của bản thân,
tự bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học.
14
v ề trí nhớ, HS lớp 3 ghi nhớ máy móc phát triến và chiếm ưu thế hơn
so với ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa
biết khái quát hóa xây dựng bài để ghi nhớ. Nắm được điều này GV cần giúp
các em biết cách khái quát hóa đơn giản mọi vấn đề giũp các em hiểu đâu là
nội dung quan trọng của bài cần ghi nhớ. Đặc biệt GV cần phải hình thành ở
các em tâm lý hứng thú, vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức của văn bản đọc.
Chú ý của HS lớp 3 tập trung không cao. Một tiết học ở Tiểu học diễn
ra trong 35 - 40 phút, HS thường chỉ tập trung trong 15 phút đầu còn về cuối
tiết các em thường mất tập trung. Mà hoạt động đọc hiểu thường diễn ra trong
suốt cả tiết học. Do vậy, GV nên sáng tạo và kết hợp nhiều hình thức dạy học
nhằm lôi cuốn các em để giờ học đạt kết quả tốt nhất.
Dựa vào những đặc điểm tâm lý của HS lớp 3 đồng thời biết bám sát
vào đặc điểm trọng tâm nổi bật, chúng ta có thể đưa ra những phương pháp
dạy tập đọc họp lí nhằm rèn luyện kỹ năng đọc cho các em được tốt hơn.
1.1.4 Sự phù họp của việc vận dụng hoạt động nhóm trong phân môn Tập
đọc lớp 3
Như chúng ta đã biết thì phân môn Tập đọc nhằm trang bị cho học sinh
kĩ năng đọc một cách lun loát, nhuần nhuyễn và hiểu được nội dung của bài
tập đọc. Trong khi đó các em đọc một mình, đọc riêng lẻ thì không thể hình
thành tốt được kĩ năng đọc cho mình. Nếu các em được đọc cùng nhau, biết
lắng nghe, tự sửa lỗi phát âm cho nhau thì các em sẽ đọc được trôi chảy hơn,
khắc phục được tình trạng đọc chậm, đọc sai các phụ âm, các vần khó của học
sinh. Vậy nên việc sử dụng hoạt động nhóm trong giờ tập đọc là một sự lựa
chọn rất phù hợp và đem lại hiệu quả vô cùng lớn.
15
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Một số vấn đề về dạy học Tập đọc ở lóp 3
Tập đọc là một trong năm phân môn của môn Tiếng Việt được dạy và
học từ lóp 1 đến lóp 5. Ở lóp 1, đó chính là phân môn Học vần. Đen lóp 2, 3,
4, 5 được gọi là phân môn Tập đọc.
Riêng ở lớp 3, thời lượng dành cho môn Tiếng Việt chỉ có 9 tiết/tuần,
tức là giảm 1 tiết/tuần so với lớp 2. Vì vậy giải pháp được lựa chọn là giảm
bớt 0,5 tiết Tập đọc và 0,5 tiết Kẻ chuyện mỗi tuần. Theo cách này mỗi truyện
kể tuần đầu tiên chỉ được đọc và tìm hiểu trong 1,5 tiếtcòn 0,5 tiết còn lại
được dành để kể lại câu chuyện ấy. Do đó, Tập đọc được dạyvà học trong 2,5
tiết/tuần. Cả năm dạy và học 77,5 tiết Tập đọc.
1.2.2 Cấu trúc bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
Đối với lóp 3, mỗi tuần học 2,5 tiết Tập đọc, mỗi tiết học khai thác một
loại hình văn bản tập đọc. Mở đầu tuần học thường là truyện kể, giữa tuần là
thơ, văn bản khoa học, văn miêu tả. Ví dụ tuần 25 - chủ điểm Le hội, mở đầu
là truyện kể “Hội vật”,giũa, tuần là văn bản miêu tả “Hội đua voi ở Tây
Nguyên
Một tuần học 8 tiết Tiếng Việt, trong đó có 2,5 tiết Tập đọc, 0,5 tiết Kẻ
chuyện, 1 tiết Luyện từ và câu, 1 tiết Tập viết, 2 tiết Chính tả, 1 tiết Tập làm
văn. Mở đầu tuần học là văn bản Tập đọc, sau đó là các phân môn khác SGK Tiếng Việt 3 được cấu trúc như sau (xét trong tuần học):
- Tập đọc
- Kể chuyện
- Chính tả
- Tập đọc
- Luyện từ và câu
m ^
_ • Á,
- Tập viêt
16
- Tập đọc (bài đọc thêm)
- Chính tả
- Tập làm văn
Chẳng hạn tuần 10 - chủ điểm Quê hương được cấu trúc như sau:
Tập đọc: Giọng quê hương
Ke chuyện: Giọng quê hương
Chính tả-Nghe viết: Quê hương ruột thịt
Phân biệt oai/oay, 1/n
Dấu hỏi/dấu ngã
Tập đọc: Quê hưong
Luyện từ và câu: So sánh, dấu chấm
Tập viết: Ôn chữ hoa G (tiếp theo)
Tập đọc: Thư gửi bà
Chính tả-Nghe viết: Quê hương
Phân biệt et/oet, 1/n
Dấu hỏi/dấu ngã
Tập làm văn: Tập viết thư và phong bì thư
Toàn bộ kiến thức phần Tập đọc được trình bày trong mối quan hệ liên
môn với các phân môn khác. Phần lớn văn bản bài tập đọc được dùng làm
ngữ liệu cho phần Kẻ chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
Một bài Tập đọc 3 trong SGK được biên soạn theo cấu trúc sau:
Tên bài tập đọc
Tranh minh họa bài tập đọc
Văn bản bài tập đọc
Chú giải
Câu hỏi tìm hiểu bài
17
Ví dụ, bài tập đọc “Cuộc chạy đua trong rừng” (Tiếng Việt 3, tập 2,
trang 80-81, tuần 28-chủ điểm Thể thao)
- Tên bài tập đọc
- Tranh minh học: Hình ảnh chú ngựa, hươu, nai, thỏ, chó sói, hổ, gấu
và khu rùng
- Văn bản bài tập đọc “Cuộc chạy đua trong rừng”
- Chú giải: giải nghĩa các từ nguyệt quê, móng, đối thủ, vận động viên,
thảng thốt, chủ quan.
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
1. Ngựa con chuân bị tham dự hội thi như thể nào?
2. Ngựa cha khuyên con như thế nào?
3. Vì sao ngựa con không đạt kết quả trong hội thỉ?
4. Ngựa con rút ra bài học gì?
Tuy nhiên, cũng có sự thay đổi về cấu trúc bài học. Chẳng hạn bài
“Cùng vui chơi ” - tuần 28 - chủ điếm Thể thao (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 83 84):
- Tên bài tập đọc
- Văn bản bài tập đọc
- Tranh minh họa: hình ảnh các bạn học sinh nam đang đá cầu, học sinh
nữ đang nhảy dây
- Phần chú giải: Giải nghĩa các từ quả cầu giấy, nắng vàng
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
1. Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?
2. Học sinh vui chơi và khéo léo như thế nào?
3. Vì sao nói “Chơi vui học càng vui”?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
18
1.2.3 Quy trình dạy học bài tập đọc cho học sinh lớp 3
* Quy trình giờ dạy Tập đọc - Kế chuyện lớp 3
T iếtl
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá; tóm tắt nội dung chính của bài học trước.
II. Bài Mới
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu:
b. Luyện đọc câu
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (Ket họp giáo viên sửa lỗi phát
âm cho HS) - (2 lượt)
- GV ghi lên bảng những lỗi sai phổ biến của HS cho HS phát âm lại cá
nhân hoặc đồng thanh
c. Luyện đọc đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (Ket hợp giải nghĩa từ, hướng dẫn
ngắt nghỉ câu dài)
+Lần 1 kết họp ngắt nghỉ.
+ Lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm (HS quay nhóm luyện đọc)
- Đọc trước lớp (nhóm) 2 nhóm.
d. Đọc đồng thanh
- Đọc đồng thanh 1 đoạn (văn xuôi) hoặc Đồng thanh cả bài (thơ)
- 1 HS đọc lại toàn bài
3. Tìm hiểu bài:
19
- HS đọc thầm từng đoạn kết hợp trả lời câu hỏi tương ứng với nội
dung từng đoạn trong SGK
- GV đặt câu hỏi giúp HS rút ra nội dung bài
Tiết 2
4. Luyện đọc lại:
- GV hoặc HS đọc diễn cảm 1 đoạn hoặc cả bài (thơ)
- GV nhắc lại cách đọc giọng đọc
- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm đọc phân vai trong nhóm hoặc
diễn cảm
- Cho HS thi đọc (đại diện các nhóm hoặc cả nhóm)
- Hướng dẫn HTL (nếu SGK yêu cầu)
- GV nhận xét, tuyên dương
5. Kể chuyện:
- GV kể mẫu (có thể HS giỏi)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý
- Hướng dẫn HS kể tùng tranh theo gợi ý
* Kể trong nhóm
- HS kể trong nhóm từng tranh
- Cho HS thi kể từng tranh
* Kể trước lóp:
- Gọi HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện;
- GV tổng kết rút ra ý nghĩa của câu chuyện.
III. Củng cố- dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học
- Dặn HS về nhà luyện kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe.
Chuẩn bị tiết học sau
20
* Quy trình giờ dạy Tập đọc lớp 3 cũng tương tự như quy trình của
giờ Tập đọc kế chuyện chỉ bớt đi phần Ke chuyện mà thôi, còn các hoạt
động khác được tố chức tương tự như nhau.
1.2.4 Thực tiễn của việc sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Tập đọc ở
lóp 3
Bằng việc sử dụng hai mẫu phiếu khảo sát là Phụ lục 1 - đối với 25
giáo viên và Phụ lục 2 - đối với 30 học sinh, tôi đã thu được kết quả như sau:
*
Đối với giáo viên:
Với 25 phiếu khảo sát được phát ra và thu về tôi thu được: 20/25 phiếu
(chiếm 80%) số GV cho rằng rèn kĩ năng đọc cho các em học sinh lóp 3 là rất
quan trọng. Các thầy cô còn giải thích thêm, các em lớp 3 là lớp cuối của giai
đoạn một ở tiểu học vì vậy mà ý muốn tìm tòi và đọc sẽ lớn hơn các em lóp
nhỏ. Nên việc giáo viên chú trọng tới rèn luyện kĩ năng đọc cho các em học
sinh lớp 3 là hoàn toàn phù hợp. Tương tự như thế thì cũng có tới 80% GV
được hỏi cho rằng việc sử dụng hoạt động nhóm trong giờ tập đọc đem lại
hiệu quả khá cao. Có tới 68% GV đã hiểu thế nào là hoạt động nhóm. Tuy
nhiên chiếm phần nhỏ hơn GV được khảo sát thì lại ít thường xuyên sử dụng
hoạt động nhóm trong giờ tập đọc của mình (chỉ chiếm 45%). Họ cho là vì
nhiều lí do khác nhau như: chia nhóm tốn thời gian của giò’ tập đọc (20%), lóp
học còn đông học sinh nên việc chia nhóm thật sự khó khăn (35%), hay diện
tích lớp học không rộng nên việc chia nhóm, việc hoạt động nhóm mang lại
cho các em nhiều khó khăn (23%),... nên việc sử dụng hoạt động nhóm trong
giờ tập đọc thực sự chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy như sau:
+ về ưu điểm:
- Dạy học theo nhóm đã được GV hiểu một cách cơ bản nhất
- GV đã nhận thức được những lợi ích của dạy học theo nhóm
21
- GV cũng đã biết sử dụng hoạt động nhóm vào trong giờ dạy của mình
- GV cũng đã biết lựa chọn hình thức và cơ cấu nhóm tương đối phù
họp; đã nêu được các bước dạy học theo nhóm. Khâu chuẩn bị của GV cho
HS làm việc theo nhóm cũng tương đối tốt.
+ Nhược điểm:
- Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm chưa được GV thực hiện đầy
đủ. Sự không đầy đủ này được thể hiện ngay từ khâu thiết kế hoạt động nhóm.
GV chỉ đưa vào trong giáo án của mình dòng chữ “HS hoạt động nhóm 3”
(nhóm đôi, nhóm 4,...) mà chưa có yêu cầu, quy trình hay công việc cụ thể
của từng nhóm. Hay thậm chí chỉ là đưa vào cho có chứ không hề tổ chức
hoạt động nhóm cho các em.
- GV chưa hiểu đúng bản chất, tính đa mục đích của dạy học theo nhóm
nhỏ. Khi tiến hành tổ chức theo nhóm nhỏ GV chủ yếu hướng HS nhằm vào
mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể mà nhóm HS cùng nhau thực
hiện chứ chưa chú trọng tới việc giáo dục cho HS những kĩ năng xã hội quan
trọng mà làm việc theo nhóm có ưu thế.
- Hình thức hoạt động nhóm của GV dành cho HS luôn có sự lặp lại
hay là gò bó cũng có thế gọi là thói quen mà GV đã lập sẵn từ đầu. Giờ học
nào cũng hầu như như nhau về số lượng các thành viên trong nhóm như
“nhóm đôi”, “nhóm 4”, “nhóm
bao gồm các em ngồi gần nhau mà
không quan tâm tới các nhóm khác như (khăn trải bàn, kim tự tháp, bể cá,...)
khiến cho tiết dạy nhàm chán, đơn điệu.
- Cách chia nhóm mà GV sử dụng chủ yếu theo bàn và không thay đổi
cách chia nhóm trong suốt một tiết học hay trong một học kì. Vì vậy mà các
em trong lóp ít gần gũi nhau, ít chia sẻ với nhau,... làm cho lóp học còn chưa
vui vẻ, đoàn kết.
22
- Sau khi nhóm luyện đọc, GV ít khi nhận xét hết được các nhóm về ý
thức cũng như kĩ năng đọc của các nhóm. Vì trong lớp có nhiều nhóm quá,
GV chỉ có thể nhật xét được một số nhóm đứng lên đọc bài, hay nhóm nào
đọc chưa tốt, chứ chưa thực sự nhận xét hết lượt các nhóm trong lớp.
- Nhiệm vụ giao cho nhóm còn chưa thực sự hợp lí, đôi khi còn đơn
giản quá khiến các em nhanh chán; hay câu hỏi khó mà nhóm ít thành viên
nên không giải quyết được,...
* v ề phía học sinh:
Thông qua kết quả khảo sát của Phụ lục 2 tôi nhận thấy rằng:
Các em học sinh lóp 3 hầu như chưa hiểu nhiều về hoạt động nhóm,
nhưng các em rất thích đọc cùng với bạn mình 26/30 phiếu - chiếm hơn 86%
các em HS được hỏi đều cho rằng đọc bài cùng bạn rất vui, và các em thích
điều đó. Các em thích đọc với bạn mình vì các em được bạn sửa lỗi phát âm
cho mình, học được điều tốt của bạn cũng như sửa lỗi cho bạn, điều đó làm
cho bạn bè thêm gần gũi và gắn bó với em hơn, việc luyện đọc với bạn mang
lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên phần lớn các em HS đều cho rằng, GV của họ ít
tổ chức hoạt động nhóm trong giờ tập đọc cho các em, mà nếu có tổ chức thì
GV thường tố chức theo nhóm đôi, nhóm 4 hay nhóm 6 vì các em ngồi gần
nhau.
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy:
* v ề ưu điểm:
- HS đã có kĩ năng học theo nhóm, các em biết nhanh chóng gia nhập
nhóm, bầu nhóm trưởng, phân công công việc cho các thành viên, đọc bài
theo thứ tự đã định.
* Nhược điểm:
- Các thành viên trong nhóm không nghe ý kiến của nhau, còn tranh
nhau đọc đoạn ngắn, đoạn dễ đọc; còn có hiện tượng lấn át hoặc chấp nhận ý
23
kiến của nhau một cách miễn cưỡng. Thường là các em giỏi, các em cán bộ
lớp trong nhóm đó áp đặt ý kiến cho toàn nhóm.
- Vai trò của các thành viên trong nhóm không/ít khi thay đổi (chỉ 1, 2
người thường xuyên làm nhóm trưởng hoặc thư kí).
- Khi hoạt động nhóm có một vài thành viên không hợp tác, chỉ ngồi
đùa nghịch, nói chuyện riêng.
>
Nhận xét:
Qua phiếu điều tra, tôi thấy rằng: phần lớn các em HS ở trường Tiểu
học Cổ Loa đều thích tiết học Tập đọc có sử dụng biện pháp hoạt động nhóm,
còn lại ở mức độ bình thường và một phần nhỏ là không thích. Đa số các em
thích sử dụng biện pháp hoạt động nhóm trong tiết Tập đọc bởi biện pháp này
giúp các em phát huy vai trò chủ thế, có cơ hội được tự thể hiện, tự khắng
định khả năng của mình; kết quả học tập thường cao hơn. Và đặc biệt giúp
các em gần gũi, thêm gắn kết với nhau hơn.
Với cách tổ chức nhóm của GV hiện nay trong giờ Tập đọc, phần lớn
các em đều cảm thấy không thích thú vì các em cũng thấy cách phân chia số
thành viên trong nhóm là chưa hợp lí (hầu như lần nào chia nhóm về cơ bản
số lượng thành viên vẫn giống nhau).
Có thể thấy, cùng một khu vực, cùng một địa phương, cùng biện pháp
tổ chức hoạt động nhóm nhưng sự thích thú của các em là khác nhau, sự yêu
thích cách GV tổ chức hoạt động nhóm của HS là khác nhau. Điều đó phụ
thuộc vào từng loại đối tượng học sinh cũng như biện pháp truyền đạt, cách tổ
chức lớp học của GV.
24
Tiếu kết chương 1
Tập trung phân tích về cơ sở lí luận và thực tiễn của nghiên CÚ01. Hệ
thống được một số khái niệm về hoạt động theo nhóm; các hình thức tổ chức
hoạt động nhóm trong dạy học Tiếng Việt, đặc điểm cũng như yêu cầu của
hoạt động theo nhóm.
Triển khai tìm hiểu thế nào là lí thuyết hội thoại, hoạt động tương tác;
đặc điểm tâm lí của HS tiểu học, cũng như sự phù hợp của việc vận dụng hoạt
động nhóm trong phân môn tập đọc lóp 3.
Bên cạnh đó, người NC cũng đã tìm hiểu về nội dung chương trình
môn Tiếng Việt lóp 3, chuẩn kiến thức kĩ năng đọc ở lóp 3, cũng như thực
tiễn việc sử dụng hoạt động nhóm trong giớ tập đọc ở lớp 3 hiện nay.
25
CHƯƠNG 2: TÓ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIỜ TẬP ĐỌC
CHO HỌC SINH LỚP 3
Trong chương ly chúng tôi đã trình bày quy trình dạy học Tập đọc cho HS
lớp 3. Quy trình này bao gằm 5 bước I/ Đọc mẫu; II/ Luyện đọc đúng; III/
Tìm hiểu bài; IV/ Luyện đọc lại.; V/ Củng cố, dặn dò. Tồ chức hoạt động
nhóm cho học sinh trong giờ tập đọc, chủng tôi quan tâm đến hoạt động
dạy học Tập đọc từ bước 2 đến bước 4.Bu’ớc II và bước IV có chung nhiệm
vụ rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho HS. Vì vậy chúng tôi xem xét việc tố
chức hoạt động nhóm của hai bước này cùng trong mục “ Tồ chức hoạt
động nhóm trong bước Luyện đọc thành tiếng cho HS” đế tiện đối chiếu so
sánh.
Tổ chức hoạt động nhóm trong bước Luyện đọc thành tiếng cho
học sinh ỉóp 3
2.1 Tố chửc hoạt động nhóm trong bưóc Luyện đọc đúng
2.1.1 Xác định yêu cẩu rèn kĩ năng luyện đọc đúng cho học sinh lớp 3
Đối với HS lóp 3, rèn kĩ năng đọc đúng được ưu tiên hơn các kĩ năng
khác. Ở lớp 3, các em cần đạt được các mức độ về đọc đúng như sau:
- Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu.
- Đọc tron câu, đoạn hoặc bài ngắn có nội dung hành dụng và một số
văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 7 0 - 8 0
chữ/phút. Biết nghỉ hơi ở những chỗ có dấu câu và nghỉ hơi ở những chỗ cần
tách ý trong câu.
Yêu cầu chung là như vậy, nhưng mỗi bài tập đọc lại có những yêu cầu
cụ thể riêng. Ví dụ trong SGK Tiếng Việt 3, tập l,tiết tập đọc “Giọng quê
hương” được bố trí ngay trước tiết chính tả “Phân biệt oai - oay, 1- n, dấu hỏi
- dấu ngã”. Để giúp HS viết chính tả đúng theo nguyên tắc nghe - đọc
26
đúng/viết đúng, thì một trong những yêu cầu cơ bản của tiết tập đọc nói trên
là luyện cho HS đọc đúng các tiếng chứa vần oai/ oay, hoặc các tiếng chứa
dấu hỏi, dấu ngã , chứa các phụ âm 1/n . Yêu cầu này sẽ chi phối việc chọn HS
để chia nhóm. Nghĩa là, chia nhóm đôi GV phải chú ý không thể để hai em
cùng ngọng 1/n vào một nhóm. Tương tự, khi chia các nhóm theo hình thức
khác, GV cũng phải cân đối số HS phát âm chuẩn và chưa chuẩn giữa các
nhóm. Ví dụ trong bài “Người lính dũng cảm” (TV3, tập 1). Bài này cũng
được sắp xếp trước bài Chính tả “Phân biệt n/1, en/eng”. Bài tập đọc này gồm
4 đoạn. Khi GV chia nhóm gồm 4 HS là một nhóm thì phải chú ý xem trong
các nhóm đó có bao nhiêu em ngọng n/1, bao nhiêu em không ngọng. Đe sắp
xếp các em vào nhóm sao cho phù họp. Tránh trường hợp 1 nhóm 4 HS mà có
tới 3 HS bị ngọng 1/n, có nhóm lại không có em nào ngọng. Như vậy nhóm có
các em ngọng nhiều như vậy thì tự các em rất khó để phát hiện ra lỗi của
mình. Trong trường hợp đó, GV cần phải linh hoạt đổi chỗ các thành viên của
nhóm đó với nhóm khác. Tốt nhất là chia bớt các em đọc chưa chuẩn sang các
nhóm khác, sắp xếp làm sao mỗi nhóm chỉ có một em bị ngọng. Neu nhiều
em ngọng quá thì bắt buộc phải có nhóm 2 HS được ngọng. Chứ không được
như trường hợp trên 3Á HS bị ngọng.
2.1.2 Chia nhóm đế luyện đọc thành tiếng
Có nhiều cách chia nhóm khác nhau để HS thực hiện hoạt động đọc
thành tiếng. Như trên đã nói, việc chia nhóm trước hết phải căn cứ vào yêu
cầu, nhiệm vụ của mỗi bài tập đọc. Mặt khác việc chia nhóm, nhất là việc chia
nhóm để luyện đọc đoạn phải căn cứ vào cấu trúc (cả cấu trúc hình thức và
cấu trúc nội dung) của từng bài tập đọc. Tuy nhiên ở Tiểu học thường thì GV
chia nhóm theo cấu trúc (hình thức) của bài tập đọc. Nghĩa là vào các đoạn
được đánh dấu bằng những chỗ xuống dòng, hoặc đánh số thứ tự của đoạn ở
27
đầu mỗi đoạn. Bài tập đọc gồm mấy phần thì chia nhóm gồm từng đó thành
viên để việc đọc thành tiếng của các em được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ví dụ như bài “Thư gửi bà” (TV3, tập 1). Bài này gồm 3 đoạn được
đánh số theo thứ tự 1,2, 3. GV chỉ việc chia nhóm 3 để các em luyện đọc
thành tiếng.
Hay bài “Nắng phương Nam” (TV3, tập 1), bài tập đọc này gồm 5 đoạn
cũng được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 5. GV cũng rất đơn giản chia nhóm
mỗi nhóm gồm 5 em. GV có thể sử dụng biện pháp “vòng tròn” để chia nhóm
cho các em.
Hoặc những bài thơ thì GV lại chia nhóm dựa theo số khổ thơ có trong
bài. Như bài “Cái cầu” (TV3, tập 1). Bài thơ gồm 4 khổ thơ thì GV có thể
chia nhóm 4 đế hướng dẫn các em đọc bài.
Tuy nhiên, không phải bài tập đọc nào, GV cũng có thể chia nhóm dựa
vào số lượng đoạn có trong bài tập đọc được. Bởi vì trong một số bài tập đọc
có nhũng đoạn rất ngắn, chỉ gồm một hoặc hai câu đơn. Vì vậy mà việc chia
nhóm dựa theo cấu trúc của bài không đạt hiệu quả. Neu chia như vậy thì có
em phải đọc đoạn quá dài, có em lại chỉ phải đọc một, hai câu. Vậy thì việc
hình thành kĩ năng đọc đúng ở các em hiệu quả đạt được là không cao. Trong
những trường họp đó, GV phải can thiệp sớm. GV cần chuẩn bị trước ở nhà là
bài này có thể chia đoạn như thế nào cho phù hợp với nội dung tìm hiểu của
bài (đây là cách chia nhóm theo trường họp thứ hai - nội dung). Đe từ đó,
chia nhóm cho các em sao cho hiệu quả.
Ví dụ luyện đọc đoạn trong bài “Con cò” (TV3, tập 2, tr 111). Bài này
nếu chia đoạn theo hình thức của bài thì bài tập đọc gồm 4 đoạn văn, được
phân cách nhau bởi các dấu chấm xuống dòng. Tuy nhiên, chúng ta để ý đoạn
1 và đoạn 4 chỉ có một câu văn, cụ thể là:
28
Đoạn 1: “Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khũc
sau một nấm gò.”
Đoạn 4: “Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một
tiếng động trong không khí.”
Hai đoạn này đều rất ngắn, nhung đoạn 2 và đoạn 3 lại là hai đoạn khá
dài. Mỗi câu cũng có tới 3, 4 câu văn khác. Vậy thì việc chia nhóm theo hình
thức của bài tập đọc ở đây không còn mang lại hiệu quả nữa. Bởi khi luyện
đọc, có em thì được đọc một đoạn khá dài, được luyện nhiều hơn, vậy mà em
khác thì lại đọc có một câu. Như vậy thì hiệu quả của việc chia nhóm theo
hình thức bài tập đọc không còn mang lại hiệu quả nữa. Ở đây, GV phải dựa
vào nội dung của bài tập đọc để chia. Ta thấy đoạn 1 (câu văn đầu tiên) miêu
tả về cánh đồng, về lạch nước hay nói cách khác câu văn này miêu tả thiên
nhiên. Đoạn thứ hai ta thấy, câu đầu tiên vẫn còn miêu tả về thiên nhiên của
một buổi chiều. Như vậy ta có thể hoàn toàn ghép đoạn 1 vào đoạn 2 thành
một đoạn. Bởi nó hoàn toàn logic mà lại họp lí. Nhất là khi đọc đến câu hỏi 1
của (?) phần tìm hiểu bài ta thấy:
1. Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
Khung cảnh thiên nhiên đó được miêu tả ở cả đoạn 1 và đoạn 2 của bài.
Như vậy việc ghép 2 đoạn văn này là họp lí.
Còn đoạn 3 và đoạn 4 ta đều thấy nó miêu tả dáng vẻ của con cò cũng
như của con người. Vậy ta cũng có thể ghép 2 đoạn này thành một đoạn được.
Tuy nhiên khi ghép lại thì đoạn đó lại hơi dài để luyện đọc. Vậy nên, ta có thế
tách đoạn thứ 3 ở chỗ: “....cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình.”, thành
đoạn thứ 2 và hai câu còn lại với đoạn cuối thành đoạn thứ 3. Việc chia như
vậy không ảnh hưởng gì tới việc tìm hiểu bài của HS. Neu GV sử dụng các
câu chuyển đoạn thì việc tìm hiểu bài của các em vẫn theo mạch của bài mà
29
không sợ bị gián đoạn. Như vậy là bài tập đọc này có thể chia làm 3 đoạn thay
vì 4 đoạn như chia theo hình thức của bài.
Ngoài ra việc chia nhóm còn phải căn cứ vào không gian lóp học và
năng lực đọc của từng HS.
Khi dựa vào không gian lóp học, GV cần phải chú ý, nếu như lớp hẹp
mà số lượng HS lại đông thì khi chia nhóm các em hoạt động như thế nào. Tất
nhiên khi diện tích lớp học không đủ thì các em không thể hoạt động nhóm
thoải mái bằng diện tích lóp học rộng. Bởi vì, lớp học nhỏ thì GV không thể
để cho các em ra khỏi chỗ của mình để đến các không gian trống mà hoạt
động nhóm lớn được. Như thế thì đương nhiên GV không thể chia nhóm lớn
trong giờ tập đọc được mà chỉ có thể chia nhóm nhỏ, như nhóm đôi, nhóm ba
hay nhóm 4 mà thôi. Ví thử nếu bài tập đọc có nhiều đoạn hơn như 6 hay 7
đoạn,... thì việc các em chia nhóm như thế nào. Điều đó cho ta thấy rằng diện
tích lớp học nhỏ thì hoạt động nhóm trong giờ học đó khó đạt được hiệu quả
cao, bởi ngày nào các em cũng ngồi cùng nhóm như vậy thì làm sao các em
thấy thú vị mà thích đọc được. Hay các em lại ngồi gần nhiều em đọc ngọng
thì đó thật sự là một điều đáng lo ngại. Nhưng nếu lớp học hẹp mà số lượng
HS lại không quá lớn thì việc chia nhóm cũng không còn khó khăn nhiều nữa.
GV có thể cho các em hoạt động nhóm thoải mái hơn cho dù bài học có thể
chia thành mấy đoạn đi chăng nữa.
Bởi mỗi HS có một năng lực đọc riêng, được rèn luyện khác nhau qua
thời gian, nên khi chia nhóm dựa vào năng lực đọc của từng HS thì GV cần
lưu ý sao cho trong một nhóm có cả các em đọc tốt có cả em đọc chưa tốt. Đẻ
khi các em luyện đọc thì các em có thể tự sửa cho nhau cũng như tự học được
cách đọc hay đọc tốt của bạn mình. Đe làm được điều này thì phải dựa vào sự
chú ý của GV hàng ngày. Khi quan sát các em đọc hàng ngày, GV quan sát
xem trong lớp của mình có bao nhiêu em đọc tốt, đó là những em nào, còn
30
bao nhiêu em đọc chưa tốt là những ai. Khéo léo luân phiên đổi chỗ cho các
em đọc chưa tốt cùng nhóm với cả các em đọc tốt. Khi GV làm được điều đó
thì hiệu quả của hoạt động nhóm sẽ cao hơn rất nhiều.
2.1.3 Hướng dẫn các nhóm làm việc
Sau khi chia nhóm, GV hướng dẫn các em phân công công việc cho các
thành viên trong nhóm. Phân công nhóm trưởng, thư kí, đế việc hoạt động
nhóm diễn ra thuận tiện hơn.
Việc phân chia các đoạn hay chọn nhóm trưởng, tốt hơn nên để các em
tự chia và bầu chọn trong nhóm. GV không nên làm giúp HS. Ở phần này,
GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng việc làm cho các em.
Còn công việc cụ thể thì phải để các em tự làm. Tự mình làm HS có ý thức về
việc làm của mình và chủ động hơn trong hoạt động nhóm.
GV yêu cầu: Mỗi nhóm có n thành viên, bây giò' các em hãy phân chia
các đoạn trong bài cho các bạn. Mỗi bạn một đoạn rồi luyện đọc trong nhóm.
Tiếp đó các nhóm tự phân công công việc cho nhau rồi thực hành luyện
đọc.
Đó là đối với các nhóm lớn đọc những bài tập đọc dài thì cần như vậy,
còn đối với các nhóm đôi mà chỉ đọc những bài thơ ngắn thì các em có thể
thay phiên nhau luyện đọc. GV phải quy định rõ ràng với các nhóm để giúp
các em được luyện đọc một cách tối đa nhất.
2.1.4 Cá nhân luyện đọc trong nhóm
Sau khi được sự hướng dẫn của GV, các nhóm bắt tay vào luyện đọc.
Việc luyện đọc trong nhóm được diễn ra theo thứ tự từng cá nhân. Nếu là
nhóm đôi các em luân phiên nhau đọc. Neu là nhóm lớn hơn, các em đọc đoạn
văn/đoạn thơ của mình đã được phân công.
Trong quá trình các em đọc trong nhóm, GV nên quan sát các nhóm
đọc, đến nhắc nhở nhóm nào làm việc không nghiêm túc (như làm việc riêng,
31
nói chuyện với bạn khiến bạn không tập trung đọc được,...). Tuy nhiên cũng
có nhóm đọc rất nghiêm túc nhưng lại đọc quá to gây ảnh hưởng tới các nhóm
khác thì GV cũng phải kịp thời nhắc nhở các em đọc nhỏ lại. Hơn thế nữa,
GV cũng phải đến từng nhóm xem các em đọc trong nhóm đã đạt hiệu quả
chưa. Có em nào đọc ngọng hay chưa đúng ở từ nào, câu nào, đoạn nào mà
các bạn khác trong nhóm không phát hiện ra thì GV phải kịp thời chỉnh sửa
cho các em.
2.1.5 Các nhóm báo cáo kết quả đọc. Nhận xét đánh giá
Khi quá trình luyện đọc cá nhân kết thúc, GV ra hiệu lệnh “Het thời
gian luyện đọc!” và yêu cầu các em chuẩn bị đọc bài theo nhóm.
GV gọi các nhóm lần lượt đứng lên đọc bài. Các bạn trong nhóm đọc nối
tiếp nhau tùng đoạn có trong bài. Sau khi các nhóm đọc xong, GV cho các bạn
nhận xét nhóm đó đã đọc tốt hay chưa, đã đọc đúng hay chưa. Việc để HS nhận
xét bài của bạn trước rồi GV mới nhận xét đem lại hiệu quả rất tốt. Qua đó mới
cho ta thấy được việc lắng nghe, theo dõi bạn đọc của HS có tốt hay không.
Tiếp đó, GV phải nhận xét việc đọc của nhóm đó luôn để các em biết được em
nào đọc đã tốt, em nào đọc chưa tốt. Nhận xét xem các em đọc còn chưa đúng,
hay phát âm chưa chuẩn ở tù’nào, đoạn nào và sửa cho các em ngay.
Vì thời gian dành cho hoạt động nhóm trong phần này không nhiều nên
cũng không thể cho tất cả các nhóm cùng lên đọc bài được. GV nên chọn
nhũng nhóm đọc tốt đọc cho các bạn khác nghe, và một nhóm có các bạn đọc
chưa tốt để giúp các em sửa lỗi (nếu có).
Cuối cùng, GV phải đưa ra lời nhận xét tổng quát xem nhóm nào hoạt
động nhóm hiệu quả, nhóm nào thực hiện chưa hiệu quả, nhóm nào còn làm
việc riêng trong giờ. Tuyên dương cũng như phê bình các nhóm.
32
2.2 Tổ chức hoạt động nhóm trong bước Luyện đọc lại
2.2.1 Xác định yêu cầu rèn kĩ năng luyện đọc lại của bài Tập đọc
Luyện đọc lại là một phần khá quan trọng với các em HS. Nhất là với
các em lớp 3 thì luyện đọc lại đem lại hiệu quả khá rõ rệt. Vì ở phần này, HS
đã đọc được tốt hơn phần đọc thành tiếng ở trên. HS khá, giỏi có thể đọc được
diễn cảm hay phân vai theo lượt lời của từng nhân vật.
Như vậy, yêu cầu của việc rèn kĩ năng đọc lại là:
- HS phải đọc trôi chảy bài tập đọc (đọc đúng)
- Biết thay đoi giọng đọc sao cho phù hợp với từng nhân vật
- Biết nghỉ hơi cũng như nhấn giọng ở nhữỉĩg từ ngữ, những câu vãn
tiêu biếu (đọc hay)
Đó là mục tiêu chung của phần Luyện đọc lại, tuy nhiên vào từng bài
cụ thể thì nó lại có mục tiêu riêng. Việc chia nhóm trong bài tập đọc đó phải
làm sao phù hợp với mục tiêu riêng của bài và qua đó còn phải đáp ứng được
mục tiêu chung của phần Luyện đọc lại.
Ví dụ như trong bài: “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (TV3, tập 1).
Mục tiêu của phần luyện đọc lại là: HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi. Phân
biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Đe đạt được mục tiêu này, GV nên
chọn 2 đoạn cuối của bài tập đọc cho HS luyện đọc. Bởi vì trong hai đoạn này
có cả lời của người dẫn truyện có cả lời của bé Thơ; có cả câu cảm và có cả
câu hỏi. GV hướng dẫn các em chia nhóm đôi để luyện đọc hai đoạn văn này.
GV chỉ cho các em gạch chân vào những từ ngữ gợi tả, gợi cảm cần đọc nhấn
giọng (tự nhiên), chỗ nghỉ hơi (sau từ ngữ nhìn kĩ cành hoa dù không có dấu
phẩy):
“Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ
cành hoa / rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lai. Se non cố đứng vững.
Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lot vào khuôn cửa sổ.
33
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngâp ánh nắng:
- Ôi, đep quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muôn thế kia?”
GV hướng dẫn cho các em khi luyện đọc nên đổi đoạn cho nhau để cả
hai cùng được nhập vai vào nhân vật cũng như được nhập vai nào người dẫn
chuyện. Khi đọc đoạn 3 phải đọc với giọng hồi hộp, đoạn 4 đọc với giọng vui
vẻ, nhanh, lời của nhân vật là một tiếng reo, đọc làm sao phải thể hiện sự vui
tươi nhí nhảnh của bé Thơ (chú ý vào câu cảm, câu hỏi ở cuối bài). Nếu các
em đạt được những điều đó là chứng tỏ các em đạt được mục tiêu của bài tập
đọc, đó cũng chính là mục tiêu đọc hay ở phần luyện đọc lại này.
Hay trong bài: “Mồ Côi xử kiện” (TV3, tập 1). Mục tiêu của phần đọc
lại là bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời các nhân vật. Đây là
bài tập đọc gồm có 4 nhân vật: Mồ Côi, bác nông dân, ông chủ quán và người
dẫn truyện. Bốn nhân vật này có các lượt lời được đan xen, lồng ghép với
nhau thậm chí cảm xúc của họ cũng được thay đổi qua các lượt lời. Việc cảm
xúc chi phối tới giọng đọc đã khiến cho việc đọc hay ở bài này là hơi khó đối
với HS lóp 3. Nên ở đây chỉ cần thấy được sự phân vai đọc của các nhân vật
là được chưa yêu cầu phải đọc hay ngay. Nhưng GV vẫn chia nhóm 4 cho các
em hoạt động. Hướng dẫn các em giọng đọc của từng nhân vật trong từng
đoạn được thay đổi như thế nào để các em luyện đọc.
2.2.2 Chia nhổm đế luyện đọc lại
Việc chia nhóm để luyện đọc lại trước hết phải căn cứ vào mục đích
của từng bài đọc cụ thể.
Luyện đọc lại là phần được tổ chức sau khi HS đã tim hiểu bài xong.
Vậy nên việc chia nhóm trong phần luyện đọc lại có thể được kế thừa cách
chia nhóm ở phần luyện đọc đoạn hoặc cách chia nhóm ở phần đọc hiểu được
tổ chức trước đó. Tuy nhiên thông thường hoạt động đọc lại thườnng được
GV tổ chức không phải trên toàn bộ văn bản mà chỉ luyện đọc ở một đến hai
34
đoạn tiêu biểu. VD bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” HS chỉ cần luyện đọc
lại đoạn 3 và đoạn 4. Mục đích luyện đọc lại hai đoạn này là HS phải thể hiện
được khả năng biểu hiện của một số từ ngữ gợi tả và ngắt nghỉ hơi biểu cảm.
Cho nên việc chia nhóm mặc dầu vẫn giữ nguyên như cách chia nhóm ở phần
luyện đọc đúng nhưng nhiệm vụ giao cho các nhóm sẽ khác.
Đối với những văn bản tập đọc là truyện kể và để phần này trở nên hấp
dẫn hơn, GV có thể chia nhóm theo luyện đọc lại bằng cách phân vai các nhân
vật trong bài tập đọc. Đó chính là cách chia, bài tập đoc có mấy nhân vật thì
chia nhóm từng đó thành viên, mỗi thành viên đóng vai là một nhân vật để
đọc lại bài tập đọc, dựng lại câu chuyện. Cách này còn được gọi là cách đọc
phân vai.
Ví dụ như bài: “Nắng phương Nam”.
Bài này có 4 nhân vật:
+ Người dẫn truyện
+ Uyên
+Phương
+Huê
Vậy nên ta chia nhóm gồm từng đó thành viên. Cụ thể ở đây là nhóm
4. GV có thể sử dụng biện pháp vòng tròn gồm 4 bạn ngồi gần nhau quay
mặt lại thành một nhóm để luyện đọc bài.
Ngoài ra, nếu GV nhắc nhở HS chuẩn bị bài ở nhà trước thì các em có
thể đóng vai để đọc lại hay kế lại bài tập đọc (với dạng bài tập đọc là truyện).
Như vậy thì phần luyện đọc lại mới trở nên thú vị hơn với các em.
Ví dụ như bài: Người mẹ (TV3, tập 1)
Đây là một truyện kể rất hay của An-đéc -xen, truyện có tới 7 nhân vật:
Thần chết, Thần đêm tối (trong hình dáng một bà cụ già mặc áo choàng đen),
bà mẹ, em bé, bụi gai, hồ, người dẫn chuyện.
35
Neu tổ chức hoạt động nhóm để luyện đọc lại câu chuyện trên, chúng ta
phải chọn mỗi nhóm tới 7 em. Hình thức nhóm dễ thực hiện nhất là nhóm
vòng tròn. Hoạt động theo hình thức nhóm này các em có điều kiện nhìn thấy
nhau khi mỗi người thế hiện lời nói của vai nhân vật mà mình đảm nhiệm.
2.2.3 Hướng dân các nhóm luyện đọc
Sau khi chọn kiểu chia nhóm cho HS xong, GV bắt đầu hướng dẫn các
nhóm luyện đọc. Neu như ở phần trên các nhóm thực hiện đọc trong nhóm thì
ở phần này các nhóm thực hiện đọc trước lớp. GV lưu ý các nhóm chú ý thể
hiện nội dung biểu cảm trong từng đoạn.
Neu các nhóm thực hiện hình thức phân vai để đọc diễn cảm thì GV
cần nhắc các em một số lim ý sau:
+ Chuẩn bị kĩ các lượt lời của từng nhân vật
+ Có sự nhấn nhá, biểu lộ cảm xúc sao cho phù hợp
+ Có thể chuẩn bị đồ dùng trực quan có trong bài để việc kể chuyện,
luyện đọc lại của các em trở nên phong phú hơn.
+ Nhắc nhở HS việc phân vai, phân việc phải thật rõ ràng. Rõ người rõ
việc.
+ Có sự kết hợp các lượt lời của từng nhân vật phải kịp thời, khớp với
nhau, tránh làm mất nhiều khoảng thời gian trống (yêu cầu về việc chuấn bị
bài trước là phải kĩ lưỡng).
Ví dụ như trong bài: “Cuộc họp của chữ viết” (TV3, tập 1). Trong bài
có các nhân vật như người dẫn chuyện, Dấu Chấm, Bác Chữ A, các dấu câu
và chữ viết khác. Khi hướng dẫn các nhóm đọc bài tập đọc này, ngoài việc
giao từng vai cho từng em một thì GV nên chuẩn bị cho các nhóm một số đồ
dùng làm dụng cụ trục quan khi đọc bài này như: biển viết chữ A cho bạn đọc
vai Bác Chữ A, biển viết dấu chấm cho bạn đọc vai Dấu Chấm, và một số
biển số, biển chữ khác cho các vai còn lại, vai người dẫn chuyện thì không
36
cần. Những đồ dùng trực quan này cần phải được trang trí đẹp mắt, dễ nhìn.
Khi các em đọc bài, ngoài việc biểu lộ cảm xúc của mình theo từng nhân vật
trong truyện các em còn được dán những đồ dùng kia trên lên ngực, hoặc đeo
nó lên đầu. Như vậy các em sẽ cảm thấy thích thú hơn khi đọc bài. Bài học sẽ
bớt được cảm giác khô khan, gò bó. GV sẽ thu hút được các em vào bài giảng
của mình hơn.
Hướng dẫn các em cả về giọng đọc của từng nhân vật, từng lời thoại sẽ
có sự khác nhau để HS biết chuyển giọng thay đổi giọng nói của mình sao cho
phù họp. GV hướng dẫn các em kết hợp cả những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt sao
cho phù họp với lời đọc của từng nhân vật.
2.2.4 Các nhóm luyện đọc trước lớp
Neu như việc đọc lại được tổ chức như phần luyện đọc đúng thì phần
đọc cá nhân đại diện cho nhóm ở đây quá đon giản. HS có thể luyện đọc lại y
nguyên như lúc ban đầu mà HS đã thực hiện. Tuy nhiên khi hoạt động như
vậy thì hiệu quả của việc luyện đọc không cao. Ví như em nào đã đọc tốt đoạn
của mình rồi chúng sẽ không luyện đọc nữa mà có thể nói chuyện, làm việc
riêng với bạn khác; hay nếu luyện đọc như vậy thì HS đã được chia đoạn nào
thì HS chỉ luyện đọc đoạn đấy mà không được luyện đọc các đoạn khác
nữa,...Việc chia nhóm như vậy không những làm cho việc luyện đọc không
hiệu quả mà còn làm cho lớp học trầm xuống vì không thú vị hay quá ồn vì
không tập trung vào bài. Đó là điều mà chúng ta nên tránh khi giảng dạy. Đe
đỡ tốn thời gian chia nhóm mà lại hạn chế được những việc như trên, GV có
thể nhắc nhở các em trong nhóm phải phân chia lại các đoạn cho những thành
viên trong nhóm. Neu như bạn A lúc đầu đọc đoạn 1, bạn B đọc đoạn 2,...thì
bây giờ cho bạn A đọc đoạn 2, bạn B đọc đoạn l,...Như vậy đảm bảo được
việc là các em được luyện đọc lại các đoạn khác nhau, không phải là đoạn mà
các em đã được luyện đọc.
37
- Neu việc chia nhóm ở phần trên được GV chuẩn bị trước bằng cách
phân vai các lượt lời cho HS thì khi cá nhân đọc trong nhóm GV cần đến
quan sát, theo dõi xem các em đọc có sự trôi trảy, lim loát hay chưa. Các vai
đọc đã có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau hay chưa?
Ví dụ như: Trong bài “Mồ Côi xử kiện”. Các nhân vật trong truyện có
sự đan xen các lượt lời rất linh hoạt. Câu truyện diễn ra giống như một vở
kịch, có lúc câu chuyện diễn ra đều đều, có lúc nó diễn ra dồn dập khiến
người nghe cảm thấy rất thú vị, nhất là lúc Mồ Côi xử kiện, lời của các nhân
vật cứ chồng chéo lên nhau. Chính vì lẽ đó, mà khi chuẩn bị trong nhóm ở
phần luyện đọc lại thì các thành viên phải chuẩn bị sao cho thật kĩ lưỡng, cả
về giọng đọc của từng nhân vật cũng như khớp các lượt lời với nhân vật khác.
Tránh đọc nhầm, hay mất nhiều thời gian trong việc dò tìm lượt lời.
- Đó là đối với truyện còn đối với bài tập đọc là thơ thì phải hướng dẫn
các em về cách ngắt nhịp, nghỉ hơi sao cho hợp lí. Hướng dẫn các em về cách
ngắt nhịp trong một câu, trong một đoạn như thế nào đối với từng bài.
2.2.5 Thi đọc giữa các nhóm
Khi các em luyện đọc xong thì việc tổ chức thi đọc giữa các nhóm là
phải được tổ chức. Như thế mới kích thích được sự hứng thú ở các em cũng
như có tinh thần tốt để chuẩn bị bài sau nữa.
GV tổ chức cho các em thi theo thứ tự do GV sắp xếp, cũng có thể cho
các em tự chọn thứ tự dành cho nhóm mình. Tuy nhiên đế tránh việc tranh
nhau đọc trước thì GV tốt nhất nên cho các em nhóm trưởng gắp thăm thứ tự
đọc của nhóm mình. Như thế vừa đảm bảo tính khách quan, vừa khiến các em
thoải mái hơn.
Khi các nhóm đọc bài, hay diễn kịch thì các nhóm khác phải chú ý lắng
nghe, theo dõi việc đọc của các bạn mình và nhanh chóng ghi nhận xét vào
giấy. Tiếp đó GV cứ cho các nhóm lên đọc tiếp, tránh việc cho nhận xét ngay
38
sẽ làm các em cảm thấy không hài lòng, cảm thấy thua bạn gây mất tập trung,
mất đoàn kết.
GV nên cho 2 - 3 nhóm thi với nhau trước rồi lại cho các nhóm còn lại
thi với nhau. Chọn ra 2 nhóm đọc tốt hơn để khen thưởng hoặc cũng có thể
cho 2 nhóm đọc tốt hơn này thi đọc với nhau đế chọn ra nhóm đọc tốt nhất.
Sau đó GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. Ngoài ra, GV cũng nên khen
ngợi cả những cá nhân đọc tốt, đọc hay và có hình thức khen thưởng phù hợp.
Việc khen thưởng đối với các em HS lớp 3 là thật sự cần thiết, bởi như vậy sẽ
khích lệ, động viên các em hon. Neu như các em chưa được khen thì lần sau
cần cố gắng, các em đã được khen rồi thì lần sau sẽ cố gắng hơn.
2.3 Tố chửc hoạt động nhóm trong bưóc Tìm hiểu bài
Theo quy trình dạy Tập đọc bước Luyện đọc lại thực hiện sau bước
Tìm hiểu bài, nhưng trong mục 2.1.1 chúng tôi đã xem xét việc tổ chức hoạt
động nhóm trong bước luyện đọc lại ngay sau bước luyện đọc đúng để tiện so
sánh đối chiếu. Nên chúng tôi xếp phần Tổ chức hoạt động nhóm trong bước
Tìm hiểu bài thành mục riêng để tìm hiểu.
Cũng như các hoạt động dạy học nhóm nói chung, hoạt động dạy học
nhóm trong bước tìm hiểu bài trước hết phải xác định được yêu cầu, nhiệm vụ
tìm hiểu bài của mỗi bài tập đọc. Chính yêu cầu này sẽ chi phối hoạt động tìm
hiểu bài, hoạt động luyện đọc. Tổ chức hoạt động nhóm để tìm hiểu bài là
phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ. Tìm hiếu những nội dung cơ bản nào?
Cần có cách thức nào để việc tìm hiếu bài được dễ dàng. Nghĩa là phải chia
các nhóm như thế nào, hướng dẫn các nhóm hoạt động ra sao để tìm hiểu
được nội dung bài.
39
2.3.1 Xác định yêu cầu Tìm hiếu bài trong bài tập
Phần tìm hiểu bài là phần với mục đích giúp các em phát triển kĩ năng
đọc hiểu. Sau khi đọc xong từng đoạn, các em trả lời được các câu hỏi tương
ứng với đoạn đó.
Qua đó các em hiểu được:
- Hiểu nghĩa của từ ngữ (bao gồm cả nghĩa bóng tróng) trong bài đọc.
- Hiểu ý chính của đoạn, bài ngắn. Biết giải nghĩa từ một cách dễ hiểu.
Nhắc lại một số chi tiết có trong bài đọc.
- Hiểu nghĩa của câu (bao gồm cả nghĩa hàm ấn), nội dung của đoạn,
bài ngắn. Trả lời được câu hỏi về nghĩa của câu, về nội dung của đoạn, bài
ngắn.
- Biết đọc một số sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách. Trả lời
được câu hỏi về nội dung nêu trong các sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục
sách.
Cũng giống như 2 phần trên ta thấy, phần đọc hiểu có mục tiêu chung
nhung với mỗi một bài thì phần đọc hiểu lại có những yêu cầu cụ thể. Vì vậy
mà việc chia nhóm của GV phải đảm bao sao cho vừa thực hiện được mục
tiêu riêng cho từng bài mà cũng vừa đạt được mục tiêu chung đề ra.
Ví như trong bài: “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” (TV3, tập 1). Mục
tiêu trong phần đọc hiểu của bài này là: HS nắm được cốt truyện và ý nghĩa
của câu chuyện: Tinh cảm đẹp đẽ, cảm động mà cây bằng lăng và sẻ non dành
cho bé Thơ. Tình cảm đó được thể hiện rất rõ ở từng đoạn của bài tập đọc.
Khi GV tổ chức chia nhóm cho các em đọc để tìm hiểu bài cần chú ý hướng
các em đọc thật to, rõ ràng bài tập đọc. Đe khi tìm hiểu bài các em dễ dàng
nhận ra câu trả lời đã có sẵn ngay trong phần mà các em vừa đọc. Như thế
việc đọc hiểu của các sẽ em đạt hiệu quả hơn rất nhiều.
40
2.3.2 Chia nhóm đế làm bài tập tìm hiếu bài
Đối với HS lớp 3 thì các câu hỏi trong phần Tìm hiểu bài không quá
khó nên việc hoạt động nhóm trong việc trả lời các câu hỏi chỉ ở những hình
thức đon giản như nhóm đôi, nhóm ba, hay nhóm bốn học sinh.
Khi chia nhóm, GV cần chú ý đến nội dung của câu hỏi xem chia nhóm
mấy sẽ mang lại hiệu quả. Tránh việc chia nhóm quá nhiều thành viên mà nội
dung câu hỏi đơn giản quá không kích thích được trí tưởng tượng, sự sáng tạo
của HS. GV phải chú ý tới trình độ của các nhóm phải ngang bằng nhau. Ví
như khi chia nhóm đôi hay nhóm ba thì phải có ít nhất một hoặc hai bạn đọc
tốt hoặc đọc khá, nhanh hiểu bài với một bạn đọc còn chưa tốt để các em có
thể giúp đỡ nhau. Em này chưa kịp hiểu thì đã có em khác giúp đỡ, để các
nhóm có thế theo kịp tốc độ của nhau. Tránh trường hợp, nhóm A toàn các
bạn đọc tốt, hiểu nhanh, nhóm B chỉ có một bạn như vậy thì đương nhiên
nhóm B sẽ không thể theo kịp được nhóm A. Cho dù trong lớp các em có
năng lực đọc hiểu là hoàn toàn khác nhau,nhưng việc chia nhóm phải được
GV dự tính từ trước.
2.3.3 Hướng dẫn các nhóm làm việc
Sau khi việc chia nhóm hoàn thành, GV hướng dẫn các nhóm hoạt
động. GV đưa ra yêu cầu chung cho các nhóm. Trong phần này, các nhóm
đều nhận được nhiệm vụ như nhau, đó là cùng thảo luận một câu hỏi được
GV đưa ra và phải được quy định thời gian. GV hướng dẫn các em khi thảo
luận xong thì ghi lại câu trả lời ra giấy. Tổng hợp ý kiến của tất cả các thành
viên trong nhóm lại.
Các nhóm sẽ có trách nhiệm bầu ra nhóm trưởng, thư kí chịu trách
nhiệm ghi lại các câu trả lời của mọi người. Việc phân chia như vậy nên đế
HS tự làm thì sẽ đạt hiệu quả hơn.
41
Sau đó các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và đưa ra ý
kiến của mình.
2.3.4 Các nhóm làm việc
Sau khi nhận được sự hướng dẫn của GV, các nhóm bắt tay vào thảo
luận. Trong quá trình thảo luận thư kí của từng nhóm sẽ ghi lại tất cả các câu
trả lời của mọi người trong nhóm. Ghi phải thật nhanh chóng. Sau đó các
thành viên cùng nhìn lại xem trong các câu trả lời đó thì những câu trả lời nào
là phù hợp nhất thì chọn ra để sau đó trình bày.
Khi mà các nhóm thảo luận, GV cũng phải chọn cho mình những vị trí
thích họp nhất sao cho có thể quan sát được tất cả các nhóm.
Như đứng ở bốn góc lớp là những vị trí mà dễ quan sát nhất:
ж
* ООО
ООО ж
hoặc
ООО
ООО
ООО
ООО
ООО
ООО
ООО
ООО
ООО
ООО
ООО ж
ООО
ООО
* ООО
ж
GV nên đi đến gần các nhóm xem các em thảo luận có sôi nổi không,
câu trả lời đã đúng trọng tâm của bài chưa. Neu như các em chưa có câu trả
lời hay câu trả lời không hướng vào nội dung bài học thì GV phải kịp thời đưa
ra các gợi ý để hướng dẫn các em. GV cũng phải kịp thời nhắc nhở các em
còn chưa chú ý vào bài, làm việc riêng không thảo luận cùng các bạn. Nhắc
các em thảo luận vừa đủ nghe, không gây ồn ào, to tiếng làm ảnh hưởng tới
các nhóm khác cũng như sẽ bị lộ câu trả lời của nhóm mình,...
Các nhóm hoạt động phải được dự kiến thời gian sao cho phù họp.
Thời gian vừa đủ để các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời. GV cũng phải
42
đôn đốc các em làm việc nhanh chóng nếu không sẽ không đủ thời gian thảo
luận.
2.3.5 Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. Nhận xét đánh giá
Sau khi các nhóm thảo luận xong, có hiệu lệnh “Hết giờ!” của GV thì
tất cả các nhóm dừng lại. Các thành viên trong nhóm quay trởi lại vị trí ban
đầu của mình.
Tiếp đó GV sẽ cho các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. GV mời
đại diện của một nhóm đứng lên đưa ra câu trả lời của nhóm mình. Các nhóm
khác lắng nghe rồi nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. Ý kiến đó có
thể đã đúng ngay. GV nên gọi nhóm khác nhận xét câu trả lời của bạn thay vì
bổ sung ý kiến cho nhóm bạn. Nhưng cũng có thể chưa hoàn chỉnh thì GV cần
gọi các nhóm khác bổ sung. Như vậy sẽ tránh được trường hợp là câu trả lời
đã đúng rồi mà các nhóm khác lại nhận xét chưa đúng và đưa ra ý kiến khác.
Sau khi các nhóm nhận xét hay bố sung ý kiến cho nhau xong, GV sẽ
nhận xét câu trả lời và chốt ra kiến thức luôn cho từng câu hỏi. Tránh trường
họp trả lời vài câu hỏi xong GV mới chốt lại tất cả các câu trả lời cùng một
lúc. Như vậy HS sẽ khó nhớ được nội dung của từng câu trả lời cũng có khi
mất tập trung nên không biết câu trả lời của nhóm mình đã đúng chưa.
Ví như trong bài: “Hai Bà Trưng” (TV3, tập 2), GV có thể cho các em
hoạt động nhóm đôi ở câu hỏi thứ 5 của bài, đó là: Vì sao bao đời nay nhân
dân ta tôn kính Hai Bà Trung?
+ Có nhóm sẽ trả lời là: Vì hai bà là phụ nữ nhưng lại đi đánh giặc nên
được mọi người tôn kính.
Khi đó, GV gọi nhóm khác bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
+ N2: Vì hai bà Trưng là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên
trong lịch sử nước nhà nên được mọi người tôn kính.
43
GV: Ý kiến của cả hai nhóm đều rất hay, nhưng còn thiếu một chút
nữa. Có nhóm nào bổ sung thêm không? Neu như các em không có ý kiến bổ
sung thì GV đưa ra luôn câu trả lời cho câu hỏi. Sở dĩ, Hai Bà Trưng được
nhân dân ta bao đời nay tôn kính là do, hai bà là hai người phụ nữ đã cầm
quân lãnh đạo nhân dân ta đánh giặc và dành được độc lập cho nước nhà. Tuy
chiến thắng chưa được bao lâu thì lại bị quân giặc đàn áp và thất bại. Nhưng
việc làm của Hai Bà Trưng đã thức tỉnh nhân dân ta đứng lên đánh giặc cứu
nước, không chịu khuất phục trước quân thù. Hai bà là nữ nhi mà đã làm được
những việc mà bao nam nhi thời đó chưa làm được.
Tiểu kết chương 2
Ớ chương này chúng tôi đã đưa ra quy trình tổ chức hoạt động nhóm
trong ba bước của giờ tập đọc. Đó là bước luyện đọc thành tiếng, Luyện đọc
đoạn và Tìm hiểu bài. Ở các phần chúng tôi đã tìm hiểu: Nhiệm vụ của từng
phần là gì, yêu cầu thực hiện việc chia nhóm của các phần, sau đó hướng dẫn
cách chia nhóm. Các cách chia nhóm này tùy từng phần mà có các cách chia
khác nhau; chia nhóm trong phần luyện đọc đoạn khác chia nhóm trong phần
đọc hiểu. Từ đó mà hướng dẫn hoạt động nhóm sao cho hiệu quả. Và cho các
nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
44
CHƯƠNG 3: THE NGHIỆM s ư PHẠM
3.1. Mục đích thể nghiệm
Muốn thông qua quá trình giảng dạy thực tế xem việc thực hiện các
biện pháp dạy học làm việc theo nhóm có nâng cao hiệu quả dạy và học trong
giờ Tập đọc hay không? Đe từ đó có những biện pháp điều chỉnh lại sao cho
thật hợp lí.
3.2. Địa điểm, thời gian thể nghiệm
Hoạt động dạy thử nghiệm (TN) được tiến hành trên 2 lớp tại trường
Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - TP Hà Nội đây là vùng kinh tế còn nhiều khó
khăn và 2 lóp tại trường Tiểu học Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội, đây là vùng
thị trấn với kinh tế phát triển hơn nhiều.
3.3. Đối tượng thể nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên bốn lóp:
Trường Tiểu học cổ Loa: Lớp thử nghiệm - HS lớp 3D
Lóp đối chứng - HS lớp 3E
Trường Tiểu học Uy Nỗ: Lóp thử nghiệm - HS lớp 3C
Lóp đối chứng - HS lớp 3H
3.4. Nội dung thể nghiệm
Dạy TN và ĐC 2 tiết:
Tiết 1: Tập đọc - Kẻ chuyện:
Tiết 2: Tập đọc:
Các GV tham gia dạy thực nghiệm và đối chứng như sau:
Trường Cổ Loa: Lớp thực nghiệm - Cô Đào Thị Chiện
Lóp đối chứng - Cô Hoàng Thị Thêm
Trường Uy Nỗ: Lớp thực nghiệm - Cô Nguyễn Thị Quyên
Lóp đối chứng - Cô Chu Thị Thái
45
Tiết dạy thử nghiệm GV dạy theo giáo án do tôi thiết kế và đã trao đổi
thống nhất với GV. Các tiết dạy đối chứng, chúng tôi nhờ cô giáo chủ nhiệm
lóp 3E - Hoàng Thị Thêm dạy theo giáo án cô giáo soạn dạy thường ngày.
3.5. Đặc điểm của nhóm thế nghiệm/đối chứng
Cả bốn lớp này đều có trình độ học sinh ngang nhau.
3.6. Giáo án thể nghiệm
Tôi chọn 2 bài dạy thể nghiệm biện pháp hoạt động nhóm mà tôi đưa ra
1. Bài Tập đọc - Kễ chuyện: Ai có lỗi ? (TV3, tập 1)
2. Bài Tập đọc: Cùng vui chơi
Giáo án 1: Ai có lỗi ?
Tập đọc-Ke chuyện
Ai có lỗi ?
I. Mục tiêu
A, Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng:
+ Đọc các tù’ ngữ có vần khó: khuỷu tay, nguệch ra,...
+ Các từ ngữ dễ phát âm sai và do ảnh hưởng của phương ngữ: nắt nót,
nổi giận, đến nỗi,....
+ Các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Cô-rét-ti, En-ri-cô
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm tù’.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm
- Nắm được diễn biến của câu chuyện: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ
tốt về bạn, phải biết nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
B. Ke chuyện
46
1. Rèn kĩ năng nói
- Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời
của mình, biết phối họp lời kể với nét mặt, điệu bộ, thay đổi giọng kể phù họp
với nộ dung.
2. Rèn kĩ năng nghe
- Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Biết kể tiếp lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài học và truyện kể
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn
III. Các hoạt động dạy học
Tâp đoc
A. Kiếm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài: Đơn xin vào đội
- Nêu nhận xét cách trình bày lá đơn ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Các con thân
mến! Trong cuộc sống có những lúc
ta lỡ làm một việc gì đó có lỗi với
người khác. Mặc dù là chúng ta
không cố ý, nhưng chúng ta phải biết
thẳng thắn nhận lỗi và xin lỗi người
khác. Đe xem hai bạn nhỏ trong bài
tập đọc ngày hôm nay sẽ cư xử như
thế nào, chúng ta cùng cô tìm hiểu bài
tập đọc: “Ai có lỗi”. Cả lớp mở SGK
trang 12.
47
Cô giáo ghi bảng và yêu câu HS
ghi tên bài vào vở.
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
- HS chú ý nghe
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS quan sát tranh minh họa
SGK
b. GV hướng dẫn HS đọc kết
họp
- Giải nghĩa từ: kiêu căng, hối
hận, can đảm, ngây.
- Đọc từng câu
+ GV viết bảng Cô-rét-ti, En-ri-
- 2-3 HS nhìn bảng đọc
* GV theo dõi, uốn nắn thêm cho
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
cô
HS đọc đúng các từ ngữ
- Đọc từng đoạn trước lóp.
- HS chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn kết
họp giải nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS luyện đọc theo nhóm
+ GV hướng dẫn chia lớp thành
+ Các nhóm phân công đoạn cho
4 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 bạn.
các bạn trong nhóm của mình.
+ GV có thể sử dụng biện pháp
vòng tròn/biện pháp 0 bi để chia
nhóm cho HS hoạt động
+ Các nhóm tiến hành luyện đọc
+ HD các nhóm đọc bài
trong nhóm.
+ Các nhóm đứng lên đọc bài,
48
lần lượt theo sự chỉ dẫn của GV
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả
3. Tìm hiểu bài
lời câu hỏi:
+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên là
- Cô-rét-ti và En-ri-cô
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
- Cô-1'ét-ti vô tình chạm vào
gì?
khuỷu tay En-ri-cô, làm cho cây bút
nguệch ra một đường rất xấu trên vở
của En-ri-cô.
- Lóp đọc thầm đoạn 3 và trả lời.
+ Vì sao En-ri-cô hối hận và
muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
- Vì sau cơn giận En-ri-cô bình
tĩnh lại nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý.
- 1 HS đọc lại đoạn 4, cả lớp đọc
thầm
+ Hai bạn đã làm lành với nhau
- Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo
mình, En-r-i-cô nghĩ rằng bạn định
ra sao ?
đánh mình liền rút thước kẻ ra.
Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu và
nói rằng: Ta lại thân nhau như trước
đi. Cô-rét-ti là người chủ động làm
hòa.
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ Các nhóm suy nghĩ và nêu ý
đôi: Em đoán Cô-1'ét-ti nghĩ gì khi kiến của mình.
chủ động làm lành với bạn?
- HS đọc thầm đoạn 5 và trả lời
49
câu hỏi
- Bố đã trách mắng En-ri-cô như
thế nào?
- Bố mắng En-ri-cô là người có
lỗi.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm thảo luận và trả lời
và cho biết: Theo em, mỗi bạn có câu hỏi.
điếm gì đáng khen ?
- Luyện đọc lại
- HS chú ý nghe
- GV chọn đọc mẫu 1, 2 đoạn,
lưu ý HS về giọng đọc
- GV hướng dẫn các em chia
nhóm ba phân vai đọc lại câu truyện.
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em)
đọc phân vai
- Lóp nhận xét, bình chọn các cá
nhân, nhóm đọc hay nhất.
- GV nhận xét chung, động viên
các em.
Ke chuyện
1.
GV nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ thi kể lại
câu chuyện “Ai có lỗi ?” bằng lời của em dựa vào trí nhớ và tranh minh họa.
2. Hướng dẫn kể
- Lóp đọc thâm mâu trong SGK và
quan sát 5 tranh minh họa.
- Từng HS tập kê cho nhau nghe
- GV chi nhóm 5 như cách chia
trong phần đọc đoạn để các em có thể
50
tập kê trong từng nhóm cho nhau
nghe.
- 5 HS thi kê 5 đoạn của câu
- GV mời lân lượt 5 HS nôi tiêp
nhau kể.
truyện dựa vào 5 bức tranh minh họa.
- Lóp bình chọn bạn kê hay nhât,
+ Nêu có HS không đạt yêu câu,
nhóm kể hay nhất.
GV gọi HS khác kể lại đoạn đó.
- GV nhận xét đánh giá.
III. Củng cô - dặn dò
- Bạn bè phải yêu thương nhau,
- Em học được gì qua câu
chuyện này ?
nghĩ tốt về nhau, luôn luôn giúp đỡ
nhau, nếu phạm lỗi thì phải biết xin
lỗi bạn và sửa sai....
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò giờ học sau
Giáo án 2: Cùng vui chơi
Tập đọc
Cùng vui choi
I. Mục tiêu:
1. Đọc đúng rành mạch, biết nghĩ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm
từ. Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lun loát từng khổ thơ. Hs khá, giỏi
bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm.
2. Rèn cho hs kĩ năng đọc thành tiếng và kĩ năng đọc hiểu để nắm được từ
ngữ và nội dung bài: “Các bạn chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi
giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoe người. Bài thơ khuy СП hs chăm chơi
51
thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học
tốt hơn”. Trả lời được câu hỏi trong sgk.
3. Hs yêu thích đọc và có mong muốn được đến đó xem và Tet Trung thu.
*GDKNS : - Tìm và xử lý thông tin, phân tích ,đối chiếu .
- Quản lý thời gian. - Đặt mục tiêu .
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh họa, câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: sgk.
- DKPP: trực quan, đàm thoại, luyện tập, thảo luận, giảng giải.
III. Các bước lên lóp:
Quy trình
Hoạt động dạy
-Hát.
l.ô n định: (3’)
2. KTBC: (5’)
Hoạt động học
- Gọi 2 hs nôi tiêp kê lại câu - 2 hs kê và trả lời.
chuyện: Cuộc chạy đua trong - Nhận xét.
rừng và nêu nội dung truyện.
- Nhận xét, cho điểm. NXC
- Lắng nghe.
3.Bài mói: (25’)
Thê thao không những đem lại - Lăng nghe, nhăc lại.
3.1 GTB:
sức khoẻ mà còn đem lại niềm
vui, tình thân ái. Bài thơ: cùng
vui chơi cho ta thấy điều đó.
- Gv đọc mẫu toàn bài. Giọng - Dò theo.
3.2 Luyện đọc:
nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi. - 1 hs giỏi đọc lại.
Nhấn giọng: đẹp lắm, xanh
xanh, tinh mắt, dẻo chân,...
- Mời hs đọc dòng thơ nối tiếp - Đọc dòng thơ nối tiếp
trước lớp. Sửa phát âm từ sai (lhs/ 2 dòng thơ). Đọc
cho hs.
lại từ sai ( nếu có).
52
-
Bài tập đọc chia làm mây - 4 khô: 4 dòng 1 khô.
khổ?
- Mời hs đọc đoạn nối tiếp - Đọc đoạn nối tiếp.
trước lóp.
Luyện đọc đúng cách
- HDHS đọc:
-
Ngày đẹp lắm/ bạn ơi
ngắt
Nắng vàng trải khắp nơi/
giọng.
hơi
và
nhấn
Chim ca trong bóng lá/
Ra sân ta cùng chơi.//
Quả cầu giấy xanh xanh/
Qua chân tôi,/ chân anh/
Bay lên rồi lộn xuống/
Đi từng vòng quanh quanh.//
-
-
1 hs đọc chú giải.
-
Lắng nghe.
-
Luyện đọc nhóm.
-
Các nhóm thi đọc.
-
Nhận xét chéo.
Mời hs đọc chú giải, Gv giải
thích thêm các từ khác hs chưa
hiểu.
-
GV chia nhóm cho hs luyện
đoạn trong nhóm.
GV chia lóp thành nhóm 4
theo thứ tự từ trái sang phải
từ trên xuống dưói của một
dãy.
Hướng dẫn các nhóm hoạt
động.
-
Nhận xét, tuyên dương nhóm,
cá nhân đọc hay.
53
- Lăng nghe.
- Lớp đọc đồng thanh
lại toàn bài.
3.3 Tìm hiểu bài:
- Cho 1 hs đọc thành tiếng, lóp - 1 hs đọc thành tiếng,
đọc thầm lại bài để trả lời:
lớp đọc thầm lại bài để
1. Bài thơ tả hoạt động gì của trả lời:
- Chơi đá cầu trong giờ
học sinh
2. Học sinh chơi vui và khéo ra chơi.
léo như thế nào?
+ Trò chơi rất vui mắt:
quả
cầu
giấy xanh
xanh, bay lên rồi bay
xuống đi từng vòng tù’
chân bạn này sang
chân bạn kia. Hs vừa
cười vừa hát.
+ Các bạn chơi rất
GV hướng dẫn HS hoạt động khéo léo: nhìn rất tinh,
nhóm đôi (2 bạn ngồi cạnh đá rất dẻo, cố gắng để
nhau) và trả lời câu hỏi 3. Vì quả cầu luôn bay trên
sao nói chơi vui học càng vui?
sân,
không
bị
rơi
xuống đất.
GV chia nhóm ba cũng theo
thứ tự từ trái sang phải từ - Chơi vui làm hết mệt
trên xuống dưói và trả lời nhọc, tinh thần thoải
câu hỏi - Bài thơ muốn khuyên mái, tăng thêm tình
54
3.4 Luyện đọc lại:
đoàn kêt, học tập sẽ tôt
ta điêu gì?
hơn.
- Gv chốt lại nội dung bài.
- Gv đọc diễn cảm bài thơ.
- Cho hs luyện đọc diễn cảm.
- Yêu thích và chăm
chỉ tập thể thao để có
sức khoẻ và niềm vui
- Gv nhận xét, cho điểm những để học tập tiến bộ hơn.
hs tốt
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc.
- Đại diện 3 tổ thi
đọc(HSG). Lóp nhận
xét.
- Lắng nghe, tuyên
dương.
4. Củng cố: (5’)
- Cho hs nhăc lại nội dung bài.
- Nhăc lại nội dung.
- Hệ thống lại, liên hệ giáo dục - Lắng nghe.
cho HS.
5. Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét tiêt học.
(2’)
- Dặn hs đọc lại toàn bài, trả lời
các câu hỏi.
- Chuẩn bị: Buổi học thể dục.
55
- Lăng nghe.
3.7. Kết quả thể nghiệm
3.7.1.
Một số nhận xét về kết quả thể nghiệm
Với việc quan sát cách tổ chức hoạt động nhóm của GV và việc áp
dụng một cách tích cực các biện pháp dạy học hoạt động nhóm trong phân
môn Tập đọc lớp 3 trường Tiểu học cổ Loa như trên, chúng tôi đã thu được
kết quả như sau:
* Hoạt động nhóm của lớp đối chứng
- Tổng số HS của lớp là: 20 HS
- Khi quan sát cách tổ chức hoạt động nhóm của GV chúng tôi thấy: HS
học tập theo nhóm trong phân môn Tập đọc còn thụ động; chưa có sự họp tác mà
trong hoạt động nhóm chỉ có một số em tham gia, số còn lại không tham gia
hoặc tham gia không tích cực; cả nhóm phụ thuộc vào một hai em đọc tốt; các
thành viên trong nhóm không lắng nghe ý kiến của nhau thường tranh cãi rất lớn
tiếng khi chia nhóm nên kết quả của hoạt động nhóm đem lại là không cao.
* Hoạt động nhóm của lóp thử nghiệm
Khi chúng tôi áp dụng kinh nghiệm dạy học theo đề tài này đế khảo sát
20 HS đó thì chúng tôi đã gặp những thuận lợi sau:
- Các em hứng thú hơn với hoạt động nhóm trong giờ Tập đọc. Các em
đac biết nhanh chóng gia nhập nhóm.
- Các em đã tự đọc, tự sửa sai bằng chính khả năng của mình. Không
những thế HS đọc xong còn có thể hiểu được nội dung chính của đoạn của bài
học. Phát huy vai trò của tùng thành viên trong nhóm, đề cao năng lực cá
nhân bởi các em đã đảm nhận những vai trò khác nhau trong nhóm của mình.
- Tăng cường sự hợp tác. Đây cũng là một kĩ năng sống mà HS cần có
trong cuộc sống sau này.
- Rèn được sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông, bước đầu biết bày tỏ
quan điểm, ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của nhóm.
56
-
Với tính hiệu quả của biện pháp nêu trên, cộng với sự quan tâm và
năng lực của bản thân, sự tự’ giác học tập của HS, các em đã có những tiến bộ
rõ rệt. Động cơ học tập và chất lượng học tập của các em yếu cũng được nâng
lên, các em đã tự tin hòa đồng, bớt mặc cảm, tự tin trong học tập.
3.7.2. Kết quả thống kê
Ket quả được thế hiện bằng bảng thống kê số liệu chất lượng về kĩ năng
đọc của học sinh lớp TN và học sinh lớp ĐC như sau:
3.7.3. Nhận xét chung
LớpTN
14
Lớp ĐC
12
Tôt
Khá
Đạt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
71,4%
3
21,48%
1
7,2%
Tôt
Khá
Đạt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
50%
2
16,6%
4
33,4%
Sau khi dạy TN và ĐC 2 tiết xong, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho
từng cá nhân với 14 em lớp TN và 12 em lớp ĐC trong các nhóm có kết quả
đọc Tốt ở bài Ai có lỗi ?, để xem các em đọc và hiếu bài đến đâu. Ket quả thu
được rất khác nhau.
Ớ lớp TN, kết quả khá khả quan: đa phần các em đọc bài rất lưu loát,
trôi trảy, nhiều em đọc khá hay, khá diễn cảm. Đã có 10 em trong tổng số 14
em đọc Tốt, có 3 em và hiểu bài Khá và chỉ có 1 em đọc loại đạt do khi hoạt
động nhóm em chưa tham gia nhiệt tình.
Ớ lớp ĐC, chỉ có 6 trên tổng số 12 em vẫn đọc và hiểu bài ở loại Tốt.
Có tới 4 em đạt loại Đạt. Như vậy, ở lớp ĐC, hoạt động của từng thành viên
trong nhóm chưa đồng đều.
57
Qua đó có thể thấy, dó GV có các hình thức chia nhóm đa dạng và công
việc giao cho các nhóm phù hợp với nội dung, phạm vi bài học nên kích thích
được sự hứng thú, nhiệt tình của các thành viên tham gia vào hoạt động
nhóm. Ngoài ra các thành viên trong nhóm đều được giao nhiệm vụ rõ ràng
nên đa phần các nhóm không có thành viên nào ngồi làm việc riêng khi nhóm
đang hoạt động nên kết quả học tập cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả
năng ghi nhớ cao hơn.
Như vậy, kết quả đạt được tuy còn nhiều khiêm tốn nhưng đây là bước
chuyển tiến bộ vượt bậc. Chúng ta cần dựa vào nền tảng vững chắc về hoạt
động nhóm trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đoc nói riêng
để tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm. Nhằm ngày càng hoàn
thiện hơn nữa cách học tập làm việc theo nhóm của HS
58
KẾT LUẬN
Qua quả trình nghiên cứu đề tài đã rút ra một số kết luận sau:
Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDTH nói riêng đang là
mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, các cơ quan, tổ chức và của mỗi người
dân. Yeu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng GDTH là đổi mới
phương pháp, cách thức tổ chức dạy học và hiện đã được triển khai rộng rãi ở
các trường học, với các môn học khác nhau theo quan điểm lấy HS làm trung
tâm. Vì thế việc áp dụng các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động
của HS là điều vô cùng cần thiết. Trong đó ta phải kể đến việc sử dụng biện
pháp hoạt động nhóm trong giờ tập đọc lóp 3.
Nghiên cứu thực tiễn ở một số trường phổ thông cho thấy việc dạy học
tập đọc tổ chức hoạt động nhóm vẫn chưa được quan tâm nhiều, chưa được tổ
chức một cách hiệu quả.
Đe tài đã để xuất một số biện pháp dạy học theo nhóm vào quy trình
dạy tập đọc ở lớp 3, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả
năng đọc của các em một cách tối ưu nhất.
Những biện pháp mà chúng tôi đưa vào thể nghiệm tại một lóp học cụ
thể đã đem lại kết quả khả quan. Ket quả cho thấy HS thích thú, say mê đọc
bài hơn. Các em đọc khá rõ rệt cả các em đọc khá và các em đọc còn yếu.
Điều này cho thấy tiến trình đề xuất đã thu hút hoạt động tư duy tích cực của
HS trong quá trình đọc bài, sửa chữa cho bạn và tìm hiểu bài.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001) - Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) - Tiếng việt 3 (Sách giáo khoa)
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) - Tiếng việt (Sách giáo viên)
4. Bùi Văn Huệ, Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997
5. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bắc
Giang (2007), Sách bồi dưõng giáo viên tiểu học (Dự án hợp tác kĩ thuật nhằm
tăng cường bồi dưỡng GV theo cụm và quản lí Nhà trường tại Việt Nam)
6. Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Đối mới phương pháp dạy học ở Tiếu học,
NXB Giáo dục, 2006
7. Đặng Thành Hưng, Trịnh Thị Hồng Hà, Nguyễn Khải Hoàn, Trần Vũ
Khánh - Lý thuyết phương pháp dạy học, NXB ĐH Thái Nguyên
8. Đỗ Đình Hoan, Một so vấn đề về giáo dục và phương pháp dạy học ở Tiểu
học, NXB Giáo dục, 1996
9. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, NXB Giáo dục, 1998
10. Ngô Thị Dung, Một số bài về lí luận và khả năng học theo nhóm của học
sinh, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 46, tr36, 2003
11. Ngô Thị Dung, Mô hình tố chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp,
Tạp chí Giáo dục số 3, 5/2001
12. Nguyễn Hữu Châu, Dạy học hợp tác, Tạp chí Thông tin khoa học và Giáo
dục, số 114-2005, tr21
13. Nguyễn Thị Kim Dung, Một số tiêu chí đảnh giả chất lượng dạy học theo
nhóm ở Tiểu học, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 124, tr32,
2005
14. Nguyễn Sinh Huy, Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục, 1997
15. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trưòng,
NXB ĐHSP, 2005
60
16. Phó Đức Hòa, Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học Tiêu học,
NXB ĐHSP, 2009
17. Phùng Như Thụy, Tô chức hoạt động theo nhóm ở trường học, Tạp chí
Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 23-1999, tr34
18. Trần Bá Hoành, Đối mới phương pháp dạy học ở Tiếu học chương trình
và sách giáo khoa, NXB ĐHSP, 2007
61
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu điều tra giáo viên về việc sử dụng hoạt động nhóm
trong giờ tập đọc lóp 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
Mã số phiếu
KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC
Đ/c: Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
PHIẾU THU THÂP Ỹ KIÊN
(Dành cho giáo viên Tiếu học)
Kính thưa các thầy (cô) giáo!
Tôi tên là Nguyễn Thị Sang, hiện đang là Sinh viên năm 4 trường ĐHSP
Hà Nội 2 - Khoa Giáo dục Tiểu học - chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. Nhằm
phục vụ cho kết quả của k hóa luận tốt nghiệp mang tên: “Biện pháp dạy học
tập đọc theo nhóm cho học sinh lóp 3”. Kính mong các Thầy (cô) dành thời
gian trả lời các câu hỏi trong phiếu thu thâp ý kiền dư ới đây bằng cách đánh
dấu “X” vào □ hoặc viết vào nhũng dòng đế trống (...........).
Tôi xin cam đoan những thông tin sau đây mà các Thầy (cô) cung cấp chỉ
hoàn toàn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên CÚĨI của bản thân chứ
không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Thời gian dành trả lời những
câu hỏi trong phiếu sẽ không mất quá 15 phút.
Xin Thầy (cô) cho biết một vài thông tin cá nhân như sau:
I. THÕNG TIN CÁ NHẢN
1. Giói tính: Nam □
Nữ □
m _ _ Ạ •
2. Tuôi:.......
3. Số năm công tác:................
4. GV môn:
5. Chức vụ:
Giáo viên □
Cán bộ quản lý □
II. THÔNG TIN THU THẬP
1. Theo thầy/cô thì ỏ’ lóp 3 hoàn thiện kĩ năng đọc cho học sinh có
quan trọng không?
□ Rất quan trọng
□ Quan trọng
□ Bình thường
□ Không quan trọng
2. Theo thầy cô hoạt động nhóm được hiểu như thế nào?
a) Hoạt động nhóm là sự kết họp từ 2 hay nhiều người trở lên cùng hoàn
thành một công việc.
b) Là 2 học sinh cùng thực hiện một việc.
c) Là mỗi người đưa ra một ý kiến/thực hiện một nhiệm vụ khác nhau.
d) Các thành viên cùng thảo luận và đưa ra kết luận cuối cùng.
e) Đáp án a), b), d) đều đúng.
3. Theo thầy/cô trong các giờ tập đọc có cần sử dụng hoạt động nhóm
hay không?
□ Rất quan trọng
□ Quan trọng
□ Bình thường
□ Không quan trọng
4. Thầy/cô có sử dụng hoạt động nhóm trong giờ tập đọc của mình
giảng dạy hay không?
□ Thường xuyên
□ Thỉnh thoảng
□ ít khi
□ Không quan trọng
5. Điều gì khó khăn khỉ thầỵ/cô sử dụng hoạt động nhóm trong giò’
tập đọc?
a) Số lượng học sinh trong lóp nhiều, việc chia nhóm sẽ quản lí khó khăn
b) Diện tích lớp học còn chật
c) Ngại chia nhóm vì quản lí các em vất vả
d) Các em thường nói chuyện riêng khi làm việc nhóm
e) Tốn thời gian của giờ dạy
6.
Phương pháp nhóm thường được thầy/cô sử dụng trong hoạt động
nào của bài dạy?
A. Đọc thành tiếng
□ Đọc nối tiếp
□ Đọc đoạn
□ Đọc đồng thanh
□ Đọc thuộc lòng
B. Đọc hiểu
□ Nhóm đôi
□ Các nhóm khác
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy (cô)./.
Phụ lục 2: Phiếu điều tra học sinh về hoạt động theo nhóm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
Mã số phiếu
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Đ/c: Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
PHIẾU THU THÂP Ý KIẾN
(Dành cho học sinh Tiếu học khối lớp 3)
Các em học sinh yêu quý!
Cô tên là Nguyễn Thị Sang, hiện đang là Sinh viên năm 4 trường ĐHSP
Hà Nội 2 - Khoa Giáo dục Tiếu học - chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. Nhằm
phục vụ cho kết quả của khóa lu ận tốt nghiệp mang tên: “Biện pháp dạy học
tập đọc theo nhóm cho học sinh lóp 3”. Cô mong các em dành thời gian trả
lời các câu hỏi trong phiếu thu thâp ý kiên dư ới đây bằng cách đánh dấu “X”
vào □ hoặc viết vào những dòng để trống (...........).
Cô xin cam đoan những thông tin sau đây mà các em cung cấp chỉ hoàn
toàn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu của cô chứ khôngảnh
hưởng đến kết quả học tập của các em. Thời gian dành trả lời những câu hỏi
trong phiếu sẽ không mất quá 15 phút.
Xin các em cho biết một vài thông tin cá nhân như sau:
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giói tính: Nam □
Nữ □
2. Tuổi:
3. Học sinh lóp:
II. THÔNG TIN THU THẬP
1. Em có thích đọc bài cùng bạn không?
□ Rất thích
□ Thích
□ Bình thường
□ Không thích
[...]... phương pháp dạy học phù hợp, học sinh đạt kết quả tốt và nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học 3 4 Nhiệm vụ nghiên cún 4.1 Tìm hiểu cơ sở lí thuyết về hoạt động nhóm, về các biện pháp dạy học trong giờ Tập đọc lớp 3 4.2 Khảo sát thực tiễn việc dạy học Tập đọc theo nhóm ở lóp 3 4 .3 Đe xuất cách tổ chức các biện pháp dạy học theo nhóm trong giờ Tập đọc lớp 3 4.4 Bước đầu thể nghiệm các biện pháp dạy học Tập. .. dạy học Tập đọc theo nhóm cho học sinh lớp 3 mà khóa luận đề xuất 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy học theo nhóm trong giờ Tập đọc lớp 3 5.2 Phạm vi nghiên cứu Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu trên đối tượng học sinh lóp 3 trường Tiểu học cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội Cùng với đó là HS lóp 3 trường Tiểu học Uy Nỗ, Thị trấn Đông Anh, Hà Nội 6 Phương pháp nghiên... phương pháp dạy tập đọc họp lí nhằm rèn luyện kỹ năng đọc cho các em được tốt hơn 1.1.4 Sự phù họp của việc vận dụng hoạt động nhóm trong phân môn Tập đọc lớp 3 Như chúng ta đã biết thì phân môn Tập đọc nhằm trang bị cho học sinh kĩ năng đọc một cách lun loát, nhuần nhuyễn và hiểu được nội dung của bài tập đọc Trong khi đó các em đọc một mình, đọc riêng lẻ thì không thể hình thành tốt được kĩ năng đọc cho. .. Phương pháp nghiên CÚ01 lí luận: pp quan sát, tổng hợp, phân tích - Phương pháp NCTT: pp điều tra, pp phỏng vấn - pp xử lí thông tin 7 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng hình thức hoạt động nhóm trong dạy học tập đọc ở lóp 3 Chương 2: Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp 3 Chương 3: Thể... tranh, 1.1.2 .3 Các biện pháp dạy học theo nhóm Theo David Johnson và Roger Johnson phân chia các biện pháp dạy học theo nhóm dựa trên tính cố định của nhóm Neu lấy cấu tạo của nhóm và nội dung, cách hoạt động nhóm làm tiêu chí phân loại thì theo tài liệu “Phương pháp DH Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học chúng ta có thể nói đến những BPDH theo nhóm phổ biến, phù họp với nhà trường Việt Nam như: nhóm đôi, vòng... phương pháp học tập theo nhóm và sử dụng hình thức tổ chức dạy học này rộng rãi Ở Việt Nam, bàn về vấn đề này cũng có nhiều tác giả đề cập đến như: - Giáo dục đại học - p p dạy và học - Lê Đức Ngọc - NXB ĐHQG HN - Một số bài về lý luận và khả năng học tập theo nhóm của học sình Ngô Thị Dung - Tạp chí Giáo dục số 46/20 03 - Tố chức dạy học theo nhóm ở trường học - Phùng Như Thụy - Tạp chí Giáo dục số 23/ 1999... trình dạy học Tập đọc cho HS lớp 3 Quy trình này bao gằm 5 bước I/ Đọc mẫu; II/ Luyện đọc đúng; III/ Tìm hiểu bài; IV/ Luyện đọc lại.; V/ Củng cố, dặn dò Tồ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ tập đọc, chủng tôi quan tâm đến hoạt động dạy học Tập đọc từ bước 2 đến bước 4.Bu’ớc II và bước IV có chung nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho HS Vì vậy chúng tôi xem xét việc tố chức hoạt động nhóm. .. 18 1.2 .3 Quy trình dạy học bài tập đọc cho học sinh lớp 3 * Quy trình giờ dạy Tập đọc - Kế chuyện lớp 3 T iếtl I Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi - GV nhận xét, đánh giá; tóm tắt nội dung chính của bài học trước II Bài Mới 1 Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng 2 Luyện đọc: a Giáo viên đọc mẫu: b Luyện đọc câu - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (Ket... hoạt động nhóm trong bước Luyện đọc thành tiếng cho HS” đế tiện đối chiếu so sánh Tổ chức hoạt động nhóm trong bước Luyện đọc thành tiếng cho học sinh ỉóp 3 2.1 Tố chửc hoạt động nhóm trong bưóc Luyện đọc đúng 2.1.1 Xác định yêu cẩu rèn kĩ năng luyện đọc đúng cho học sinh lớp 3 Đối với HS lóp 3, rèn kĩ năng đọc đúng được ưu tiên hơn các kĩ năng khác Ở lớp 3, các em cần đạt được các mức độ về đọc đúng... trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm - Nguyễn Thị Hồng Nam - Tạp chí Giáo dục số 26/2002 Các tác giả trên đã đưa ra được các quan niệm về nhóm, các cách tổ chức nhóm, các bước tiến hành dạy học theo nhóm Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở bình diện khái quát, chưa đi sâu vào từng môn học cụ thể, từng lóp học cụ thể 3 Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp vận dụng hoạt động nhóm trong giờ Tập đọc lớp 3 ... nhóm, biện pháp dạy học Tập đọc lớp 4.2 Khảo sát thực tiễn việc dạy học Tập đọc theo nhóm lóp 4 .3 Đe xuất cách tổ chức biện pháp dạy học theo nhóm Tập đọc lớp 4.4 Bước đầu thể nghiệm biện pháp dạy. .. ĐẠI HỌC su ' PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC NGUYỄN THỊ SANG BIỆN PHÁP DẠY HỌC • TẬP • ĐỌC • • THEO NHÓM CHO HỌC SINH LỚP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Phương pháp dạy học. .. chủ động việc đọc nói riêng học tập nói chung Từ lý kể nên chọn đề tài: Biện pháp dạy học tập đọc theo nhóm cho học sinh lóp 3 làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm tiểu học Lịch sử nghiên