nhiều quan điểm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu song lượng kiến thức dành cho học sinh Tiểu học chỉ ở một mức độ nhất định, phù hợp với lứa tuổi; đảm bảo cho các em có cơ sở lý thuyết
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2• • • •KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*=======
LẴ THỊ NGỌC BÍCH
CHO HỌC SINH LỚP 2,3 Ở TIÊU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC• • • •
Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI, 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2• • • •KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*=======
LẴ THỊ NGỌC BÍCH
CHO HỌC SINH LỚP 2,3 Ở TIÊU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC• • • •
Chuyên ngành:Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học ThS Vũ Thị Tuyết
HÀ NỘI, 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện trong suốt thời gian
em học tập và nghiên cứu tại trường
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo -Ths Vũ Thị
Tuyết, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thảnh
khóa luận này
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học Xuân Hòa (Phúc Yên - Vĩnh Phúc), trường Tiểu học Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội), trường Tiểu học Trực Phú (Trực Ninh
- Nam Định) đã giúp em trong quá trình dự giờ, điều tra, nghiên cứu và thực nghiệm
Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa do thòi gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên em khó tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lã Thị Ngọc Bích
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình Những
số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác
Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Lã Thị Ngọc Bích
Trang 5CHĐN: Câu hỏi đo ngh
[X, Y]: X là số thứ tự tài liệu và Y là số trang trong tài liệu tham
khảo
Trang 6MUC LUC• •
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tà i 1
2 Lịch sử vấn đ ề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Giả thuyết khoa học 5
8 Cấu trúc khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌCCẦU TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌ C 6
1.1 Cơ sở lý luận của việc dạy học câu tiếng Việt ở Tiểu h ọ c 6
1.1.1 Một số vẩn đề về câu 6
1.1.1.1 Định nghĩa về câu 6
1.1.1.2 Quan niệm về câu đúng 7
1.1.1.3 Phân loại câu 7
1.1.1.4 Các kiểu câu phân loại theo cấu trúc trong chương trình Tiểu học 8
1.1.2 Một sổ vẩn đề về thành phần câu tiếng Việt 9
1.1.2.1 Định nghĩa về thành phần câu 9
1.1.2.2 Hệ thống thảnh phần câu 10
1.1.2.3 Các thành phần câu được dạy trong chương trình Tiểu học 15
Trang 71.2 Cơ sở thực tiễn của việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2,
3 ở Tiểu học 17
1.2.1 Thực trạng dạy câu tiếng Việt ở Tiểu h ọ c 17
1.2.2 Thực trạng của việc học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học 18
1.2.2.1 Hệ thống bài học về câu tiếng Việt trong chương trình lớp 2, 3 ở Tiểu học 18
1.2.2.2 Thực trạng của việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học 19
ỉ 2.3 Các lỗi về câu của học sinh lớp 2, 3 ở trường Tiểu học 23
1.2.3.1 Lỗi sử dụng câu không đúng m ẫu 23
1.2.3.2 Các lỗi về dấu câu 25
1.3 Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CẦU TIẾNG VIỆT 29
CHO HỌC SINH LỚP 2, 3 Ở TIỂU HỌC 29
2.1 Nâng cao hiệu quả dạy học về câu tiếng Việt cho giáo viên Tiểu học 29
2.1.1 Bồi dưỡng kiến thức về câu và nâng cao ỷ thức trách nhiệm cho giáo viên Tiểu h ọ c 29
2.1.2 Một sổ phương pháp giúp giáo viên dạy hiệu quả các bài về câu cho học sinh lớp 2, 3 31
2.1.2.1 Phương pháp dạy kiến thức, quy tắc ở lớp 2,3 31
2.1.2.2 Phương pháp dạy các bài thực hành về câu ở lớp 2,3 32
2.2 Nâng cao hiệu quả học câu tiếng Việt cho học sinh Tiểu học 35
2.2.1 Cung cấp cho học sinh một sổ căn cứ để các em nắm được ìãển thức và làm bài tập về câu dễ dàng hơn 35
Trang 82.2.2 Một số bài tập điển hình về câu giúp rèn luyện kĩ năng thực
hành cho học sinh 38
2.3 Những giải pháp cụ thể giúp học sinh sửa lỗi sai về câu 42
2.3.1 Sửa lỗi sử dụng câu không đúng mẫu 42
2.3.1.1 Cách chữa lỗi nhầm câu kiểu Ai là gì? với câu kiểu Ai làm gì? 42
2.3.1.2 Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Aithế nào? 44
2.3.2 Rèn kì năng sử dụng dấu câu 45
2.3.2.1 Thông qua các bài tập để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu 45
2.3.2.2 Thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loại dấu câu 48
2.4 Tiểu kết chương 2 49
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 50
3.1 Mục đích thực nghiệm 50
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 50
3.3 Đối tượng thực nghiệm 50
3.4 Tổ chức thực nghiệm 50
3.5 Nội dung thực nghiệm 51
3.6.Đánh giá thực nghiệm 55
3.7 Tiểu kết chương 3 56
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC
Trang 9MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy các môn học ở bậc Tiểu học ngoài việc cung cấp tri thức thì cần chú trọng hình thành cho học sinh các kĩ năng học tập Cùng với các môn học Toán, Tự nhiên và Xã hội, môn Tiếng Anh môn Tiếng Việt chú trọng hình thành rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày
Trong tiếng Việt, câu là đơn vị cơ bản của lời nói, ngôn từ và văn bản
v ề phương diện cấu trúc, nó là phạm vi lớn nhất của những mối quan hệ ngữ pháp chính danh Tất cả các quan hệ ngữ pháp có thể có được đều chỉ có trong phạm vi câu
Có thể nói rằng, việc dạy học câu là nội dung quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp học nói chung Dạy học câu giúp học sinh học tốt hơn các kiến thức như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ và các đơn vị lớn hơn câu là đoạn văn và văn bản Vì vậy, việc dạy học câu được hình thành ngay từ những lớp đàu cấp của chương trình Tiểu học (bắt đàu từ lớp 2 trong phân môn Luyện từ và câu) Phân môn này có mục đích giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm vững nghĩa của từ, phân loại vốn từ, tích cực hóa
vốn từ, đồng thời cùng cấp các mô hình cấu trúc câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai
thế nào?; cung cấp kiến thức về 4 loại câu chia theo mục đích phát ngôn: câu
hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm Như vậy, dạy học câu tiếng Việt giúp và định hướng cho học sinh nói đúng, viết đúng tiếng Việt
Thực tế hiện nay còn phổ biến hiện tượng học sinh Tiểu học còn đặt câu sai ngữ pháp, còn nhiều lúng túng ừong phân tích cấu tạo ngữ pháp của cây hay diễn đạt câu mà nội dung chưa trọn vẹn Chủ yếu là do học sinh chưa nắm vững kiến thức về câu vấn đề về câu là nội dung rất phong phú với
Trang 10nhiều quan điểm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu song lượng kiến thức dành cho học sinh Tiểu học chỉ ở một mức độ nhất định, phù hợp với lứa tuổi; đảm bảo cho các em có cơ sở lý thuyết để thực hành luyện tập, đặt câu, dùng câu đúng quy tắc tiếng Việt và xây dựng tiềm năng cho trẻ học lên bậc học cao hơn.
Hiểu rõ vai trò rất quan trọng của câu ừong rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt- ngôn ngữ giao tiếp của dân tộc- đồng thời qua tìm hiểu thực tế dạy học của giáo viên và học sinh Tiểu học cũng như qua điều tra khả năng nắm
bắt kiến thức của học sinh, chúng tôi thấy các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?,
Ai thế nào? được sử dụng thường xuyên, nó có thể xuất hiện trong bất cứ văn
bản nào, trong bất cứ cuộc giao tiếp đối thoại nào đặc biệt trong các bài văn tả cảnh và việc nắm chắc cấu trúc, mục đích sử dụng các kiểu câu là rất cần
thiết Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho
học sinh lớp 2 ,3 ở Tiểu học” Bên cạnh những ứng dụng thiết thực cho bản
thân với vai trò là một giáo viên Tiểu học tương lai, đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa lý thuyết chung về việc dạy và học, nâng cao chất lượng dạy học câu nói riêng cũng như dạy học tiếng Việt nói chung
2 Lỉch sử vấn đề
Vấn đề về câu được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm, từ thời
cổ đại, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp bàn về câu tương đối nhiều Liên quan đến những vấn đề được đề cập trong khóa luận và phù hợp với phạm vi, mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin điểm qua lịch sử vấn
đề dạy học câu ở Tiểu học
2.1 Các công trình nghiên cứu chính về các kiểu câu
- Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
Trang 11- Cao Xuân Hạo (2007), Câu Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Lương (2005), Câu tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội
- Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển bách
khoa, Hà Nội
- Nguyễn Thị Thìn (2002), Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở
trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2.2 Các công trình nghiên cứu chỉnh có liên quan đến việc dạy học câu ở Tiểu hoc
- Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga
(2004), Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB Đại học Sư
- Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2006), Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng
Việt 2,3,4,5, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Mai Anh (2009), Các kiểu câu và việc dạy - học câu
tiếng Việt ở Tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, Hà Nội
- Ngô Thị Kim Hương (2007), vẩn đề thành phần câu và việc dạy - học
thành phần câu trong trường Tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội
Trang 12Trong các tài liệu trên có hai loại tài liệu: Hỏi đáp về dạy - học Tiếng Việt các khối và SGV các khối là đã bàn về vấn đề câu nhưng đó là các gợi ý chung cho tất cả các vùng miền Thực tế có ít tài liệu nghiên cứu về việc dạy câu trên một địa bàn xác định và đưa ra những định hướng cụ thể cho việc dạy loại kiến thức này Thêm vào đó, các luận văn mặc dù có bàn đến vấn đề
về câu sai song lại chưa đưa ra phương pháp cụ thể làm các dạng bài tập về câu, dấu câu.Vì thế, đề tài của chúng tôi vẫn có hướng đi riêng, thiết thực và phục vụ giảng dạy trên phạm vi xác định cho học sinh Tiểu học
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, mục đích của chúng tôi nhằm tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả để giúp giáo viên và học sinh lớp 2, 3 nắm vững kiến thức về câu, qua đó góp phàn nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đểđạt được mục đích trên, khóa luận cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến câu
- Khảo sát và điều tra thực tế dạy học câu của GV và HS ở một số trường Tiểu học
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các kiểu câu tiếng Việt có trong chương trình lớp2, 3 ở Tiểu học
- Áp dụng quy trình, một số phương pháp, cách thức dạy học về câu tiếng Việt vào việc giảng dạy thử nghiệm ở một số trường Tiểu học để xem xét tính khả thi của các biện pháp
5 Đổi tưạng và phạm vỉ nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu cơ bản là biện pháp dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3
Trang 135.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2,
3 của 3 trường Tiểu học:
- Trường Tiểu học c ổ Loa- Đông Anh- Hà Nội
- Trường Tiểu học Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc
- Trường Tiểu học Trực Phú- Trực Ninh- Nam Định
6 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài một cách có cơ sở, chúng tôi đã vận dụng phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
7 Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài được xử lý, giải quyết thì sẽ làm rõ hơn lý luận về dạy học câu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
8 Cấu trúc khóa luân
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận được
Trang 14NÔI DUNG
CHƯƠNG I
C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
CÂU TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
1.1.Cơ sở lý luân của viêc day hoc câu tiếng Vỉêt ở Tiểu hocV • • ■ V • о « •
1.1.1 Một số vẩn đề về câu
1.1.1.1 Định nghĩa về câu
Trong lịch sử ngôn ngữ học, so với các đơn vị ngôn ngữ như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ, văn bản thì câu là đơn vị được nghiên cứu sớm nhất- nó được nghiên cứu từ thời cổ đại
Thế kỷ III trước công nguyên, Alechxanđria định nghĩa: “Сам là sự
tổng hợp của các từ, biểu thị một tư tưởng tương đối trọn vẹn” [9, 9].
Theo Nguyễn Thị Lương: “Câu là một đơn vị ngôn ngữ không có sẵn,
dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tẳc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói”[9, 9].
Nguyễn Thị Thìn quan niệm: “Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức
năng thông báo nhỏ nhất, được dùng vào việc giao tiếp hàng ngfl/’[15, 9].
Định nghĩa về câu của Diệp Quang Ban rất cụ thể, ngắn gọn nhưng
mang tính khái quát cao: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cẩu tạo
ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ỷ nghĩa tương đổi fron vẹn hay thái đối, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn /ĩgíF’[5, 107].
Trang 151.1.1.2 Quan niệm về câu đúng
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về câu đúng Nguyễn Khánh Nồng
cho rằng:Một câu đúng phải thể hiện cả hai mặt: cẩu trúc ngữ pháp và cẩu
trúc ngữ nghĩa [19, 145].
Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng cho rằng một câu đúng thỏa mãn các câu sau:
- Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
- Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy của người Việt
- Câu phải có thông tin mới
- Câu phải được đánh dấu câu phù hợp
1.1.1.3 Phân loại câu
a Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp
Cơ sở: Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp người ta căn cứ vào hai cơ
b Câu chia theo mục đích nói
Phân loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống
về câu trong hoạt động của nó Căn cứ vào mục đích nói, người ta chia thành
4 kiểu câu:
Trang 16học về “Câu ghép” với nội dung rất ngắn gọn: Câu đơn là câu cỏ đủ chủ ngữ,
vị ngữ.
b Câu ghép
Khái niệm: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có nhiều ý kiến khác nhau về câu, câu đơn, câu ghép, việc phân biệt câu đơn và câu ghép Để phù hợp với trĩnh độ nhận thức của học sinh Tiểu học, SGK định nghĩa:
“Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại Mỗi vế của câu ghép thường có cẩu tạo giống câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ỷ có quan hệ chặt chẽ với ỷ của những vế câu khác ”
- Sau bài hình thảnh khái niệm câu ghép, SGK Tiếng Việt 5 tập trung
dạy học sinh: “Cách nối các vế câu ghép”, bao gồm nối các vế câu ghép bằng
quan hệ từ, nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ.
Trang 17• Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ:
Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ
Những quan hệ từ thường dùng là: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, Những cặp quan hệ từ thường dùng là: vì nên ;do nên ; nhờ mà nếu thì giá thì chẳng những mà không chỉ mà
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện:
+ Thể hiện quan hệ nguyên nhân, kết quả
+ Thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả
+ Thể hiện mối quan hệ tương phản
+ Thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép
• Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng:
Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ ta còn
có thể nối các vế câu ghép bằng một ừong số các cặp từ hô ứng sau:
Vừa đã ; chưa đã ; m ới đã ; vừa vừa ; càng càng ; đâu đấy; nào ấy; sao vậy; bao nhiêu bấy nhiêu;
1.1.2 Một số vấn đề về thành phần câu tiếng Việt
1.1.2.1 Định nghĩa về thành phần câu
Có rất nhiều định nghĩa về thành phần câu Theo chúng tôi, quan niệm
về thành phần câu của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp có tính
khái quát cao Nhóm tác giả này khẳng định: “Thành phần câu là những từ
tham gia nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc vào nòng cốt câu”[Yl, 57].
Trang 18Trên cơ sở những tiêu chí khác nhau như: quan hệ ý nghĩa, chức năng
cú pháp hay đặc trưng hình thức của từ ừong câu , việc phân định thành phần câu của mỗi nhà nghiên cứu cũng khác nhau Dựa vào những nét tương đồng giữa các quan điểm nghiên cứu, có thể chia hệ thống thành phàn câu tiếng Việt như sau:
- Thành phần chính của câu: chủ ngữ, vị ngữ
- Thành phần phụ của câu: trạng ngữ, đề ngữ
- Thành phàn phụ của từ trong câu: định ngữ, bổ ngữ
- Thành phần biệt lập ừong câu: tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ
- Thành phần chính của câu: Thành phần chính của câu là những thành
tố tham gia nòng cốt câu Đây là thảnh phần bắt buộc, không thể thiếu trong những câu đơn bình thường (câu đơn 2 thành phần) Thành phàn chính của câu gồm chủ ngữ và vị ngữ
- Thành phần phụ của câu: Thành phần phụ của câu là thành phần không tham gia nòng cốt câu (nằm ngoài nòng cốt câu) nhưng có quan hệ về nghĩa với nòng cốt câu Trạng ngữ là thành phàn phụ phổ biến nhất
a Chủ ngữ
a.l Khái niệm
CN là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại với
VN, thể hiện đối tượng được thông báo trong câu CN chỉ ra đối tượng mà câu
Trang 19nói đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể chấp nhận các đặc trưng (quan hệ, tính chất, ừạng thái, hành động ) sẽ được nói đến ừong VN.
Trong mối quan hệ với VN: CN nêu lên chủ thể thông báo (cái được thông báo), VN nêu lên nội dung thông báo (cái thông báo)
a.4 Cẩu tạo
CN có thể được cấu tạo là một từ, một cụm từ, một kết cấu chủ- vị hay một số kiểu cấu trúc khác
- CN được cấu tạo là một từ: Từ làm CN có thể thuộc những từ loại khác nhau, thường là danh từ, đại từ Ngoài ra, từ cấu tạo nên CN có thể thuộc động từ, tính từ hay số từ
Ví dụ: Trời / đang nắng (CN là danh từ)
Chạy bộ/ tốt cho hệ tuần hoàn (CN là động từ)
Tôil đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng (CN là đạitừ)
- CN được cấu tạo từ một cụm tò: có thể là cụm từ đẳng lập, cụm từ chính phụ hay cụm từ cố định, một cụm chủ-vị
Ví dụ\Cây bầu, cây bí/ nói chuyện bằng quả (CN là cụm từ đẳng lập)
Những con mèo ẩy / đều rất tinh nghịch (CN là một cụm từ chính phụ) Chị Lan đến / khiến tôi rất vui (CN là một cụm từ chủ - vị)
Trang 20b Vị ngữ
bl Khái niệm
VN là một trong hai thành phàn chính của câu, thể hiện nội dung thông báo của câu VN nêu lên những đặc trưng về hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc trưng, quan hệ hay nhận xét của đối tượng được nêu lên ở CN
thường trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, Thế nào?, Là gì?.
VN có quan hệ chặt chẽ với CN; thường kết hợp với CN tạo thành cấu trúc ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề
Trang 21Ví dụ: Chim hót (VN là một từ)
Hoa mai đang nở rộ (VN là cụm từ chính phụ)
Vườn này hoa rẩt đẹp (VN là cụm chủ - vị)
c Trạng ngữ
c.l Khái niệm
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, phương tiện, cách thức, mục đích, nguyên nhân, của sự tình được nói trong câu Trạng ngữ có thể đứng trước, sau hay chen giữa nòng cốt câu Trong nhiều trường hợp, trước ừạng ngữ có dùng quan hệ từ để dẫn nhập, đồng thời trạng ngữ thường được tách biệt với phần nòng cốt câu bằng một quãng ngắt (khi viết dùng dấu phẩy)
C.2 Vị trí
TN có thể có 3 vị trí ừong một cấu trúc câu:
+ Đứng đàu câu (trước nòng cốt С- V)
Ví dụ: Hôm qua, Xuân nghỉ học.
+ Đứng xen giữa CN và VN
Ví dụ: Bạn Linh hôm qua nghỉ học.
+ Đứng cuối câu (sau nòng cốt С- V)
Ví dụ: Cô bé dậy sớm giúp mẹ quét sân, Vỉ muốn mẹ đỡ vất vả.
VN thường gặp TN là đứng trước nòng cốt с - V (đứng đàu câu) Trong một số điều kiện có trường họp TN đứng xen kẽ giữa CN và VN hoặc đứng sau nòng cốt С - V Khi chuyển vị trí như vậy thì trạng ngữ được nhấn mạnh tách rời bằng ngữ điệu (chỗ ngắt) khi nói hay bằng dấu phẩy khi viết và
có thể kèm theo một kết từ thích hợp: nếu không được nhấn mạnh, tách rời thì ừong trường hợp đó nó sẽ trở thành một thành phần phụ của từ (giữ vai trò là
bổ ngữ hoặc định ngữ)
C.3 Cấu tạo của trạng ngữ
Trang 22TN có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từ hay một kết cấu chủ - vị.
Ví dụ: Hôm qua, em đi câu cá (TN là một từ)
Đã hai ngày rồi, tôi không ăn cơm (TN là một cụm từ) Trời đang mưa nhưng tôi vẫn ra đường (TN là một cụm chủ - vị) C.4 Phân loại trạng ngữ
Căn cứ vào ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo của TN có thể chia TN thành:
- TN chỉ thời gian: Nêu thời điểm hoặc thời đoạn diễn biến của sự việc biểu thị ở nòng cốt câu TN chỉ thời gian có thể dùng hoặc không có quan hệ
từ đứng trước
Ví dụ: Hôm qua, các bạn lớp em thi văn nghệ.
- TN chỉ không gian: Nêu địa điểm,nơi chốn, phạm vi không gian trong đó sự việc ở nòng cốt diễn ra TN chỉ không gian có thể dùng hoặc không dùng quan hệ từ đứng trước
Ví dụ: Ngoài sân, trời đang mưa.
- TN chỉ nguyên nhân: Nêu nguyên nhân diễn biến sự việc ở nòng cốt câu TN chỉ nguyên có quan hệ từ đứng trước Quan hệ từ thường dùng là :do,
vì, tại, bởi
Ví dụ: Tại Hoa mà tổ không được khen thưởng.
- TN chỉ mục đích: Biểu thị mục đích của sự việc nêu ở nòng cốt câu
TN chỉ mục đích có quan hệ từ đứng trước.Thường có từ đi kèm: để, để cho, vì
Ví dụ: Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng
- TN chỉ phương tiện- cách thức: nêu lên các phương tiện và cách thức của sự việc diễn ra ở nòng cốt câu TN chỉ phương tiện cách thức có quan hệ
từ đứng trước Thường đi kèm với các từ: bằng, với,
Ví dụ: Bằng một giọng chân thành, Lan đã thuyết phục Mai ừả bút cho
bạn Linh
Trang 23- TN chỉ đối tượng - phương diện: trình bày phạm vi, phương diện hay đối tượng có quan hệ với sự việc nêu ở nòng cốt TN chỉ đối tượng - phương diện có quan hệ từ đứng trước.
Ví dụ: về chỉnh trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự
do dân chủ nào
- TN chỉ trạng thái: TN chỉ ừạng thái bổ sung thêm ý nghĩa trạng thái (tâm lí, sinh lí hay vật lí) lúc diễn ra sự việc ở nòng cốt câu TN chỉ trạng thái không có quan hệ từ đứng trước và thường do động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) biểu thị
Ví dụ:Lo sợ, chúng núp sau rặng cây chờ người tới.
- TN chỉ điều kiện- giả thiết: biểu thị điều kiện để việc nêu ở nòng cốt trở thành hiện thực TN chỉ điều kiện - giả thiết có quan hệ từ đứng trước
Ví dụ: Nếu mưa, tôi sẽ không đến.
- TN chỉ ý nhượng bộ - tương phản: chỉ một hành động, trạng thái hay tính chất tương phản (với ý nhượng bộ) đối với sự việc nêu ở nòng cốt câu
TN chỉ ý nhượng bộ - tương phản có quan hệ từ đứng trước
Ví dụ:Tuy mưa nhưng họ vẫn đến đông đủ cả.
1.1.2.3 Các thành phần câu được dạy trong chương trình Tiểu học
Chương trình, SGK tiếng Việt sau năm 2000 cung cấp kiến thức về thành phần câu một cách đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi học sinh
Tiểu học Lý thuyết về thành phần câu gắn với các mẫu câu kể: câu kể Ai làm
gì?, câu kể Ai thế nào?, câu kể Ai là gì?
Các thành phần câu được dạy trong chương trình Tiểu học gồm có:+ Chủ ngữ
+ Vị ngữ
+ Trạng ngữ
a Chủ ngữ
Trang 24- Chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt
động được nói đến ở VN (Chủ ngữ ừong câu kể Ai làm gì?, Tiếng Việt 4, tập 2; chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?, Tiếng Việt 4, tập 2)
- Chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN (Chủ ngữ trong câu kể Ai
là gì?, Tiếng Việt 4, tập 2).
- Trả lời cho câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con gì?.
- Thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo nên
b Vị ngữ
-Nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân
hóa) (Vị ngữ ừong câu kể Ai làm gì?, Tiếng Việt 4, tập 1).
- Chỉ đặc điểm, tính chất, hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở CN
(Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?, Tiếng Việt 4, tập 2).
- VN được nối với CN bằng từ “là” (VN trong câu kể Ai là gì?, Tiếng
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn: làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong
câu TN chỉ nơi chốn ừả lời cho câu hỏi: Ở đâu?.
Ví dụ: Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian: xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong
câu.TN chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ?, Khỉ nào?
Ví dụ: Thứ hai đầu tuần, chúng tôi được tham gia lễ chào cờ.
Trang 25+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình ừạng nêu trong câu Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi:
Vì sao?, Nhờ đâu?, Tại đâu?
Ví dụ: Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu.
+ Trạng ngữ chỉ mục đích: để nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu
ừong câu Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi.Để làm gỉ?, Nhằm mục
đích gì?, Vỉ cái gì?
Ví dụ: Đe mở rộng diện tích đất, nó đào cái ao sau nhà.
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện:thường mở đầu bằng các từ: bằng, với và
ừả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì?, Với cái gì?.
Ví dụ: Bằng tẩm lòng của mình, anh ấy đã cứu giúp những đứa trẻ
nghèo
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2 ,3 ở Tiểu hoc
1.2.1 Thực trạng dạy câu tiếng Việt ở Tiểu học
Theo chúng tôi, để tìm hiểu thực trạng dạy học câu tiếng Việt ở Tiểu học, trước hết chúng ta hãy điểm qua về các bài có liên quan đến việc dạy học câu ở Tiểu học trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt ở Tiểu học
Dưới đây là bảng thống kê các bài dạy về câu trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt (Phân môn Luyện từ và câu) ở Tiểu học đã được chúng tôi nêu cụ thể ở phần phụ lục
Trang 26nào, mà còn cho học sinh biết câu sử dụng với mục đích gì, trong điều kiện, tình huống nào trong đời sống thực tiễn Việc rèn luyện kĩ năng về câu được lồng vào trong dạy học các nghi thức giao tiếp.
Dạy học câu trong chương trình Tiểu học không nặng về cung cấp kiến thức, khái niệm về câu mà chú trọng việc rèn kĩ năng viết câu
- Ở lớp 2, 3 học sinh được tập trung thực hành các bài tập viết câu, không đưa ra lý thuyết về câu
- Ở lớp 4, 5 học sinh học lý thuyết khái niệm có liên quan đến câu (thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ; kiểu câu: câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm) Những lý thuyết này được rút ra thông qua việc phân tích các bài tập, ví dụ
1.2.2 Thực trạng của việc học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2 ,3 ở trường Tỉm hoc
1.2.2.1 Hệ thống bài học về câu tiếng Việt trong chương trình lớp 2, 3 ở Tiểu học
Lớp 2:
Học sinh học về một số kiểu câu trần thuật, về thảnh phàn câu nhưng không dùng đến thuật ngữ: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ Các em nhận biết được các bộ phận chính và các bộ phận khác của câu thông qua các bài tập, không qua lý thuyết
Học sinh lần lượt làm quen với ba kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ải thế
nào?
Học sinh nắm được các bộ phận của câu nhờ mô hình: trả lời cho câu
hỏi Ai?, Là gì?, Làm gì?, Thế nào? (để tìm bộ phận chính cho câu); trả lời các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thể nào?, Vì sao?, Đe làm gì? (để tìm các bộ
phận khác của câu)
Trang 27Hình thành những hiểu biết sơ giản về câu: học sinh bước đầu nắm được cấu trúc câu, bộ phận chính của câu và các bộ phận khác trong câu qua các dạng bài tập: đặt câu theo mẫu, xếp từ thành câu, viết tiếp câu, trả lời câu hỏi dựa vào kiểu câu cho trước.
Lớp 3:
Học sinh được củng cố hiểu biết về câu tiếng Việt đã được học ở lớp 2
Cụ thể: ôn tập cho học sinh về cá kiểu câu đã học: Ai làm gì?, Ai làm
gì?, Ai thế nào?
Học sinh nắm được một số kiến thức ban đầu về câu đơn (gồm hai bộ phận chính), tiếp tục được thực hành các bài tập để nhận biết các thành phần cây (như lớp 2) đó là học sinh biết đặt câu hỏi để xác định thành phần câu:Học sinh đặt câu hỏi cho từng bộ phận chính của câu để nhận biết các
bộ phận đó trong kiểu câu có mô hình: Ai (cái gì, con gì)- làm gì?, Ai (cái gì,
con gì)- là gì?, Ai (cái gì, con gì)- thế nào?
Học sinh nhận biết các bộ phận phụ của câu bằng cách trả lời các câu
hỏi: Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì? cũng
trong các kiểu câu phổ biến nói trên
Như vậy nội dung kiến thức về câu và thành phần câu được đưa vào dạy học từ lớp 2 song không nặng về việc cung cấp lí thuyết, về câu ở lớp 2,
3 học sinh không làm quen với lí thuyết để biết câu là gì, cấu tạo câu mà qua các bài thực hành học sinh rút ra cấu trúc câu, cách đặt câu về thành phần câu, học sinh chỉ biết đặt câu và trả lời câu hỏi để mở rộng câu
7.2.2.2 Thực trạng của việc dạy học câu tiếng Việt cho học sinh lớp 2, 3 ở
trường Tiểu học
Trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy phân môn Luyện từ và câu là phân môn khó nhất vĩ lượng kiến thức rất phong phú, đa dạng, đặc biệt là kiến thức về câu Học sinh lớp 2, 3 được cung cấp kiến thức về câu tiếng Việt thông qua việc làm các bài tập thực hành, dàn dàn
Trang 28lên lớp trên mới hình thành và phát triển khả năng phân tích, nhận diện câu và các thành phần câu tiếng Việt Để đánh giá một cách chính xác về khả năng thực hành của các em thì phải thông qua điều tra thực tế Dưới đây chính là nội dung chúng tôi đã điều tra theo định hướng trên.
a Mục đích điều tra
Vì học sinh lóp 2 và lóp 3 chưa học lý thuyết về câu, các em học các mẫu câu thông qua vận dụng thực hành các bài tập Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát về khả năng thực hành của các em Công việc khảo sát được tiến hành đối với lớp 2, 3 của 3 trường Tiểu học thuộc 3 địa phương như đã nêu ưên
b Cách thức điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra bằng hệ thống phiếu hỏi thuộc lĩnh vực vận dụng thực hành các bài tập thuộc phân môn Luyện từ và câu theo nội dung từ dễ đến khó, phù họp với trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học
c.Nội dung điều tra
Điều tra khả năng vận dụng thực hành các bài tập lớp 2, 3 Các phiếu bài tập được điều tra có nội dung hệ thống toàn bộ các kiểu câu các em đã học trong chương trình Chúng được thiết kế phù họp với những kiến thức lý thuyết tương ứng cho phù hợp với từng khối lớp và không xa lạ với các bài tập trong sách giáo khoa
(Nội dung phiếu khảo sát khả năng thực hành bài tập của học sinh lớp
2, 3 có ở phàn phụ lục của khóa luận)
d Kết quả điều tra
Kết quả điều tra của chúng tôi như sau:
Thống kê
Lớp 2:
Trang 29s ố học sinh điều tra :245
(Số lượng và tỉ lệ% được ghi cho câu trả lời đúng)
Trường
Tiểuhọc
TS HS
Phiêu 1 Phiêu 2 Phiêu 3 Phiêu 4 Phiêu 5
Số học sinh điều ừa :250
(Số lượng và tỉ lệ % được ghi cho câu trả lời đúng)
Trường
Tiểuhọc
TS HS
Phiêu 1 Phiêu 2 Phiêu 3 Phiêu 4 Phiêu 5
Đối với học sinh lớp 2, các em chưa nắm chắc được các mẫu câu cơ
bản: Ai là gỉ?, Ai làm gỉ?, Ai thế nào? Chính vì vậy nên kết quả khảo sát của
các em chưa cao Các em còn lúng túng, chưa biết đặt câu hỏi cho các bộ
phận của câu hoặc tìm những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ai? ị Cái gì?,
Con gì?), Là gì?, (Là cái gì?, Là con gì?)
Đối với học sinh lớp 3, các em được ôn lại về các câu kiểu Ai là gì?, Ai
làm gì?, Ai thế nào? thông qua các bài ôn tập nhưng qua kết quả điều tra thực
Trang 30tế cho thấy các em chưa biết cách đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm (Ải?
(Cái gì?, Con gì?), Là gì?, Làm gì?, Như thế nào?), cấc em còn lúng túng khi
mở rộng câu tràn thuật đơn bằng cách trả lời các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?,
Như thể nào?, Vì sao?, Đ ể làm gì?, Bằng gì?.
Kết quả điểu tra cho thấy việc hiểu và làm tốt các bài tập về kiểu câu không phải là vấn đề dễ dàng Qua thực tế giảng dạy và kiểm ứa học sinh, tôi thấy khi làm các bài tập này các em thường lúng túng, các em còn xác định nhầm, gặp nhiều khó khăn khi làm bài, chất lượng chưa cao, đặc biệt khi cho các em đặt câu thì các em đặt nhiều câu sai, rất đa dạng
Nguyên nhân tình ừạng ừên là do các em chưa được cung cấp khái
niệm về câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ải thế nào?, căn cứ để nhận biết từng bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Là gì?, Ải? Làm gì?, Ai? Thế nào?; các em chưa hiểu
rõ câu theo kiểu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?,dùng để làm gì và khi nào
thì dùng câu kiểu đómà ở lớp 2 các em chỉ được làm bài qua các ví dụ mẫu
của giáo viên và sự khẳng định đó là câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thể nào?
của giáo viên, lên lớp 3 các em ôn lại kiểu câu này cũng qua một số bài tập.Lượng bài tập trong sách giáo khoa còn ít, chưa phong phú nên việc luyện tập sâu về kiểu câu này còn hạn chế Cụ thể một số học sinh trung bình
còn xác định chưa đúng, cứ cho rằng kiểu câu Ai là gì? là câu mà trong đó có
từ chỉ sự vật, kiểu câu Ai làm gì? là câu trong đó có từ chỉ hoạt động, trạng
thái, kiểu câu Ai thể nào? là câu mà trong đó có từ chỉ đặc điểm, tính
chất Thậm chí có một số học sinh khá giỏi vẫn xác định nhầm kiểu câu
Chính vĩ vậy nếu chỉ dạy như ừong sách giáo khoa, học sinh làm một
số bài cụ thể đó là xong thì thực sự học sinh không thể hiểu sâu kiến thức về phàn này và vận dụng các kiểu câu để làm bài tập kém hiệu quả Chất lượng đạt được thấp không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của ngành giáo dục
Không phải chỉ có những ví dụ bài tập sách giáo khoa mà kiến thức Tiếng Việt rất phong phú Các em dễ bắt gặp nhiều kiểu câu trong tác phẩm
Trang 31văn học cũng như trong ngôn ngữ nói, ứng xử sinh hoạt hàng ngày mà không
ừả lời chính xác được nó là câu theo kiểu gì?
1.2.3 Các lỗi về câu của học sinh lớp 2 ,3 ở trường Tỉm học
Theo chúng tôi, các loại lỗi về câu bao gồm 2 loại lỗi cơ bản: lỗi về ngôn ngữ, lỗi sử dụng câu không đúng mẫu Lỗi về ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ và một số tác giả của các khóa luận trước đi sâu, phân tích và mô tả rất kĩ lưỡng Với khóa luận này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào các kiểu câu Vì vậy chúng tôi chỉ đi sâu, mô tả các loại lỗi sau:
+ Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu
+ Lỗi về dấu câu
1.2.3.1 Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu
a Mục đích điều tra
Điều tra tình hình sử dụng câu không đúng kiểu câu của học sinh lớp 2,
3 ở Tiểu học về các kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? Việc điều tra
tiến hành đối với học sinh lóp 2, 3 thuộc 3 trường ở 3 địa phương khác nhau
b Cách thức điều ứa
Chúng tôi tiến hành điều tra bằng các phiếu câu hỏi về các kiểu câu Nội dung điều tra phù hợp với những kiến thức và nhận thức của học sinh lớp 2, 3
c Nội dung điều tra
Điều tra các kiểu câu mà học sinh hay nhầm lẫn với nhau
(Các phiếu điều tra sử dụng câu không đúng mẫu có ở phần phụ lục của khóa luận)
d Kết quả điều tra
Như chúng ta đã biết, để phân biệt được câu đúng mẫu, câu không đúng mẫu, phải dựa trên những tiêu chí cơ bản làm cơ sở để phân biệt Chính vì vậy chúng tôi dựa vào cấu trúc các mẫu câu, dấu hiệu hình thức được trình bày trong sách giáo khoa tiếng Việt ở Tiểu học làm căn cứ để đối chiếu, xác định
Trang 32câu thế nào là đúng mẫu Thực tế cho thấy học sinh có thể viết những câu đúng ngữ pháp, đúng ngữ nghĩa nhưng không đúng theo yêu cầu.
Dưới đây chúng tôi khái quát các mẫu câu cơ bản trong chương trình lớp 2, 3 ở Tiểu học:
Kết quả thống kê và phân loại sử dụng câu không đúng mẫu
Số học sinh lớp 2: 245
Số học sinh lớp 3: 250
Địa điểm điều tra: trường Tiểu học c ổ Loa- Đông Anh- Hà Nội, trường Tiểu học Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc, trường Tiểu học Trực Phú- Trực Ninh- Nam Định
Kết quả khảo sát tình hình học sinh sử dụng câu không đúng mẫu
của học sinh lóp 2,3
(Tỷ lệ phần ừăm được ghi cho câu trả lời sai)
Học sinh Số bài được
Trang 331.2.3.2 Các lỗi về dấu câu
a Mục đích điều tra
Điều tra tình hình sử dụng dấu câu của học sinh lớp 2, 3 ở Tiểu học Việc điều tra tiến hành đối với học sinh lớp 2, 3 thuộc 3 trường ở 3 địa phương khác nhau như đã nêu ở trên
b Cách thức điều ứa
Điều tra bằng các phiếu bài tập về các dấu câu
c Nội dung điều tra
Điều ứa các dấu câu mà học sinh hay nhầm lẫn với nhau
d Kết quả điều ừa
Theo thống kê về số lượng câu sai về dấu là khá lớn
Cụ thể:
Lóp 2 có 9 câu sai trên tổng số 15 câu chiếm 60 % tổng số lỗi.
Lớp 3 có 6 câu sai trên tổng số 15 câu chiếm 40 % tổng số lỗi
Lỗi về dấu câu có thể chia làm hai loại:
- Không biết dùng dấu
- Dùng dấu câu sai
Đối với học sinh lớp 2, 3 chúng tôi chỉ xét về hai dấu câu cơ bản là dấu chấm và dấu phẩy
a Không biết dùng dấu câu
Đây là những lỗi câu do không dùng dấu ở những chỗ cần thiết Cả một đoạn văn dài có nhiều ý riêng biệt, học sinh cứ viết mà không có dấu chấm,dấu phẩy Học sinh đã không dùng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăncách các ý nhỏ đồng chức (thành phần trong câu) Như vậy, như vậy học sinh
đã vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu Việc không biết dùng dấu câu gây khó khăn trong giao tiếp Người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt được nội
Trang 34dung mà các em muốn truyền đạt, thậm chí còn hiểu sai ý các em muốn truyền đạt.
Ví dụ 1 :Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái xanh đậm của những rặng tre
Ví dụ 2: Bầu trời bắt đầu tối sầm những đám mây đen kéo về như một ngọn núi khổng lồ gió mỗi lúc một mạnh cây cối ven đường nghiêng ngả bụi cuốn theo như con sóng mịt mù
Ở 2 ví dụ trên, học sinh đều quên sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các ý nhỏ đồng chức, quên sử dụng dấu chấm để tách các bộ phận có ý nghĩa trọn vẹn thành câu và khi kết thúc câu
Cách chữa:thêm các dấu cần thiết theo đúng chức năng
Ví dụ 1: Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre
Ví dụ 2: Bầu trời bắt đầu tối sầm Những đám mây đen kéo về như một ngọn núi khổng lồ Gió mỗi lúc một mạnh Cây cối ven đường nghiêng ngả Bụi cuốn theo như con sóng mịt mù
b Sử dụng dấu câu sai
Đây là những câu đã sử dụng dấu câu khi không cần thiết hoặc sử dụng nhàm dấu câu Do học sinh sử dụng dấu câu không họp lý, không đúng quy tắc, dùng dấu chấm để ngắt câu khi chưa đủ ý hay sử dụng dấu phẩy để ngắt câu đã đủ ý
Lỗi phổ biến là dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đủ ý hay cắt đôi câu một cách vô lý
Ví dụ 1 :Trong vườn nhà em Các loài cây đều tươi tốt
Ví dụ 2:Nhân dịp lên lóp 3 Bố mua tặng em một chiếc cặp rất đẹp
Trang 35Xét các câu ở ví dụ trên, ta nhận thấy có mối quan hệ như sau: giữa các
lỗi câu như dùng sai dấu có thể dẫn đến lỗi thiếu các thành phần câu (sẽ học
cụ thể ở lớp 4, 5 là chủ ngữ, vị ngữ) Ví dụ 1 và ví dụ 2, học sinh đều mắc lỗi
là dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đủ ý Dần đến thiếu cả 2 thành phần
chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ Chính điều đó lý giải cho việc một câu có
thể sai tới 2, 3 lỗi hoặc hơn thế
Cách chữa: thay dấu chấm bằng dấu phẩy
Ví dụ 1: Trong vườn nhà em, các loài cây đều tươi tốt
Ví dụ 2: Nhân dịp lên lớp 3, bố mua tặng em một chiếc cặp rất đẹp
Như vậy, việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu câu
nhiều đã chứng tỏ phần nào việc các em chưa nhận thấy được tác dụng của
dấu câu trong diễn đạt nội dung và chưa nắm được cách sử dụng chúng Nói
chung các em còn chưa có ý thức sử dụng đúng dấu câu Một nguyên nhân
khác cũng không kém đó là từ phía giáo viên Nếu giáo viên chú ý đến mảng
kiến thức về dấu câu thường xuyên và có kế hoạch ôn luyện phù họp thì sẽ
nâng dần kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh
1.3 Tiểu kết chương 1
1 Kết quả nghiên cứu về lý thuyết các kiểu câu nói trên có khá nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau, nhưng số đông các nhà ngữ pháp học tiếng
Việt và người sử dụng tiếng Việt đều thống nhất quan niệm:
Một câu đúng phải đảm bào các yêu cầu về nội dung và hình thức Câu
được phận theo hai loại phương diện: Phương diện cấu tạo ngữ pháp (câu
đươn, câu ghép) và phương diện mục đích nói (câu trần thuật, câu nghi vấn,
câu cầu khiến, câu cảm thán)
Thành phần câu là những từ tham gia nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để
đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc vào nòng cốt câu Thành phần
câu gồm: thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ), thành phần phụ của câu
Trang 36(trạng ngữ, đề ngữ), thành phàn phụ của từ trong câu (định ngữ, bổ ngữ), thành phần biệt lập trong câu (tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ) Các thảnh phàn câu được dạy trong chương trình Tiểu học là: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.
2 Kết quả khảo sát trực trạng dạy học câu tiếng Việt ở lớp 2, 3 chothấy:
Khả năng thực hành của học sinh còn chưa hiệu quả Học sinh còn lúng túng khi làm các bài tập ở phiếu điều tra Phần lớn các em chưa làm đúng hết các bài tập của chúng tôi Khả năng đặt câu còn hạn chế Các em chưa chủ động chiếm lĩnh kiến thức Các em còn mắc nhiều lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu, lỗi về dấu câu
Qua việc phân tích trên, chúng tôi thiết nghĩ càn phải có những phương pháp dạy học tích cực, những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học câu tiếng Việt ở Tiểu học
Trang 37CHƯƠNG 2 MỘT SÓ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÂU TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 2 ,3 Ở TIỂU HỌC
2.1 Nâng cao hiệu quả dạy học về câu tiếng Việt cho giáo viên Tiểu học
2.1.1 Bồi dưỡng kiến thức về câu vànâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên Tiểu hoc
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng
và Nhà nước ta luôn chú ừọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân ừí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Nghị quyết đã đề ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong đó: “Đổi mới công tác quản lý giáo dục” là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Muốn nâng cao chất lượng GD-ĐT thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là một biện pháp cơ bản nhất ừong đó có nâng cao chất lượng dạy học
về câu tiếng Việt cho giáo viên Tiểu học Thiết nghĩ, nếu bản thân người giáo viên không nắm chắc kiến thức về câu tiếng Việt thì khó có thể giải thích cho học sinh một cách thuyết phục cũng như thiếu linh hoạt, nhạy bén Do đó, để năng cao hiệu quả dạy học nói chung, dạy học câu Tiếng Việt nói riêng thì người giáo viên Tiểu học cần không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt cũng như ý thức trách nhiệm cho bản thân
Mỗi giáo viên Tiểu học nên trang bị cho mình các kiến thức ngữ pháp
cơ bản về câu, bản thân giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện, tìm tòi và xây dựng nên những giải pháp cụ thể, thiết thực để giúp học sinh viết câu sao cho đúng ngữ pháp hơn
Theo chúng tôi việc nâng cao hiệu quả dạy học cho giáo viên Tiểu học cần thực hiện theo hướng:
Trang 38+ Chú trọng đến công tác bồi dưỡng các kiến thức về ngữ pháp nói chung và kiến thức về câu nói riêng cho giáo viên các trường Tiểu học đặc biệt giáo viên các trường vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo mà nơi đó là những nơi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn với các hình thức: tập huấn, rút kinh nghiệm, tổ chức các cuộc thi có liên quan đến kiến thức về câu, tham gia công tác hội giảng, thi giáo viên giỏi
+ Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Tiểu học bằng cách: xây dựng các trang web bàn về kiến thức câu tiếng Việt cho giáo viên để có thể làm nơi ừao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức các buổi tham quan học tập tại các trường trong và ngoài tỉnh thuộc các vùng miền khác nhau của đất nước
+ Tích cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụng các đề tài khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà mình cảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi về đổi mới phương pháp dạy học., cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học về câu cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích thú khi học về câu
+ Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm cho giáo viên cũng rất quan trọng Đây là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Nếu không có ý thức trách nhiệm và lòng yêu mến trẻ, giáo viên khó có thể nắm rõ đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè ) và chất lượng học tập không cao Giáo viên nên giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học nói chung và giờ dạy học
về câu nói riêng đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn và điều đó chắc chắn
sẽ giúp ích cho việc tiếp thu kiến thức của các em
Trang 392.1.2 Một sổ phương pháp giúp giáo viên dạy hiệu quả các bài về câu cho học sinh lớp 2, 3
2.1.2.1 Phương pháp dạy kiến thức, quy tẳc ở lớp 2,3
Ở lớp 2, 3, các kiến thức về câu mới chỉ đươc đưa ra cho học sinh ở mức sơ giản, nhiều khi chỉ để học sinh làm quen với thuật ngữ, nêu lên một vài nhận xét chứ chưa hình thành khái niệm ngữ pháp
- Các tiết dạy về câu chưa đề cập đến vấn đề lý thuyết Các khái niệm
lý thuyết được trình bày dưới dạng quy tắc ngữ pháp
- Ví dụ: b à i : Từ chỉ đặc điểm Câu kiểu Ai thế nào?
- Trong bài tập 3 yêu cầu học sinh đặt câu theo mẫu dưới đây:
- Thực chất của bài tập này là giúp học sinh nắm được mô hình và
mẫu câu Ai thế nào? nhưng hình thức truyền đạt không phải là những kiến
thức khô khan mà ngược lại là phần bài tập nhẹ nhàng, vừa sức với học sinh Mục đích của bài tập này là nhằm truyền đạt một kiến thức, một quy tắc ngữ
pháp quan trọng về kiểu câu Ai thế nào?
viên cho học sinh đọc và nắm được yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh
đọc mô hình, câu mẫu và trả lời các câu hỏi như: Mái tóc ông em thế nào?,
Cái gì bạc trắng?.
- Giáo viên hết sức lưu ý làm sao cho học sinh nắm chắc đươc mẫu
câu thông qua mô hình và qua các ví dụ minh họa mà giáo viên đưa ra để học
sinh có thể tự nêu được ví dụ khác (đảm bảo vẫn thuộc phạm vi câu kiểu Ai
thế nào?)
Trang 402.1.2.2 Phương pháp dạy các bài thực hành về câu ở lớp 2,3
Các bài tập thực hành về câu rất đa dạng và phong phú Một trong
những yêu cầu về phương pháp đối với mỗi giáo viên là phải nắm được dấu
hiệu bản chất của các dạng bài tập từ đó nhận diện, phân loại các dạng bài tập
nhằm hướng dẫn học sinh bằng ngôn từ phù hợp với từng lứa tuổi, từng trình
độ nhận thức
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số dạng bài tập có trong chương
trình lớp 2, 3
đọc để trả lời câu hỏi
Ví dụ 1 : Dựa vào tranh trả lời câu hỏi:
a, Em bé thế nào?
b, Con voi thế nào?
c, Những quyển vở thế nào?
[Tiếng Việt 2, tập một, ừ 122]
Ví dụ 2: Dựa vào nội dung bài thơ Đồng hồ báo thức, ừả lòi câu hỏi:
a, Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?
b, Anh kim phút đi như thế nào?
c, Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?
[Tiếng Việt 3, tập hai, tr.45]
PP: Với dạng bài tập này, GV cần giúp HS nắm rõ yêu càu của bài tập
dựa vào tranh hoặc dựa vào nội dung bài thơ, với mục đích cuối là trả lời
đúng câu hỏi của bài tập
GV giúp HS quan sát ừanh (nếu là tranh), đọc thầm lại đoạn thơ (nếu là
thơ) để nắm và hiểu được câu, từ trong nội dung đoạn, bài thơ đó
GV cho HS vận dụng những hiểu biết của mình về kiến thức đã biết và
kiến thức vừa được truyền thụ thông qua sự phân tích bài tập vào phần trả lời
câu hỏi