1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔNG LẠNH - THUẬN CHÂU - SƠN LA

72 2,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 760,06 KB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔNG LẠNH - THUẬN CHÂU - SƠN LA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ TIỆP

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔNG LẠNH

- THUẬN CHÂU - SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÙI THỊ TIỆP

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔNG LẠNH

- THUẬN CHÂU - SƠN LA

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn:

TS Trần Thị Thanh Hồng

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS TrầnThị Thanh Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tiểu học - Mầm non những người đã trực tiếp giảng dạy, trang bị cho em ngững kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường, xin cảm ơn các thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Tông Lạnh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực tiễn dạy học tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số

Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp k50 Đại học giáo dục Tiểu học, cũng như gia đình, bạn bè những người luôn quan tâm, động viên và nhiệt tình giúp đỡ em

để hoàn thành khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Tiệp

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ 3

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Giả thuyết khoa học 4

9 Cấu trúc của đề tài 4

PHẦN II: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Cơ sở tâm sinh lý 5

1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 9

1.2.1 Khảo sát thực trạng sửa lỗi phát âm cho HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh 9

1.2.2 Kết quả khảo sát 10

Tiểu kết chương 1 22

CHƯƠNG 2:BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HSDTTS 24

2.1 Biện pháp luyện tập theo mẫu 24

2.2 Biện pháp phân tích cách phát âm 26

2.3 Biện pháp luyện tập tổng tập 28

2.4 Biện pháp tổ chức trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho HS 31 2.5 Biện pháp mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường

Trang 6

2.5.1 Tăng cường các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm tạo

môi trường giao tiếp tự nhiên cho HS 34

2.5.2 Mở rộng môi trường giao tiếp ở gia đình và cộng đồng 35

2.6 Thường xuyên luyện đọc các từ khó trong giờ tập đọc 35

2.7 Vận thiết bị dạy học để sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc 36

Tiểu kết chương 2 37

CHƯƠNG 3:THỂ NGHIỆM 38

3.1 Những vấn đề chung 38

3.1.1 Một số yêu cầu của thiết kế 38

3.1.2 Cấu trúc của thiết kế 38

3.2 Thiết kế thể Thiết nghiệm 39

3.2.1 Thiết kế thể nghiệm bài tập đọc “Bàn tay cô giáo” (tuần 21 – Tiếng Việt 3, tập 2) 39

3.2.2 Thiết kế thể nghiệm bài tập đọc “Cuộc chạy đua trong rừng” (tuần 28 – Tiếng Việt 3, tập 2) 39

3.3 Thể nghiệm 39

3.3.1 Mục đích thể nghiệm 39

3.3.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thể nghiệm 40

3.3.3 Cách thức thể nghiệm 40

3.3.4 Nội dung, phương pháp thể nghiệm 40

3.4 Kết quả thể nghiệm 42

3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá 42

3.4.2 Kết quả thể nghiệm 42

Tiểu kết chương 3 44

PHẦN KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của xã hội, tiếng Việt cũng phát triển phong phú và

đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội

Để bắt kịp với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải có đổi mới phù hợp Bên cạnh sự đổi mới chương trình và nội dung học tập, thì việc đổi mới cách làm của đội ngũ giáo viên (GV) là rất quan trọng và được xem là khâu cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục của nước ta

Nghe, nói, đọc, viết là bốn hoạt động ngôn ngữ khác nhau của con người, trong đó đọc là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa đối với học sinh (HS) tiểu học và đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) Đối với mỗi người, giao tiếp bằng chữ viết chỉ được thực hiện khi bắt đầu biết đọc Đó là yêu cầu cơ bản đầu tiên với mỗi HS bước vào trường tiểu học Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong hoạt động học tập và giao tiếp Nó là công cụ học tập các môn học khác Nó tạo hứng thú, động cơ học tập, đồng thời nó tạo điều kiện để HS có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời

Đối với HSDTTS do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ (TMĐ) – tiếng dân tộc nên khả năng tiếp nhận tiếng Việt, đặc biệt là khả năng phát âm đang gặp nhiều khó khăn Vì vậy với ý nghĩa của việc dạy đọc thì việc dạy đọc, dạy phát âm cho HSDTTS đóng vai trò quan trọng

Tập đọc là môn học khởi đầu, là phân môn chính có vị trí đặc biệt to lớn ở nhà trường tiểu học bởi vì giai đoạn này là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng phát âm cho HS Việc phát âm và luyện phát âm đúng với chuẩn quy tắc tiếng Việt góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam Vì vậy ngay từ đầu bậc tiểu học các em cần được học môn Tập đọc một cách khoa học, cẩn thận Đó là lý do vì sao Tập đọc bố trí thành phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng

Trường Tiểu học Tông Lạnh nằm trên đường Quốc lộ 6, giao thông đi lại rất thuận tiện Đội ngũ GV công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm Tuy nhiên do số lượng học sinh dân tộc (HSDT) khá lớn, khả năng phát âm chưa chuẩn nên chất lượng dạy và học đối với các môn học nói chung và đối với phân môn Tập đọc

Trang 8

Vì những lý do trên, tác giả mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu

số Trường Tiểu học Tông Lạnh – Thuận Châu – Sơn La’’ để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho HS miền núi nói chung và HSDTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh nói riêng

2 Lịch sử vấn đề

“Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh cấp tiểu học’’ (tài liệu bồi dưỡng giáo viên) của dự án phát triển GV tiểu học (NXBGD) đã đi sâu vào nghiên cứu tầm quan trọng của dạy phát âm đúng cho HSDTTS, tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm đúng tiếng Việt cho HSDT Đây là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn có thể áp dụng vào việc dạy học không chỉ HSDTTS mà cả với HS dân tộc Kinh những biện pháp này vẫn có tác dụng tích cực

“Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ âm” (tài liệu đào tạo GV tiểu học, trình độ đại học), dự án phát triển GV tiểu học của Nguyễn Thị Xuân Yến – Lê Thị Thanh Nhàn (NXBGD 2007) đã mô tả hệ thống âm chuẩn trong tiếng Việt hiện đại xác định lỗi phát âm, xác định biến thể phát âm theo các vùng phương ngữ cho HS tiểu học Trong cuốn này tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận một số phương pháp dạy học phát âm ở tiểu học

“Dạy học tập đọc ở tiểu học” – Lê Phương Nga, đã nghiên cứu đến việc xác định chuẩn chính âm trong tiếng Việt và hướng đến một trong ba mẫu hình

lý tưởng để luyện phát âm cho HS Đây là cơ sở quan trọng cho GV vận dụng dạy phát âm và sửa lỗi phát âm cho tất cả HS nói chung và HSDTTS nói riêng

“Vui học tiếng Việt (Trần Mạnh Hưởng, NXB Giáo dục 2000) Tài liệu này

đề cập đến những kiến thức tiếng Việt cơ bản giúp HS luyện tập thành thạo các

kỹ năng “đọc, nghe, nói, viết”, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng,

có khả năng làm chủ được tiếng nói và ngôn ngữ của dân tộc

3 Mục đích nghiên cứu

Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung

và môn tiếng Việt nói riêng Qua việc học tập đọc các em nắm, biết được cách phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình đọc

Từ đó các em có thói quen phát âm chuẩn chính tả, đọc đúng văn bản, giúp các

em tiếp thu tri thức khoa học Nhưng trên thực tế, hiện tượng phát âm sai tiếng Việt vẫn còn tồn tại

Trang 9

Vì vậy thực hiện khóa luận, tác giả mong đề xuất được các biện pháp có hiệu quả trong việc sửa lỗi và rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho HS tiểu học nói chung, nâng cao hiệu quả dạy học tập đọc cho HS lớp 3 dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Tiểu học Tông Lạnh nói riêng

4 Nhiệm vụ

Tìm hiểu cơ sở lý luận của dạy học phát âm chuẩn tiếng Việt và thực trạng của việc phát âm tiếng Việt cho HSDTTS ở Trường Tiểu học Tông Lạnh

Tìm hiểu thực trạng lỗi phát âm của HS lớp 3 DTTS

Đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho HSDT

Thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên cứu

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Một số biện pháp sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh

Nghiên cứu lỗi phát âm của 90 HSDTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh

6 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sửa lỗi phát âm cho HS, lựa chọn và khảo sát những từ ngữ phổ biến trong các bài tập đọc lớp 3 mà HS thường mắc lỗi khi phát âm trong quá trình học tập và giao tiếp, từ đó đề xuất biện pháp sửa lỗi phát âm, đồng thời tiến hành thiết kế mẫu giáo án thể nghiệm vận dụng cho HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh

7 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận dựa trên một số phương pháp như sau:

Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu

Thống kê khảo sát thực tế nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu với các biện pháp cụ thể: quan sát, dự giờ, trò chuyện, phiếu điều tra

So sánh đối chiếu những vấn đề lý luận với thực tiễn từ đó khảo sát, rút ra

Trang 10

8 Giả thuyết khoa học

Sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho HSDT hiện nay còn gặp nhiều khó khăn Đây là vấn đề còn nhiều băn khoăn, trăn trở của không ít GV tiểu học miền núi Sơn La Nếu các phương án đề xuất trong kết luận chứng minh được tính khả thi sẽ góp thêm tiếng nói và giải quyết những khó khăn đó, góp phần nâng cao chất lượng sửa lỗi phát âm, rèn kỹ năng phát âm chuẩn trong dạy học tập đọc cho HSDT, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay Khóa luận là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên Khoa Tiểu học

9 Cấu trúc của đề tài

Chương 1 Gồm hai nội dung chính Nội dung thứ nhất tác giả đi vào tìm hiểu cơ sở tâm sinh lý, cơ sở ngôn ngữ học, vị trí, tính chất, nhiệm vụ của việc dạy học phát âm trong phân môn Tập đọc làm căn cứ cho vấn đề nghiên cứu; Nội dung thứ hai tiến hành khảo sát nội dung chương trình tập đọc lớp 3, thực trạng dạy và học, chỉ ra thực trạng mắc lỗi của HSDTTS, chỉ ra các lỗi thường gặp, phân loại lỗi dựa trên quá trình điều tra, khảo sát, tìm hiểu những nguyên nhân mắc lỗi phát âm của HS từ đó đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho HS ở chương 2

Chương 2 Tác giả đề xuất một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho HS như: Biện pháp luyện tập theo mẫu, biện pháp phân tích cách phát âm, biện pháp luyện tập tổng hợp, biện pháp trò chơi học tập để sửa lỗi phát âm cho HS, biện pháp mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng, biện pháp thường xuyên luyện đọc từ khó trong giờ tập đọc, biện pháp vận dụng thiết bị dạy học để sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc nhằm khắc phục lỗi phát âm giúp các em HSDTTS có cách học hiệu quả nhất và hạn chế được lỗi phát âm

Chương 3 Dựa trên sự nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả

đề xuất một số biện pháp nhằm sửa lỗi phát âm cho HS lớp 3 DTTS các chương trước đó Chương 3 tác giả đã thiết kế mẫu ứng dụng của bài tập đọc, từ đó đánh giá tính khả thi của vấn đề nghiên cứu

Trang 11

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm so với cách phát âm chuẩn làm cho người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác Lỗi phát âm khác với tiếng địa phương Việc dạy phát âm cho HSDTTS có thể chấp nhận theo ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ, phương ngữ Nam bộ nơi HS sinh sống Với HS các dân tộc huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La theo chuẩn phương ngữ Bắc bộ

Đối với HS lứa tuổi tiểu học – là giai đoạn các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập Đặc biệt, HS lớp 3 ghi nhớ không chủ định cũng dần chuyển sang ghi nhớ có chủ định Hơn nữa, khi học qua phân môn Học vần, hầu hết các em đã đọc thông viết thạo Tuy nhiên, đối với HSDTTS hầu hết các em đến trường muộn Ngôn ngữ TMĐ làm ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách học, đặc biệt là cách phát âm… nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học môn tiếng Việt của các em

Do đó, khi dạy tập đọc cho HS lớp 3 DTTS, GV cần giúp HS hình thành kỹ năng và thói quen phát âm chuẩn khi đọc Muốn vậy cần cho các em luyện đọc nhiều Ngoài ra trong quá trình luyện phát âm cho HS, GV cần nắm được chuẩn chính âm (có thể theo ba vùng phương ngữ trên) và chuẩn chính tả (chỉ có một chuẩn duy nhất) để tránh luyện phát âm cho HS không đạt hiệu quả

Cơ chế của việc phát âm khi đọc là cơ sở của việc dạy đọc Tập đọc biểu thị mối quan hệ mật thiết giữa sự vận động của thị giác với lời nói âm thanh Do

đó, trong dạy học tập đọc GV cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ, tư duy cụ thể của HS lớp 3 để xác định cho mình những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng HS

1.1.1 Cơ sở tâm sinh lý

Phát âm chuẩn quy tắc tiếng Việt là phát âm đúng âm vị, phụ âm, phát âm

to, rõ ràng, lưu loát, mạch lạc từng âm vị và chữ cái Đối với việc hình thành kỹ xảo phát âm, đặc tính của mỗi thể loại văn bản, đoạn trích mà HS dựa vào đó để lĩnh hội từ ngữ, ngôn ngữ tiếng Việt là rất quan trọng Theo đó khi phát âm theo nguyên tắc chữ viết là các biểu tượng âm vị, chữ cái, vần, thanh điệu từ đó được

Trang 12

Để sửa lỗi phát âm và rèn kỹ năng phát âm chuẩn trong dạy học tập đọc cho HS lớp 3 DTTS ngoài việc nắm được các lỗi mà các em thường mắc dẫn đến việc phát âm sai, chưa chuẩn, nắm được bản chất hay nguyên nhân mắc lỗi phát âm chúng ta cần hiểu được đặc điểm tâm sinh lý các em HS

Việc sửa lỗi phát âm trong dạy học tập đọc cho HS lớp 3 DTTS phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của HS Ở giai đoạn này các em đã có bước chuyển mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập và hầu hết các em đã biết đọc, biết viết Tuy nhiên, nhận thức của các em vẫn là nhận thức chưa có chủ định và đối tượng là HSDTTS có thói quen phát âm của ngôn ngữ TMĐ nên ảnh hưởng nhiều đến việc học tập đọc Do đó GV phải nắm được tâm lý HS, từ đó có những định hướng sửa lỗi phát âm trong dạy học phân môn Tập đọc cho thích hợp, để HS có kết quả học tập khả quan hơn

Ở giai đoạn tiểu học, do các cơ quan cảm giác chưa phát triển hoàn thiện nên

bộ máy phát âm của các em chưa chuẩn các em thường đọc lẫn l/n, b/v, l/đ…hoặc đọc các từ khó còn lệch lạc như khúc khuỷu, ngoằn ngoèo…hay những khiếm khuyết nào đấy trong bộ máy phát âm sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi phát

âm Ví dụ người có lưỡi hơi ngắn sẽ khó phát âm chính xác các chữ như n, ch, r…người có lưỡi dài thường phát âm không tròn vành rõ tiếng, người hở hàm ếch, răng thưa, lưỡi gà ngắn thường khó phát âm các âm gió, âm sát, âm họng Ngoài ra cấu tạo vòm họng, dây thanh ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm

Ảnh hưởng của cách phát âm TMĐ đã trở thành thói quen với HSDTTS nói chung và HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh nói riêng, khi học một ngôn ngữ mới các em khó làm quen với thao tác phát âm mới, nhất là những âm khó, những âm không có trong TMĐ, bởi vậy khi các em sử dụng tiếng Việt vẫn còn mang dấu ấn của TMĐ ở đâu đó trong âm sắc ngữ điệu Cụ thể: Dân tộc Thái không phân biệt được phụ âm l/đ, th/ t…vần ênh/êênh, ôc/ôôc…dân tộc Mường không phân biệt được phụ âm b/v, vần ong/oong, ong/ông…dân tộc Tày không phân biệt được phụ âm r/l

HS lớp 3 DTTS của Trường Tiểu học Tông Lạnh có điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng đa phần môi trường sống của các em chủ yếu là người DTTS nên thời gian sử dụng tiếng Việt của các em rất ít, bị bó hẹp Chính vì vậy khi dạy tập đọc cho HSDT lớp 3, GV cần phải chú ý đến cách phát âm, chú ý sửa lỗi phát âm cho HS một cách có định hướng, toàn diện nhằm giúp các em sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp

Trang 13

HSDT không phải bao giờ cũng phát âm chuẩn, chính xác, hiểu những từ mình phát âm (TMĐ, yếu tố sinh lý, yếu tố xã hội) nên hầu như toàn bộ sự chú ý của các em tập trung vào việc nhận mặt chữ, đánh vần để phát thành âm Mặt khác HSDTTS thường phát âm sai nhưng các em không thể phân biệt được lỗi sai của mình khi phát ra lời nói, do đó nó có ảnh hưởng đến khả năng phát âm của các em

Vì vậy để giúp HS sửa lỗi phát âm, rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn để học tốt phân môn này, GV cần có sự quan tâm sát sao, có những định hướng tích cực trong việc sửa lỗi phát âm cho HS, nhưng cũng cần có sự am hiểu sâu sắc tâm sinh lý HS nhất là HSDTTS lớp 3 Trường Tiểu học Tông Lạnh – Thuận Châu – Sơn La

1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học

Nói đến việc sửa lỗi phát âm trong phân môn Tập đọc, ta đề cập đến hai vấn đề lớn là chính âm và ngữ điệu

*Vấn đề chính âm trong tiếng Việt

Chính âm là chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội Chính âm quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu học Chính âm liên quan đến vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Việc hiểu biết của chính âm sẽ giúp ta xác định được nội dung cần đọc đúng, đọc diễn cảm một cách có nguyên tắc

Chính âm có mối quan hệ chặt chẽ tới quá trình dạy học tập đọc cho HS tiểu học và HSDTTS phát âm đúng sẽ giúp cho HS học tập cách phát âm chuẩn,

từ đó hiểu sâu sắc vấn đề được đề cập

Do đó, GV phải xác định chuẩn chính âm khi dạy học tập đọc cho HSDTTS để sửa lỗi, rèn kỹ năng phát âm chuẩn và đọc chuẩn cho HS

*Vấn đề thanh điệu trong tiếng Việt

Thanh điệu là một loại đơn vị siêu đoạn tính bao trùm lên toàn bộ âm tiết

và có chức năng thay đổi đơn vị cao của âm tiết Đối với các ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có tiếng Việt thì thanh điệu có chức năng âm vị học tức là có chức năng khu biệt nghĩa

Trang 14

Hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh: Ngang (-), huyền (/), hỏi (?), sắc (/), nặng (.) được chia làm hai nhóm cao (sắc, ngã, không) và thấp (ngang, huyền); nếu xét về âm vực được chia là bằng phẳng (ngang, huyền), không bằng phẳng (hỏi, ngã, sắc, nặng); nếu xét về âm điệu

Bảng 1: Phân loại thanh điệu theo âm điệu

em cách phối hợp thanh điệu, chính âm để việc sửa lỗi phát âm đạt hiệu quả, chất lượng

Thanh ngang (thanh không): là thanh cao có đường nét bằng phẳng đồng đều từ đầu đến cuối

Thanh huyền: là thanh thấp, cũng có đường nét bằng phẳng đi xuống thoai thoải Thanh ngã: có đường nét không bằng phẳng xuất phát từ âm vực thấp hơi đi lên đến giữa chừng lại đi xuống, dốc đứng trong một thời gian ngắn, sau đó lại đột ngột vút lên và kết thúc ở một độ cao rất lớn; thanh ngã thuộc nhóm thanh cao Thanh hỏi: Có đường nét cong như một vòng cung xuất phát từ độ cao thấp hơn thanh huyền rồi đi dần xuống giữa chừng lại đi lên và kết thúc ở độ cao gần bằng lúc xuất phát; đây là một thanh thấp

Thanh sắc: Bắt đầu từ một độ cao thấp hơn thanh ngang, rồi đi vút lên, kết thúc ở độ cao lớn nhất

Thanh nặng: Bắt đầu ngang với độ cao xuất phát của thanh huyền rồi đi xuống thoai thoải nhưng dốc hơn thanh huyền rất nhiều, kết thúc ở độ cao thấp

Trang 15

Các thanh điệu dễ hòa nhập với nhau đó là nặng với ngã, sắc với hỏi; điều này cộng với tính chất dễ thay đổi âm vực của các thanh điệu hai chiều như hỏi, ngã, đã dẫn đến một số hiện tượng nhập thanh ở một số vùng phương ngữ tiếng Việt

Trong quá trình phát âm cần kết hợp hài hòa giữa các yếu tố để có kết quả phát âm cao; trong quá trình HS phát âm GV cần phải hướng dẫn các em cách phối hợp thanh điệu để việc dạy học có chất lượng

âm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập đọc

1.2.1.2 Nội dung khảo sát

Khóa luận tiến hành khảo sát trên những nội dung sau:

1 Tìm hiểu về sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV) lớp 3 – phân môn Tập đọc

2 Thực trạng phát âm của HS

3 Thực trạng sửa lỗi phát âm của GV đối với HS

1.2.1.3 Địa điểm và thời gian khảo sát

+ Thời gian khảo sát: Bắt đầu từ ngày 20/12/2012 đến ngày 25/12/2012 + Địa điểm khảo sát: Tại Trường Tiểu học Tông Lạnh

1.2.1.4 Cách thức khảo sát

Để đánh giá thực trạng phát âm cho các em HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh, tác giả dùng phương pháp dự giờ trực tiếp, phương pháp điều

Trang 16

tra bằng phiếu, trao đổi với GV về chương trình tập đọc lớp 3 và các phương pháp sửa lỗi phát âm cho HS

* Tập 1: Gồm 8 chủ điểm có tên gọi như sau:

+ Măng non (tuần 1, 2)

+ Mái ấm (tuần 3, 4)

+ Tới trường (tuần 5, 6)

+ Cộng đồng (tuần 7, 8)

+ Quê hương (tuần 10, 11)

+ Bắc - Trung - Nam (tuần 12, 13)

+ Anh em một nhà (tuần 14,15)

+ Thành thị và nông thôn (tuần 16, 17)

Tuần 9 ôn tập giữa học kỳ I; tuần 18 ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I

* Tập 2: Gồm 7 chủ điểm có tên gọi như sau:

+ Bảo vệ tổ quốc (tuần 19, 20)

+ Sáng tạo (tuần 21, 22)

+ Nghệ thuật (tuần 23, 24)

+ Lễ hội (tuần 25, 26)

Trang 17

+ Thể thao (tuần 28, 29)

+ Ngôi nhà chung (tuần 30, 31, 32)

+ Bầu trời và mặt đất (tuần 33, 34)

Riêng tuần 27 ôn tập giữa học kỳ II; Tuần 35 ôn tập và kiểm tra cuối học

kỳ II SGK Tiếng Việt 3 bao gồm các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn Mỗi phân môn có nội dung chương trình riêng và bố trí theo phân phối chương trình Trung bình một tuần HS được học hai bài tập đọc, trong đó có một bài tập đọc kể chuyện được học hai tiết Như vậy trong một năm học, HS được học 62 bài tập đọc tương đương với 93 tiết

Cấu trúc bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 3 thường gồm bốn phần: tranh minh họa, văn bản tập đọc, chú giải và câu hỏi trong phần tìm hiểu bài Trong quá trình dạy học, tùy thuộc vào từng bài đọc cụ thể GV sử dụng SGK một cách tối ưu để đạt hiệu quả giờ học một cách tốt nhất Đối với Trường Tiểu học Tông Lạnh khả năng phát âm của nhiều em HS chưa cao, chính vì vậy SGK là công cụ chủ yếu sửa lỗi phát âm để nâng cao hiệu quả dạy – học đọc cho

+ Phần II: Hướng dẫn cụ thể

Phần này hướng dẫn GV những nội dung chính, những chuẩn kiến thức để

GV có định hướng soạn bài tương ứng với các bài đọc trong SGK

* Sách thiết kế bài giảng là tài liệu tham khảo hữu ích để GV biên soạn bài

Trang 18

* Vở bài tập Tiếng Việt và các tài liệu khác giúp HS luyện tập, thực hành các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết phục vụ cho quá trình học tập của các em

1.2.2.2 Thực trạng mắc lỗi phát âm của HSDTTS

a Một số lỗi phát âm thường gặp của HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh

Khi học tiếng Việt, HSDT có những xu hướng chuyển những chuẩn mực và thói quen phát âm TMĐ tới quá trình phát âm tiếng Việt Cơ quan phát âm của các em đã quen với những thao tác khi phát âm tiếng dân tộc khó tránh khỏi những sai lệch khi phát âm tiếng Việt

Qua thực tế khảo sát trong giờ học tập đọc, qua việc trò chuyện với HS lớp

3 Trường Tiểu học Tông Lạnh, bản thân tác giả thấy các em mắc khá nhiều lỗi phát âm, thống kê số lỗi phát âm, tác giả thấy có hai loại lỗi cơ bản sau:

a.1 Lỗi phát âm do HS không nắm vững cấu trúc nội bộ trong cùng một âm tiết tiếng Việt, (chẳng hạn như ăn cơm thì các em lại phát âm là ăm cơn, ngoằn ngoèo phát âm là ngoằn ngòe…)

Dễ thấy các lỗi phát âm trên là do HS không nắm vững được cấu tạo trong nội bộ tiếng Việt, dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu, sai âm từ Để khắc phục lỗi này GV nên chỉ ra cho HS các thành phần của âm tiết (cấu tạo âm tiết từ mức độ tối thiểu đến tối đa) tức là giúp HS nắm được các thành phần của âm tiết bao gồm những thành phần nào, vị trí âm tiết đảm nhận vai trò gì Nắm được cơ sở này HS sẽ khắc phục lỗi phát âm thừa, thiếu hoặc sai âm

a.2 Lỗi phát âm do HS không nắm vững chính âm và do ảnh hưởng của lối phát âm địa phương

Hầu hết theo số liệu điều tra đã cho thấy các em đều mắc lỗi về phụ âm đầu b/v, l/đ, gi/r, r/l… lỗi phần vần ong/ông, ôc/ôôc, ay/ây, âu/iu, ươu/iêu… lỗi về thanh điệu như thanh ngã và thanh sắc Để sửa lỗi này đòi hỏi một quá trình rèn luyện lâu dài, trước hết HS cần nắm vững chính âm tiếng Việt, chú ý hướng dẫn HS phát âm theo

âm chuẩn tiếng Việt, không phát âm theo lối phát âm địa phương Muốn đạt được điều đó GV cần dạy đúng, phát âm chuẩn chính âm tiếng Việt cho HS Điều quan trọng nhất trong việc khắc phục lỗi này và nâng cao hiệu quả sửa lỗi phát âm là GV thường xuyên cho HS phát âm, tập phát âm nhiều lần những phụ âm dễ lẫn đồng thời phải phối hợp đa dạng với các hình thức rèn luyện khác

Trang 19

Thực trạng điều tra cho thấy 90 HS ở lớp 3A, 3B, 3C thuộc lớp 3 của Trường Tiểu học Tông Lạnh – Thuận Châu – Sơn La hầu hết đều mắc lỗi khi phát âm Qua quá trình khảo sát tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2: Thống kê lỗi phát âm của HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh

Lớp

Số lượng

HS khảo sát

Các lỗi phát âm thường mắc

Phát âm sai phụ

âm đầu: b/v, l/đ, r/gi, r/l…

Phát âm sai phần vần: ay/ây, ươu/iêu, ong/ông, ôc/ôôc…

Phát âm sai về thanh điệu: ngã/sắc

Số HS mắc lỗi

Tỉ lệ HS mắc lỗi(%)

Số HS mắc lỗi

Tỉ lệ

HS mắc lỗi(%)

Số HS mắc lỗi

Tỉ lệ

HS mắc lỗi(%)

âm tiết kết thúc bằng các âm tắc vô thanh, đây cũng là dạng lỗi phổ biến của HSDT H'Mông

Trong tiếng Việt có nhiều ngôn ngữ dân tộc không có thanh điệu (tiếng Ê

Đê, Ba-Na, Gia rai…) Hay có một số ngôn ngữ có thanh điệu nhưng số lượng

và tính chất các thanh không hoàn toàn tương ứng số lượng và tính chất các thanh trong tiếng Việt (tiếng Thái, H’Mông, Dao…) bởi vậy mà hiện tượng phát

âm không đúng thanh điệu cũng khá phổ biến ở HSDTTS

Nhận xét: Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy HSDTTS của Trường Tiểu học Tông Lạnh đều mắc lỗi phát âm tương đối nhiều Cụ thể là:

Thứ nhất: Về phụ âm

Trang 20

Số lượng HS mắc lỗi về phụ âm chiếm tỉ lệ lớn Tập trung nhiều ở trường hợp phân biệt l/đ, b/v, r/l, r/gi Trong đó lớp 3A là 21/30 em (chiếm 70%), lớp 3B là 22/30 em (chiếm 73%), lớp 3C chiếm tỉ lệ lớn nhất 24/30 em (chiếm 80%)

Ví dụ trong phiếu điều tra số 1 có các từ như:

“Đau bụng” HS phát âm thành “đau vụng’’

“Kiểm lâm” HS phát âm thành “ kiểm đâm”

“Ra ngoài” HS phát âm thành “la ngoài”

Thứ hai: Về phần vần

So với số lượng HS mắc lỗi về phụ âm thì tỉ lệ HS mắc lỗi phần vần về cơ bản cũng có phần giảm hơn Tuy nhiên số lượng HS mắc lỗi về phần vần vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao trong đó lớp 3A có 13/30 em mắc lỗi (chiếm 43%), lớp 3B có 13/30

em mắc lỗi (chiếm 43%), lớp 3C chiếm tỉ lệ lớn nhất 16/30 em (chiếm 53%) Do HS lớp 3 lại là con em DTTS nên chưa được tiếp xúc nhiều với vốn từ, đặc biệt là với những từ HS ít biết đến và thường hay bị nhầm lẫn với các từ khác

Ví dụ trong phiếu điều tra số 2: “cây xanh” các em phát âm là “cay xanh”,

“con hươu” phát âm là “con hiêu”, “nước chảy” phát âm thành “nước chải”… Thứ ba: Về thanh điệu

Lỗi sai do thanh điệu thì đa số các em thường nhầm lẫn giữa hai thanh đó là thanh ngã và thanh sắc

Ví dụ trong phiếu điều tra số 1 có từ “con muỗi” các em phát âm thành

“con muối”, “ngã xe” phát âm thành “ngá xe” hay:

Ai ngày thường mắc lỗi

Trang 21

Số HS mắc lỗi khi phát âm hai thanh này là 12/30 em (chiếm 40%) ở HS lớp 3A, 15/30 em (chiếm 50%) ở lớp 3B và 10/30 em (chiếm 33%) ở lớp 3C

b Thực trạng học phát âm trong nhà trường tiểu học

b.1 Phát âm chưa đúng, chưa chuẩn và còn mang âm sắc địa phương

HSDTTS khi tới trường bắt đầu được tiếp xúc, làm quen và học tập bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới là tiếng Việt; các em không có thời gian học nói tiếng Việt trước, cũng không có điều kiện tiếp xúc để được mọi người xung quanh dạy nói một cách tự nhiên như HS người Kinh, ngay lập tức khi tới trường các em phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Các em phải làm quen với một hệ thống âm không hoàn toàn giống TMĐ

HSDT học tiếng Việt bằng việc học vần và học các bài tập đọc; mỗi bài học vần với thời gian là 70 phút các em được học từ một đến hai âm, vần mới, một đến hai tiếng, từ mới, được học và làm quen từ bốn đến sáu từ ứng dụng cùng với một bài đọc ngắn từ một đến ba hoặc bốn câu Trong mỗi bài tập đọc với thời gian là 40 phút nên thời gian cho các em luyện đọc, đặc biệt là đọc các

từ khó còn ít, thời lượng tiếp xúc của các em không có nhiều vì vậy khả năng được rèn luyện về cách phát âm tiếng Việt của các em chưa cao Đó là một khó khăn trong quá trình phát âm tiếng Việt của các em, đặc biệt với HSDTTS

Cách phát âm của HSDTTS còn chưa đúng, chưa chuẩn, các em thường phát âm nhầm giữa một số phụ âm đầu, âm vần, thanh điệu của các tiếng, từ tiếng Việt; khi giao tiếp bằng tiếng Việt mặc dù đã có ý thức hơn song việc nhận thức của các em để được một cuộc giao tiếp đạt hiệu quả thì rất khó

b.2 HS coi Tập đọc như một môn học bắt buộc phải học

Không chỉ riêng gì với HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh – Thuận Châu – Sơn La mà hầu hết các dân tộc khác và ngay cả các cấp học cao hơn vẫn nhìn nhận Tập đọc là một môn học “phụ”, bổ chợ cho kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong ngôn ngữ nói Với quan niệm trên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ học cho biết, cho xong thì người Việt Nam không ai là không mắc lỗi phát âm Phát âm

là một phân môn nhỏ nhưng nó góp phần khá lớn vào việc hình thành kỹ năng sử dụng đúng và chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời còn là cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ để học tập các môn học khác HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh hầu hết cũng chỉ quan tâm đến phát âm trong dạy học tập đọc ở góc độ học

Trang 22

cho biết đọc cái chữ, chứ chưa thực sự quan tâm đến các lỗi sai mà mình mắc phải hay việc phát âm, sử dụng ngôn ngữ trong khi nói sao cho đúng, cho chuẩn

Phát âm lệch chuẩn tiếng Việt ngay ở các lớp đầu cấp sẽ hình thành thói quen

và ảnh hưởng không nhỏ đến sau này; phát âm không chỉ là công cụ giúp HS chiếm lĩnh văn hóa, trau dồi kiến thức, tư duy để học tập mà còn tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả đời người trong các em Với ý nghĩa quan trọng như vậy, phân môn Tập đọc phải là môn học được coi trọng trong nhà trường; thế nhưng trên thực tế lại không như vậy, không riêng gì với HSDTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh mà hầu hết các em HS vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Tập đọc và chỉ nhìn nhận môn học này là một môn học “phụ” hỗ trợ cho

kỹ năng sử dụng tiếng, nói tiếng Việt Điều đó được thể hiện cụ thể: theo thống kê phiếu điều tra khảo sát HS của Trường Tiểu học Tông Lạnh –Thuận Châu – Sơn

La mà tác giả tiến hành nghiên cứu cho thấy: có tới 65% HS là không thích học phân môn Tập đọc, 35% thích và rất thích học môn này khi hỏi: “em có thích học tập đọc không ?” hay với câu hỏi: “theo em, phân môn Tập đọc có vai trò như thế nào ?” thì có tới 61% HS trả lời không quan trọng, chỉ 39% HS cho là quan trọng và rất quan trọng Còn với câu hỏi: “em dành thời gian như thế nào đối với việc học phát âm trong phân môn Tập đọc ?” đa số các em trả lời dành thời gian ít (chiếm 58%) hoặc không dành thời gian (chiếm 25%), rất ít HS trả lời dành nhiều thời gian cho môn học (chỉ với 17%) và bình thường

Như vậy chúng ta thấy một thực tế của HS lớp 3 Trường Tiểu học Tông Lạnh cho biết là các em chỉ quan tâm tới phát âm trong phân môn Tập đọc ở góc

độ sử dụng tiếng Việt bằng lời nói và là một môn học bắt buộc phải học trong nhà trường, chứ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học phát âm, phát

âm thế nào cho đúng, cho chuẩn, chưa thực sự quan tâm đến lỗi mà mình mắc để nói, sử dụng phát âm sao cho đúng, chuẩn tiếng Việt

1.2.2.3 Thực trạng dạy phát âm trong nhà trường

Hiện nay ở các trường tiểu học miền núi nói chung đặc biệt là Trường Tiểu học Tông Lạnh thuộc địa bàn huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La nói riêng phần lớn bộ phận các GV trong nhà trường đã có sự quan tâm rất nhiều tới vấn đề phát âm của các em HS đặc biệt đối với HSDTTS Vì vậy nhiều GV đã có những đề xuất về phương hướng sửa lỗi phát âm cho HS nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng phát

âm chuẩn Tuy nhiên bên cạnh sự quan tâm sát sao đó thì thực trạng sửa lỗi phát

âm cho HS ở Trường Tiểu học Tông Lạnh còn tồn tại nhiều hạn chế Cụ thể là:

Trang 23

a Trình độ của GV chưa đồng đều

Chất lượng dạy phát âm của HS tiểu học trước hết phải nói đến trình độ đã được đào tạo của đội ngũ GV Trình độ đào tạo của GV ảnh hưởng không nhỏ

và là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng học của HS Đều là GV tiểu học

và với cùng một chương trình đào tạo như nhau nhưng thời gian đào tạo của mỗi

GV ở mỗi trình độ khác nhau là khác nhau Cụ thể: thời gian đào tạo đối với GV trình độ Đại học (ĐH) là 4 năm, còn thời gian đào tạo GV trình độ Trung cấp (TC) và Cao đẳng (CĐ) chỉ là 2-3 năm 2-3 năm để hoàn thành một chương trình đào tạo khổng lồ như thế và cũng khoảng thời gian ấy mỗi người GV trang bị được cho mình một hành trang vững vàng cả về mặt kiến thức và năng lực sư phạm để đảm bảo yêu cầu một người GV chuẩn bị khi ra trường thì quả là một khó khăn lớn Do đó, với đội ngũ GV được đào tạo như trên khi ra trường sẽ dẫn tới một thực trạng đó là trình độ, năng lực còn hạn chế, cụ thể nó được thể hiện

ở phương pháp giảng dạy, việc tổ chức dạy và học trong một giờ học còn có những hạn chế nhất định Ở trường tiểu học hiện nay nói chung, trình độ của đội ngũ GV không đồng đều nhất là trong các trường tiểu học của một số tỉnh miền núi như Sơn La Trường Tiểu học Tông Lạnh ở huyện Thuận Châu là điển hình Qua thực tế khảo sát trình độ của GV dạy khối lớp 3 ở Trường Tiểu học Tông Lạnh mà tác giả tiến hành nghiên cứu cho thấy: có 3 GV dạy khối lớp 3 thì có 1

GV trình độ CĐ (chiếm 33%) và 2 GV trình độ đào tạo là TC (chiếm 66%) không có GV ở trình độ ĐH Đây là một thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy – học trong trường nói chung và chất lượng phát âm của HS nói riêng

b Trong các giờ học tiếng Việt đôi khi chưa được quan tâm đúng mức Hiện nay, trong khi cả nước đang tiến hành đổi mới phương pháp và cách thức dạy học phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của HS Thì một số bộ phận GV vẫn duy trì và dập khuôn theo cách dạy học truyền thống Đó là sử dụng hình thức dạy học lấy GV làm trung tâm, GV là người tổ chức tất cả các hoạt động trên lớp của HS, toàn bộ mạch kiến thức hầu như được GV giới thiệu, xem xét, đánh giá và kết luận, còn HS thì thụ động tiếp thu kiến thức của bài học, không tự mình tìm tòi, khám phá ra cái mới Do đó việc truyền thụ kiến thức còn chưa thực sự quan tâm đến đối tượng HS, và việc lĩnh hội tri thức của HS bị phụ thuộc nặng nề vào bài giảng của GV HS không chịu khó suy nghĩ, ỷ lại, thụ động Mà ít có cơ hội bộc lộ năng lực bản thân đặc biệt đối với HSDTTS khi trình độ nhận thức còn chưa cao, khả năng tư duy kém, việc tiếp thu kiến thức bài học một cách thụ động như vậy có thể ngay lúc

Trang 24

đó các em đã nhớ nhưng có thể quên ngay sau đó Do vậy hiệu quả giờ học mang lại của các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng là rất thấp Tuy nhiên phải nói thêm rằng, bên cạnh những GV vẫn duy trì cách dạy truyền thống như trên thì vẫn có một số bộ phận GV tiếp thu được và đã có một

số đổi mới trong phương pháp truyền đạt kiến thức của mình đến cho HS trong các giờ học của các phân môn hay môn học khác còn đối với phân môn Tập đọc thì phần lớn vẫn duy trì cách dạy truyền thống cũ; điều đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tập đọc trong nhà trường

c Những khó khăn về đời sống riêng tư cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy của GV cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy Đời sống của GV đang giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn về: kinh tế, hoàn cảnh gia đình, đường xá đi lại… đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy của GV Thực tế đã cho thấy, kinh tế của người

GV chưa ổn định sẽ kéo theo nhiều vấn đề như: đến trường muộn, chưa thể vận dụng tối ưu các phương pháp, hình thức và phương pháp dạy học phong phú (máy chiếu, bảng phụ, các tư liệu, tài liệu tham khảo, các đồ dùng phục vụ cho giảng dạy…) Ngoài ra kinh tế gia đình chưa ổn định, người GV chưa thể yên tâm công tác mà cái lo nhiều vẫn là “cơm áo, gạo tiền” Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để

họ giảm bớt mối lo trên, để giúp họ cải thiện đời sống yên tâm công tác

Bên cạnh đó cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng được nhu cầu dạy và học: bàn ghế thô sơ, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học Điều này

đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy của GV

d Những vấn đề đặt ra từ khảo sát

Từ thực trạng trên đã đặt ra một việc hết sức cấp bách và cần thiết đó là việc sửa lỗi phát âm và rèn luyện cách phát âm cho HS lớp 3 nói chung và HSDTTS lớp 3 của Trường Tiểu học Tông Lạnh nói riêng, bởi là trường thuộc tỉnh miền núi, trình độ dân trí còn thấp, số lượng HSDTTS chiếm khá đông Chính vì thế mà vấn đề đưa các em nói đúng, phát âm chuẩn là việc rất quan trọng để các em học tập tốt hơn, nâng cao việc tiếp thu tri thức khoa học để trở thành người có ích cho xã hội góp phần xây dựng quê hương miền núi ngày càng tươi đẹp hơn tiến kịp với miền xuôi

Trang 25

e Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của HS

Trong cuộc sống, hình thức giao tiếp quan trọng giữa người với người là tiếng nói Muốn cho người giao tiếp hiểu được tiếng nói của mình thì yêu cầu người nói phải phát âm đúng, rõ ràng, lưu loát Nếu phát âm sai sẽ làm cho người nghe hiểu sai hoặc không hiểu được nghĩa của tiếng mình phát ra

Như vậy phát âm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp và học tập Tuy nhiên trên thực tế khảo sát điều tra cho thấy HSDT nói chung và đặc biệt là HSDT lớp 3 Trường Tiểu học Tông Lạnh nói riêng còn phát âm sai nhiều Trong đó có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi phát âm và một trong những nguyên nhân chính phải kể đến trước hết là do chính HS, sau đó là GV – những người hướng dẫn trực tiếp, tiếp xúc với HS trong quá trình học tập

Về phía HS

Thứ nhất: Do môi trường sử dụng tiếng Việt của HS

Các em HSDTTS được được sinh ra trong những bản làng – nơi quần tụ chính của dân tộc mình và ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là TMĐ; các em bị hạn chế sử dụng tiếng Việt cả khi giao tiếp; hầu hết các em chỉ nói tiếng Việt khi đến trường, đến lớp còn khi về nhà cả cộng đồng dân tộc các em đều sử dụng TMĐ, coi trọng TMĐ và đó cũng là bản sắc không thể đánh mất được

Sự phát âm địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát âm và luyện đọc của HS tiểu học trong những năm đầu cấp Ở lớp thầy cô có thể uốn nắn sửa sai nhưng về nhà với thói quen nói tiếng dân tộc lại không ý thức được, bố mẹ nói tiếng Việt chưa rõ, chưa chuẩn, chưa có kinh nghiệm để dạy con mình; hơn nữa việc học tập cũng không đưa ra một mục đích rõ rệt, ít quan tâm đến việc viết và phát âm của các em; ngoài buổi lên lớp, về nhà các em phải đi làm để giúp đỡ gia đình Chính cha mẹ là những người lớn nói ngọng nên không nhận

ra con mình nói như thế nào là ngọng và phát âm như thế nào là chưa chuẩn để sửa Do đó các em không được sửa chữa kịp thời

Ví dụ:

+ Giữa các phụ âm, như “long lanh” các em phát âm và nói là “đong đanh”,

“cô Liên” các em phát âm là “cô điên”, “bệnh viện” các em phát âm thành “vệnh biện”, “ra vào” các em phát âm thành “la bào”…

Trang 26

+ Giữa các vần: ai – ây, iêu – ươu, ay – ây như: “Cánh tay” các em phát âm

và nói là “cánh tai”, “uống rượu” các em phát âm là “uống riệu”, “cái cây” các

em phát âm là “cái cay”…

+ Giữa các thanh: các em còn nói ngọng giữa dấu sắc và dấu ngã như “mũm mĩm” các em phát âm thành “múm mím”, “họa sĩ” phát âm và nói là “họa sí”,… + Ngoài ra, việc phân biệt các phụ âm cuối cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ tới việc mắc lỗi phát âm của HS Ví dụ phân biệt: “ ăn cơm” thành “ăm cơn”, “cảm ơn” thành “cản ơm”…

Như vậy, đối với HS khi học phát âm GV nên lưu ý HS phải chú ý nghe thầy (cô) phát âm để phát âm cho đúng; do đó GV phải cố gắng phát âm cho rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp HS nói đúng mực

Thứ hai: Nguyên nhân tâm lý

HSDT thường hay sợ sệt, rụt rè; không mạnh dạn khi tiếp xúc với thế giới xung quanh nên các em thường sợ khi tiếp xúc trực tiếp với các thầy cô giáo của mình Có những em nhiều khi muốn hỏi thầy cô giáo mình về một số từ khó phát âm khi đang phân vân không biết nên phát âm thế nào là đúng, chuẩn thì các em không đủ can đảm, tự tin để hỏi và trình bày ý kiến của mình Như vậy, những vấn đề HS thắc mắc đã không được đề xuất với GV, làm cho những gì không biết bị quên lãng, HS không có cơ hội nhận được lời giải

Thứ ba: Do ý thức của HS

Do trình độ nhận thức của HSDT còn chậm nên nhận thức các em về việc học tập nói chung còn chưa cao; và ở lứa tuổi này các em thích chơi hơn là thích học, sự tự ý thức của bản thân ở các em còn thấp, nhất là đối với các em HSDTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn

đề phát âm đúng, chuẩn Nên khi tác giả đặt câu hỏi: “Em dành thời gian như thế nào đối với việc phát âm ?” đa số các em trả lời dành thời gian ít (chiếm 58%) hoặc không dành thời gian (chiếm 25%), rất ít HS trả lời dành nhiều thời gian cho môn học (chỉ với 17%) và bình thường

Như vậy các em dành thời gian quá ít cho việc học phát âm, rèn kỹ năng phát âm và cho việc học tập đọc do đó khi nói các em mắc rất nhiều lỗi; đó cũng

là một phần chưa có ý thức thường xuyên ở nhà Bên cạnh đó, các em còn chưa

Trang 27

có ý thức trong việc học hỏi những vấn đề liên quan đến phát âm; đó cũng là lý

do khiến các em lơ là khi giao tiếp bằng lời nói

Về phía GV

Thứ nhất: Do GV phát âm chưa chuẩn và còn nói sai

Các GV dạy trong trường phần lớn là người miền núi hoặc từ các tỉnh miền xuôi (Thanh Hóa, Hưng Yên, Nam Định) đến công tác tại trường

Do chịu ảnh hưởng của lối phát âm địa phương đặc trưng nên nhiều GV còn phát âm chưa chuẩn Đối với hầu hết các GV là người miền núi thì thường mắc lỗi phát âm về: l – đ, b – v, d – r – gi, và nhầm lẫn giữa các dấu thanh đặc biệt giữa dấu sắc (/) và dấu ngã (~) Còn các GV đến từ các tỉnh miền xuôi như: Thanh Hóa, Hưng Yên, Nam Định thường mắc lỗi phát âm đối với các âm: l – n,

ch – tr, s – x và giữa dấu hỏi, dấu ngã như: Suy nghĩ phát âm thành suy nghỉ, sạch sẽ phát âm thành sạch sẻ

Bên cạnh đó, GV nhiều khi còn nói sai và nhiều câu nói trên bảng của GV không rõ ràng Như khi tác giả dự giờ môn Tập đọc của cô Lường Thị Yến Trường Tiểu học Tông Lạnh, cô nói “bàn ghế” thành “vàn ghế”, “con ốc” thành

“con ôốc” trong lúc giảng bài tập đọc cho HS Và đôi khi có một số chỗ cô nói trên bảng cũng chưa thật rõ ràng làm cho HS không nghe được hoặc nghe sai Như chúng ta đã biết, với HS tiểu học các em luôn coi GV của mình là

“một tấm gương chuẩn mực” để soi mình vào đó; mọi việc đều nghe và làm theo thầy, cô giáo của mình Do đó việc GV phát âm chưa chuẩn và còn nói sai sẽ dẫn đến HS phát âm sai lỗi chính tả là điều không thể tránh khỏi

Thứ hai: Do GV phải dạy nhiều cho HS và nhiều đối tượng HS khác nhau Với thời gian của một giờ học là 35 phút mà GV phải dạy nhiều cho HS trong một lớp học thì sẽ không có điều kiện cũng như thời gian để quan tâm sát sao đến từng cá nhân HS trong một lớp Đặc biệt với hai đối tượng HS khác nhau: HSDTTS (HS dân tộc Thái, HS dân tộc Mường, HS dân tộc H’Mông…)

và HS dân tộc Kinh Trình độ nhận thức của các em HSDTTS còn yếu, khả năng tiếp thu bài chậm; hơn nữa với ngôn ngữ thứ hai của các em, nhiều em còn chưa thành thạo, vẫn còn nói ngọng và sai Do đó tỉ lệ mắc lỗi phát âm là rất cao; thêm nữa điều kiện cũng như thời gian để GV quan tâm sát sao, uốn nắn lỗi sai

Trang 28

của các em không có nhiều Có nhiều em mắc lỗi không được uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời nên đã sai lại càng sai nhiều hơn

Bên cạnh đó, phần luyện đọc từ khó của giờ tập đọc có nhiều GV chỉ cho đọc qua trong một thời gian ngắn, hầu hết GV chỉ hướng dẫn qua loa rồi cho HS

tự luyên phát âm mà chỉ chú trọng vào đọc diễn cảm và tìm hiểu bài, do đó HS khó nắm được các phụ âm, vần, thanh cần phân biệt

Thứ ba: Trong quá trình dạy, do GV nhận thức được nhưng chưa làm được Theo điều tra thì 100% các thầy cô giáo đều cho rằng phân môn Tập đọc có vai trò quan trọng trong nhà trường khi tác giả đặt câu hỏi “Theo thầy (cô), môn Tập đọc trong nhà trường có vai trò như thế nào ?”; điều này chứng tỏ, các GV đều có nhận thức cao về vai trò và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc Vậy phân môn Tập đọc phải được coi trọng trong nhà trường và cùng với đó là chất lượng dạy học tập đọc của HS sẽ được đảm bảo; thế nhưng trên thực tế lại không như vậy bởi trình độ chuyên môn của đội ngũ GV còn chưa cao Do đó kết quả học của HS: Các em mắc lỗi tập đọc rất nhiều, lỗi phát âm trở thành tình trạng xảy ra phổ biến ở các em

Như vậy một trong những nguyên nhân dẫn đến HS mắc lỗi phát âm là do

GV trong quá trình dạy nhận thức được nhưng chưa làm được

Từ những điều trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học phân môn Tập đọc của các em và đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng phát âm sai lỗi nhiều, nhất là đối với các em HSDTTS

Tiểu kết chương 1

Như vậy, từ kết quả thu được thông qua khảo sát thực tế của việc dạy học phát âm trong phân môn Tập đọc ở Trường Tiểu học Tông Lạnh, tác giả thấy rằng: GV đã quan tâm đến chất lượng dạy và học phân môn này Tuy nhiên, một thực trạng có thể thấy rõ là số lượng HSDT khá đông, đa phần HS nói tiếng Việt còn chưa thành thạo nên quá trình giảng dạy tập đọc gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tập đọc Hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học; HSDT thì coi môn học như một môn bắt buộc phải học, đặc biệt lời nói của các em khi phát âm chưa đúng, chưa chuẩn mắc lỗi nhiều và tốc độ phát âm còn chậm Vì vậy đã dẫn đến một thực trạng đáng buồn, chất lượng dạy học tập đọc trong nhà

Trang 29

trường còn ở mức thấp là điều không thể tránh khỏi, được thể hiện ở lỗi phát âm của HSDTTS còn phổ biến

Về phía GV: Trình độ được đào tạo của đội ngũ GV trong nhà trường chưa đồng đều (100% GV ở trình độ CĐ và TC, không có GV ở trình độ ĐH) GV còn coi nhẹ phương pháp dạy học tập đọc

Bên cạnh đó, nội dung của chương 1 còn đề cập đến các lỗi thường gặp, phân loại các lỗi, chỉ ra những lỗi phổ biến nhất mà các em HS lớp 3 DTTS thường hay mắc phải dựa trên quá trình điều tra, khảo sát ngoài trường phổ thông Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu những nguyên nhân mắc lỗi phát âm của HSDTTS và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng HS mắc lỗi phát âm như vậy là do từ phía GV và do bản thân HS

Từ thực trạng nói trên là cơ sở để tác giả xây dựng biện pháp sửa lỗi phát

âm cho HS lớp 3 DTTS Trường Tiểu học Tông Lạnh ở chương kế tiếp

Trang 30

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO HSDTTS

Sửa lỗi phát âm có thể sửa ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhiều môn học và nhiều phân môn Phát âm chuẩn trong phân môn Tập đọc đóng vai trò quan trọng Bởi đọc là nhu cầu cơ bản, đầu tiên và là điều kiện thuận lợi để trẻ chiếm lĩnh được một ngôn ngữ nhất định sử dụng trong giao tiếp cũng như trong học tập Đọc trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người trong thời đại mới và việc dạy học đọc cho HS ở trường phổ thông là điều không thể thiếu được Chính vì vậy ngay

từ buổi đầu đến trường, người GV phải coi trọng việc sửa lỗi phát âm để luyện đọc đúng, rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho HS từ con chữ ghi âm, đánh vần, đọc thầm, đọc thành tiếng…đến đọc lưu loát, đọc có nghệ thuật

Sửa lỗi và rèn kỹ năng phát âm chuẩn trong dạy học tập đọc không phải là việc làm khó và phức tạp Nhưng đòi hỏi HS phải rèn luyện thường xuyên, và phải có hứng thú học tập môn học này

Để góp phần nâng cao hiệu quả sửa lỗi phát âm cho HS tác giả xin đóng góp và đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho các em cụ thể như sau:

2.1 Biện pháp luyện tập theo mẫu

Biện pháp luyện tập theo mẫu còn gọi là phương pháp trực giác hay phương pháp nghe nhìn, GVcho HS tiểu học nghe giọng đọc mẫu, nhìn khuôn miệng (trực tiếp hoặc gián tiếp qua hình ảnh) HS đọc theo Trong quá trình phát

âm các em sẽ có sự tự điều chỉnh

Ở lứa tuổi tiểu học, các em luôn coi thầy cô giáo là thần tượng, là chuẩn mực Đặc điểm tâm sinh lý của HS ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo, các em thích mình giống như các thầy cô và người lớn Các em thường

“bắt chước” cô từ cách ăn mặc đi đứng đến cử chỉ, chữ viết… HS lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu nghe giọng của GV Vì vậy GV cố gắng cho HS nghe đúng, nghe hay thì việc đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục Muốn HS phát âm đúng GV phải là người thầy gương mẫu của HS nên GV phải phát âm thật chuẩn, thật chính xác để HS học theo Do đó luyện tập theo mẫu là một trong những phương pháp được dùng phổ biến trong nhà trường tiểu học để sửa lỗi phát âm cho HSDTTS

Trang 31

Phương pháp luyện tập theo mẫu được coi là phương pháp cơ bản để sửa lỗi phát âm cho HS Phương pháp này có thể sử dụng các phương tiện như mô hình, băng tiếng hoặc giọng phát âm do GV trực tiếp thể hiện Việc sử dụng băng hình, băng tiếng giúp cho HS quan sát, ghi nhớ cách phát âm chuẩn nhưng không thể thay thế vai trò của GV GV vẫn phải phân tích, giảng giải, hướng dẫn

cụ thể thao tác phát âm để HS sửa lỗi

Yêu cầu khi sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu là phải có mẫu phát

âm chuẩn kèm theo hình ảnh minh họa

Vận dụng phương pháp luyện phát âm theo mẫu có thể theo các bước sau đây:

GV phát âm mẫu thật chuẩn xác, thật chậm, thật rõ (phát âm tới 2 – 3 lần)

để HS theo dõi GV phải chú ý phát âm chuẩn không để tiếng địa phương ảnh hưởng đến cách phát âm của mình

Hướng dẫn HS cách phát âm, vị trí các bộ phận cách phát âm Ví dụ điểm đặt lưỡi, vị trí của lưỡi, độ mở của miệng khi bắt đầu hoặc kết thúc

Cho HS phát âm nhiều nhất theo sự hướng dẫn của GV Chú ý luyện cho từng em hơn là luyện cho nhiều em theo cách đồng thanh

Ví dụ ở giáo án thể nghiệm “Bàn tay cô giáo” để giúp HS không nhầm lẫn các từ dễ lẫn trong bài với các từ khác

+ Trong phần hướng dẫn phát âm các từ khó: GV yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn và GV viết lên bảng các từ: Cong cong, mềm mại, nắng tỏa, nữa, dập dềnh, sóng lượn, biển biếc, bình minh, sóng vỗ, điều lạ, bàn tay Sau đó yêu cầu

HS luyện phát âm các từ trên

HS phát âm các từ khó, GV chỉ ra lỗi sai trong cách phát âm của HS

- GV phát âm mẫu lần một (HS nghe, theo dõi)

- GV phát âm mẫu lần hai và hướng dẫn cách phát âm, yêu cầu cả lớp phát

âm theo

- Yêu cầu cá nhân HS phát âm lại

(GV là người uốn nắn và sửa sai cho những HS phát âm sai)

Ưu điểm: Biện pháp này gọn nhẹ, tiết kiệm lời giảng vì vậy trong thực tế

Trang 32

Nhược điểm:

+ Khi sử dụng phương pháp luyện tập phát âm theo mẫu, chúng ta phải sử dụng lượng thời gian, công sức cao, hiệu quả chữa lỗi thấp vì đây là phương pháp mô phỏng HS bắt chước làm theo

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học mặc dù được trang bị khá chu đáo nhưng vẫn còn thiếu thốn chẳng hạn như băng đĩa hình, tranh ảnh hướng dẫn phát âm khiến HS có thể phát âm đúng và phát âm chuẩn

Với những HS có vấn đề về phát âm (nói ngọng, nói lắp ) GV nên lưu ý nghe thầy (cô) phát âm mẫu rồi phát âm lại cho đúng Do đó GV phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải thì mới có thể giúp HS phát âm đúng được

Trên thực tế ở các trường phổ thông giọng đọc mẫu của một số GV không chuẩn (còn nhiều từ bị ngọng, phát âm không tròn chữ ) hay do lối phát âm đặc trưng của địa phương Chẳng hạn có nhiều GV phát âm sai các phụ âm như l/n, l/đ, hay phát âm sai dấu thanh ngã, thanh sắc Nhưng bản thân các thầy cô lại không phát hiện được lỗi phát âm của mình cho rằng mình đã phát âm đúng hoặc có nhiều thầy cô biết mình phát âm sai nhưng chưa thể sửa được, điều đó

có ảnh hưởng rất nhiều đến việc sửa lỗi phát âm cho HS

Vậy với bản thân những GV phát âm còn chưa chuẩn phải tự đề ra biện pháp luyện phát âm chuẩn cho riêng mình, tự mình có ý thức cao, phải thường xuyên sửa lỗi phát âm Có như thế GV mới trở thành những người thầy (cô) mẫu mực trong việc phát âm khi hướng dẫn các em và mới có thể giúp HS phát âm chính xác được

Do đó khi dạy phát âm cho HSDTTS luyện tập theo mẫu là một trong những biện pháp phù hợp với quá trình sửa lỗi phát âm cho HS; biện pháp này

sử dụng nhằm kích thích tính tích cực chủ động của HS tiểu học Ngoài ra sử dụng biện pháp này khi sửa lỗi phát âm cho HS đặc biệt tạo hứng thú, gây sự chú ý của các em vào các phương tiện được dùng để sửa lỗi phát âm, từ đó giúp

HS luôn có ý thức nâng cao hiệu quả phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt

2.2 Biện pháp phân tích cách phát âm

Phương pháp phân tích cách phát âm là phương pháp dạy học có ý thức;

GV tổ chức cho HS mô tả cách phát âm của âm vị mắc lỗi, so sánh, đối chiếu với cách phát âm của âm chuẩn, kèm theo các hình vẽ minh hoạ, từ đó HS nắm được nguyên nhân của việc mắc lỗi và sửa chữa

Trang 33

GV chỉ ra nguyên nhân cách phát âm sai của HS bằng cách chỉ ra cách sử dụng cách phát âm không đúng của các em, sau đó GV hướng dẫn HS phát âm lại theo cách sử dụng các bộ phận phát âm đúng Để thực hiện biện pháp này,

GV phải mô tả thật ngắn gọn, dễ hiểu kết hợp với mô tả bằng động tác là chủ

yếu, tránh dùng thuật ngữ khó hiểu với HS

Biện pháp này đòi hỏi GV phải có kiến thức về ngữ âm tương đối vững vàng, nắm được kỹ thuật phát âm chính xác có khả năng mô tả chính xác cách phát âm; biện pháp này có hiệu quả cao khi sửa lỗi phụ âm đầu

Vận dụng biện pháp phân tích cách phát âm theo các bước sau đây:

B1: HS phát âm tự nhiên

B2: Tổ chức cho HS phân tích: phân loại kết quả phát âm tự nhiên của HS (đúng hay sai) chỉ ra lỗi phát âm, nguyên nhân khắc phục

B3: HS phát âm theo mẫu, nhận xét, sửa chữa điều chỉnh

B4: Luyện tập đưa âm đã sửa vào ngữ cảnh

Ví dụ ở giáo án thể nghiệm “Cuộc chạy đua trong rừng”

Phần hướng dẫn HS phát âm các từ khó, các từ dễ lẫn như: bãi cỏ, dẫn đầu, bỗng dưng, vận động viên, móng GV ngoài luyện phát âm theo mẫu cho HS các

từ đó, GV còn phải tổ chức cho HS mô tả cách phát âm của các âm vị mắc lỗi so sánh, đối chiếu với cách phát âm chuẩn để giúp HS phân biệt với các từ khác hay lẫn nhằm giúp HS phát âm đúng chính tả

Yêu cầu HS phát âm tự nhiên các từ đó

Yêu cầu HS chỉ ra chỗ đúng, chõ sai trong cách phát âm, nêu ra được nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục

GV phát âm mẫu, HS nghe, theo dõi và phát âm theo mẫu sau đó GV nhận xét, sửa chữa và điều chỉnh cách phát âm của HS sao cho chính xác

Yêu cầu cá nhân HS phát âm và đặt câu với các từ đó:

(ví dụ: Cô Tổng phụ trách đội là người dẫn đầu hàng của HS khối một) Hay ví dụ như: GV yêu cầu HS phát âm tự nhiên các từ: bãi cỏ, bỗng dưng,

Trang 34

Sau khi HS phát âm GV chỉ ra các lỗi sai của HS và hướng dẫn HS phân tích kết quả phát âm tự nhiên, chỉ ra nguyên nhân, cách khắc phục các lỗi sai đó

GV tiến hành phát âm mẫu lần một và yêu cầu HS phát âm theo sau đó nhận xét, sửa chữa, yêu cầu HS đặt câu với các từ được luyện phát âm chẳng hạn như: + Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt

+ Bỗng dưng mặt Lan tái mét

Phân tích cách phát âm là biện pháp phát huy tính tích cực của HS như các thao tác: phân tích, so sánh, đối chiếu giúp HS nhanh chóng hiểu bản chất vấn

đề, nguyên nhân mắc lỗi phát âm, đề ra các phương hướng sửa chữa Từ đó kích thích HS luôn luôn ý thức được tầm quan trọng của việc sửa lỗi phát âm trong lời nói của mình ở mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp hằng ngày của các em

2.3 Biện pháp luyện tập tổng tập

Do sự biến đổi của các yếu tố trong các phần vần của các phương ngữ, thổ ngữ rất đa dạng và phong phú, không đơn giản như phụ âm đầu nên người ta thường sử dụng phương pháp luyện tập tổng hợp là phương pháp chính Nếu dùng phương pháp luyện tập theo mẫu hoặc phương pháp phân tích cách phát

âm để chữa lỗi phần vần thì khó mô tả và dẫn đến hiệu quả chữa lỗi không cao Dùng phương pháp luyện tập tổng hợp sẽ giúp chúng ta kết hợp được các yếu tố ngữ âm, chính tả, ngữ nghĩa của các từ cần sửa

Sử dụng biện pháp này, trước hết GV dùng phương pháp trực giác để rèn luyện phát âm cho HS thông qua giọng đọc, thông qua chữ viết; sau đó GV tổ chức, hướng dẫn HS phân tích các thành phần của âm mắc lỗi và thành phần của

âm chuẩn để HS nhận diện GV tổ chức, hướng dẫn để các em đưa ra các trường hợp cần sửa vào ngữ cảnh nhằm khu biệt nghĩa; từ đó HS có ý thức phân biệt phát âm sai và phát âm đúng đồng thời sửa chữa có hiệu quả

Yêu cầu khi sử dụng phương pháp luyện tập - tổng hợp là GV phải tổ chức cho HS luyện tập tổng hợp trước để các em tri giác được cách phát âm tổng quát sau đó kết hợp với phân tích chính tả, phân tích ngữ âm, phân tích ngữ nghĩa… Vận dụng phương pháp luyện tập - tổng hợp có thể thao tác các bước sau đây:

Trang 35

B1: HS phát âm theo mẫu

B2: Tổ chức cho HS phân tích cấu âm, phân tích chính tả, kết hợp tìm hiểu nghĩa của tiếng, từ cần sửa

B3: HS phát âm theo mẫu, nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh

B4: Luyện tập đưa âm cần sửa vào ngữ cảnh

Ví dụ: Phụ âm đầu: l – đ, r – d – gi : l trong lễ (lễ hội), lẻ (lẻ loi), r trong ra (ra vào), d trong dày (dày dép) và gi trong gia (gia đình)

Vần ong – ông : ong trong từ bóng (bóng đá) và ông trong thông (thông minh) Vần ưu – ươu (trong hươu – hưu), iêu (trong rượu – riệu) khi sử dụng vào sửa các lỗi cụ thể, GV cần lựa chọn hoặc kết hợp linh hoạt các phương pháp để

có thể đạt hiệu quả cao

Ví dụ khi cho HS phát âm một số từ khó như: chè lam, vô lý, ngộ nghĩnh, bồi bổ, sưu tầm…

- Sau khi nghe GV phát âm mẫu lần một các từ khó trên, HS sẽ phát âm theo, sau đó GV sẽ giải nghĩa từ để HS hiểu rõ hơn

+ Chè Lam: Bánh ngọt làm bằng bột bông nếp nhào mật, pha nước gừng + Vô lý: không hợp lẽ phải, không hợp pháp luật

+ Ngộ nghĩnh: Có nét thú vị, buồn cười

+ Bồi bổ: Làm cho khoẻ mạnh hơn

+ Sưu tầm: Tìm kiếm, góp nhặt lại

- HS phát âm theo mẫu GV sẽ sửa chữa, điều chỉnh cách phát âm đúng cho HS

- Cho HS phát âm và đặt câu với các từ khó như:

+ Câu chuyện thật vô lý

+ Bạn ấy có khuôn mặt rất ngộ nghĩnh

+ Nam sưu tầm được rất nhiều tranh ảnh về động vật

Trang 36

Ví dụ: Khi cho HS phát âm các từ khó như: ngưỡng mộ, bí ẩn, náo động, tập tễnh, lũ lượt, lẩm bẩm

- Sau khi nghe GV phát âm mẫu các từ khó trên, HS sẽ phát âm theo và sau

đó GV sẽ giải thích nghĩa của từ để HS hiểu rõ hơn

+ Ngưỡng mộ: tôn kính và mến phục

+ Bí ẩn: có điều kín đáo, bí ẩn ở bên trong

+ Tập tễnh: đi bước thấp, bước cao

+ Giờ ra chơi chúng em làm náo động cả sân trường

+ Hôm nay, Hùng bị đau chân nên bước đi tập tễnh

+ Vào ngày lễ tết bà con lũ lượt đi sắm sửa

+ Bà ấy có dáng đi lật đật

Từ đó chúng ta có thể rút ra những vần cần sửa chữa khi rèn luyện ngôn ngữ trên khía cạnh ngữ âm cho HSDT Bắc bộ; đó là “ưu”, “ươu” trên toàn lãnh thổ, vần có nguyên âm “iu, iêu” cho một số vùng

Cụ thể:

+ Chữa vần “iu” thành “ưu” theo chuẩn chữ viết

+ Chữa vần “iêu” thành “ươu” theo chuẩn chữ viết

+ Chữa vần có nguyên âm “uô”, thành vần có nguyên âm o như “cuôn chim non” thành “con chim non” theo chuẩn

Ngày đăng: 07/06/2014, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w